Trao đổi tại hội thảo phát triển phần mềm nguồn mở năm 2017 chủ đề “Chuyển đổi số và phần mềm nguồn mở đối với các tổ chức,ễnTửQuảngmuốnhệđiềuhànhBOScủaBphonemởnhưAndroidmượtnhưtoyota crown 2023 doanh nghiệp Việt Nam” được Bộ TT&TT và CLB phần mềm tự do nguồn mở Việt Nam (VFOSSA) tổ chức mới đây, ông Lâm Hồng Quang - Giám đốc sản phẩm Mobile của Bkav nhấn mạnh: “Việt Nam cần phát triển những hệ điều hành nguồn mở riêng trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0”.
Theo ông Quang, đã từ lâu, Việt Nam luôn muốn sở hữu những hệ điều hành do người Việt phát triển và làm chủ. Nhu cầu đó càng trở nên bức thiết hơn khi thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra.
Nòng cốt của thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 là sự xuất hiện và phổ biến của các thiết bị thông minh như: điện thoại thông minh, máy tính bảng thông minh, camera thông minh, tivi thông minh, loa thông minh… “Những thiết bị thông minh có thể được trang bị các công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để tự vận hành; có thể được kết nối mạng để truyền dữ liệu về trung tâm hay tới các thiết bị thông minh khác. Để làm được như vậy, thiết bị cần có một hệ điều hành. Dễ dàng nhận thấy, nếu đây không phải là những hệ điều hành do người Việt phát triển và làm chủ, rõ ràng chủ quyền thông tin của Việt Nam đang đứng trước nhiều nguy cơ”, ông Quang phân tích.
Nhận định để làm chủ hoàn toàn một hệ điều hành là một việc rất khó song từ kinh nghiệm phát triển BOS - hệ điều hành của smartphone Bphone, vị Giám đốc sản phẩm Mobile của Bkav cho rằng đây là việc khả thi và các đơn vị, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể làm được.
Ông Quang cho biết, hệ điều hành BOS của điện thoại thông minh Bphone được Bkav phát triển dựa trên nguồn mở Android. Từ kinh nghiệm nhiều năm phát triển các sản phẩm dựa trên nguồn mở, Bkav đã đúc rút ra rằng các dự án nguồn mở như kiến thức chung của nhân loại. Nó giống như những cuốn sách chứa đầy kiến thức nhưng bản thân các cuốn sách lại không phải là sản phẩm cuối. Chúng ta đọc sách để làm ra các sản phẩm.
“Phần mềm nguồn mở cũng như vậy, là kiến thức chung của nhân loại, rất tốt nhưng chưa đủ tốt để thành sản phẩm cuối. Khó có chuyện cứ lấy nguồn mở về là có ngay sản phẩm tốt. Android cũng không là ngoại lệ. Nó đã rất tốt nhưng vẫn chưa hoàn thiện. Google phải làm Android cho quá nhiều thiết bị khác nhau, họ không thể có sự trau chuốt, hoàn thiện cần có như Apple - hãng chỉ tập trung vào một số dòng thiết bị chính như iPhone, iPad…”, Ông Quang nhận xét.