您现在的位置是:NEWS > Công nghệ
Nhận định, soi kèo Willem II vs Ajax, 21h45 ngày 13/4: Thắng để tiến sát ngôi vương
NEWS2025-04-18 06:43:31【Công nghệ】3人已围观
简介 Nguyễn Quang Hải - 13/04/2025 08:54 Hà Lan lịch reallịch real、、
很赞哦!(45378)
相关文章
- Soi kèo góc Osasuna vs Girona, 19h00 ngày 13/4
- Lý Hoàng Nam đặt mục tiêu vô địch giải Men’s Futures
- Bộ yêu cầu khẩn trương xử lý đơn từ chức Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
- Quật ngã Serena, Muguruza lần đầu vô địch Roland Garros
- Nhận định, soi kèo Juventus vs Lecce, 1h45 ngày 13/4: Bừng tỉnh sau cơn mê
- 162 đề tài vào chung kết giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka
- Murray đại chiến Djokovic ở chung kết Roland Garros
- Mẹo trang trí phông nền độc đáo cho góc nhà
- Nhận định, soi kèo Nam Định vs TP.HCM, 18h00 ngày 13/4: Băng băng về đích
- Cầu thủ nhí tranh vé đến Nhật Bản
热门文章
站长推荐
Siêu máy tính dự đoán Alaves vs Real Madrid, 21h15 ngày 13/4
Gia đình tôi có 8 anh chị em, tôi là con cả. Năm 2005 bố tôi viết giấy ủy quyền sử dụng đất cho con trai thứ 6, cuối giấy ghi "nếu sau này các con tôi có gây khó dễ thì nhờ chính quyền can thiệp", có chữ ký của bố tôi (người viết giấy), người bán đất (vì lí do đất chưa chuyển tên sổ đỏ), mẹ tôi, tôi và một người em trai. Sổ đỏ do mẹ tôi đứng tên.
Năm 2006 bố mất, xin hỏi luật sư giấy ủy quyền đó còn có giá trị và hợp lệ không, có được coi là di chúc không? Cảm ơn luật sư tư vấn.
Ảnh minh họa Luật sư trả lời:
Thứ nhất: Phạm vi của hợp đồng uỷ quyền.
Căn cứ Điều 562 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng uỷ quyền như sau:
“Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.
Theo đó, thời hạn uỷ quyền được xác định do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền (căn cứ theo Điều 563 Bộ luật dân sựu 2015).
Cũng theo Bộ luật Dân sự 2015 thì Hợp đồng uỷ quyền chấm dứt trong các trường hợp:
1. Hợp đồng uỷ quyền hết hạn;
2. Công việc được uỷ quyền đã hoàn thành;
3. Bên uỷ quyền, bên được uỷ quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 588 của Bộ luật này.
4. Bên uỷ quyền hoặc bên được uỷ quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
Với những quy định trên thì khi bố bạn mất việc uỷ quyền sử dụng đất của bố bạn cho em bạn sẽ chấm dứt, việc uỷ quyền sẽ không còn quyền để tiếp tục thực hiện.
Thứ hai: Điều kiện di chúc
Căn cứ theo Điều 624 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
- Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Di chúc hợp pháp phải đảm bảo các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Trường hợp của bạn, bố bạn chỉ lập giấy ủy quyền sử dụng đất cho bạn, không có nội dung cụ thể là chuyển giao quyền sử dụng đất cho bạn sau khi bố mất. Hiện tại theo quy định pháp luật thì văn bản uỷ quyền liên quan đến đất đai cần đáp ứng điều kiện về công chứng và hiện nay công việc ủy quyền đã chấm dứt. Do đó, không thể coi giấy ủy quyền sử dụng đất là di chúc.
Trong trường hợp này, sổ đỏ do mẹ bạn đứng tên nên mẹ bạn có thể làm di chúc để lại cho em bạn hoặc thực hiện chuyển nhượng đất cho em bạn bằng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Người tỉnh lẻ muốn mở công ty du lịch tại thành phố
Tôi cùng một người bạn muốn mở công ty kinh doanh lĩnh vực liên quan đến du lịch.
">Giấy ủy quyền đất có được xem là di chúc?
Tuyển nữ Việt Nam thắng dễ ở vòng bảng Thực tế, ở vòng bảng, Huỳnh Như và các đồng đội chỉ phải gặp những đối thủ yếu như Lào, Campuchia, Timor Leste, còn Myanmar chỉ tung ra đội hình 2 nhằm giữ sức cho bán kết.
Trước các đối thủ chiếu dưới, HLV Mai Đức Chung xoay tua lực lượng, trao cơ hội cho nhiều cầu thủ trẻ để tích luỹ kinh nghiệm cũng như giữ sức cho trụ cột. Mọi tính toán của ông Chung đều thành công. Chúng ta không bị chấn thương, thẻ phạt còn đội hình chính không mất nhiều quá sức lực.
Lịch thi đấu khắc nghiệt
Mật độ thi đấu 2 ngày/trận và phải đá dưới trời nắng là một thử thách với bất cứ đội bóng nào tại giải. Dù HLV Mai Đức Chung có sự xoay tua lực lượng, nhưng vẫn bị ảnh hưởng tới thể lực, đặc biệt là trước trận bán kết.
Tuyển nữ Việt Nam chỉ có 1 ngày nghỉ sau trận thắng Myanmar ở vòng bảng, trong khi chủ nhà Philippines có 2 ngày.
Tương tự, sau trận bán kết, Huỳnh Như và các đồng đội cũng chỉ có 1 ngày nghỉ ngơi trước trận tranh HCĐ với Myanmar. Lo ngại các cầu thủ kiệt sức, HLV Mai Đức Chung thậm chí còn không cho học trò ra sân tập, mà chỉ tập hồi phục thể lực ở... bãi gửi xe của khách sạn.
Lịch thi đấu khác nghiệt bào mòn thể lực các cầu thủ Ngoài lịch thi đấu khắc nghiệt, phải thừa nhận ở giải này hàng thủ của tuyển nữ Việt Nam gặp vấn đề. Các cầu thủ thi đấu mất tập trung, đặc biệt là ở những thời điểm cuối trận. Hai trận gặp Philiippines và Myanmar, đoàn quân của HLV Mai Đức Chung nhận tới 8 bàn thua.
Bên cạnh đó, sau trận thua đậm chủ nhà ở bán kết, tuyển nữ Việt Nam cũng không còn nhiều động lực khi bước vào trận tranh HCĐ với Myanmar. Dù dẫn trước đối thủ 3-2 ở phút 81, nhưng việc thi đấu không quyết tâm khiến tuyển nữ Việt Nam thua ngược 3-4 rất đáng tiếc.
Philippines: Kẻ thống trị mới khu vực?
Tuyển nữ Việt Nam thắng Philippines 2-1 ở vòng bảng SEA Games 31, nhưng thúc thủ 0-4 khi gặp lại đối thủ này tại giải Đông Nam Á 2022.
Chính sách nhập tịch giúp bóng đá nữ Philippines lột xác và trở thành đội bóng mạnh nhất khu vực. Thể lực, thể hình của dàn cầu thủ Philippines hoàn toàn vượt trội so với phần còn lại của Đông Nam Á.
Dàn cầu thủ nhập tịch của Philippines Trong khoảng 1 năm qua, Philippines nhập tịch hơn chục cầu thủ đến từ các nền bóng đá phát triển ở châu Âu, Mỹ hay Canada, trong số này có rất nhiều cựu tuyển thủ.
Bốn bàn thắng vào lưới của tuyển nữ Việt Nam có 3 pha đánh đầu không thể cản phá là minh chứng rõ nhất cho thấy những ưu thế của Philippines.
Tuyển nữ Philippines không còn là đối trọng hay thách thức với Việt Nam và Thái Lan, mà đang trở thành một kẻ thống trị mới của bóng đá khu vực.
Với tuyển nữ Việt Nam, trận thua Myanmar chỉ là hệ quả sau trận thất bại toàn diện trước Philippines. Làm thế nào để đối phó với thế lực mới Philippines chính là điều mà cả VFF, HLV Mai Đức Chung và các cầu thủ cần sớm tìm ra lời giải.
Tuyển nữ Việt Nam về nước Sáng 18/7, tuyển nữ Việt Nam đáp chuyến bay sớm từ Manila (Philippines) trở về TP.HCM, sau khi kết thúc hành trình tại giải bóng đá nữ vô địch Đông Nam Á.
Chuyến bay hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất (TPHCM) lúc 8h30 (theo giờ Việt Nam). Tại đây, các thành viên phía Bắc (17 người) bay tiếp ra Hà Nội lúc 12h00; các thành viên ở Quảng Ninh bay lúc 13h00 về sân bay Cát Bi (Hải Phòng). Các cầu thủ trở về tập luyện cùng CLB chuẩn bị cho cúp quốc gia 2022.
">Tuyển nữ Việt Nam thất bại giải bóng đá nữ Đông Nam Á vì sao?
Qua Zalo, đối tượng này lại mời "con mồi" của mình vào một nhóm khác, tiến hành theo dõi các nhãn hàng để nhận số tiền từ 10.000-15.000 đồng. Cuối ngày, chủ nhóm yêu cầu những người tham gia cài đặt, tải ứng dụng Higtech, sau đó tạo tài khoản và chụp màn hình để nhận tiếp 50.000 đồng. Số tiền này hiện ngay trong tài khoản của người dùng đăng ký app Higtech.
Tiếp theo, mỗi thành viên nhóm sẽ nhận một mã nhân viên khác nhau để "hỗ trợ làm nhiệm vụ". Lúc này, người tham gia sẽ nhận được 10.000 đồng cho mỗi nhiệm vụ. Muốn nhận nhiều tiền hơn, họ phải nâng cấp lên thành nhân viên bằng cách nạp thêm 150.000 đồng vào tài khoản.
Ngoài ra, để nâng cấp lên quản lý, các thành viên phải tham gia nhiệm vụ "Đồng hành cùng Hgtech tiếp bước yêu thương" bằng cách chuyển tiền vào tài khoản quỹ từ thiện của Báo VietNamNet, với mức 200.000 đồng và 300.000 đồng. Sau khi làm việc này, mọi người sẽ nhận lại lần lượt 300.000 đồng và 420.000 đồng vào tài khoản Hgtech.
Đợi "con mồi" đã "say mê", các đối tượng lừa đảo lại đưa ra nhiệm vụ tốn kém hơn. Cụ thể, muốn được xác nhận trở thành người ở cấp độ quản lý, người tham gia phải tiến hành nhiệm vụ “giật đơn” với số tiền lần lượt là 500.000 đồng, 1.000.000 đồng, 2.000.000 đồng, 5.000.000 đồng, 10.000.000 đồng. Người tham gia muốn làm đơn nào thì nhắn lên số tiền của đơn ấy, càng nhắn nhiều lần sẽ có cơ hội trúng nhiều.
Sau khi giật được đơn, tiền sẽ được giữ trong ứng dụng, nhân viên hỗ trợ cho biết mọi người sẽ có một đơn hàng chung cho tất cả các thành viên tham gia và mỗi người phải chuyển vào tài khoản thêm 5 triệu đồng.
Bạn đọc Trần Kim Phương cho hay, người thân mình đã đóng 5 triệu đồng vào đơn hàng chung, sau khi xong nhiệm vụ này, muốn tất toán số tiền đã đóng thì vào phải nạp tiếp 22 triệu đồng. Lúc này, người thân của chị không đủ tiền nộp và trả lời cần có thời gian để xoay tiền, ngay lập tức tài khoản liền bị khoá và xoá khỏi ứng dụng thì mới biết là đã bị lừa.
Báo VietNamNet khẳng định, từ trước đến nay, số tài khoản 0011002643148mở tại Ngân hàng Vietcombank, chủ tài khoản Báo VietNamNet chỉ phục vụ cho mục đích từ thiện chính thức trên báo, không hợp tác với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào để quyên góp từ thiện theo cách thức như trên.
Chính vì thế, việc ứng dụng Hgtech kêu gọi mọi người làm nhiệm vụ quyên góp vào quỹ từ thiện VietNamNet là hoạt động lừa đảo, lợi dụng danh nghĩa, uy tín của báo để lừa người dùng, mọi người cần cảnh giác.
Đồng thời, Báo VietNamNet cũng đang tiến hành thu thập chứng cứ để chuyển cho cơ quan điều tra xử lý, tránh trường hợp các đối tượng lừa đảo tiếp tục lợi dụng danh nghĩa và uy tín của báo lừa đảo người dân như trên.
VietNamNet
">Báo VietNamNet không kêu gọi bạn đọc quyên góp từ thiện qua ứng dụng Hgtech
Nhận định, soi kèo West Armenia vs Ararat Yerevan, 19h00 ngày 14/4: Chủ nhà chìm sâu
Cuối tháng 6 năm đó, người hàng xóm đã thuê thợ cắt tỉa một nửa tán cây, phần nhô sang đất nhà mình.
Mistry cho hay, ông đã tuyệt giao với nhà hàng xóm kia.
Hình ảnh cây thông gây sốt cộng đồng mạng suốt nhiều năm. Ảnh: DM Hình ảnh cái cây sau đó được đăng trên mạng xã hội với tiêu đề: "Một chút nhỏ nhen truyền thống kiểu Anh đã được phơi bày". Hình ảnh và tài khoản này sau đó đã bị xóa. Tuy nhiên, người dùng mạng xã hội vẫn lan truyền bức ảnh với tốc độ chóng mặt, khi ai đó gửi nó đến một kênh truyền hình.
Con gái ông Mistry cho biết, vì bức ảnh đó, gia đình cô bỗng nổi tiếng trên khắp các mạng xã hội. Nhiều người thậm chí còn dẫn chó đi dạo bằng đường khác, để có thể ghé qua nhà ông Mistry ngắm cây.
Dù sự việc đã xảy ra được ba năm, nhưng người dân địa phương cho hay, nhiều du khách hiếu kỳ vẫn kéo tới đây để tận mắt nhìn thấy cái cây bị "cưa đôi xẻ nửa" này.
Phần trên của cây bị "cưa đôi xẻ nửa". Ảnh: NYP Nó thậm chí còn được gắn thẻ là điểm thu hút khách du lịch trên Google Maps và không ít du khách đã để lại đánh giá.
“Tán cây bị xẻ đôi do mâu thuẫn giữa hai người hàng xóm. Câu chuyện đã được đưa lên bản tin và thật thú vị khi đến nơi này để tận mắt nhìn thấy nó", một du khách để lại bình luận trên Google.
Cây nho lâu đời nhất thế giới, gần 500 tuổi vẫn tươi tốt cho quả mỗi nămThành phố Maribor của Slovenia là quê hương của cây nho lâu đời nhất thế giới vẫn cho quả. Cây nho kiên cường này được trồng từ năm 1570, khi thành phố phải đối mặt với cuộc xâm lược của Ottoman.">Cây bị cưa đôi xẻ nửa vì tranh chấp, bất ngờ thành điểm du lịch hút khách
Hỏa Diệm Sơn là một địa danh có thực ngoài đời. Ảnh: DV Hỏa Diệm Sơn hay Hỏa Diệm không phải là một địa danh hư cấu, mà hoàn toàn có thật ngoài đời. Nó tọa lạc tại dãy Thiên Sơn thuộc tỉnh Tân Cương, gần rìa phía bắc của sa mạc Taklamakan và ở phía đông của thành phố Turpan.
Dãy núi dài khoảng 100km, rộng 5 - 10km này được người dân địa phương gọi là "Kiziltag", có nghĩa là "Núi Đỏ". Vì nơi đây được hình thành từ đá sa thạch màu đỏ, rất cằn cỗi và bị xói mòn sau hàng nghìn năm.
Chiều 23/6, nhiệt độ ngoài trời ở đây đã lên tới 81 độ C. Ảnh: China Daily Mức độ khắc nghiệt của dãy núi này không thua kém so với những gì được mô tả trong Tây Du Ký. Vào mùa hè, nhiệt độ thường xuyên trên 50 độ C. Thậm chí, lúc 15h35 ngày 23/6 vừa qua, nhiệt độ bề mặt đo được ở đây lên tới 81 độ C. Đây cũng là mức nhiệt cao nhất ở Tân Cương từ đầu năm tới nay.
Một nhân viên tại khu danh thắng cho biết, lòng bàn chân của một số du khách như "dính xuống đất". "Nhiệt độ ngoài trời hôm đó luôn trên 40 độ C. Mỗi khi trời không có gió và mây, nhiệt độ ở đây sẽ cao như vậy. Những năm trước, nhiệt độ này chủ yếu được ghi nhận vào tháng 8, nhưng năm nay trời nóng sớm hơn".
Hỏa Diệm Sơn càng nóng càng hút nhiều du khách. Ảnh: Tân Hoa Xã Khi được hỏi liệu mức nhiệt cao như vậy có gây rắc rối gì cho du khách hay không, các nhân viên ở đây chia sẻ rằng: "Nếu đi giày thì sẽ không bị bỏng chân. Tuy nhiên, quả thực có không ít trường hợp đế giày của du khách bị dính lại trên mặt đất. Năm nào, chúng tôi cũng nhặt được những chiếc đế giày như vậy".
Không như những nơi khác, nhiệt độ ở Hỏa Diệm Sơn càng cao thì khu này lại càng đông người tới, chủ yếu để thử thách khả năng chịu đựng của bản thân.
Khu du lịch Hỏa Diệm được chia thành hai khu vực tham quan: Dưới lòng đất và trên mặt đất, xung quanh có các bức chạm khắc cảnh trong Tây Du Ký.
Năm 2011, Ủy ban Đánh giá chất lượng danh lam thắng cảnh du lịch Trung Quốc đã phê duyệt Hỏa Diệm Sơn thành là điểm du lịch quốc gia cấp 4A.
Trải nghiệm thót tim trên sườn núi 'lưỡi dao' cách mặt đất hàng trăm métTRUNG QUỐC - Núi Cao Kỳ Linh là một kỳ quan thiên nhiên ở Sầm Châu, tỉnh Hồ Nam. Điểm đặc biệt của ngọn núi đá này là có sườn núi cực kỳ hẹp nên được ví như "lưỡi dao".">Hỏa Diệm Sơn ngoài đời thực nóng tới 81 độ C, du khách 'chảy' cả đế giày
Đề xuất cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" được GS Trần Ngọc Thêm nêu trong tham luận phát biểu tại Hội thảo giáo dục 2021 với chủ đề “Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo” do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức ngày 21/11.
Cụ thể, GS Thêm đề xuất cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo,... Chừng nào còn đề cao chữ "Lễ" để ràng buộc người học, còn đề cao quá mức vai trò của người thầy, của đáp án thì tư duy phản biện sẽ không thể phát triển, không thể có xã hội phát triển.
GS Thêm là tác giả của nhiều công trình, cuốn sách nghiên cứu về văn hóa và hệ giá trị Việt Nam. Trong đó, cuốn sách "Cơ sở văn hóa Việt Nam" của ông là giáo trình cơ bản với rất nhiều thế hệ sinh viên theo học các ngành khoa học xã hội.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng Ông Nguyễn Quang Tùng, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT M.V. Lômônôxốp (Hà Nội) cho rằng Khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" đã hoàn thành sứ mệnh trong giai đoạn phát triển của đất nước, của ngành giáo dục. Và giờ, cần cân nhắc kỹ khi sử dụng trong các nhà trường bởi một vài lý do.
“Ngôn từ của khẩu hiệu hay triết lý cần hiện đại, đơn giản và bớt nho giáo hơn để học sinh dễ dàng hiểu được. Để phân tích kỹ khẩu hiệu trên cần có nền tảng kiến thức nho giáo ở mức khá cao mới có thể truyền đạt đến cho học sinh hiểu được. Tôi tin rằng, sẽ có nhiều học sinh hiểu chữ "Văn" trong khẩu hiệu trên là môn "Ngữ văn" hiện nay.
Giáo dục đổi mới, cần những tư duy và cách truyền kiến thức cho học sinh một cách sáng tạo, đa dạng hơn. Không nhất thiết là đầu tiên khi học tập là cứ phải học "Lễ". Khi học sinh có nền tảng văn hoá, tri thức thì chữ "Lễ" đương nhiên sẽ được thực hiện ở "mức độ vận dụng và vận dụng cao.
Thế giới vận động từng ngày, các triết lý giáo dục, các khẩu hiệu cũng phải thay đổi. Với những năng lực, phẩm chất cần đạt của học sinh do Bộ GD-ĐT hướng tới, nếu học sinh được học tập một cách nghiêm túc, sáng tạo bởi những phương pháp hiện đại thì theo tôi cũng không cần phải "Tiên học lễ" nữa”.
Ông Tùng cho hay, thực tế, trường mình cũng đã không treo khẩu hiệu này từ lâu.
“Việc bỏ khẩu hiệu này chỉ là giúp giáo viên không bị gò bó trong tư duy giáo dục cũ và hướng tới phương pháp giảng dạy hiện đại hơn, nhờ đó học sinh được rèn thêm tư duy phản biện và khi không bị gò bó quá trong khuôn phép, học sinh mới sáng tạo được”, ông Tùng nêu quan điểm.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng Dù vậy, không nhiều ý kiến đồng tình với GS Trần Ngọc Thêm.
Một hiệu trưởng từng nhiều năm du học nước ngoài cho rằng: “Thực ra “Tiên học lễ, hậu học văn” không đơn thuần là một triết lý về giáo dục mà là một nét văn hóa của dân tộc. Việc này xuất phát trong từng gia đình Việt Nam, răn dạy từ khi đứa trẻ ở trong gia đình, chứ không phải chỉ ở trường học mới học, mới áp dụng. “Lễ” ở đây không phải chỉ là lễ nghĩa của người có vị thế thấp hơn với người có vị thế cao hơn, mà còn bao hàm cả đạo đức trong đó nữa. Đạo đức thì có giá trị phổ quát, bao gồm cả văn hóa của người Việt Nam trong đó”.
Theo vị hiệu trưởng này, ở nước ngoài, dù người ta không dùng khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” song ở trường cũng đề cao việc dạy dỗ về đạo đức như phải là một người trung thực, có kỷ luật, chấp hành luật pháp,...
“Ý của GS Thêm có thể cũng muốn nói đến việc cần phá vỡ truyền thống để thúc đẩy giáo dục phát triển. Nhưng dù muốn thúc đẩy phát triển ra sao đi chăng nữa, có những cái căn cốt của văn hóa, phổ quát chung của toàn thế giới thì không thể bỏ đi được”.
Bà Cao Tố Nga, Hiệu trưởng Trường THPT Ngô Quyền (Hải Phòng) cũng đồng tình với quan điểm này: chữ "Lễ" không phải chỉ đối với người thầy, mà là học những lễ nghĩa chung, đề cao giáo dục đạo đức ứng xử trong xã hội,...
“Tôi nghĩ nếu đề xuất chấm dứt thì có phần hơi cực đoan. Bởi chữ Lễ ngày nay cũng không bó buộc theo quan niệm Nho giáo như ngày xưa nữa và cũng không đề cao quá mức vai trò của người thầy. Song sự tôn kính, tôn trọng và việc người thầy có tiếng nói với học trò vẫn rất cần thiết”, bà Nga nói.
Ngoài ra, 2 vị hiệu trưởng cũng nhận định, “Tiên học lễ, hậu học văn” cũng không hề làm mất đi tính phản biện hay sáng tạo của học sinh.
PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các Khoa học Giáo dục – Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, người thầy không chỉ là người truyền tải nội dung tri thức, mà quan trọng hơn khi trở thành nhà giáo dục, người truyền cảm hứng, gieo khát vọng cho học trò.
“Tôi nghĩ “Lễ” là điều cần có nhưng cái phương thức để thể hiện các quy tắc ứng xử đó có thể sẽ khác đi. Nếu chỉ vì nghĩ câu khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” tập trung quá nhiều vào người thầy và giờ muốn tập trung vào học trò thì bỏ khẩu hiệu này đi thì tôi cho là hơi khiên cưỡng. Ở trong môi trường trường học, vẫn phải có những quy tắc, nguyên tắc ứng xử cho phù hợp với văn hóa Việt Nam. Cách thức có thể khác nhưng tôi nghĩ vẫn cần có khuôn khổ, tôn trọng người thầy. Ngoài ra, nhiệm vụ giáo dục không phải chỉ hình thành về mặt học thức mà còn cả nhân cách cho trẻ. Muốn hình thành nhân cách thì trẻ cũng cần phải biết kính trên nhường dưới, ứng xử đúng mực theo văn hóa, truyền thống,...”.
Vì thế, theo ông Nam không cần thiết phải bỏ khẩu hiệu mà giờ đây, điều quan trọng là người thầy cần bỏ tư tưởng là bề trên “cao vời vợi”, "là độc tôn đại diện cho tri thức”.
Thanh Hùng
Gọi dạ, bảo không vâng, đích thị bé hư?
Ngày bé, tôi thường véo von câu hát: “Có con chim vành khuyên nhỏ/Dáng trông thật ngoan ngoãn quá/Gọi dạ, bảo vâng, lễ phép ngoan nhất nhà”...
">Tranh cãi đề xuất bỏ khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn