您现在的位置是:NEWS > Bóng đá
Nhận định, soi kèo Fulham vs Crystal Palace, 22h00 ngày 22/2: Derby của Đại bàng
NEWS2025-02-24 12:53:11【Bóng đá】1人已围观
简介 Phạm Xuân Hải - 22/02/2025 05:25 Ngoại Hạng A tottenham – evertontottenham – everton、、
很赞哦!(68)
相关文章
- Soi kèo phạt góc Man City vs Liverpool, 23h30 ngày 23/2
- 8 dấu hiệu ung thư phổ biến ở cả nam và nữ
- Vingroup hợp tác với Bệnh viện Bạch Mai để thúc đẩy mô hình bệnh viện xanh
- Rét 9,9 độ: Những lưu ý quan trọng để tránh đột tử
- Nhận định, soi kèo Rajasthan United vs Real Kashmir, 18h00 ngày 24/2: Tiếp tục bất bại
- Thẩm mỹ viện AURA khai trương cơ sở thứ 5 tại Rạch Giá
- Khoai lang và khoai tây: Loại nào tốt hơn cho sức khỏe?
- Người phụ nữ 20 năm không cúi được người sau mũi tiêm ở phòng mạch
- Nhận định, soi kèo Samsunspor vs Caykur Rizespor, 23h00 ngày 22/2: Khó có bất ngờ
- Nature's Way đạt Giải thưởng Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng 2022
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Saham vs Al Nasr, 20h30 ngày 20/2: Cửa dưới thất thế
Khi thấy người bị ung thư phổi liên tục ho, ho dữ dội, nhiều người lo sợ có thể bị lây bệnh thông qua hô hấp hoặc sinh hoạt hàng ngày (Ảnh: Abobestock).
Ngược lại, chúng phân chia nhanh chóng, tạo nên những khối u tại phổi. Các khối u gây suy giảm dần chức năng của phổi với cơ thể.
Ung thư phổi có lây không là thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt là khi trong gia đình có người bị ung thư phổi. Khi thấy người bị ung thư phổi liên tục ho, ho dữ dội, nhiều người lo sợ có thể bị lây bệnh thông qua hô hấp hoặc sinh hoạt hàng ngày.
Tuy nhiên, ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng là bệnh do tế bào đột biến, không phải do virus, vi khuẩn gây ra nên bệnh không có khả năng lây nhiễm.
Như vậy, bệnh ung thư phổi không lây từ người này sang người khác. Người bị mắc ung thư phổi không phải là nguồn lây nhiễm, không có khả năng truyền bệnh ra môi trường xung quanh. Nguyên nhân chính gây ra ung thư phổi là do hút nhiều thuốc lá, sống trong môi trường ô nhiễm độc hại. Tất cả các thông tin ung thư phổi có thể bị lây đều không có căn cứ.
Làm sao để có thể sớm phát hiện bệnh ung thư phổi?
Ung thư phổi là một căn bệnh khó phát hiện sớm, bởi những triệu chứng dễ nhầm lẫn với bệnh về phổi thông thường. Không chỉ vậy, ở giai đoạn đầu của bệnh, ung thư phổi thường không có biểu hiện cụ thể gì.
Chỉ đến khi khối u phát triển mạnh và bắt đầu di căn mới có biểu hiện rõ rệt. Người bệnh lúc này sẽ bị ho dai dẳng, ho nặng kéo dài kèm theo ra máu. Khó thở, thở gấp, đau thắt ngực, giọng nói khàn,… cùng với đó là cảm giác mệt mỏi, sút cân bất thường mà không rõ nguyên nhân.
Để có thể chủ động phát hiện sớm và phòng tránh ung thư phổi, bạn có thể thực hiện những cách sau:
- Không hút thuốc lá, tránh xa những nơi thường xuyên có khói thuốc lá.
- Hạn chế việc đưa các chất kích thích (rượu, bia) vào cơ thể.
- Chủ động rèn lối sống lành mạnh cho bản thân bằng cách rèn luyện thể lực, tập các bài tập thở để nâng cao thể trạng.
- Tránh xa môi trường nhiều không khí ô nhiễm. Sử dụng khẩu trang khi phải làm việc hoặc di chuyển tại những khu vực có nhiều khói bụi.
- Nếu có những biểu hiện bất thường ở hô hấp, diễn ra liên tục trong thời gian dài, cần chủ động đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe.
- Tiến hành tầm soát sớm ung thư phổi định kỳ bằng cách làm xét nghiệm kiểm tra các chỉ số liên quan trực tiếp đến những căn bệnh ung thư thường gặp.
">Ung thư phổi có lây không?
Chị T. không thể cúi gập người suốt hơn 20 năm (Ảnh: BV).
Mấy năm gần đây chị có đến khám và điều trị tại một bệnh viện tuyến cuối ở TPHCM, với chẩn đoán viêm dính thoái hóa cột sống, được bác sĩ cho biết phải uống thuốc cả đời.
Sau khi lập gia đình 3 năm, chị T. phát hiện mình có thai 5-6 tuần và tự ngưng thuốc điều trị cột sống, vì sợ ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Do người phụ nữ chỉ cao 1m45 và nặng 30kg (chẩn đoán suy dinh dưỡng mức độ 3), nên dù suốt quá trình mang thai đã tăng 7kg, em bé cũng phát triển giới hạn theo cơ thể của mẹ.
Khi thai gần 40 tuần tuổi, chị T. được đưa vào Bệnh viện Sản - Nhi Trà Vinh và có chỉ định mổ bắt con, vì thai chậm tăng trưởng trong tử cung và khung chậu hẹp. Tuy nhiên, các bác sĩ không thể gây tê tủy sống trước mổ cho thai phụ, khi không thể tìm được khe hở ở đốt sống để đưa kim và bơm thuốc vào được.
Thậm chí, các bác sĩ không thể tiến hành gây mê nội khí quản, vì miệng bệnh nhân bị cứng không mở lớn như người bình thường.
Các bác sĩ căng não tìm cách gây mê, giúp sản phụ vượt cạn (Ảnh: BV).
Chị T. được chuyển tuyến đến Bệnh viện Từ Dũ chiều 30/9 với tình trạng bụng có cơn gò, cổ tử cung mở 1-2 cm, thiểu ối, có tình trạng thiếu oxy máu trong bệnh cảnh thai chậm tăng trưởng trong tử cung.
Ngày 1/10, bác sĩ chuyên khoa 2 Tào Tuấn Kiệt, Trưởng khoa Gây mê hồi sức báo động khẩn cấp về tình trạng của chị T. trong cuộc họp giao ban bệnh viện.
Theo đó, bệnh nhân bị viêm dính cột sống lâu năm, cứng và giới hạn khớp hàm nên không há miệng to, cũng không thể ngửa cổ được nên bất lực trong việc gây tê, gây mê như bình thường. Đây là thách thức lớn cho bác sĩ gây mê trong việc lựa chọn phương pháp vô cảm và quản lý đường thở trong phẫu thuật.
Sau khi thảo luận, cuối cùng các bác sĩ xác định, chỉ còn cách dùng ống soi mềm để đặt ống nội khí quản đường mũi, nhằm kiểm soát hô hấp khi gây mê toàn thân cho bệnh nhân. Nhưng hiện tại, thiết bị này rất ít cơ sở y tế có trang bị.
Sau khi liên hệ nhiều nơi nhưng thất bại, đến sáng 2/10, Bệnh viện Từ Dũ đã mời được Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TPHCM cử một ekip chuyên nghiệp và mang theo dụng cụ sang hỗ trợ.
Con gái chị T. chào đời sau nhiều nỗ lực của bác sĩ hai bệnh viện ở TPHCM (Ảnh: BV).
Quá trình can thiệp, các bác sĩ gây mê và hồi sức của hai bệnh viện xoay trở tư thế người bệnh, chuẩn bị sẵn sàng dụng cụ chuyên biệt ống soi mềm, để sau đó tiến hành đặt nội khí quản đường mũi thành công, kiểm soát tốt hô hấp và gây mê an toàn cho cuộc mổ.
9h20 ngày 2/10, bé gái con chị T. chào đời với cân nặng 2.450gram, khóc to, hồng hào trong sự vỡ òa sung sướng của ekip điều trị. Chưa đầy 48 tiếng sau, sức khỏe của người mẹ cũng phục hồi, đi lại được và ăn uống bình thường.
Các bác sĩ cho biết, bệnh viêm dính cột sống của chị T. là một rối loạn tự miễn dịch. Nếu không được điều trị đúng cách, viêm dính cột sống có thể dẫn đến các biến chứng như dính khớp và ảnh hưởng các cơ quan khác, làm viêm mắt, xuất hiện vấn đề về tim, phổi và hệ thần kinh.
Viêm cột sống dính khớp không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng có thể kiểm soát triệu chứng và làm chậm tiến triển bệnh. Bệnh nhân có thể được điều trị bằng thuốc giảm đau và kháng viêm, thuốc sinh học.
">Người phụ nữ 20 năm không cúi được người sau mũi tiêm ở phòng mạch
Nội tạng cá có nguy cơ nhiễm khuẩn cao (Ảnh: Getty).
Nội tạng cá, bao gồm gan, ruột và dạ dày, là những bộ phận nhạy cảm và dễ bị nhiễm khuẩn.
Theo nghiên cứu được công bố trên Journal of Food Science, nội tạng cá thường chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh như Salmonella, Vibrio, và E. coli. Những vi khuẩn này có thể tồn tại trong nội tạng do môi trường nước bị ô nhiễm hoặc do cá tiêu thụ thức ăn nhiễm khuẩn.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Đại học Thủy sản Tokyo cho thấy, nội tạng cá là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất so với các bộ phận khác của cá.
Các mẫu nội tạng từ cá biển và cá nước ngọt được phân tích cho thấy, nồng độ vi khuẩn Vibrio và Salmonella cao gấp nhiều lần so với phần thịt cá.
Khuyến nghị:
Hạn chế tiêu thụ nội tạng cá, đặc biệt là các loài cá sống ở môi trường nước ô nhiễm. Nếu cần chế biến, hãy đảm bảo nấu chín kỹ lưỡng để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
Mang cá
Mang cá là nơi trực tiếp tiếp xúc với môi trường (Ảnh: Getty).
Mang cá là nơi tiếp xúc trực tiếp với môi trường nước để cá hô hấp, nhưng cũng là bộ phận dễ bị nhiễm khuẩn từ các tác nhân gây bệnh trong nước.
Một nghiên cứu được công bố trên Journal of Applied Microbiology đã chỉ ra rằng, vi khuẩn như Listeria monocytogenes và Aeromonas thường tập trung ở mang cá.
Điều này không quá ngạc nhiên, bởi vì mang cá là cửa ngõ lọc nước, do đó nó dễ tích tụ vi khuẩn và các chất gây ô nhiễm từ môi trường.
Ngoài ra, một nghiên cứu khác tại Đại học Bergen cũng cho thấy, vi khuẩn gây bệnh như Vibrio cholerae có thể tồn tại lâu trên mang cá và gây ra các nguy cơ lớn cho sức khỏe nếu cá không được chế biến đúng cách.
Vi khuẩn này có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm, gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như tiêu chảy, nôn mửa và thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Khuyến nghị:
Loại bỏ mang cá trước khi chế biến để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Nếu phát hiện mang cá có mùi hôi hoặc màu sắc bất thường, nên tránh tiêu thụ cá đó.
Đầu cá
Chỉ nên ăn đầu cá đã chế biến chín kỹ (Ảnh: Getty).
Phần đầu cá, đặc biệt là não và các bộ phận liên quan, là nơi có nguy cơ tích tụ vi khuẩn và các chất độc hại.
Một nghiên cứu của Đại học Toronto (Canada) đã chỉ ra rằng, não cá có thể chứa các vi khuẩn gây ngộ độc như Clostridium botulinum, vi khuẩn gây ra bệnh botulism. Đây là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn đến tê liệt cơ bắp và thậm chí là tử vong.
Ngoài ra, trong một nghiên cứu từ Food Research Journal, các nhà khoa học đã phát hiện rằng, đầu cá từ những khu vực ô nhiễm thường có nồng độ cao các kim loại nặng, chẳng hạn như chì và thủy ngân, tích tụ trong não cá.
Việc tiêu thụ đầu cá từ các nguồn nước bị ô nhiễm có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm tổn thương thần kinh và các rối loạn phát triển ở trẻ em.
Khuyến nghị:
Hạn chế tiêu thụ đầu cá, đặc biệt là khi không rõ nguồn gốc hoặc xuất xứ của cá. Nấu chín kỹ phần đầu cá nếu cần thiết, và tránh ăn đầu cá ở các khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao.
">3 phần của cá có thể là "ổ vi khuẩn", cần chú ý khi chế biến
Nhận định, soi kèo Neftchi Baku vs Sumqayit, 22h00 ngày 21/2: Đòi lại món nợ lượt đi
Một trường hợp có mạch máu bị vôi hóa do thuốc lá (Ảnh: BV).
Cụ thể, có 25 căn bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá - như đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi - là những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam. Theo nghiên cứu của Bệnh viện K (Hà Nội), tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá lên đến 96,8%.
Sử dụng thuốc lá gây ra 85.500 ca tử vong mỗi năm, còn hút thuốc lá thụ động gây ra 18.800 ca tử vong. Tổng cộng, Việt Nam có 104.300 ca tử vong/năm vì các bệnh liên quan đến thuốc lá (theo cập nhật 2021 của WHO).
Số ca tử vong do các bệnh không lây nhiễm chiếm 73% tổng số ca tử vong do bệnh tật và thương tích ở Việt Nam. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao.
Mỗi năm, người Việt chi khoảng 49.000 tỷ đồng để mua thuốc lá (số liệu năm 2020). Tuy nhiên, theo ước tính sơ bộ của Hội Kinh tế Y tế Việt Nam năm 2022, tổng chi phí liên quan đến khám chữa bệnh, ốm đau và tử vong sớm do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá ở nước ta lên đến 108.000 tỷ đồng/năm.
Một cô gái 20 tuổi bị tổn thương đa tạng sau khi dùng thuốc lá điện tử (Ảnh: BV).
Trong hơn 10 năm qua, tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong nam giới trưởng thành (trên 15 tuổi) giảm trung bình 0,5%/năm, còn tỷ lệ tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá đã giảm đáng kể tại hầu hết các khu vực có quy định cấm.
Tuy nhiên, chỉ trong vòng 2 năm, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử của học sinh 13-15 tuổi đã gia tăng đáng kể (từ 3,5% năm 2022 lên 8% năm 2023).
Điều này cho thấy, những thành tựu Việt Nam đã đạt được trong việc giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu thông thường trong gần 10 năm qua có nguy cơ bị phá bỏ, bởi việc gia tăng sử dụng thuốc lá điện tử của giới trẻ.
Do đó, về chính sách, bà Hương cho biết trong năm 2024 và 2025, Việt Nam sẽ xây dựng lộ trình tăng thuế đối với các sản phẩm thuốc lá, để đảm bảo đến năm 2030 mức thuế đạt tỷ trọng trên giá bán lẻ theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới.
Cơ quan chức năng cũng đề xuất ban hành quy định về ngăn ngừa các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha và các sản phẩm thuốc lá mới khác trong cộng đồng; tiếp tục xây dựng môi trường không khói thuốc; tăng cường hoạt động thanh kiểm tra và áp dụng công nghệ trong việc giám sát, theo dõi những hành vi vi phạm…
Một số mẫu thuốc lá thế hệ mới gây ngộ độc ở các bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai (Ảnh: BV).
Có tình trạng lợi dụng thuốc lá điện tửđể sử dụng ma túy
Ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng, Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, những báo cáo kết quả giám sát từ các Ủy ban của Quốc hội và nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tại Việt Nam ngày càng tăng, nhất là ở giới trẻ, học sinh, sinh viên.
Hiện nay, có tình trạng lợi dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng để lưu hành, sử dụng ma túy trái phép. Cụ thể, trong quý I của năm, công an cả nước đã phát hiện, xử lý 111 vụ và 152 đối tượng liên quan đến thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Trong đó, có 33 vụ với 73 đối tượng bị khởi tố do phạm tội về ma túy, còn lại bị xử lý hành chính về hành vi kinh doanh hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ.
Ngoài ra, các báo cáo cũng chỉ ra những tác hại của việc sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đến sức khỏe, kinh tế, an ninh trật tự, môi trường.
Có thể kể đến như: tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm, rối loạn tâm thần, giảm khả năng học tập, năng suất lao động và ảnh hưởng đến sự phát triển của thanh thiếu niên; gây cháy nổ, thương tích khi thiết bị điện tử hỏng, lỗi; tạo gánh nặng kinh tế;
Nam bệnh nhân bị rối loạn ý thức, co giật sau khi dùng một loại thuốc lá điện tử (Ảnh: BV).
Bên cạnh đó, thuốc lá dễ bị lợi dụng để tẩm ướp, pha trộn ma túy, các chất gây nghiện, dẫn đến nguy cơ gây mất trật tự, an toàn xã hội, cũng như gia tăng ô nhiễm môi trường...
Đại diện Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông, nhấn mạnh, với ưu thế thông tin nhanh, phổ cập rộng, cách thức chuyển tải nội dung phong phú và hấp dẫn, có tác động lớn đến xã hội, báo chí đã trở thành lực lượng chủ lực, góp phần thực hiện tốt công tác tuyên truyền về Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá nhiều năm qua.
Việc các cơ quan báo chí cùng chung tay đẩy mạnh truyền thông về tác hại của thuốc lá, nhất là thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng rất cần thiết trong thời gian này.
">Người Việt hút thuốc 49.000 tỷ đồng/năm, chữa bệnh liên quan tốn 108.000 tỷ
Bệnh viện Nhân dân Gia Định, TPHCM (Ảnh: Hoàng Lê).
Tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, người phụ nữ tiếp xúc chậm, có các vết tiêm ở 2 bên cẳng tay, các mảng bầm tím ở vùng bụng, tay chân lạnh, mạch nhanh nhẹ khó bắt. Qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán ban đầu cho bệnh nhân là theo dõi phản ứng phản vệ độ 3 chưa rõ tác nhân.
Người bệnh được hồi sức tích cực, thở oxy canulla, điều trị sốc phản vệ độ 3 theo phác đồ. Đến rạng sáng 23/10, người bệnh tỉnh, chỉ số oxy trong máu (SpO2) đạt 99%. Ảnh chụp CT ngực của bệnh nhân cho thấy có xơ, xẹp rải rác một số vị trí ở hai phổi, tràn dịch màng phổi 2 bên lượng ít.
Kết quả chụp CT bụng ghi nhận có nang đơn thùy buồng trứng phải, dày phù nề kèm thâm nhiễm mỡ mô dưới da thành bụng, có bóng khí trong mô mềm thành bụng và lưng. Sau vài ngày điều trị, người bệnh ăn uống được, sinh hiệu ổn, được cho về với chẩn đoán khi ra viện là phản vệ độ 3 sau hút mỡ bụng.
Hút mỡ bụng "chui", xô xát với người nhà khách hàng
Theo thông tin từ Sở Y tế TPHCM, chị P. xảy ra tai biến sau khi phẫu thuật tại Công ty TNHH Thẩm mỹ viện Kim An, địa chỉ tại 148C Trần Quang Khải, phường Tân Định, quận 1.
Cụ thể, vào chiều 22/10, người bệnh trên đến cơ sở Thẩm mỹ viện Kim An và được nhân viên B.T.L. (học lớp 8, không có bằng cấp về y tế) tiếp nhận, tư vấn phẫu thuật thẩm mỹ hút mỡ bụng với giá 30 triệu đồng (người bệnh đã thanh toán 17 triệu đồng).
Sau khi được nhân viên L.T.T.N. (cũng không có bằng cấp về y tế) xét nghiệm đường huyết và nước tiểu, test nhanh HIV, khách hàng được một người đàn ông tên Đ. phẫu thuật hút mỡ bụng tại tầng 5 cơ sở. Ca mổ bắt đầu lúc 18h và kết thúc khoảng 20h30 cùng ngày.
Phát hiện người bệnh lơ mơ, tiếp xúc chậm sau mổ, người nhà đã gọi điện thoại báo công an.
Đêm 22/10, Công an Phường Tân Định, quận 1 nhận thông tin xảy ra xô xát giữa người nhà khách hàng bị tai biến hút mỡ bụng với cơ sở nêu trên, nên tiến hành tạm giữ các cá nhân để điều tra. Riêng bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Nhân dân Gia Định điều trị.
Công ty TNHH Thẩm mỹ viện Kim An (Ảnh: SYT).
Đến sáng 23/10, Tổ công tác đặc biệt của Sở Y tế TPHCM đã tiến hành kiểm tra cơ sở thẩm mỹ Kim An.
Đoàn kiểm tra yêu cầu ông L.N.K.N. (giám đốc cơ sở) cung cấp bằng cấp chuyên môn, giấy phép hành nghề của ông Đ. và ekip thực hiện hút mỡ cho bệnh nhân. Tuy nhiên ông N. chỉ cung cấp được số điện thoại., nhưng liên lạc thì ông Đ. không nghe máy.
Công ty TNHH Thẩm mỹ viện Kim An được Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ngày 10/7, với ngành nghề "Hoạt động của phòng khám đa khoa, chuyên khoa và nha khoa; cắt tóc, gội đầu, chăm sóc da...", chưa được Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
Sau khi kiểm tra, Phòng Y tế quận 1 tiến hành lập 3 biên bản vi phạm hành chính trong vụ việc trên.
Cụ thể, lập biên bản đối Công ty TNHH Thẩm mỹ viện Kim An do hành vi cung cấp dịch vụ chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động, hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động cơ sở thời hạn 18 tháng. 2 cá nhân khác của cơ sở bị lập biên bản vì khám, chữa bệnh khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề.
Mặt khác, thời điểm kiểm tra, Đoàn phát hiện thêm tại cơ sở có hồ sơ khách hàng ghi tên "Thẩm mỹ viện FA+". Theo bà H.K.D. (vợ ông L.N.K.N.), cơ sở này được chuyển từ Công ty TNHH Thẩm mỹ viện FA+ (địa chỉ 190 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, quận 1) đến.
Đáng chú ý, cơ sở FA+ từng bị Thanh tra Sở Y tế ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính ngày 9/4, với hình thức phạt tiền và đình chỉ hoạt động thời hạn 18 tháng. Đến nay, Công ty TNHH Thẩm mỹ viện FA + vẫn chưa chấp hành đóng tiền phạt.
Đóng cửa, tháo biển hiệu khi xảy ra hậu quả
Ngoài trường hợp trên, Sở Y tế TPHCM gần đây cũng ghi nhận một ca tai biến thẩm mỹ khác, thông qua báo cáo nhanh của Bệnh viện đa khoa Khu vực Thủ Đức.
Trước đó, thông qua thông tin trên facebook và người quen giới thiệu, ngày 21/10, khách hàng có đi đến cơ sở MIN Beauty Academy (địa chỉ số 50C đường 385, phường Tăng Nhơn Phú A, TP Thủ Đức) phẫu thuật nâng mũi, do bà Đ.T.T.H. thực hiện.
Sau khi được tiêm thuốc tê và phẫu thuật, bệnh nhân có biểu hiện khó thở, nên được cơ sở chuyển vào Bệnh viện Lê Văn Việt (TP Thủ Đức) cấp cứu, sau đó chuyển Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức.
Hình ảnh cơ sở MIN Beauty Academy đóng cửa, dời đi sau khi xảy ra tai biến cho khách hàng (Ảnh: SYT).
Tiếp nhận sự việc, Thanh tra Sở Y tế TPHCM đã phối hợp tiến hành kiểm tra cơ sở. Tuy nhiên tại thời điểm kiểm tra, cơ sở đóng cửa, không có người bên trong và không còn biển hiệu bên ngoài.
Cơ quan chức năng xác định, cơ sở nêu trên chưa được Sở Y tế TPHCM cấp phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh (tức hoạt động "chui"). Thanh tra Sở Y tế cũng tiến hành mời làm việc nhưng chủ hộ kinh doanh nêu trên (bà Đ.T.T.H) không đến theo lịch hẹn, có dấu hiệu trốn tránh.
">Người phụ nữ lâm nguy tại thẩm mỹ viện, gia đình cầu cứu công an trong đêm
Đặc biệt là đối với các trường hợp có sức đề kháng kém như: người cao tuổi, người có bệnh nền (điển hình như hen phế quản, phổi tắc nghẽn mãn tính, giãn phế quản... rất dễ tổn thương khi thời tiết giao mùa.
Theo các chuyên gia, việc trời đột ngột chuyển rét sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sức khỏe, đặc biệt là với những người có bệnh nền (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).
ThS.BSCKII Tạ Hữu Ánh, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết, thời tiết chuyển lạnh đột ngột là một trong các yếu tố thúc đẩy bệnh phổi mãn tính nặng hơn, dẫn đến khó thở.
Với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nếu bệnh nhân có thói quen hút thuốc sẽ khiến chức năng hô hấp giảm rất nhanh.
Bên cạnh bệnh lý về hô hấp, bệnh lý tim mạch cũng là vấn đề đáng lưu tâm. Theo ThS.BS Đoàn Dư Mạnh, thành viên Hội bệnh mạch máu Việt Nam, khi thời tiết trở lạnh, sự mất cân bằng giữa nhiệt độ trong nhà và ngoài trời, có thể tạo ra một tình trạng thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến cơ thể không thể thích nghi kịp.
Tình trạng này gây ra cơ chế co thắt của mạch máu khi gặp nhiệt độ lạnh, cũng như dễ hình thành cục máu đông gây nhồi máu não. Bên cạnh đó, tình trạng này làm tăng áp lực trong hệ thống mạch máu. Tăng huyết áp đột ngột có thể làm vỡ các mạch máu nhỏ trong não, dẫn đến xuất huyết não.
"Ngoài tắc mạch não, thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể dẫn tới tắc mạch vành (mạch máu nuôi tim) gây nhồi máu cơ tim.
Những điều này có thể làm tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề sức khỏe như: tai biến mạch máu não và các bệnh lý tim mạch (nhồi máu cơ tim) có nguy cơ tử vong cao hoặc để lại các di chứng như yếu liệt, di chứng thần kinh...", BS Mạnh phân tích.
Tỷ lệ bệnh nhân tai biến có tăng huyết áp vào mùa lạnh cao hơn mùa nóng, chiếm khoảng 85%.
Vị trí quan trọng cần giữ ấm, thay đổi thói quen tập thể dục
Theo BS Ánh, cần chú ý việc giữ ấm cơ thể khi trời chuyển rét, đặc biệt là với người cao tuổi, có bệnh nền.
Chuyên gia này lưu ý: "Khi đi ngủ, dù đã đắp chăn nhưng người cao tuổi vẫn cần đội thêm mũ len và đeo tất. Đặc biệt tránh nguy cơ viêm mũi, họng vì có thể lan xuống gây viêm đường hô hấp và viêm phổi.
Một thói quen cần thay đổi là tập thể dục buổi sáng. Trong những ngày trời rét, người cao tuổi nên tập muộn hơn, khi trời đã có nắng hoặc có thể chuyển sang tập vào buổi chiều", BS Ánh khuyến cáo.
Theo các chuyên gia, người dân không nên tập thể dục, thể thao quá sớm trong những ngày rét đậm (Ảnh minh họa: P.V.).
Theo BS Mạnh, trời rét khiến người dân lười uống nước. Tuy nhiên, việc này lại làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý.
BS Mạnh phân tích: "Việc này khiến máu cô đặc lại cộng thêm ít vận động trên nền bệnh nhân có suy van tĩnh mạch trước đó, làm máu lưu thông kém dễ hình thành các cục máu đông trong tĩnh mạch chi dưới. Khi các cục máu đông này lan về tim có thể gây tử vong do nhồi máu động mạch phổi.
Trường hợp vỡ hoặc lóc tách các mạch máu lớn trên nền bệnh nhân có phình, xơ vữa động mạch chủ cũng hay gặp vào mùa đông".
Đặc biệt với người cao tuổi hoặc người có tiền sử mắc bệnh tim mạch hay cao huyết áp, tiểu đường cần hạn chế ra ngoài trời lạnh đột ngột vào buổi đêm và sáng sớm.
Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bổ sung đầy đủ nước và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Chuyên gia này cũng nhấn mạnh, trong thời tiết cực đoan hiện nay, mọi người đặc biệt là người có nguy cơ cao cần tuân thủ chặt chẽ các phương pháp phòng bệnh, cũng như đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học để tăng sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật.
Người dân không tắm quá muộn cũng như không tắm nước lạnh; tránh uống rượu trước khi ra ngoài trời vì rượu làm giãn nở các mạch máu trên da, khiến cơ thể cảm thấy ấm hơn, trong khi thực sự lấy đi nguồn nhiệt ra khỏi các cơ quan quan trọng.
"Trong trường hợp có dấu hiệu của bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để được thăm khám và cấp cứu kịp thời vì nguy cơ tử vong của các bệnh trên là rất cao", BS Mạnh khuyến cáo.
">Rét 9,9 độ: Những lưu ý quan trọng để tránh đột tử