Nếu đánh giá sơ bộ thị trường điện máy ở Việt Nam,ướngnhỏmàcóvõcủacáctrungtâmđiệnmáu-23 việt nam hầu hết đều coi đây là một thị trường tiềm năng. Dân số 90 triệu, 2/3 là người trẻ tuổi. Quá trình đô thị hóa đòi hỏi nhu cầu sử dụng và thay mới hàng điện máy lớn. Riêng quý 1/2015, doanh số thị trường này đã đạt 36 nghìn tỉ đồng, tăng trưởng 22% so với cùng kỳ.
Nghịch lý ở chỗ, thị trường tăng trưởng nhưng các hãng điện máy có tên tuổi đều tỏ ra đuối sức. Sau khi hàng loạt các hãng điện máy như Topcare, Wonder Buy, Best Carings đóng cửa vào năm ngoái, những DN còn lại trên thị trường cũng không cảm thấy dễ thở hơn.
Câu hỏi đặt ra là tại sao các DN trong ngành này khó khăn đến vậy dù thị trường tăng trưởng rất tốt và đều đặn?
Thực tế, hầu hết các DN gặp khó khăn, thậm chí lâm vào cảnh “chết lâm sàng” đa số là các DN có mặt bằng quy mô lớn. Theo ông Trần Kinh Doanh, Tổng giám đốc công ty Cổ phần Thế Giới Di Động, việc đi theo mô hình đại siêu thị một mặt có thể đem lại nhiều trải nghiệm cho khách hàng với không gian rộng lớn và mặt hàng đa dạng nhưng mặt khác lại gặp nhiều hạn chế trong việc mở rộng.
Việc tìm được một vị trí tốt trong khu dân cư đông đúc với vị trí lớn như vậy không phải là chuyện đơn giản, đó là chưa kể chi phí gồng gánh sẽ rất lớn, đòi hỏi mức doanh thu và lượng khách hàng ngày cao mới duy trì được lâu dài.
Bên cạnh đó, thị trường hiện nay mặc dù được cho là tiềm năng nhưng đa phần đã bão hòa ở các thành phố lớn với việc hiện diện khá nhiều các trung tâm điện máy. Để cạnh tranh trong môi trường ấy, nếu yếu tố khác biệt, cụ thể ở đây là khác biệt trong sản phẩm tỏ ra khó khăn thì biện pháp tốt nhất dành cho các DN điện máy đó là “thu nhỏ” lại.
Một điều dễ thấy là ưu thế của mặt bằng nhỏ có chi phí thấp hơn, dễ dàng mở rộng, đồng thời đóng cửa khi không đáp ứng được yêu cầu. Trong khi đó, việc tìm một mặt bằng lớn tại vị trí đông dân cư không phải là chuyện dễ, nói đến việc đóng cửa một mặt bằng kinh doanh cũng phức tạp hơn rất nhiều.
Một số DN điện máy cũng học tập mô hình này khi HC cho ra đời HC+, Mediamart quy mô nhỏ tại các tỉnh.
Về phía Thế giới di động, chuỗi Điện Máy Xanh của DN này có diện tích từ 800 - 1.000 mét vuông, nhỏ hơn nhiều so với các Trung tâm điện máy khác. Thay vì tập trung làm một siêu thị lớn và thu hút khách hàng đến với mình, DN này chọn cách chia nhỏ và phân bổ sâu để bao phủ toàn thị trường. Rõ ràng với lối sống hiện đại ngày nay, khi mà khách hàng luôn đặt ưu tiên về tính tiện lợi và thời gian, vấn đề về khoảng cách trong việc trải nghiệm mua sắm sẽ là điều đáng phải suy nghĩ.
Như vậy, chiến lược của Điện máy xanh đã rõ ràng hơn. Thu nhỏ quy mô từ đại siêu thị sang siêu thị trung bình, Điện máy Xanh hướng tới việc thâm nhập sâu được vào các khu dân cư.