Đi siêu thị về và bị ho và sốt
GS Trương Nguyện Thành hiện đang sinh sống và làm việc ở Mỹ. Ông vừa trải qua hơn 10 ngày tự đi cách ly giữa lúc dịch Covid-19 bùng phát ở Mỹ.
Thứ Bảy (28/3) hai vợ chồng ông đi chợ và có ghé qua một siêu thị của người Việt để mua rau thơm vì vốn thích ăn cuốn bánh tráng. Hai vợ chồng cũng mua vài con cá về nướng. Lúc đi,áosưViệtởMỹkểchuyệntựcáchlygiữamùadịbóng đá world cup cả hai đã cẩn thận mang găng tay và khẩu trang đầy đủ. Hai ngày sau, ông nhận được thông tin siêu thị này đóng cửa do có người mắc Covid-19.
Hình ảnh GS Thành khi đi siêu thị (Ảnh: Lấy từ trang cá nhân của GS) |
Là người gốc Bình Định, GS Thành bảo ông có thói quen ăn cuốn bánh tráng và khi ăn thì sử dụng rau sống. Hôm đi chợ về, ông ăn bánh tráng cuốn cá nướng.
Tới thứ 2 (30/3), ông thấy cổ họng mình bị rát. Tối hôm đó thì bắt đầu những cơn sốt cao kéo đến và kéo dài đến nguyên ngày hôm sau.
Lúc này, dịch Covid-19 bùng nổ ở Mỹ. Mong muốn được xét nghiệm, ông đã gọi tới văn phòng đặc trách Covid-19 của bang Utah, nhưng cơ quan này khuyên nếu vẫn ổn thì nên cách ly ở nhà.
"Tôi liền gọi cho văn phòng đặc trách Covid-19 của tiểu bang Utah (hiện bang này có trên 2.200 ca dương tính với virus corona), nhưng y tá cho biết xét nghiệm hiện tại chỉ ưu tiên cho người trên 65 tuổi và đang trong tình trạng khó thở (GS Thành sinh năm 1961 năm nay ông 59 tuổi). Họ bảo nếu tôi thở vẫn ổn thì nên cách ly ở nhà và uống thuốc như Telynol” GS Thành kể.
Một mình quyết định tự cách ly
Thông cảm cho tình hình tiểu bang đang thiếu các bộ xét nghiệm, hôm sau GS Thành quyết định rời nhà và đến sống cách ly ở một khách sạn vắng vẻ. Tại khách sạn, ông chọn một căn phòng cuối dãy để không gặp ai.
Những ngày tự cách ly, GS Thành bảo không có sự chăm sóc về y tế. “Ở Mỹ sống tự cách ly thì phải tự lo. Khi nào thấy thật cần thiết thì mới tới nhà thương”.
Đến ngày 1/4, ông đã bớt sốt nhưng người cảm thấy mất sức rõ rệt và hơi thở hơi nặng hơn, không như thường ngày. Thêm nữa là đôi lúc ho có đờm và có độ bám khá lạ. Những ngày đầu sống cách ly, cơ thể yếu đi và ông cảm thấy lo lắng. Để chống lại, ông nhận thức được một điều nếu muốn hồi phục nhanh chóng thì cần dùng hết năng lượng trong người để chống chọi chứ không thể để sự hoang mang và sợ hãi chiếm cứ.
“Do đó, tôi nằm trên giường dùng tâm trí kiểm soát hơi thở; cố giữ hơi thở sâu và đều. Khi nào ngủ sẽ ngủ, còn khi thức thì kiểm soát hơi thở. Còn không tôi làm một số động tác thể dục nhẹ để máu luân chuyển khắp người tốt”.
Trong những ngày này, GS Thành vẫn tự uống thuốc đã mua ở tiệm từ trước. Những ngày sau đó ho vẫn còn nhưng giảm dần.
“Tôi cảm thấy hơi lo nhưng biết rằng sợ hãi không giúp cơ thể kháng bệnh. Với xác suất trên 95% hồi phục tôi bình tâm nghỉ dưỡng để cơ thể chống chọi những triệu chứng lúc này”- ông nói.
Do vậy những ngày này ông không làm gì ngoài việc chăm sóc hơi thở, lắng nghe cơ thể của mình. “Có lẽ bạn thấy lạ khi nghe nói chăm sóc hơi thở? Khi còn trẻ, tôi có cơ hội đọc một cuốn sách về Yoga. Trong sách ấy có nói một câu tôi nhớ mãi vì quá ấn tượng “Ai kiểm soát được hơi thở sẽ kiểm soát được cuộc sống!"
Điều may mắn là sau 4-5 ngày thì sức khỏe của ông hồi phục từ từ. Đến ngày thứ 6 thì người bắt đầu khỏe dần tuy thỉnh thoảng vẫn còn ho ra đàm.
GS Thành kể, đến 9/4 khi thấy trong người thấy đã khỏe nhiều, ông lái xe đến chỗ làm xét nghiệm virus corona và nhận kết qủa âm tính. Sau 10 ngày cách ly, ông đã tự lái xe về nhà
Đừng cá cược bằng sinh mạng của người thân
Ở tuổi gần 60 GS Thành là người có sức khỏe dẻo dai. Ông từng đạp xe xuyên Việt cùng con trai và tham gia một thử thách chống đẩy trên truyền hình. Thế nhưng, trong những ngày qua những thói quen như đọc sách, tập thể dục, ông cũng không có sức để thực hiện.
“Cũng may, tôi nhận thức được nếu không có tiêu cực (làm biếng) thì không có tích cực (siêng năng). Nếu không có mềm dẻo thì sẽ không có cứng rắn. Nếu không vô vọng thì làm sao tìm thấy tia sáng của hy vọng”.
Bài học nữa mà GS Việt kiều này nhận ra là khi cần thiết thì sống cách ly xã hội vì không muốn mang nguy cơ nhiễm bệnh cho người thân. Mình không sống chỉ cho mình mà cho những người xung quanh.
“Bây giờ tôi không sao rồi nhưng làm sao biết được người thân của tôi sẽ như thế nào? Nếu không chóng chọi được tôi là người gián tiếp hại người thân của mình. Do đó tôi vẫn cẩn thận và sống cách ly xã hội đến khi dịch qua đi” - ông Thành nói và đặt câu hỏi: “Bạn có muốn cá cược bằng sinh mạng của người thân của mình không?”
Theo ông Thành, việc ông tự đi cách ly là một trải nghiệm khó quên, đặc biệt là mỗi lần mở tivi và nghe những tin tức về dịch Covid-19, bao nhiêu người nhiễm, bao nhiêu người tử vong.
Thê nhưng điều này giúp ông đánh giá lại những giá trị cuộc sống. "Khi không thể làm điều gì, sống chậm lại thì mở ra cơ hội giúp bạn nhìn lại giá trị bản thân điều gì thật sự là quan trọng cũng như giá trị gia đình"- ông nhắn nhủ.
Lê Huyền
“Trong những ngày này, trẻ em đang được học môn “khoa học của cuộc sống” mà các trường học không hề dạy”.