您现在的位置是:NEWS > Bóng đá
Nhận định, soi kèo West Ham vs Fulham, 2h30 ngày 15/1: Đả bại chủ nhà
NEWS2025-01-19 12:56:56【Bóng đá】8人已围观
简介 Hoàng Ngọc - 14/01/2025 03:57 Ngoại Hạng Anh everton đấu với brightoneverton đấu với brighton、、
很赞哦!(754)
相关文章
- Kèo vàng bóng đá MU vs Southampton, 03h00 ngày 17/1/2025: Tin vào Quỷ đỏ
- Từ em vợ…đến “tập 2” của anh rể
- Trường mầm non không tường rào
- Clip bé gái ung thư lấy nước mắt hàng triệu khán giả
- Nhận định, soi kèo Ipswich vs Brighton, 2h30 ngày 17/1: Mòng biển gặp khó
- Bài toán cuối cùng của OLED được giải quyết
- Hé lộ chi tiết mới vụ việc diễn viên Nhật Bản tự tử cùng bố mẹ
- BV Bạch Mai phải gửi bệnh nhân sang viện khác vì nhiều máy móc không thể sử dụng
- Soi kèo phạt góc Wellington Phoenix vs Sydney FC, 13h00 ngày 15/1: Đội khách áp đảo
- Chàng trai trẻ mê độ cao và những bức ảnh ấn tượng
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Al Hazem vs Al Safa, 19h35 ngày 15/1: Cửa dưới thất thế
- Theo TS Trần Thị Bích Liễu (Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội), ưu điểm của Chương trình tổng thể là có nhiều điểm mới từ tiếp cận đến mục tiêu, nội dung và cấu trúc của chương trình. Bộ Giáo dục dự báo 90% trường học theo kịp đổi mới chương trình">
Tiến sĩ giáo dục góp ý cho chương trình phổ thông mới
- Người đàn ông nghi mắc đậu mùa khỉ sau chuyến du lịch nước ngoài, Bộ Y tế chỉ đạo khẩnNgày 3/11, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế có công văn đề nghị Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ.">
Bộ Y tế đưa đậu mùa khỉ vào bệnh truyền nhiễm nhóm B
Kiểm tra dụng cụ chứa nước, nguy cơ muỗi đẻ trứng gây dịch bệnh sốt xuất huyết. Ảnh: Sở Y tế Hà Nội Trong đó, chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm toàn diện về công tác phòng, chống sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn quản lý…
Huy động các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội tổ chức triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường diệt lăng quăng, bọ gậy hằng tuần, nhất là tại các khu vực có ổ dịch.
Bảo đảm tất cả các khu vực, các hộ gia đình tại vùng có dịch và có nguy cơ phải được kiểm tra, giám sát. Các bể, dụng cụ chứa nước, các vật dụng, đổ phế thái, nơi sinh sản của muỗi phải được giám sát để tiến hành các hình thức diệt lăng quăng, bọ gậy.
Bên cạnh đó, rà soát, tiếp tục triển khai thực hiện đề án phòng, chống sốt xuất huyết của địa phương theo tinh thần “4 tại chỗ”. Chủ động bố trí kinh phí, cơ số vật tư, trang thiết bị, hóa chất phục vụ công tác phòng, chống sốt xuất huyết Dengue tại địa phương bằng nguồn lực tại chỗ.
Chỉ thị yêu cầu Sở Y tế Hà Nội tăng cường giám sát dịch tễ bệnh sốt xuất huyết Dengue, thống kê đầy đủ các ca bệnh và triển khai các biện pháp chủ động phòng, chống dịch, xử lý triệt để các ổ dịch, không để dịch bùng phát…
Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được yêu cầu phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế và các đơn vị liên quan triển khai hoạt động truyền thông phòng, chống sốt xuất huyết Dengue tại các cơ sở giáo dục, cơ sở đào tạo…
Sở Xây dựng Hà Nội chỉ đạo các nhà đầu tư các dự án về xây dựng trên địa bàn thành phố bảo đảm thực hiện tốt công tác vệ sinh tại các công trường xây dựng và nơi ăn ở, sinh hoạt của công nhân…
Sở Công Thương chỉ đạo các cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, chợ đầu mối thuộc thẩm quyền quản lý bảo đảm thực hiện tốt công tác vệ sinh tại nơi kinh doanh, sản xuất và nơi ăn ở, sinh hoạt của người lao động…
Tại Chỉ thị này, Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội cũng được yêu cầu phối hợp với Sở Y tế triển khai công tác thanh toán, chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
“Đối với người dân, tiếp tục nâng cao ý thức của bản thân đối với cộng đồng; chấp hành nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết, trong đó thực hiện tốt công tác phòng, chống muỗi đốt.
Người dân cần chủ động tham gia thu dọn vật dụng phế thải chứa nước, nơi lăng quăng, bọ gậy, muỗi phát triển và thả cá vào bể, các dụng cụ chứa nước sinh hoạt... và phối hợp trong công tác phun hóa chất diệt muỗi phòng, chống sốt xuất huyết”, Chỉ thị nêu.
Nhóm thực phẩm người mắc sốt xuất huyết nên kiêng ăn
Người bệnh sốt xuất huyết nên có chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, ưu tiên các thực phẩm giúp tăng tiểu cầu và hạn chế thực phẩm chiên rán, đồ uống chứa caffeine…">Ca sốt xuất huyết vượt ngưỡng dự báo, Hà Nội yêu cầu triệt để xử lý các ổ dịch
Nhận định, soi kèo Newcastle vs Wolves, 2h30 ngày 16/1: Phong độ hủy diệt
Trong sáng nay (26/6), các thí sinh tham gia thi môn Sinh học thuộc tổ hợp Khoa học tự nhiên.
Giờ làm bài tổ hợp Khoa học tự nhiên kéo dài 50 phút/ môn, bắt đầu từ 7 giờ 35 phút và kết thúc lúc 10 giờ 05 phút.
Đề thi môn Sinh học gồm 24 mã đề được ra theo hình thức trắc nghiệm bao gồm 40 câu hỏi. Mỗi câu hỏi có 4 đáp án để lựa chọn, các thí sinh có 50 phút để hoàn thành bài thi của mình.
Đề thi Sinh học chủ yếu nằm trong chương trình Sinh học 12 (chiếm 80%), có lồng ghép một phần kiến thức 11 (chiếm 20%). Lượng câu hỏi lý thuyết (khoảng 60%) và bài tập (khoảng 40%).
Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ có nhiều thay đổi. Năm nay thí sinh tự do, thí sinh học trung tâm giáo dục thường xuyên sẽ thi chung với thí sinh THPT. Việc coi thi, niêm phong, bảo quản bài thi sẽ có camera giám sát. Việc chấm thi trắc nghiệm có sự tham gia của các trường đại học. Công tác chấm thi các môn tự luận vẫn giao cho các địa phương chấm nhưng Bộ GD-ĐT sẽ giám sát, đồng thời cử cán bộ của các trường ĐH-CĐ tham gia... Việc xét tốt nghiệp THPT cũng thay đổi theo tỉ lệ 70% (bài thi THPT quốc gia) và 30% học bạ.
Năm nay, về mặt quy chế thi, Bộ GD-ĐT đã điều chỉnh, cải tiến một số khâu để tính bảo mật của kỳ thi được tăng cường hơn các năm trước. Đề thi và bài thi phải được bảo quản trong tủ riêng biệt, có khóa và niêm phong. Khi mở niêm phong phải có chứng kiến của công an và những người ký nhãn niêm phong.
BAN GIÁO DỤC
">Đáp án môn Sinh học thi THPT quốc gia 2019 mã đề 217
Chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023
Điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023 được Bộ GD-ĐT công bố vào 8h sáng nay, ngày 18/7.">Phổ điểm môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT năm 2023
- - Ông Trần Tiến Đức - con trai thứ hai, và ông Trần Chiến Thắng – con trai út của bác sĩ Trần Duy Hưng, vị chủ tịch đầu tiên của thành phố Hà Nội, nhớ về những chuyến đi mà cha cho đi cùng trong thời gian được sống bên cạnh ông.
Ông Trần Tiến Đức và Trần Chiến Thắng cho biết “Cha chúng tôi là tấm gương trong cuộc đời các con bằng cách ứng xử trong gia đình, ngoài xã hội, với bạn bè, quan hệ cấp trên – cấp dưới.
Ông không bao giờ đánh, mắng con. Không khí trong gia đình thân thiện, hòa nhã, nhưng không phải quan hệ theo kiểu phương Tây bố con là bạn, mà vẫn là quan hệ phương Đông bố là bố, con là con. Các con quý, nể bố nhưng không sợ bố. Con cái có thể làm bất cứ việc gì mình thấy đúng. Ông không giáo huấn các con phải thế này thế nọ, mà khuyến khích con cái tự suy nghĩ, có gì sai sót ông uốn nắn nhẹ nhàng”.
“Đi cùng nhé?”Bác sỹ Trần Duy Hưng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quân quản thành phố vẫy chào nhân dân trong ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1954
“Cha tôi luôn hỏi câu đơn giản: “Đi cùng nhé?”, thế là đứa con nào được hỏi cũng đồng ý đi ngay, không bao giờ từ chối, vì biết rằng khi đi với ông, mình sẽ “được” những gì”.
Ông Trần Tiến Đức nhớ lại: “Khi tôi còn nhỏ hay được ông cho đi theo tới chỗ ông làm việc, họp hành. Không phải đi ông cho tôi đi theo kiểu “con chủ tịch” để mọi người săn đón chiều chuộng, mà tôi được ông cho đi theo để học.
Tôi còn nhớ Tết Trung thu độc lập đầu tiến, năm 1945, tôi được đi cùng cha tôi đến Bắc Bộ phủ, đứng ở phía sau xem Bác Hồ đón tiếp các đoàn thiếu nhi, sau đó là ra ban công tòa thị chính xem đánh trận giả. Tôi đã được thấy sự biểu hiện tình cảm của cụ Hồ với thiếu nhi, thấy được cái sự vui mà học, giáo dục tinh thần chống ngoại xâm từ trò chơi trận giả vì lúc đó Pháp đang đánh chiếm Nam bộ.
Tôi cũng được ông cho đi tiễn đoàn do Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu đi sang Pháp ngày 31/5/1946, để tiếp xúc với chính giới Pháp và cộng đồng người Việt tại Pháp. Cha tôi đưa tôi đi để tôi được chứng kiến một sự kiện lịch sử, với tư cách một nhân chứng.
Tôi cũng được xem Bác Hồ và cha tôi tham gia tết trồng cây đầu tiên. Tôi còn nhớ hai ông xắn quần, dẫm đất, trồng những cây non còn bé tí chứ không phải quan cách dẫm lên bạt trồng cây cổ thụ to đùng như nhiều vị bây giờ.
Có lần ông cho tôi ra Gò Đống Đa đạp xe. Tôi đi xe vào trúng ổ kiến, bị kiến đốt đau quá tôi bỏ cả xe để chạy. Cha gọi lại kể cho nghe câu chuyện lịch sử của Gò Đống Đa.
“Các con là một phần của thành phố, của nhân dân, các con phải sống được như người ta”. Tháng 12/1946, khi gia đình chuẩn bị tản cư về Hà Đông, ông cho tôi ngồi đằng trước xe mô tô và chở đi một vòng quanh Hà Nội, cùng ông tới thăm các chiến lũy, được tận mắt nhìn thấy những người dân Hà Nội bình tĩnh và sẵn sàng bảo vệ thành phố của mình... Chuyến đi này là bài học sâu sắc cho tôi. Sau này, khi làm phim, tôi nhớ lại và mang vào phim của mình hào khí Thăng Long, hào khí của người Việt - thà hy sinh tất cả chứ không chịu làm nô lệ.
Những chuyến đi hồi bé khắc rất sâu trong tâm trí tôi. Ông đưa con đi đâu cũng có mục đích, để cho các con biết đất nước, con người như thế nào. “Các con là một phần của thành phố, của nhân dân, các con phải sống được như người ta”.
Gia đình bác sĩ Trần Duy Hưng trên chiến khu Việt Bắc
Sau này, có đợt Mỹ ném bom Hà Nội năm 1967, tôi đi theo cha tới Phố Huế. Cha tôi cúi nhặt từng mảnh tay, chân, thi thể của người bị bom chết, cho vào quan tài. Có người nhìn thấy cảnh đấy ói hết ra, bảo cha tôi rằng ông không cần phải làm thế. Nhưng ông vẫn làm, vì thứ nhất ông là bác sĩ, nhưng điều thứ hai quan trọng hơn là ông thương người.
Việc một ông chủ tịch có mặt tại nơi khốc liệt nhất là thông điệp ông muốn gửi tới người dân: “Tôi là chủ tịch thành phố và tôi vẫn ở đây với các vị, chia sẻ nỗi đau với các vị, làm những việc để giảm mất mát đau thương”.Và tôi cũng như những người khác đều hiểu thông điệp được ông đưa ra từ trái tim.
Sống chân thành, sống đúng con người thật sẽ có tác dụng giáo dục rất lớn.
Có năm nước sông lên to ở mạn Phú Thượng. Khi nghe tin vào giữa đêm, cha tôi bảo lái xe cứ nghỉ đi, rồi hỏi tôi một câu quen thuộc“Đức đi với bố nhé!”. Ông tự lái xe đến xem xét tình hình, theo “tháp tùng” chỉ duy nhất có tôi, chứ không cần kéo các thành viên theo ủy ban phòng chống lũ lụt hay này khác. Đêm hôm thấy ông chủ tịch đích thân ra tận nơi, người ta cũng thấy cảm động.
Đó là tác phong của cha tôi - làm việc gì cũng kiểm tra, làm đến nơi đến chốn. Tác phong đó sau này tôi học được”.
Ông Trần Chiến Thắng thì cho rằng “Bây giờ nghĩ lại, tôi thấy ông có cách dạy con rất Tây, như cách các trường quốc tế dạy học sinh bây giờ. Ông dẫn các con đi tận nơi, để cho tự cảm nhận chứ không giáo huấn.
Chúng tôi là hai đứa trẻ duy nhất được đi theo cha tới nhiều nơi làm việc như vậy. Tính cách tạo nên cách hành xử của mỗi người. Cũng như Bác Hồ mặc áo kaki, đi dép cao su, việc “ông Hưng” đưa con đi theo là tự nhiên, chứ những người khác mà ăn mặc hay làm như vậy sẽ là rất… khó tả.
Bản thân chúng tôi khi đi theo ông không nói gì lố lăng, không làm gì để mang tiếng “Con ông chủ tịch mà…””.
Thiếu tướng Vương Thừa Vũ và bác sĩ Trần Duy Hưng (trái) cùng bộ đội tiếp quản Thủ đô trong buổi lễ chào cờ tại sân Cột Cờ Hà Nội.
12 năm không lên lương
“Cha chúng tôi kể khi đi học ở trường Bưởi, ông phải đi bộ từ nhà ở Cửa Nam lên Thụy Khuê. Có một đôi guốc, ông cứ cắp nách tới gần trường mới bỏ xuống đi vào. Ông đã từng trải qua những năm tháng như vậy, nên không hề nuông chiều chúng tôi.
Tiêu chuẩn của ông chủ tịch hơn dân thường một chút, nhưng chúng tôi không hề ăn sung mặc sướng” – ông Thắng cho biết.
Ông Đức thì kể lại kỷ niệm khi đang học ở Liên Xô, có lần Chủ tịch Trần Duy Hưng sang công tác. Khi cha con gặp nhau, có 2 bộ comple đang mặc, ông cho cậu con trai một bộ bảo sửa đi mà dùng.
Ông không xin cho con cái bất cứ cái gì. “Tôi đi học thiếu sinh quân, rồi đi học nước ngoài, cũng là do cơ chế tuyển chọn ngày đó chứ không phải vì ông là chủ tịch thành phố. Theo quy định, mỗi gia đình chỉ có một người được đi học nước ngoài. Vì vậy mà cô em sau tôi học rất giỏi, nhưng cũng không được đi nữa, chứ chẳng có sự ưu ái nào.
Ngần đấy năm làm chủ tịch thành phố, ông cũng không xin thêm một ngôi nhà nào ngoài ngôi nhà được phân lúc đầu. Nhà ngày càng đông người, chật chội, tất cả vẫn ở chung. Ông bảo chúng tôi rằng “Đất nước còn nghèo, còn nhiều người có hoàn cảnh khó khăn hơn nên mình để cho người khác”” – ông Đức chia sẻ.
Chủ tịch Trần Duy Hưng là trí thức có tiếng từ trước Cách mạng Tháng Tám, nhưng bản thân ông không bao giờ đòi hỏi điều gì.
Lúc đầu ông được xếp lương thứ trưởng. Sau khi lên chủ tịch thành phố, lẽ ra ông phải được xếp lương Bộ trưởng. Tuy nhiên, người ta quên không xếp lại lương cho ông trong…. 12 năm. Ông cũng không nói câu nào, không xin ai.
Trong giáo dục gia đình, bố mẹ làm gương là quan trọng nhất. Sống tử tế không đơn giản, có chức quyền tử tế càng khó. Chỉ có người tử tế mới giáo dục tốt được con cái, thôi thúc con cái làm theo…
“Cha tôi được tiêu chuẩn 1 chiếc xe đạp. Nhà tôi có 7 anh chị em, chiếc xe đó được dành cho cô Tuyết đi học xa nhất, tận Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cách nhà gần chục km. Những người còn lại đi bộ hoặc xe điện chứ ông không xin mua thêm xe.
Khi tôi lập gia đình, là con chủ tịch, nhưng tôi cũng không có tiêu chuẩn gì đặc biệt hơn ai, mà đúng như mọi người, tôi chỉ được mua một chiếc giường gỗ. Tài sản của hai vợ chồng bỏ cả vào chiếc hòm gỗ để đầu giường…
Trong giáo dục gia đình, bố mẹ làm gương là quan trọng nhất. Sống tử tế không đơn giản, có chức quyền tử tế càng khó. Chỉ có người tử tế mới giáo dục tốt được con cái, thôi thúc con cái làm theo…
Tự chúng tôi thấy rằng ông sống và làm như thế, chúng tôi là con cháu còn đòi hỏi gì?” – ông Đức bày tỏ quan điểm sống mà ông có được từ người cha của mình.
Bác sĩ Trần Duy Hưng an ủi một cháu bé trong
lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh
Viết thư xin cho hai con trai đi bộ đội
Lá thư (mang số hiệu lưu trữ 135 G – 65 tại Bảo tàng Chiến thắng B52) được cha tôi viết tay bằng bút mực đen trên tờ giấy khổ nhỏ có in sẵn tên “Trần Duy Hưng”, đề ngày 16/4/1965.
Lá thư gửi tới Bộ Quốc phòng và Tổng Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô, nguyên văn: “Kính gửi Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô. Tôi xin gửi tới các đồng chí đơn xin nhập ngũ của hai con trai tôi, một con trai cả là Trần Quốc Ân, 26 tuổi, đảng viên kỹ sư Tổng cục địa chất, con trai bé là Trần Thắng Lợi 16 tuổi học sinh lớp 9.
Các con tôi có khẩn khoản nhiều lần để “nói” với các đồng chí cho được phục vụ trong hàng ngũ quân đội. Tôi rất thông cảm với những yêu cầu của các con tôi những ý muốn rất chính đáng của thanh niên trong lúc này.
Vì vậy tôi rất mong các đồng chí xét đến nguyện vọng tha thiết của các con tôi. Chào quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ. Trần Duy Hưng, Ủy ban hành chính Hà Nội”.
Sau lá thư này, anh Trần Quốc Ân do yêu cầu công việc nên cơ quan địa chất giữ lại. Còn Trần Thắng Lợi đã được nhập ngũ, chiến đấu trong lực lượng pháo cao xạ.
Tới năm 1972, người con út Trần Chiến Thắng đang học lớp 10 cũng xin nhập ngũ. “Cha tôi đồng ý cho đi ngay và tiễn tôi tới tận gần Nho Quan (Ninh Bình). Ông không hề xin cho tôi vào các đơn vị ở lại phía Bắc mà tùy sự điều động của tổ chức. Ông chỉ dặn tôi phải sống xứng đáng với gia đình, phải chan hòa với anh em, đồng đội. Sau này, tôi từng tham gia chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị…”.
Ông Đức kể thêm một câu chuyện ngày ông Trần Duy Hưng mất. “Hôm đó, có một chị khoảng 40 tuổi mặc áo bộ đội cùng chiếc quần công nhân bạc màu, xin vào thắp hương.
Chị kể rằng năm 1972, gia đình chị ở phố An Dương mất sạch nhà cửa vì bom Mỹ. Chị phải chạy vào trong phố, tìm lên sân thượng một ngôi nhà để căng bạt ở tạm. Chính quyền cơ sở không cho ở, chị đi kêu cứu ở nhiều nơi nhưng không được giải quyết. Có người mách “Đến ông Hưng mà kêu”, chị tìm tới nơi làm việc của ông, khi đó ở phố Lê Phụng Hiểu, để chờ. Khi gặp ông, chị quỳ xuống nhưng ông bảo đứng lên, mời chị vào phòng khách nghe chị nói chuyện. Sau đó, ông đã giúp chị có một chỗ ở ổn định.
Từ sau hôm ấy, chị không gặp lại cha tôi lần nào nữa. Đến khi nghe tin cha tôi mất, chị mới “dám” quay lại, thắp một nén nhang cho vị chủ tịch đã giúp một người dân quá đỗi bình thường như chị qua được cơn khốn khó nhất của cuộc đời”.
Hà Nội trong mơ ước của cha tôi
"Năm 1959, khi có Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cha tôi vào học khoa Xây dựng và Kiến trúc. Vì ông nghĩ rằng là một người chủ tịch thành phố phải nắm được kiến trúc đô thị…
Năm 1962, một đoàn kiến trúc sư từ Leningrad sang thăm Hà Nội, tôi về nước nghỉ hè nên được đi cùng để phiên dịch. Các kiến trúc sư trong đoàn nêu ý tưởng quy hoạch giữ lại các hồ ở Hà Nội, tạo các con kênh nối giữa các hồ, vừa giải quyết được việc thoát nước, tạo được môi trường trong lành, vừa giải quyết được vấn đề cảnh quan đô thị. Cha tôi rất thích ý tưởng này. Nhưng sau đó là chiến tranh phá hoại, nên quy hoạch đó không thực hiện được nữa.
Cha tôi còn có một ý tưởng khác mà ông từng nói với chúng tôi. Đó là ông muốn ven Hồ Tây có một khoảng cách 50m tính từ mép hồ tới đường chính. Trong vùng đệm đó là trồng cây xanh, đường dành cho người đi bộ…
Khi đó, nếu có điều kiện làm những điều này, sẽ tạo nên một Hà Nội khác bây giờ" - ông Trần Tiến Đức chia sẻ kỷ niệm.
- Chi Mai ghi
Xem thêm:
>> Cách dạy con lạ lùng của nữ giảng viên rực rỡ">Bác sĩ Trần Duy Hưng dạy con