您现在的位置是:NEWS > Công nghệ
Nhận định, soi kèo Independiente Medellin vs Envigado, 07h00 ngày 15/11: Cửa trên thắng thế
NEWS2025-01-19 12:58:29【Công nghệ】3人已围观
简介ậnđịnhsoikèoIndependienteMedellinvsEnvigadohngàyCửatrênthắngthếlịch âm tháng 10 Hư Vân - lịch âm tháng 10lịch âm tháng 10、、
很赞哦!(8775)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Blackburn vs Portsmouth, 2h45 ngày 16/1: Lật tìm bản ngã
- Hà Nội yêu cầu không cho học sinh diễu hành trong ngày khai giảng
- Trịnh Sảng túng thiếu, không có tài sản nộp phạt hàng nghìn tỷ đồng
- Tim Cook nói về chiến lược AI của Apple: ‘Không trước, nhưng nhất’
- Nhận định, soi kèo Bình Dương vs Bình Định, 18h00 ngày 17/1: Cửa dưới ‘ghi điểm’
- Sao Việt 4/4/2024: B Trần và Quỳnh Kool tay trong tay, Đan Trường đi du lịch
- ĐH Sư phạm TP.HCM tăng chỉ tiêu xét tuyển từ thi đánh giá năng lực chuyên biệt
- Học tài chính kế toán chuẩn Anh tại Việt Nam
- Nhận định, soi kèo Al Najma vs Al Jandal, 19h35 ngày 15/1: Cửa trên thắng thế
- TP.HCM xây cầu Cần Giờ theo hợp đồng BOT kết hợp BT
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Al Karma vs Al Najaf, 21h00 ngày 15/1: Tin vào cửa dưới
- Trong Chương trình Truyền cảm hứng về áo dài tại Trường THPT Marie Curie (TP.HCM) sáng ngày 2.11 vừa qua, nghệ sĩ Kim Xuân đã đề nghị với Sở GD-ĐT TP.HCM, các trường THPT trên địa bàn thành phố khuyến khích học sinh nam mặc áo dài chào cờ vào sáng thứ hai hàng tuần.
"Tôi mong rằng đề nghị nam sinh mặc áo dài chào cờ sáng thứ hai sẽ được thực hiện vào năm sau", nghệ sĩ Kim Xuân nói.
Chương trình Truyền cảm hứng về áo dài là hoạt động nằm trong Lễ hội Áo dài TP.HCM 2020. Tham gia sự kiện còn có NSƯT Phi Điểu, Trịnh Kim Chi, Quốc Cơ, MC Hồng Phượng, Quỳnh Hoa, ca sĩ Nguyễn Phi Hùng, Kyo York… Các nghệ sĩ đã chia sẻ những kỷ niệm đặc biệt về áo dài và mong muốn các em học sinh sẽ yêu quý trang phục truyền thống này nhiều hơn nữa. Đề xuất của nghệ sĩ Kim Xuân đã khiến giới học sinh chú ý.
“Tưởng tượng mấy bạn nam mà mặc vậy thì nhìn dễ thương lắm” – nữ sinh Ngọc Mai nhận xét.
Theo nữ sinh này, áo dài rất đẹp. “Nam sinh mặc áo dài càng dễ che khuyết điểm, làm tăng vẻ thư sinh lên. Khi các bạn muốn “ngầu” thì phá cách vẫn được”.
Nam sinh Nguyễn Phan Tân cũng tán đồng: “Kể ra mặc một chút vào ngày đầu tuần cũng được, chứ quanh năm suốt tháng chỉ mặc đồng phục em thấy hơi chán. Thử hình dung đầu tuần nữ sinh mặc đồng phục áo dài trắng, nam sinh áo dài xanh hay xám gì đó cũng khá hay”.
"Ý tưởng cho nam sinh mặc áo dài cũng hay đấy. Ở Huế cứ thứ hai là nam công chức mặc áo dài đi làm rồi đó, em thấy rất trang nhã và lịch sự" - nữ sinh Lệ Hằng chia sẻ.
Trong khi đó, nữ sinh Nguyễn Thu Hương tỏ ra băn khoăn: “Con gái bọn em đi lại nhẹ nhàng hơn các bạn nam mà mặc áo dài còn thấy vướng víu khó chịu, thì không hiểu các bạn nam xoay sở cả ngày với bộ áo dài thế nào".
Lê Xuân Quang (Quận 3, TP.HCM) thì lo ngại: "Em mập như thế này mặc vào trông không đẹp".
Quang cho biết nhiều bạn của em cũng không đồng cảm với ý tưởng này. "Mỗi giới có một đặc điểm riêng, con trai bọn em đi học cần nhất là thoải mái".
Còn anh Sơn Nam (Quận Bình Thạnh, TP.HCM) có con trai đang học lớp 11 lại nhìn ở góc độ kinh tế: “Tôi thấy mặc cũng được, không mặc cũng được vì một tuần một buổi không đến nỗi quá ảnh hưởng đến việc học tập sinh hoạt trong nhà trường. Tuy nhiên, tôi biết một bộ áo dài của nam giới khá đắt so với áo nữ, khoảng gấp 3 lần. Nếu may loại rẻ tiền thì nhìn các con mặc vào lại chẳng ra sao. Chính vì vậy mà tôi thấy việc này khá tốn tiền”.
Thầy cô không mặn mà
Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, thẳng thắn cho biết không ủng hộ đề xuất này.
Theo ông Phú, việc nữ sinh mặc áo dài trong trường học vào ngày thứ 2 và các buổi lễ là hợp lý.
“Lâu nay, giáo viên cũng đã mặc áo dài lên lớp. Tuy nhiên, thời tiết hiện nay rất khắc nghiệt và diễn biến phức tạp. Tại các trường học, mật độ cây xanh che phủ không còn nhiều, trong khi đó, nhiệt độ ngoài trời đang nóng lên, nhiệt độ trung bình ở TP.HCM là khoảng 30 độ C. Bên cạnh đó, không phải trường học nào cũng có máy lạnh. Do đó, chỉ nên phát động mặc áo dài ở các cơ quan cho phái nữ, có thể một tuần 2-3 buổi.
Còn đối với nam sinh, yêu cầu mặc áo dài cho các em rất khó. Mặt khác, các em nhỏ người và năng động, luôn chạy giỡn hoặc chơi thể dục thể thao. Nếu mặc áo dài cả buổi, các em sẽ bị hạn chế và làm ảnh hưởng tới các hoạt động của nhà trường. Còn nếu chỉ mặc để chào cờ sáng thứ hai rồi thay ra thì quá lỉnh kỉnh, không cần thiết".
Còn thầy Nguyễn Đăng Khoa, Hiệu trưởng Trường THPT Marie Curie cho rằng đề xuất của nghệ sĩ Kim Xuân là rất khó để thực hiện.Thầy Nguyễn Viết Đăng Du, giáo viên Trường THPT Lê Quý Đôn, Quận 3 cũng không tán thành với đề xuất cho học sinh nam mặc áo dài.
"Thứ nhất, nếu thêm nam sinh mặc áo dài là tốn kém cho phụ huynh" - thầy Khoa phân tích.
"Thứ hai, áo dài để tôn vinh vẻ đẹp của phụ nữ với các đường nét quyến rũ chứ nam sinh thì không.
Thứ ba, từ trước tới nay, nam giới chỉ mặc áo dài ở những nơi tôn nghiêm như đình, chùa, miếu mạo, và vào các dịp cúng lễ. Mà khi đó cũng chỉ những cụ ông mới mặc áo dài. Hoặc nếu có mặc ở những chỗ khác thì cũng chỉ người mẫu, diễn viên, người trong giới showbiz mặc trong các sự kiện hoặc những hoạt động cần tôn vinh áo dài mà thôi”.
Do đó, thầy Khoa nhấn mạnh, "học sinh nam cứ áo trắng với quần, sơ vin vào là đẹp và lịch sự".
Ngân Anh – Lê Huyền
Cô giáo chủ nhiệm ở Cần Thơ in tên học sinh lên áo dài
Bức ảnh ghi lại một cô giáo trong chiếc áo dài đặc biệt in đậm tên tất cả các học sinh trong lớp và nở nụ cười hạnh phúc thu hút sự chú ý của giới học sinh.
">Đề xuất nam sinh mặc áo dài ở TP.HCM
- Theo phản ánh của phụ huynh, mới đây nhà trường phổ biến thu các khoản thu dự kiến đầu năm, trong đó có khoản lắp điện 3 pha rất vô lý.
Cụ thể, theo danh sách các khoản thu, ngoài những khoản thu theo quy định thì nhà trường có thu các khoản thu dịch vụ như: tiền nuôi dưỡng 450.000đ; tiền vệ sinh môi trường 65.000đ; tiền đồ dùng bán trú 140.000đ; tiền nước uống 50.000đ; tiền tăng giờ 225.000đ và tiền bảo trì lắp điện 3 pha 300.000đ/ học sinh.
Trong các khoản thu dịch vụ, một số phụ huynh cho hay họ bức xúc nhất là khoản tiền lắp điện 3 pha vì cho rằng nhà trường thu mỗi cháu 300 nghìn đồng là quá cao.
Trường Mầm non xã Tiến Lộc “Để lắp điện 3 pha, cả thiết bị, công lắp đặt… không quá 20.000.000đ. Nhà trường đưa ra mức thu 300.000đ/ học sinh như vậy là quá cao. Toàn trường có gần 500 học sinh x 300 nghìn đồng = gần 150 triệu đồng”, một phụ huynh phân tích.
Điều khiến phụ huynh không hài lòng nữa là việc học sinh mới vào học cũng như học sinh chuẩn bị ra trường, tất cả các khoản thu được "cào bằng" như nhau.
“Thấy nhiều khoản thu vô lý như vậy, nhưng phụ huynh không dám phản đối vì nghĩ rằng con mình đang con học ở đó, sau này sợ sẽ ảnh hưởng tới việc học tập của các con”, một phụ huynh nói.
Phụ huynh bức xúc về các khoản thu Trước năm học mới, Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã có văn bản nghiêm cấm các cơ sở giáo dục thu các khoản tiền phục vụ như: Bảo vệ cơ sở vật chất và an ninh trường học; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.
Không thu đóng góp của phụ huynh để phục vụ chi thường xuyên mà ngân sách nhà nước đã bố trí theo quy định như: chi hỗ trợ hoạt động giáo dục, điện sáng, bảo vệ trường, nước sinh hoạt, hoạt động tập thể, thi đua khen thưởng, phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi.
Không được thu tiền vệ sinh trường, lớp và các công trình vệ sinh, các trường phải tổ chức cho học sinh lao động để rèn luyện kỹ năng sống, giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ cơ sở vật chất trường, lớp…
Bà Lan, Hiệu trưởng trường Mầm non Tiến Lộc trao đổi với PV Trao đổi với VietNamNet, bà Nguyễn Thị Lan, Hiệu trưởng trường Mầm non Tiến Lộc thừa nhận có các khoản thu trên.
Theo lý giải của bà Lan, khoản thu 300 nghìn không phải là để lắp riêng điện 3 pha mà là cả tiền phục vụ sửa chữa, nâng cấp… các công trình khác của trường.
Bà Lan cho biết, đây thực chất là tiền xã hội hóa. Các giáo viên triển khai không rõ ràng nên phụ huynh hiểu nhầm đó là tiền lắp điện 3 pha.
“Việc cào bằng 300 nghìn/ học sinh là cái mốc nhà trường đưa ra mức xã hội hóa tối thiểu" - bà Lan cho hay. Nhưng khi phóng viên hỏi việc cào bằng như vậy có đúng hay không?, bà Lan lại cho rằng không ép buộc, phụ huynh nào ủng hộ được bao nhiêu là tùy họ, không có cũng không sao”, bà Lan lý giải.
Trước đó, ngày 28/10, cũng tại trường Mầm non xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa), 1 cháu bé 3 tuổi đã bị bỏ quên trong nhà vệ sinh. Đến hơn 7h tối gia đình phải báo công an hỗ trợ tìm kiếm thì mới phát hiện.
Lê Dương
Bé gái 3 tuổi ở Thanh Hóa bị bỏ quên trong nhà vệ sinh trường học
Không thấy con về, đến chiều tối muộn gia đình phải báo công an đến trường tìm kiếm thì phát hiện cháu L. đang bị nhốt, khóa cửa bên trong nhà vệ sinh của lớp.
">Học sinh mầm non phải đóng 300 nghìn cho trường lắp điện 3 pha
Ellie Challis tìm thấy đam mê với đường đua nước. Ảnh: British Swimming Vượt qua nỗi đau phải cắt cụt tứ chi, Ellie gặt hái nhiều thành tích trên “đường đua xanh”. Năm 2020, Ellie là vận động viên bơi lội trẻ nhất Vương quốc Anh giành huy chương bạc tại Thế vận hội Paralympic 2020 khi 17 tuổi.
Năm 2022 và 2023, Ellie tiếp tục giành nhiều huy chương vàng, bạc, đồng ở giải vô địch thế giới Championships và World Para Swimming ở hạng mục bơi ếch, bơi ngửa, bơi tự do. Nữ kình ngư đã tham gia Paralympic Paris 2024 và giành huy chương vàng ở hạng mục bơi ngửa 50m.
Bằng tiếng nói của mình, Ellie tích cực kêu gọi mọi người tiêm vắc xin ngăn chặn bệnh do não mô cầu, tránh lặp lại hoàn cảnh như cô.
Năm 2023, Quỹ nghiên cứu về bệnh do não mô cầu, Liên đoàn các tổ chức phòng chống bệnh do não mô cầu (CoMO) và Sanofi đã ra mắt lá cờ đẩy lùi bệnh viêm màng não. Ellie Challis đã cùng với hai động viên cũng từng chịu di chứng do não mô cầu gồm Théo Curin (Pháp) và Davide Morana (Ý) đồng hành phất lên lá cờ, biểu tượng đầu tiên trên toàn cầu nhằm nâng cao nhận thức về bệnh này như cách mà dải băng hồng tạo ra nhận thức về bệnh ung thư vú. Trước đó, khi mắc bệnh, Théo Curin chỉ mới 6 tuổi, còn Davide 24 tuổi.
Cách phòng bệnh do não mô cầu hiệu quả
Vi khuẩn não mô cầu gây nhiều bệnh cảnh nặng nề như: viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi... Trong đó, viêm màng não được xem là “bệnh tử” có thể gây tử vong trong 24h.
Theo CDC Mỹ, cứ 1 trong 2 người mắc bệnh do não mô cầu sẽ tử vong nếu không điều trị kịp thời. Cứ 5 người sống sót thì có 1 người bị khuyết tật cả đời như đoạn chi, chậm phát triển trí tuệ, điếc, liệt...
Ai cũng có nguy cơ mắc não mô cầu khuẩn nhưng trẻ dưới 5 tuổi, thanh thiếu niên 14 - 20 tuổi, người suy giảm miễn dịch, người cao tuổi là đối tượng cao nhất. Trong đó, thanh thiếu niên dễ nhiễm vì sinh hoạt ở môi trường đông người, tăng giao tiếp xã hội…
Mới đây, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng ghi nhận 4 ca mắc bệnh do não mô cầu, trong đó 3 bệnh nhân được chuyển điều trị Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM. Trước đó, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng ghi nhận một bé trai 6 tháng tuổi (Hà Nội), khởi phát bệnh với triệu chứng sốt cao, nôn trớ, phát ban dạng chấm li ti toàn thân. Bé chưa tiêm vắc xin phòng bệnh do não mô cầu.
Phân tích gộp 89 nghiên cứu từ 28 nước cho thấy thanh thiếu niên là nhóm người lành mang trùng cao nhất, trong đó 23,7% ở độ tuổi 19. Tại Việt Nam, thanh thiếu niên và người trưởng thành chiếm 60% số ca bệnh được báo cáo.
Vi khuẩn não mô cầu dễ lây qua đường hô hấp, qua các giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc gần, dùng chung dụng cụ, tăng tiếp xúc như sống ở khu tập thể, quân đội...
Theo một nghiên cứu ở Anh, chi phí chăm sóc một bệnh nhân viêm màng não suốt cuộc đời mất khoảng 1,72 triệu bảng Anh (hơn 56 tỷ đồng). Tại Việt Nam, chi phí chăm sóc bệnh nhân chiếm 83% tổng chi tiêu gia đình hàng tháng.
Chủng ngừa là cách hiệu quả nhất giúp phòng bệnh do não mô cầu, giảm gánh nặng và biến chứng. Não mô cầu khuẩn có 13 nhóm huyết thanh gây bệnh chính, trong đó 6 nhóm A, B, C, X, W-135, Y gây 90% ca bệnh trên thế giới.
Hiện Việt Nam có 3 loại vắc xin phòng 5 nhóm não mô cầu khuẩn là vắc xin nhóm A, C, Y, W-135 của Mỹ, nhóm B của Ý và nhóm B, C của Cuba. Trong đó, vắc xin cộng hợp tứ giá của Mỹ giúp giảm đến 90% số ca mắc do nhóm huyết thanh C, Y và W-135. Việc tiêm đầy đủ các loại vắc xin cần thiết, đặc biệt với thanh thiếu niên ở độ tuổi học tập, lao động.
Thanh Tâm
">‘Nữ hoàng đường đua xanh’ vượt qua nỗi đau đoạn chi vì bệnh do não mô cầu
Nhận định, soi kèo STK Samorin vs Spartak Trnava, 16h30 ngày 16/1: Tưng bừng bắn phá
- Ngày 24/7/2015 Công ty Tư vấn Du học VIP và Đại học James Cook, Singapore tổ chức Hội thảo Du học Singapore “ĐH công lập James Cook Australia tại Singapore - Trường đại học công lập hàng đầu của Chính phủ Australia tại Singapore”.
Thời gian:Từ 10h -11h30, sáng thứ 6 ngày 24/7/2015
Tại: Phòng hội thảo - Công ty Tư vấn Du học VIP (VIP Study Overseas)
Số 18, đường Trung Yên 3, Trung Hòa, Hà Nội
Xem bản đồ chỉ đường tại: http://duhocvip.com/lien-he.html
Bạn hãy đăng ký tham dự miễn phí theo địa chỉ
Công ty Tư vấn Du học VIP
Hotline: 098 678 1890. Email: [email protected] & [email protected]
Website: http://duhocvip.com & http://mangduhocsingapore.com/
Hoặc đăng ký theo mẫu tại:
https://docs.google.com/forms/d/1kKTeCN-klq5XzEPXqgLdextSMwrleOCkBL7TVWZZ004/viewform
Các học sinh tham dự hội thảo sẽ được tham dự chương trình nhận quà tặng I-Pad, hỗ trợ phí xét hồ sơ 250 SGD của trường và được nhận quà tặng vé máy bay 1 chiều đi Singapore từ Quỹ khuyến học VIP Study Overseas.
Chứng nhận EduTrust Star
Đại học James Cook Australia Singapore vinh dự với chứng nhận EDUTRUST STAR
Đại học James Cook Australia tại Singapore là trường đại học đầu tiên của Chính phủ Australia tại Singapore đạt được chứng nhận EduTrust Star - Chứng nhận uy tín và cao nhất, được cấp bởi Hội đồng giáo dục - The Council for Private Education (CPE) đánh giá về chất lượng đào tạo và sự xuất sắc trong quản lý, phục vụ việc học tập, nghiên cứu của giáo viên, sinh viên.
Tính đến hiện nay JCU Singapore là trường đầu tiên cũng là trường duy nhất nhận được chứng chỉ này. Để đạt được điều này JCU Singapore đã không ngừng cải thiện nhằm mang lại chất lượng đào tạo và dịch vụ tốt nhất cho sinh viên.
Hơn thế nữa, với lợi thế của 02 cơ sở chính tại Australia, Đại học James Cook Singapore nổi tiếng với chương trình đào tạo kết nối phân viện tại Singapore và Australia. Sinh viên của trường được phép chuyển tiếp sang học tại Australia với mức học phí như tại Singapore.
Mục tiêu của Chương trình này giúp sinh viên được học tập tại 02 quốc gia nổi tiếng trên Thế giới về chất lượng giáo dục và giúp em các có những trải nghiệm về giao lưu văn hoá để nâng cao giá trị tấm bằng tốt nghiệp.
Bà Sandra Harding - Phó Hiệu trưởng JCUS nhấn mạnh chất lượng giáo dục tại Singapore được đảm bảo tương tự tại Australia.
Khu học xá mới - Sims Drive campus
Vào ngày 28/06/2015, Đại học James Cook Australia tại Singapore vinh dự đón Thủ tướng Úc - Ngài Tony Abbott và Phái đoàn quan chức cấp cao của Chính phủ Úc tới cắt băng khánh thành và dự lễ khai trương Khu học xá mới - Sims Drive campus.
Khu học xá mới tại 149 Sims Drive
Khu học xá mới của trường được đặt tại 149 Sims Drive, phía Đông của đảo quốc, gần khu Trung tâm thương mại (Central Business District - CBD) và Trung tâm thể thao Singapore (Singapore Sports Hub). Khuôn viên này có tổng diện tích sàn lớn hơn khu học xá cũ ở 600 Upper Thomson Road gấp 3 lần.
ĐH James Cook Singapore
Đại học James Cook (JCU) là một trường đại học nghiên cứu về nhiệt đới hàng đầu Australia, được thành lập năm 1970 theo tên Thuyền trưởng James Cook - 1 nhà thám hiểm người Anh thế kỷ 18.
JCU Singapore được thành lập vào năm 2003, là Trường ĐH Úc đầu tiên ở Singapore. Nằm trong top 4% các trường đại học hàng đầu thế giới, với chất lượng đào tạo vượt trội cùng với chương trình học đa dạng từ dự bị đại học đến thạc sỹ các chuyên ngành Kế toán, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Quản trị Nhà hàng Khách sạn, Quản trị du lịch, Công nghệ thông tin, Tâm lý học, Giáo dục. ĐH James Cook được coi là lựa chọn số 1 của sinh viên Việt Nam và thế giới khi theo học tại Singapore.
Công ty Tư vấn Du học VIP
VIP Study Overseas được Đại học JCU Singapore trao tặng giải thưởng Vietnamese Student's Choice - Đơn vị Tư vấn du học xuất sắc do sinh viên Việt Nam bình chọn năm 2014 dựa theo thành tích cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, chu đáo và toàn diện cho sinh viên làm thủ tục du học tại công ty.
Hình ảnh đại diện của Công ty Du học VIP nhận Giải thưởng Đơn vị Tư vấn du học xuất sắc do sinh viên Việt Nam bình chọn năm 2014
VIP Study Overseas với hơn 10 năm bề dày kinh nghiệm, mỗi năm có hơn 2.000 sinh viên tới tư vấn du học.
Theo thống kê cập nhật năm 2014, hơn 80% sinh viên nộp hồ sơ tại Du học VIP đều được hỗ trợ xin được học bổng khuyến học, học bổng du học bán phần.
Theo nhận xét của các phụ huynh và các bạn sinh viên đã làm hồ sơ tại đây cho biết, Công ty Tư vấn du học VIP là địa chỉ tin cậy, làm việc hiệu quả, vì quyền lợi của sinh viên Việt Nam.
Để có thêm thông tin về các học bổng du học tại Singapore, truy cập trang: http://mangduhocsingapore.com và http://duhocvip.com
Tấn Tài">ĐH James Cook Singapore tuyển sinh du học 2015
Hàn Quốc đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt Kim chi. Ảnh: RT Việc giá nguyên liệu tăng đi kèm với vấn đề lạm phát đã làm dấy lên nguy cơ về một cuộc "khủng hoảng Kim chi", thực phẩm vốn không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân Hàn Quốc. Hiện tại, sản lượng Kim chi được cung cấp cho các siêu thị ở Seoul đã giảm còn một nửa, nhiều cửa hàng trực tuyến thậm chí còn không bày bán mặt hàng này.
Theo hãng tin Arirang, 2 nhà sản xuất Kim chi lớn nhất Hàn Quốc là Daesang và CheilJedang, đã tăng giá bán sản phẩm lên 10-11%, và dự kiến sẽ chưa dừng lại. Ở các nhà hàng và quán ăn, giá của Kim chi cũng tăng lên chóng mặt, có nơi gấp 3 lần so với năm ngoái. Một chủ cửa hàng gà rán ở ở Seoul chia sẻ, giá một cây bắp cải bây giờ gấp 3 lần giá một con gà. THậm chí, nhiều người Hàn Quốc đã bắt đầu gọi Kim chi là "geumchi", ý nói món ăn này giờ đắt như vàng.
Bên cạnh Kim chi, giá cả rất nhiều đồ ăn phổ biến tại Hàn Quốc cũng tăng phi mã trong thời gian vừa qua. Giá một suất gà rán tăng 11,4% vào tháng 7, giá cơm cuộn Kimbap tăng 11,5%, giá một tô mỳ tương đen tăng 15,3%.
Việt Dũng
Hàn Quốc bắt hàng trăm người nước ngoài làm việc bất hợp phápTheo Bộ Tư pháp Hàn Quốc, trong hàng trăm công dân nước ngoài làm việc bất hợp pháp bị bắt giữ ở nước này có 49 người Việt Nam.">Hàn Quốc đối diện 'khủng hoảng Kim chi'
Ảnh minh họa Sohu Cưới xong, tôi ở chung nhà chồng thay vì ra ngoài ở chung cư riêng như lời anh hứa trước đó. Khi tôi thắc mắc, anh nói ở với bố mẹ 1-2 năm rồi ra ngoài. Thế nhưng sau hơn 3 năm kết hôn, chuyện đó đã rơi vào quên lãng. Tôi hỏi thì anh khó chịu, mẹ chồng cũng tỏ ra không hài lòng. “Nhà to rộng thế này còn đòi gì, sướng quá hóa rồ à mà còn thích ra ngoài ở riêng?”.
Nhà chồng giàu có, xe hơi nhà lầu nhưng đó không phải điều tôi mong muốn. Thứ tôi cần là một người chồng hiểu, tôn trọng, yêu thương vợ, một người chồng không nghĩ tôi vì tiền mà lấy anh. Tôi cần hơn một người đàn ông tâm lý, biết chia sẻ. Nhưng chồng đi tối ngày với lý do bận công việc, con cái một mình tôi lo. Gia đình có điều kiện nhưng mẹ chồng nhất định không thuê giúp việc vì bà không muốn người lạ ở trong nhà.
Mọi việc từ A đến Z người con dâu như tôi phải đảm đương hết. Nghĩ lại cảnh mỗi sáng mùng 1 ngày rằm đi chợ, xách túi đồ này túi đồ nọ, tôi lại khiếp sợ. Nhà có mấy ban thờ và chỉ cần mua hoa quả đủ ban bệ cũng đã khiến tôi lả người đi vì mệt.
Lúc ra ngoài có việc, mẹ chồng liên tục gọi điện giục về trông con. Ở chung, tôi không có được sự tự do, làm gì cũng bị mẹ chồng chê trách, soi mói. Chồng không một lời động viên an ủi còn nói tôi hạch sách, một bước lên xe hơi vẫn đòi hỏi.
Mấy năm hôn nhân mòn mỏi khiến tôi thực sự chán nản. Đỉnh điểm là lần gần đây mẹ đẻ tôi lên chơi. Mẹ chồng vồn vã ra chào hỏi, tiếp đãi nhưng cuộc nói chuyện của mẹ và chồng tối đó khiến tôi không còn đủ kiên nhẫn. Mẹ mắng chồng tôi nhắc nhở vợ lần sau không cho mẹ tôi mang đồ ở quê lên. Bởi nhà mẹ có điều kiện, không ăn mấy thức đồ quê, mang lên chẳng khác nào tha rác vào nhà. Mẹ thích mua ở mấy siêu thị sạch, hàng cao cấp nên coi món đồ mẹ tôi mang lên là thứ rẻ tiền, không chất lượng.
Cuộc nói chuyện đó khiến tôi tức nghẹn. Nhà giàu thì có quyền khinh thường người nghèo? Anh luôn miệng nói yêu tôi nhưng từ sau đám cưới, tôi có khác gì osin?
Ngay sau ngày hôm đó, tôi nói với chồng về chuyện ly hôn. Quyết định hôm nay không phải ngày một ngày hai mà là nỗi đau âm ỉ trong tôi suốt nhiều năm chung sống.
Mẹ chồng tôi hắng giọng: “Nếu ly hôn thì ra đi hai bàn tay trắng, nhà này không cho cô bất cứ thứ gì”. Tôi cũng thẳng thừng tuyên bố chỉ mang theo cô con gái còn lại không lấy một xu.
Thấy vợ kiên quyết chồng có chút hối hận, nói tôi nên suy nghĩ lại. Nhưng tất cả đã trở nên vô nghĩa sau những gì anh và mẹ xúc phạm mẹ đẻ tôi. Một mình tôi chịu là đủ, không thể để vì mình mà bố mẹ bị sỉ nhục lây.
Độc giả An Nhiên (Hà Nội)
Ứa nước mắt khi nhìn phòng tân hôn do bố mẹ chồng tương lai chuẩn bị
Căn phòng tân hôn của tôi, có thể nói là trái ngược hoàn toàn với căn nhà của bố mẹ chồng tương lai.">Mẹ đẻ mang quà quê lên biếu thông gia, thái độ của nhà chồng khiến tôi tức nghẹn