Thế Giới Di Động vừa ra mắt chuỗi bán lẻ TopZone chuyên kinh doanh thiết bị Apple. Bên cạnh F.Studio của FPT Shop và ShopDunk Mono,àbánlẻđuanhaumởAppleStorephiênbảnthunhỏthứ hạng của serie a Topzone là chuỗi bán lẻ tiếp theo tham gia mô hình cửa hàng chỉ bán sản phẩm nhà Táo (Apple Mono Store) tại Việt Nam.
Ngoài ra, một số đại lý ủy quyền chính hãng Apple khác tại Việt Nam cũng lên kế hoạch ra mắt những cửa hàng tương tự trong thời gian tới.
Điều kiện mở Apple Mono Store
Theo chia sẻ từ nhà bán lẻ, Apple sẽ chọn đại lý ủy quyền trong nước để hợp tác mở các cửa hàng chuyên bán sản phẩm của hãng. Mono Store phải đạt những tiêu chuẩn của Apple để hoạt động. Có thể hiểu, những cửa hàng này là một phiên bản thu nhỏ của Apple Store.
Chuỗi bán lẻ TopZone sắp khai trương của Thế Giới Di Động. Ảnh: Thế Giới Di Động. |
“Cửa hàng được Apple đầu tư và thiết kế theo tiêu chuẩn toàn cầu. Công ty đưa ra hướng dẫn cụ thể về cách bài trí, trưng bày sản phẩm, sắp xếp thiết bị trải nghiệm... Mono Store phải đạt được các tiêu chuẩn này”, ông Phạm Tuấn Anh, đại diện nhà bán lẻ ShopDunk chia sẻ với Zing.
Theo ông Tuấn Anh, Apple đặt ra rất nhiều tiêu chuẩn cho cửa hàng Mono Store. Hãng ưu tiên lựa chọn các vị trí sầm uất, thuận lợi cho di chuyển. Nằm cạnh Apple Mono Store phải là mô hình kinh doanh sang trọng, không được là quán ăn, tiệm cà phê… Diện tích của một cửa hàng tối thiểu đạt 40-50 m2.
Bên cạnh đó, nhân viên tại Apple Mono Store được đào tạo bằng công cụ của Apple, trải qua kiểm tra hàng tháng và phải đạt mục tiêu công ty đặt ra. Bên cạnh đó, hãng có những quy định chặt chẽ về chương trình quảng cáo, truyền thông của cửa hàng, ngay cả trên các nền tảng trực tuyến.
"Nhờ kiểm soát đại lý bán lẻ thông qua nguồn hàng, giá cả và ưu đãi cho Mono Store, Apple đang thu hút được sự quan tâm với mô hình kinh doanh này", Phạm Tuấn Anh, đại diện ShopDunk Mono
“Các quy định của Apple rất khắt khe và khó đạt được. Tuy nhiên, những tiêu chuẩn từ hãng giúp mang lại trải nghiệm mua sắm tốt hơn cho người dùng. Tại Mono Store, người dùng được trải nghiệm tất cả sản phẩm Apple. Ngoài ra, khách hàng còn nhận được tư vấn và hướng dẫn tốt nhất”, ông Tuấn Anh chia sẻ.
Ông Tuấn Anh cho biết các cửa hàng sau khi trở thành Mono Store sẽ được hãng ưu tiên cung ứng hàng hóa. "Apple không thể để những Mono Store thiếu hàng được. Điều này ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng", ông Tuấn Anh nói thêm.
Bên cạnh F.Studio, ShopDunk, Thế Giới Di Động, có nhiều nhà bán lẻ trong nước sẽ tham gia vào mô hình Apple Mono Store trong thời gian tới như Minh Tuấn Mobile và CellPhoneS.
“Chúng tôi sẽ tham gia cùng Apple trong một dự án vào cuối năm nay. CellphoneS sẽ sớm công bố thông tin về kế hoạch này”, ông Nguyễn Lạc Huy, đại diện hệ thống CellphoneS trả lời Zing.
Chính sách Apple tạo ra cuộc đua giữa các nhà bán lẻ
Theo một đơn vị sắp tham gia mở hơn 10 Mono Store giấu tên, việc các nhà bán lẻ đua nhau mở Mono Store là bởi mô hình này các bên đều có lợi. Người dùng sẽ được trải nghiệm những dịch vụ đúng chuẩn Apple. Các nhà bán lẻ chủ động được nguồn hàng và Apple quản lý được thị trường.
Bên trong một cửa hàng Apple Mono Store ở Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội. |
"Hơn hết, Apple quy định chọn vị trí đắc địa và các Mono Store phải cách nhau tối thiểu một khoảng nhất định. Nếu không nhanh tay tham gia, chọn trước mặt bằng, chuỗi bán lẻ sẽ chịu thiệt", vị đại diện chuỗi bán lẻ giấu tên cho biết.
Theo ông Tuấn Anh, năm 2021 hội tụ những yếu tố giúp Apple triển khai mô hình này tại Việt Nam tốt hơn.
Đầu tiên, do bối cảnh dịch bệnh, hàng xách tay mất nhiều chi phí và thời gian hơn để nhập khẩu vào Việt Nam. "Vì vậy, nhờ kiểm soát đại lý bán lẻ thông qua nguồn hàng, giá cả và ưu đãi cho Mono Store, Apple thu hút được sự quan tâm với mô hình kinh doanh này", ông Tuấn Anh nhận định.
Bên cạnh đó, năm 2020, Việt Nam vượt mặt Thái Lan, trở thành quốc gia tiêu thụ iPhone lớn nhất Đông Nam Á.
Tại thị trường Đông Nam Á, Apple vẫn phát triển song song hệ thống Mono Store bên cạnh Apple Store. Các ví dụ nổi tiếng như chuỗi bán lẻ Power Mac Center ở Philippines, iStudio ở Singapore, DigiMap, iBox ở Indonesia, Malaysia…
"Apple Store chỉ mở ở các thành phố lớn. Cửa hàng này chỉ mang tính biểu tượng, không phải nguồn phân phối chính. Đó là lý do những mô hình tương tự vẫn phát triển song hành với Apple Store tại nhiều quốc gia trên thế giới", ông Tuấn Anh kết luận.
Mô hình Apple Mono Store có mặt ở nhiều quốc gia. Ảnh: Abans. |
Từ cuối 2020, Apple có nhiều thay đổi trong cách hoạt động tại thị trường Việt Nam. Công ty gây bất ngờ khi có chiết khấu cho đại lý. Trong khi trước đó, các nhà bán lẻ trong nước đều phải nhập iPhone về bán sỉ với giá lẻ. Nhờ có chiết khấu, đại lý có thể giảm giá sản phẩm, quy đổi ra quà tặng để tăng tính cạnh tranh.
Vào tháng 6 năm nay, loạt sản phẩm iPhone cũ, iPhone lock không rõ nguồn gốc bị gỡ khỏi sàn thương mại điện tử. Trả lời người bán hàng, nhân viên của Shopee cho biết nền tảng áp dụng chính sách ẩn, tắt, xóa hết tất cả sản phẩm Táo khuyết không thuộc đại lý ủy quyền chính hãng của Apple.
Theo đại diện của hệ thống CellphoneS, một đại lý ủy quyền khác của Apple, các dòng iPhone xách tay bị gỡ khỏi sàn thương mại điện tử là kết quả tất yếu khi Apple tăng hiện diện ở thị trường Việt Nam. Hãng quyết liệt hơn với hàng xách tay nhằm định hướng người dùng tìm đến các dòng iPhone chính hãng.
Trong tháng 8, nhiều video có nội dung liên quan đến hàng giả, hàng nhái sản phẩm Apple tại Việt Nam bị YouTube xóa. Chủ kênh nhận thông báo rằng video bị xóa vì vi phạm vi phạm nguyên tắc cộng đồng của nền tảng.
Giữa tháng 9, nhiều đại lý chính hãng tại Việt Nam phải dừng chương trình đặt cọc iPhone 13 cho đến 15/10 theo yêu cầu từ Apple, vì nguồn hàng có thể về Việt Nam trễ hơn dự kiến.
(Theo Zing)
Cơ hội nào cho chuỗi TopZone của Thế Giới Di Động?
Thế Giới Di Động nhảy vào mở chuỗi TopZone chỉ bán hàng Apple, một hướng đi tiềm năng nhưng không mới mẻ.