您现在的位置是:NEWS > Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Beroe vs Hebar, 20h15 ngày 21/2: Cửa trên đáng tin
NEWS2025-02-24 12:53:11【Kinh doanh】4人已围观
简介 Hư Vân - 21/02/2025 04:30 Nhận định bóng đá g trựctrực、、
很赞哦!(4)
相关文章
- Soi kèo góc Fulham vs Crystal Palace, 22h00 ngày 22/2
- Lynk & Co 06 tại Car Awards 2024: nội thất ấn tượng, vận hành hợp đô thị
- Cụ ông 90 tuổi đến phòng khám nam khoa và chuyện ít ai ngờ
- 7 nụ cười xuân: Trường Giang tặng quà Valentine cho Hari Won
- Soi kèo góc Fulham vs Crystal Palace, 22h00 ngày 22/2
- 3 món hải sản hấp tươi ngon
- Trưng bày hơn 200 tài liệu, hiện vật về 'Thi đua ái quốc'
- Bố mẹ vợ hứa cho tiền mua nhà rồi đổi ý, tôi kinh ngạc khi nghe lý do
- Siêu máy tính dự đoán Real Madrid vs Girona, 22h15 ngày 23/2
- Tùng Dương nhắn người yêu Thanh Lam phải chung thủy
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Bayern Munich vs Eintracht Frankfurt, 23h30 ngày 23/2: Không dễ thắng
Công ty Cổ phần Phân Bón Dầu Khí Cà Mau (PVCFC) vừa được xướng tên trong danh sách 50 doanh nghiệp niêm yết có điểm quản trị công ty tốt nhất Việt Nam năm 2024 tại Diễn đàn thường niên về Quản trị Công ty lần thứ 7 (AF7 - Annual Forum 7), ngày 5/12. Để nhận vinh danh, PVCFC trải qua đánh giá của hội đồng chuyên môn từ Giải thưởng Công ty niêm yết VLCA (Vietnam Listed Company Awards), đồng thời được chứng nhận "Doanh nghiệp tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam - VNCG50".
Bộ chỉ số VNCG50 tại Việt Nam được công bố lần đầu năm 2019, được đánh giá bởi Hội đồng do Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam (VNX) chủ trì. Hội đồng gồm các thành viên là chuyên gia đến từ HoSE, HNX, đại diện quỹ, công ty chứng khoán và chuyên gia độc lập.
Bộ chỉ số thiết lập công cụ đo lường chất lượng quản trị cho 50 doanh nghiệp niêm yết hàng đầu tại Việt Nam. VNCG50 khuyến khích doanh nghiệp áp dụng các nguyên tắc quản trị công ty theo chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là các tiêu chuẩn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
VNCG50 vừa là công cụ đánh giá, xếp hạng chất lượng quản trị vừa là cơ sở giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực quản trị, thu hút nguồn vốn chất lượng và phát triển bền vững.
">PVCFC quản trị doanh nghiệp theo chuẩn quốc tế
Từ tháng 4 đến nay, cơ sở làm lân của anh Hưng liên tục sáng đèn. Anh hồ hởi vì năm nay số lân đặt trong dịp lễ này tăng gấp đôi năm ngoái “Năm nay đầu lân nhỏ ít người chuộng, tôi chỉ tập trung vào đầu lân lớn vì được đặt rất nhiều. Loại hàng ‘đắt khách’ nhất năm nay là lân chuẩn quốc tế. Loại này dễ nên hầu như lò nào cũng làm được, khách hàng chuộng loại này vì giá cả phải chăng. Mỗi bộ gồm đầu, đuôi, quần dao động từ 5-7 triệu đồng”, anh Hưng chia sẻ.
Một loại đầu lân khác được giới võ đường ưa chuộng đó chính là lân truyền thống do chính anh làm. Loại lân truyền thống này có tên Kim Sư, đây là đầu lân chính tay anh Hưng sáng tác.
Mỗi con Kim Sư được anh Hưng tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ nên có giá thành lên đến gần 10 triệu/bộ. Để giá thành lên cao như vậy, anh Hưng chỉ rõ, Kim Sư là loại lân dùng để thi đấu trong các lễ hội lân.
Dịp trung thu năm nay, anh Hưng nhận khoảng 40 đầu lân và 5 con rồng
Nó khác so với lân quốc tế ở chỗ, các nét sơn không dùng máy mà dùng tay để vẽ. Nhiều chi tiết trên đầu lân được khắc họa đậm hơn, như rồng vẽ trên đầu lân cần có những đốm vảy khắc họa.
“Khung sườn của nó cần uốn để con lân mạnh mẽ hơn so với lân quốc tế. Hay mũi, mắt, miệng đều được làm to, tròn hơn.
Một điều để thấy sự khác biệt giữa lân quốc tế và lân truyền thống, đó chính là việc chúng tôi sẽ không dùng lông cừu trên đầu lân. Những bộ phận như râu, lông mắt sẽ được chúng tôi thay thế bằng những sợi cước hoặc tước từng sợi dây nilon thay thế vào”, anh Hưng cho hay.
Năm nay đầu lân nhỏ ít người chuộng, anh Hưng chỉ tập trung vào đầu lân lớn vì được đặt rất nhiều
Giải thích việc thay đổi lông cừu bằng hai vật liệu trên, anh Hưng cười và đáp, khi dùng dây cước, đặc biệt dây nilon sẽ tạo độ đàn hồi, bồng bềnh đẹp hơn rất nhiều so với lông cừu.
“Hồn của con lân từ đó sẽ rõ ràng, nhìn mạnh mẽ và khí chất hơn rất nhiều so với lân gắn lông cừu. Năm nay, con lân Kim Sư do tôi làm được võ đường Dinh Trấn Võ ở thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam), mang đi thi và giành được giải nhất toàn quốc cuộc thi biểu diễn lân ở Huế cách đây vài hôm”, anh Hưng khoe.
Loại lân truyền thống tên là Kim Sư, đây là đầu lân chính tay anh Hưng sáng tác
Lời 200 triệu đồng
Con gái của anh Hưng - Huyền My (26 tuổi) cũng là người trong nghề được hơn 15 năm. Chị kể, từ năm 11 tuổi, chị đã được bố hướng dẫn làm lân, đến bây giờ, chị phụ trách việc dán vải, giấy và vẽ lân.
“Mỗi con lân từ lúc bắt đầu đến khi hoàn thành trung bình 3 ngày. Việc khó khăn nhất có lẽ là vẽ, đây là giai đoạn cần tập trung cao độ. Phần nữa, mỗi nét vẽ đẹp giúp cho sản phẩm có hồn hơn.
Con gái anh Hưng làm lân từ năm 11 tuổi
Trên đầu lân, cùng với những tình tiết quan trọng, nơi cần lưu ý nhất mỗi lúc hoàn thành tác phẩm đó chính là mắt. Hồn túy của mỗi con lân được mọi người hay chú ý đó là đôi mắt, đôi mắt càng đẹp, càng tôn vẽ đẹp của sản phẩm người múa”, chị My bày tỏ.
Quán xuyến phần đuôi và quần lân, vợ anh Hưng, chị Phùng Thị Hòa đang chuẩn bị cho những bộ lân cuối cùng dịp trung thu này, chị hớn hở: “Năm nay ổn định hơn năm trước nhiều, doanh thu khoảng 320 triệu. Trừ vốn, vật liệu ra, không kể công cán lời khoảng 200 triệu đồng”.
Trừ vốn, vật liệu ra, không kể công cán thì năm nay lời khoảng 200 triệu đồng Chị Hòa thông tin thêm, năm nay gia đình chỉ làm lân lớn, những năm tới sẽ trở lại làm đầu lân nhỏ, thêm với đó tập trung thêm mặt hàng ông địa để phục vụ thị trường.
Bài cúng Rằm tháng 8 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
Tết Trung thu không chỉ là Tết thiếu nhi, Tết đoàn viên còn là dịp để con cháu thể hiện lòng thành kính với ông bà, tổ tiên đã khuất.">Người Hội An thâu đêm làm lân, lãi lớn mùa trung thu
John, ngồi kế bên, bảo tôi rằng, anh ấy không bao giờ ngủ trưa, và ở Mỹ - quê hương anh, gần như không có văn hóa ngủ trưa. Thông thường, sau khi ăn trưa, John xem YouTube, nghe nhạc trên máy tính hoặc lướt điện thoại.
Tôi giải thích rằng, đây gần như là một phần thói quen của tôi, nhất là trong những ngày nắng nóng. Tôi thường uống một cốc cà phê loãng trước khi ngủ trưa trong khoảng 10-20 phút. Phương pháp kết hợp caffeine và giấc ngủ ngắn như vậy gọi là coffee nap, giúp tôi sảng khoái hơn, tăng sự tỉnh táo và giảm cảm giác mệt mỏi sau khi thức dậy, từ đó nâng cao năng suất làm việc và tập trung.
Chỉ sau một thời gian ngắn, John cũng bắt chước tôi và anh cảm thấy đôi mắt đỡ khô mỏi và thoải mái hơn rất nhiều.
Tìm hiểu về văn hóa ngủ trưa ở các nước trên thế giới, tôi nhận ra nhiều điều thú vị. Ngủ trưa là thói quen phổ biến ở không ít quốc gia, và lý do đằng sau việc này thường liên quan đến các yếu tố văn hóa, lối sống, đặc biệt là khí hậu. Nhiệt độ và độ ẩm không khí cao làm cho cơ thể dễ mệt mỏi hơn. Ngủ trưa giúp phục hồi năng lượng và làm dịu cơ thể trong những ngày nắng nóng.
Ngoài một số nước châu Á, tại châu Âu, cụ thể là khu vực Địa Trung Hải với khí hậu ấm áp, Tây Ban Nha nổi tiếng với văn hóa "siesta". Người Italy cũng có thói quen ngủ trưa, gọi là "riposo"- cửa hàng và văn phòng tại các thị trấn nhỏ thường đóng cửa vào buổi trưa để mọi người nghỉ ngơi và ăn trưa cùng gia đình. Mexico và Brazil ở Mỹ Latin cũng có văn hóa ngủ trưa tương tự Tây Ban Nha.
Ở phần lớn quốc gia Âu-Mỹ còn lại, ngủ trưa ở công sở không phổ biến, do lịch trình làm việc và quan niệm về sự chuyên nghiệp. Tuy nhiên, xu hướng này đang dần thay đổi khi các nghiên cứu về lợi ích của giấc ngủ ngắn ngày càng được công nhận rộng rãi.
Các công ty công nghệ lớn tại Thung lũng Silicon như Google, Facebook hay Apple bắt đầu chú trọng đến việc cung cấp không gian nghỉ ngơi cho nhân viên, bao gồm cả khu vực ngủ trưa. Trong những năm gần đây, một số doanh nghiệp công nghệ tại Singapore bao gồm SAP, Google và Shopee, đã lắp đặt các ghế ngủ tại văn phòng. Đại học Công nghệ Nanyang NTU còn thiết lập một buồng nghỉ ngơi trong thư viện cho sinh viên vào năm ngoái.
Việc coi trọng giấc ngủ là rất quan trọng. Một nghiên cứu của RAND Corporation vào năm 2018 chỉ ra rằng thiếu ngủ có thể gây mất tới 3% GDP của một quốc gia. Theo nghiên cứu gần đây, hơn một phần tư số lao động thuộc thế hệ Gen Z tìm kiếm các lợi ích tại nơi làm việc giúp họ đối phó với căng thẳng, bao gồm các buồng ngủ ngắn, phòng thiền và ghế massage tự động.
Trên bàn, dưới đất, hay ngay cả trên ghế làm việc chính, là hình ảnh những người công sở Việt Nam chật vật với giấc ngủ trưa. Trong không gian hạn chế, họ thường phải chiến đấu với sự mệt mỏi và cảm giác buồn ngủ sau buổi ăn trưa. Chất lượng giấc ngủ không đảm bảo, mặt khác còn ít nhiều ảnh hưởng đến mỹ quan công sở.
Vì vậy, thiết kế không gian nghỉ trưa ở công sở là vô cùng quan trọng để đảm bảo nhân viên có môi trường nghỉ ngơi hiệu quả, gần với khu vực làm việc nhưng vẫn đảm bảo sự riêng tư.
Về diện tích, mỗi chỗ nghỉ ngơi nên có khoảng từ 1,5 đến 2 mét vuông đủ không gian cho một chỗ nằm. Sức chứa của khu vực cũng nên phù hợp với quy mô công ty, thường khoảng 30-40% tổng số nhân viên, để đảm bảo không gian luôn thoải mái và không quá đông đúc.
Có những tiêu chuẩn nhất định đối với khu vực nghỉ trưa, về nhiệt độ, ánh sáng, vùng phân chia nam nữ. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào ở Việt Nam cũng có điều kiện đáp ứng ngay được, nên theo tôi, có thể trang bị một số tiện nghi cơ bản như ghế nằm, chăn, gối gấp gọn. Điều này khuyến khích nhân viên thực hiện thói quen ngủ trưa lành mạnh, giúp họ cảm thấy sảng khoái và chuẩn bị tinh thần cho các hoạt động làm việc chiều.
Sau đại dịch, nhiều doanh nghiệp khuyến khích nhân viên kết hợp linh hoạt giữa tới công ty và làm việc từ xa nếu có thể. Vì thế, văn phòng trở nên rộng rãi hơn. Các công ty có thể tận dụng các phòng họp không sử dụng vào giờ nghỉ trưa để chuyển đổi thông mình thành khu vực nghỉ ngơi cho nhân viên.
Quan tâm đến sức khỏe tinh thần và năng suất của nhân viên là mục tiêu quan trọng mà mọi doanh nghiệp đều cân nhắc một cách nghiêm túc, đặc biệt trong bối cảnh áp lực công việc và sự cạnh tranh ngày càng tăng cao.
Trình Phương Quân
">Ngủ trưa nơi công sở
Nhận định, soi kèo Thanh Hóa vs Quảng Nam, 18h00 ngày 23/2: Đối thủ yêu thích
Sáng 1/4, Tổng cục Thống kê bắt đầu tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. Đây là cuộc tổng điều tra lần thứ 5, quy mô lớn nhất từ trước tới nay với sự tham gia của hơn 110.000 điều tra viên; 9.300 giám sát viên các cấp.
Hoạt động này nhằm thu thập thông tin cơ bản về dân số và nhà ở phục vụ nghiên cứu, phân tích lĩnh vực này trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
">Gần 120.000 người tham gia tổng điều tra dân số toàn quốc
- Những ngày gần đây, hàng nghìn người Ý đã chia sẻ trên mạng xã hội bức ảnh ghi lại cảnh một người mẹ dán lên phía sau xe của con gái một tờ giấy. Trên tờ giấy có dòng chữ: "Con gái tôi mới lái xe. Làm ơn đừng bóp còi nó, kẻo nó sợ hãi, luống cuống. Cám ơn".
Đằng sau chiếc xe còn có một tờ giấy ghi chữ "P" (mới lái) rất nhiều người mới có bằng hoặc mới tập lái ở Ý dán vào sau xe.
Bà mẹ Ý thỉnh cầu mọi người đừng bóp còi vì con gái bà mới tập lái xe
Lời thỉnh cầu rất giản dị và chân thành của người mẹ được nhiều người Ý chia sẻ bởi họ cảm động trước tình yêu của bà dành cho cô con gái. Nhưng câu chuyện không chỉ liên quan đến tình mẫu tử mà còn là vấn đề còi xe.
Ở Ý, người ta cũng bóp còi nhưng không ầm ĩ và inh ỏi như ở mình. Tại các nước văn minh, người tham gia giao thông rất hạn chế dùng còi xe.
Họ dùng chủ yếu là để cảnh báo, để chào nhau, để phản đối một ai đó đi ẩu, đi không đúng luật hoặc để nhắn nhủ một ai đó để xe chắn lối mình nên điều chỉnh lại xe.
Những người mới lái hay gắn chữ "P" phía sau để báo cho mọi người rằng tay lái mình còn non, nếu "có gì thì bỏ quá cho họ".
Nhà báo Trương Anh Ngọc Ở Việt Nam, tiếng còi xe là một trong những nguồn gây ô nhiễm tiếng động nghiêm trọng.
Người ta bóp còi bởi tâm lí lo sợ. Họ sợ ai đó từ ngõ đâm ra không nhìn thấy mình, sợ muộn giờ, sợ hoặc muốn cảnh cáo người khác đi vào làn của mình. Nhưng đi kèm với nỗi sợ ấy là một tâm trạng khác, khiến tiếng còi trở thành một thứ vũ khí.
Tiếng còn giờ đây mang một thông điệp là: "Tránh ra cho tôi đi" bất kể "tôi" đi đúng hay sai, ngược chiều hay đúng chiều, đèn đỏ còn bao nhiêu giây. Tâm lí ấy trở thành một thứ ám ảnh, khiến ngón tay tài xế lúc nào cũng sẵn sàng bóp còi, bóp một cách inh ỏi.
Thế rồi khi người đi đường trở nên bất lực vì mắc kẹt trong một mớ bùng nhùng không ra hàng lối, tiếng còi thể hiện sự cáu kỉnh và bất lực của họ. Người ta sẵn sàng mắng người khác, thậm chí đánh người khác chỉ vì họ bị cản trở, vì họ cảm thấy khó chịu với bao nỗi bực dọc trong người, và vì họ cảm thấy người kia không đi theo "luật" của mình.
Giao thông Việt Nam trở thành một tấm gương phản chiếu cách mà người ta đối xử với nhau trong xã hội, khi sự tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng cả sự khác biệt về quan điểm không hề tồn tại.
Nếu như trên Facebook, văn hoá tranh luận là thứ xa xỉ, bởi vì chỉ cần không vừa ý là hùa theo "ném đá" kiểu số đông, đưa những người mà họ không thích lên "giàn thiêu", thì ở ngoài đường chúng ta đã và đang cư xử với nhau cũng rất tệ.
Người này coi người kia là kẻ ngáng đường mình, ăn cắp thời gian của mình, ảnh hưởng đến công việc riêng của mình... Vì vậy, họ thoải mái bóp còi mọi lúc, mọi nơi...
Sau khi bị hỏng, xe tôi đã được chữa xong còi từ lâu nhưng tôi không dùng nó. Tôi không vội vàng gì cả, tôi đi đúng làn, đúng đường, cũng không muốn phải cố gắng vượt ai trong một cuộc chạy đua hết sức vô lí để kịp làm một điều gì đó cho bản thân.
Chúng ta nên biến mỗi cuộc ra đường thành một cuộc vui trong khuôn khổ luật pháp và tôn trọng, đừng biến nó thành một cuộc "tra tấn" lẫn nhau trên mỗi con đường.