您现在的位置是:NEWS > Nhận định
Nhận định, soi kèo Stoke City vs QPR, 22h00 ngày 29/3: Khó cho cửa dưới
NEWS2025-04-01 03:10:58【Nhận định】3人已围观
简介 Hư Vân - 29/03/2025 04:35 Nhận định bóng đá g âm lịch 2024âm lịch 2024、、
很赞哦!(6)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Monchengladbach vs RB Leipzig, 21h30 ngày 29/3: Khó cho khách
- Ông Musk hứa giúp Mỹ tiết kiệm 2.000 tỷ USD nếu ông Trump đắc cử
- Quân nổi dậy tại Syria chiếm Idlib và 2 sân bay ở Aleppo
- Bốn bà cháu người Mỹ gốc Việt qua đời do hỏa hoạn ở Texas
- Nhận định, soi kèo Fagiano Okayama vs Yokohama F. Marinos, 10h55 ngày 29/3: Bắt nạt tân binh
- Căn nhà "mỏng" như bức tường trên con đường nghìn tỷ đồng ở Hải Phòng
- Quang Hải lập ‘siêu phẩm’ và những thách thức phía trước
- Ukraine đưa quân tiếp viện qua biên giới, Nga đánh trả giành lại lãnh thổ
- Nhận định, soi kèo Wuhan Three Towns vs Zhejiang Professional, 18h35 ngày 28/3: Chiến thắng đầu tay
- 'Dính' tắc đường khi trở lại thành phố sau kỳ nghỉ lễ 2/9, lái xe cần làm gì?
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Esteghlal vs Kheybar Khorramabad, 22h45 ngày 28/3: Khó đòi nợ
Lão tướng Đào Ngọc Thanh từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Vinaconex
Ninh An
(Dân trí) - Ông Đào Ngọc Thanh từ nhiệm chức vụ vì lý do tuổi cao, phải điều trị dài ngày.
Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex - mã chứng khoán: VCG) vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị về việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT đối với ông Đào Ngọc Thanh kể từ ngày 26/7. Ông Thanh có nguyện vọng cá nhân xin từ nhiệm vì tuổi cao, phải điều trị dài ngày.
Hội đồng quản trị Vinaconex đồng thời cũng thông qua việc bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Tới - Thành viên HĐQT - thay thế vị trí của ông Thanh. Ông Tới hiện là Phó tổng giám đốc của Vinaconex.
Cùng ngày 26/7, HĐQT doanh nghiệp này cũng ban hành nghị quyết thông qua việc thành lập Hội đồng chiến lược gồm 8 thành viên. Trong đó, ông Đào Ngọc Thanh làm Chủ tịch Hội đồng. Ông Nguyễn Hữu Tới làm Phó chủ tịch Hội đồng.
Vinaconex cho biết Hội đồng chiến lược có chức năng nghiên cứu, đánh giá toàn diện về hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty; đề xuất các nội dung liên quan đến chiến lược, định hướng phát triển tổng công ty để Hội đồng quản trị xem xét phê duyệt hoặc trình Đại hội cổ động xem xét phê duyệt và giao ban điều hành triển khai thực hiện.
Chủ tịch Hội đồng là người xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của hội đồng, báo cáo HĐQT phê duyệt để thực hiện.
Ông Đào Ngọc Thanh sinh ngày 30/12/1946 tại huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Ông vốn là kỹ sư xây dựng và trở thành giảng viên tại trường đại học Xây dựng từ năm 1971. Ông Thanh hiện có bằng tiến sĩ xây dựng.
Ông Đào Ngọc Thanh rời ghế Chủ tịch HĐQT Vinaconex (Ảnh: Vinaconex).
Từ năm 2004, ông Thanh bước chân vào lĩnh vực kinh doanh với vị trí Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Ecopark. Ông Thanh kiêm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Cotana.
Cuối năm 2018, SCIC tiến hành thoái vốn cổ phần Nhà nước tại Vinaconex. Thị trường bất ngờ với thông tin Công ty An Quý Hưng, vốn điều lệ chỉ 500 tỷ đồng, trở thành công ty mẹ của Vinaconex. Thời điểm này vốn hóa của Vinaconex lên tới 12.000 tỷ đồng.
Một thời gian ngắn sau, An Quý Hưng chuyển nhượng toàn bộ gần 278 triệu cổ phiếu VCG, tương đương 62,9% vốn điều lệ cho Công ty cổ phần Đầu tư Pacific Holdings (Pacific Holdings). Sau giao dịch, Pacific Holdings chính thức thay thế An Quý Hưng trở thành công ty mẹ của Vinaconex.
Năm 2019, ông Đào Ngọc Thanh chính thức trở thành Chủ tịch HĐQT của Vinaconex, đại diện cho phần vốn của Pacific Holdings tại doanh nghiệp này.
Đầu năm 2019, ông Nguyễn Hữu Tới cũng được bầu vào HĐQT Vinaconex. Ông Tới sinh năm 1959. Hiện ông còn giữ vị trí chủ tịch HĐQT các công ty liên quan tới Vinaconex như Công ty cổ phần Xây dựng số 12, Công ty cổ phần Vinaconex Dung Quất, Công ty cổ phần Vinaconex 16, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Giáo dục Lý Thái Tổ,…
">Lão tướng Đào Ngọc Thanh từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Vinaconex
Hé lộ động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm nay
Ninh An
(Dân trí) - Việc mở rộng thí điểm chính sách đặc thù được kỳ vọng sẽ là bước đột phá về thể chế, khơi thông các điểm nghẽn về nguồn lực cho nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng năm nay và các năm tiếp theo.
Trong khó khăn, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á
Ông Nguyễn Đức Tâm - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư - tại một sự kiện mới đây đã điểm lại bức tranh kinh tế vĩ mô Việt Nam trong nửa đầu năm.
Theo ông, từ đầu năm đến nay, tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, bất ổn, khó lường hơn, có những yếu tố thay đổi rất nhanh, nằm ngoài khả năng dự báo của các nước và tổ chức quốc tế, tạo sức ép lớn lên tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô và việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Trong khi đó, nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp, xuất khẩu… mặc dù đã phục hồi tích cực nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh ở các thành phố lớn phải sang nhượng, trả lại mặt bằng thuê ở cả các trung tâm thương mại, tuyến phố trung tâm.
Trong bối cảnh thách thức, nền kinh tế 6 tháng vẫn đạt được 6 nhóm kết quả tích cực dưới sự điều hành của Chính phủ. Tăng trưởng tiếp tục được thúc đẩy trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế quý I đạt 5,66% so với cùng kỳ, cao hơn kịch bản đề ra tại Nghị quyết số 01 của Chính phủ là 5,6%. Đây là mức tăng trưởng cao nhất ASEAN. Ví dụ, tốc độ tăng trưởng của Indonesia là 5,11%, Malaysia tăng 4,2%, Singapore tăng 2,7%, Thái Lan tăng 1,5%.
Các chỉ tiêu, chỉ số về sản xuất kinh doanh, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, tiêu dùng, du lịch, đầu tư, doanh nghiệp, thị trường chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp… tích cực hơn qua từng tháng.
Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết với xu hướng này tốc độ tăng trưởng quý II và 6 tháng được kỳ vọng tiếp tục tích cực, dự báo có thể đạt mức cao theo kịch bản đề ra tại Nghị quyết số 01 lần lượt là 6,2% và 6%.
Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm (Ảnh: MPI).
Thứ hai, Việt Nam tiếp tục tập trung nguồn lực để ưu tiên đầu tư các dự án lớn, đặc biệt là dự án đường cao tốc, trọng điểm, liên vùng, hạ tầng năng lượng. Ví dụ như vượt thu ngân sách trung ương năm 2023 cho chi đầu tư phát triển khoảng 27.000 tỷ đồng, Chính phủ đã dành khoảng 20.000 tỷ đồng cho các dự án trọng điểm, liên vùng.
Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo nghiên cứu để phát hành thêm 100.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ đầu tư các dự án trọng điểm quốc gia.
Đến nay, cả nước có khoảng 2.000 km đường cao tốc đi vào hoạt động; mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2025 có khoảng 3.000 km đường cao tốc là có thể đạt được.
Thứ ba, công tác hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đạt nhiều kết quả rõ nét. Quyết tâm cải cách được thúc đẩy mạnh mẽ ở tất cả các cấp, các ngành và các địa phương.
Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua Luật Đất đai; chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khẩn trương sửa đổi, ban hành các văn bản hướng dẫn, trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản sớm hơn 5 tháng so với thời điểm có hiệu lực của Luật.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu, sửa đổi Luật Đầu tư công; rà soát tổng thể vướng mắc trong các quy định pháp luật, nhất là về phân cấp, phân quyền để trình Quốc hội xem xét, tháo gỡ.
Động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế năm nay
Tổng kết việc thực hiện các cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù cho một số địa phương và các dự án giao thông đường bộ, để trình cấp có thẩm quyền mở rộng áp dụng đối với các chính sách có hiệu quả; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai tại một số địa phương để xem xét, trình cấp có thẩm quyền cho phép áp dụng tại các địa phương khác.
"Việc triển khai hiệu quả các chính sách này kỳ vọng sẽ là bước đột phá về thể chế, khơi thông các điểm nghẽn về nguồn lực cho nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng năm 2024 và các năm tiếp theo", ông Tâm cho biết.
Thứ tư, công tác quy hoạch đã cơ bản hoàn thành. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành toàn bộ 6/6 quy hoạch vùng; tổ chức các hội nghị điều phối vùng, hội nghị của các địa phương để công bố quy hoạch gắn với xúc tiến đầu tư. Đây là cơ hội để sắp xếp lại không gian phát triển của cả nước, tạo động lực tăng trưởng nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Thứ năm, Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI. Số vốn FDI thực hiện 5 tháng đạt khoảng 8,25 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ; vốn FDI đăng ký mới đạt hơn 7,9 tỷ USD, tăng 50,8%. Nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn toàn cầu tiếp tục đến tìm hiểu môi trường đầu tư tại Việt Nam.
Thứ sáu, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, các ngành công nghiệp chíp, bán dẫn… tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ.
">Hé lộ động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm nay
Bị chặn xuống hầm, ô tô cư dân TNR Gold Season xếp hàng dài trên đường
Trần Kháng
(Dân trí) - Do bị khóa thẻ gửi xe dưới hầm, hàng chục ô tô xếp hàng dài trên đường nội khu của chung cư TNR Gold Season (Hà Nội) gây ra lộn xộn, ùn tắc giao thông khu vực xung quanh.
Mâu thuẫn leo thang
Việc tăng phí gửi ô tô từ 1,2 triệu đồng lên 1,5 triệu đồng/xe/tháng của chủ đầu tư và ban quản lý tòa nhà chung cư TNR Gold Season 47 Nguyễn Tuân, phường Thanh Xuân Trung không nhận được sự đồng thuận của nhiều cư dân. Điều này đã tạo mâu thuẫn giữa các bên, ảnh hưởng tới tình hình trật tự, an ninh trong khu vực nhiều ngày qua.
Ô tô đỗ hàng dài trên đường nội khu của chung cư TNR Gold Season 47 Nguyễn Tuân do không được xuống hầm tối 27/4 (Ảnh: Hà Phong).
Trong văn bản mới nhất của UBND phường Thanh Xuân Trung gửi Công ty cổ phần bất động sản Mỹ (chủ đầu tư) và Công ty cổ phần đầu tư và quản lý bất động sản TN Property Management (TNPM - đơn vị quản lý vận hành) ngày 26/4 đã yêu cầu: 2 công ty trên thực hiện nội dung đã thống nhất tại buổi làm việc ngày 19/4 trước đó giữa UBND phường cùng các bên liên quan.
Cụ thể, chủ đầu tư và đơn vị quản lý vận hành cần tạm dừng việc cắt hợp đồng trông giữ ô tô đối với các trường hợp nộp phí trông giữ, kể cả những trường hợp tạm nộp mức phí thỏa thuận là 1,2 triệu đồng; tạm thời không ký hợp đồng mới, thay thế các hợp đồng cũ đối với cư dân tại khu chung cư cũng như các hợp đồng bên ngoài để tránh mâu thuẫn giữa cư dân; tiếp tục phối hợp cùng ban quản trị để thỏa thuận giá trông giữ phương tiện tại chung cư, tránh mâu thuẫn leo thang, mất đoàn kết trong cư dân…
Tuy nhiên, vào tối 27/4, nhiều ô tô của cư dân chung cư TNR Gold Season đã xếp hàng dài trên đường nội khu của chung cư này.
Giao thông đường Nguyễn Tuân cũng bị ùn tắc do ảnh hưởng từ sự việc tối 27/4 (Ảnh: Hà Phong).
Trao đổi với Dân trísáng 28/4, ông Vũ Việt Phú - Trưởng ban quản trị nhà chung cư TNR Gold Season - cho biết, đến nay, ban quản lý tòa nhà đang khóa thẻ xe với những căn hộ đóng tiền sau ngày 19/4. Ban quản trị đã có nhiều văn bản yêu cầu chủ đầu tư và ban quản lý tòa nhà dừng ngay hành động khóa thẻ xe của cư dân đã đóng tiền.
"Việc ban quản lý khóa thẻ xe, không cung cấp dịch vụ của cư dân đóng tiền sau ngày 19/4 là không có cơ sở, áp đặt. Cư dân có quyền đỗ xe có trả phí. Cư dân vui lòng vẫn đóng số tiền gửi xe giá cũ là 1,2 triệu đồng cho đến khi có sự thống nhất của cư dân, ban quản trị và chủ đầu tư", ông Phú nêu.
Để giải quyết việc này, ngày 26/4, Công ty cổ phần đầu tư và quản lý bất động sản TN Property Management đã có văn bản gửi ban quản trị tòa nhà để làm việc trong chiều 28/4. Theo văn bản này, các thành phần làm việc có đại diện UBND phường, chủ đầu tư, ban quản lý, cư dân và ban quản trị.
Chủ đầu tư chưa bàn giao hạ tầng cho chính quyền
Phản ánh thêm, ông Phú cho biết, chung cư TNR Gold Season đi vào hoạt động và cư dân sinh sống ổn định đã được 5 năm. Tuy vậy, đến nay, chủ đầu tư vẫn chưa hoàn thành trách nhiệm đối với công tác phân định chung - riêng, cũng như chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp quỹ bảo trì đối với phần diện tích khác trong nhà chung cư mà chủ đầu tư giữ lại, không bán, chưa cho thuê mua…
Cụ thể, Ban quản trị tòa nhà TNR Gold Season đã nhiều lần có văn bản yêu cầu chủ đầu tư thực hiện phân định chung riêng. Trong đó, phân định rõ diện tích cũng như các vị trí đỗ xe máy, xe đạp, xe cho người tàn tật, chỗ gửi xe phục vụ khu trung tâm thương mại cũng như diện tích và vị trí đỗ ô tô do chủ đầu tư quản lý sử dụng theo quy định.
Ban quản trị cũng yêu cầu chủ đầu tư hoàn thành ngay nghĩa vụ nộp quỹ bảo trì đối với phần diện tích khác trong nhà chung cư mà chủ đầu tư giữ lại, không bán, chưa cho thuê mua hoặc chưa bán tính đến thời điểm bàn giao đưa nhà chung cư vào sử dụng theo quy định.
Trao đổi với Dân tríliên quan tới sự việc này, Nguyễn Mạnh Đạt - Chủ tịch UBND phường Thanh Xuân Trung - cho biết, trong thời gian qua, phường đã nhiều lần tổ chức làm việc, hòa giải nhưng các bên vẫn chưa đồng thuận. Bên cạnh đó, UBND phường cũng nhiều lần đôn đốc yêu cầu chủ đầu tư bàn giao hạ tầng tòa nhà cho chính quyền địa phương.
Trước đó, ngày 21/4, đại diện truyền thông của chủ đầu tư cho biết, hiện tại, cư dân đã đóng 1,2 triệu đồng/xe/tháng theo mức phí cũ vẫn được sử dụng dịch vụ. Còn đối với những cư dân không đóng phí thì đơn vị quản lý vận hành tòa nhà sẽ từ chối cung cấp dịch vụ.
"Chủ đầu tư, ban quản lý vận hành tòa nhà và ban quản trị, cư dân sẽ tiếp tục trao đổi với nhau về việc tăng phí gửi ô tô này đến khi có sự thống nhất", vị đại diện này nói và khẳng định, việc tăng giá trông giữ xe tại chung cư này đều thực hiện đúng theo quy định của UBND TP Hà Nội.
">Bị chặn xuống hầm, ô tô cư dân TNR Gold Season xếp hàng dài trên đường
Soi kèo góc Strasbourg vs Lyon, 2h45 ngày 29/3
Giá căn hộ Hà Nội đã tăng và tiếp tục tăng, vượt TPHCM
Khổng Chiêm
(Dân trí) - Giá căn hộ Hà Nội tăng "nóng" kể từ đầu năm đến nay, ghi nhận tiệm cận TPHCM. Chuyên gia dự báo giá có thể tiếp tục tăng và cao hơn TPHCM từ 3% đến 5%.
Tại hội thảo thị trường do Cafelandtổ chức sáng nay (24/10), ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt - Giám đốc Bộ phận Tiếp thị Nhà ở, CBRE Việt Nam - dự báo giá căn hộ chung cư tại Hà Nội sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, có thể chạm ngưỡng 66-67 triệu đồng/m2 vào cuối năm nay. Sang năm 2025, giá căn hộ Hà Nội được dự đoán tiếp tục tăng, ở mức giá cao hơn 3-5% so với TPHCM.
Trả lời phóng viên báo Dân trívề nguyên nhân tăng giá của căn hộ Hà Nội, ông Kiệt lý giải trong 3-5 năm trước, giá căn hộ Hà Nội thấp hơn trung bình 15-20% so với TPHCM. Tuy nhiên hiện tại, giá căn hộ Hà Nội đã tiệm cận với TPHCM.
Trong quý III, số liệu của đơn vị trên cho thấy giá căn hộ trung bình trên thị trường sơ cấp tại Hà Nội đã đạt 64 triệu đồng/m2, tăng 26% theo năm. Còn tại TPHCM, giá đạt 66 triệu đồng/m2, cao hơn Hà Nội không đáng kể.
Căn hộ chung cư tại TPHCM và Hà Nội đang cạnh tranh nhau về giá (Ảnh: Nam Anh).
Một trong những nguyên nhân đầu tiên được ông Kiệt kể đến là nguồn cung. Nguồn cung căn hộ mới tại TPHCM không nhiều, mức độ tăng giá khoảng 2-4%/năm. Ngược lại, Hà Nội được thúc đẩy tăng giá bởi những dự án đại đô thị lớn, diện tích vài trăm ha, mở rộng ở cả khu Đông và khu Tây.
Hà Nội cũng thu hút được nhiều dòng vốn đầu tư, nhiều chủ đầu tư phía Nam ra Bắc tìm kiếm quỹ đất, đem theo vô số các nhà đầu tư thân thuộc, tạo nhu cầu lớn trong ngắn hạn. Trong khi đó, TPHCM không có nhiều dự án lớn được phát triển ở giai đoạn này.
Ông còn nêu nguồn sản phẩm tại Hà Nội hiện nay có thiết kế và chất lượng tiệm cận TPHCM. Nhiều chủ đầu tư nước ngoài cũng đẩy mạnh đầu tư vào Hà Nội nên chất lượng sản phẩm ở thủ đô cũng tiệm cận TPHCM.
Quỹ đất, hạ tầng, sự quan tâm của chủ đầu tư, nhà đầu tư cùng một thời điểm là yếu tố thúc đẩy tăng giá tại Hà Nội. Nhiều dự án ở Hà Nội các năm trước được triển khai tốt, sản phẩm có tăng giá nhưng không nhiều như năm nay. Ngoài ra, yếu tố tâm lý cũng rất quan trọng.
"Trong một thời gian ngắn, nhiều người cùng đổ xô vào thị trường Hà Nội khiến thanh khoản các dự án mở mới cũng đạt 90-100%. Tốc độ và nhịp tăng giá trong 9 tháng diễn ra rất nhanh. Là người quan sát, chúng tôi thấy sự bất thường, trong đó bất thường về tâm lý khá nhiều, người mua sợ bỏ lỡ cơ hội đầu tư", ông Kiệt nói.
Nhiều đơn vị nghiên cứu trên thị trường cũng chỉ ra giá căn hộ Hà Nội đã tăng đáng kể trong thời gian qua.
Savills Việt Nam công bố quý III, giá sơ cấp căn hộ Hà Nội đạt trung bình 69 triệu đồng/m2, tăng 28% theo năm. Phân khúc giá phổ biến là căn hộ trên 4 tỷ đồng, chiếm 70% số lượng căn bán được. Căn hộ từ 2 tỷ đồng đến 4 tỷ đồng chiếm 29% thị phần.
Bà Đỗ Thu Hằng - Giám đốc Cấp cao Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn Savills Hà Nội - nhận định căn hộ ở Hà Nội vẫn thu hút nhờ tổng giá trị phù hợp, tính đa dụng và tiềm năng sinh lời so với các kênh đầu tư khác.
Bà Trang Bùi - Tổng giám đốc Cushman & Wakefield - cũng ghi nhận giá sơ cấp trung bình căn hộ Hà Nội đạt khoảng 70 triệu đồng/m2, tăng 26% theo năm. So với cùng kỳ năm trước, sự tăng giá này được thúc đẩy bởi nguồn cung mới đang tăng lên từ phân khúc cao cấp và hạng sang, trong khi nguồn cung căn hộ bình dân vẫn còn hạn chế.
Ông Sử Ngọc Khương - Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam - cho rằng ở thời điểm này, người dân có tiền thì cứ tích lũy và tìm mua sản phẩm phù hợp. Cả TPHCM và Hà Nội đều phải đương đầu với khó khăn về nhà ở đô thị. Giá căn hộ ngày càng tăng, tạo sức ép mua nhà cho người trẻ (thế hệ sinh năm 2000 trở đi). Dự báo người trẻ phải mất trung bình 20-30 năm để mua được căn nhà.
">Giá căn hộ Hà Nội đã tăng và tiếp tục tăng, vượt TPHCM
Vấn đề đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia từ sau năm 1979 được đề cập đến ít nhất là 3 lần trong 3 chủ đề khác nhau. (Ảnh: Thanh Hùng)
Ở cấp THCS, nội dung giáo dục lịch sử cũng nằm trong môn học tích hợp Lịch sử và Địa lí, được tổ chức dạy và học từ lớp 6 đến lớp 9.
Ở cấp học này, nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của giáo dục lịch sử là giúp học sinh có được kiến thức thông sử (cơ bản, cốt lõi, hệ thống) của Việt Nam, khu vực Đông Nam Á và thế giới. Do vậy, nội dung về hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở các vùng biên giới Tây Nam và phía Bắc sẽ được trình bày ở lớp 9, trong mạch nội dung “Việt Nam trong những năm 1976 – 1991”.
Đây cũng là nơi nội dung lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải và lợi ích quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc và ở Biển Đông được trình bày. Với tính chất của một nội dung thông sử, vấn đề này cũng sẽ chỉ được trình bày ở mức tóm lược những nguyên nhân và diễn biến, chủ yếu làm rõ vị trí và ý nghĩa của chúng trong diễn trình lịch sử dân tộc.
Ở cấp THPT, Lịch sử được tổ chức dạy và học với tính cách là một môn học độc lập. Các nội dung giáo dục sẽ được tổ chức thành những chủ đề và chuyên đề. Lịch sử hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở các vùng biên giới Tây Nam và phía Bắc sẽ tiếp tục được trình bày trong khuôn khổ của chủ đề “Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (từ tháng 8 năm 1945 đến nay)”. Chủ đề này sẽ được tổ chức dạy và học ở lớp 12.
Như vậy, lịch sử hai cuộc chiến tranh này được đặt trong một mạch nội dung cùng với cuộc Cách mạng tháng Tám, cuộc Kháng chiến chống thực dân Pháp và cuộc Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Cách đặt vấn đề như vậy sẽ giúp cho việc tìm hiểu về các cuộc chiến tranh này được đặt trên một hệ quy chiếu lịch sử đồng nhất là lịch sử quân sự - lịch sử kháng chiến và chiến tranh chống ngoại xâm.
Theo cách này, việc tìm hiểu lịch sử các cuộc chiến tranh của học sinh sẽ thuận lợi hơn, sâu sắc hơn, đồng thời cũng tránh được bất kỳ sự can thiệp nào vào nội dung của chương trình giáo dục lịch sử nhân danh “vấn đề nhạy cảm.”
Tương tự, lịch sử cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải và lợi ích quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc và ở Biển Đông sẽ được trình bày kĩ hơn trong ba chủ đề: “Lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông” (lớp 11) và “Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay” và “Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam” (lớp 12). Khi đặt vấn đề khá “nhạy cảm” này vào trong nội dung của các chủ đề như trên, vấn đề sẽ được xem xét trong cái nhìn toàn diện, hệ thống, vừa sâu sắc, toàn diện hơn và vì vậy, không ai còn có thể ngại ngùng về tính “nhạy cảm” của nó nữa.
Với cách thức cấu trúc nội dung như vậy, lịch sử các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc sẽ được đề cập đến ít nhất là 2 lần ở cấp THCS và THPT với mức độ và cách tiếp cận khác nhau. Riêng vấn đề đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia từ sau năm 1979 được đề cập đến ít nhất là 3 lần trong 3 chủ đề khác nhau.
Bị hạn chế về dung lượng lẫn thời lượng, theo ông giáo viên cần phải giảng dạy như thế nào để học sinh vẫn hiểu sâu, nhận thức đúng?
Trước đây, chúng ta vẫn học theo phương pháp tiếp cận nội dung; chẳng hạn như phải nhớ tất cả các diễn biến sự kiện. Nhưng giờ học sinh được tiếp cận theo phát triển năng lực. Do vậy phương pháp giảng dạy cũng cần phải thay đổi.
Học sinh được tiếp cận theo phát triển năng lực. Do vậy phương pháp giảng dạy cũng cần phải thay đổi. (Ảnh: Thanh Hùng)
Thứ nhất, giáo viên cần tập trung vào việc giúp học sinh nắm được phương pháp tìm hiểu về sự kiện, phân tích, đánh giá sự kiện và quá trình lịch sử. Chỉ cần trình bày tóm tắt các diễn biến chính, nhưng hướng dẫn học sinh thu thập, phê phán sử liệu có liên quan, phân tích làm rõ nguyên nhân, tính chất, vị trí và ý nghĩa của cuộc chiến tranh này.
Thứ hai, phải đặc biệt chú ý đến bản chất nhân văn, nhân bản của giáo dục lịch sử và mục tiêu cao cả nhất của giáo dục lịch sử là hướng đến tương lai hòa bình, hòa giải, hữu nghị và hợp tác. Vì vậy, phải hướng dẫn để học sinh tìm hiểu rõ nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp đã dẫn đến cuộc chiến, thông qua đó, làm rõ tính chất chính nghĩa của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của Nhà nước và nhân dân Việt Nam, tính chất phi nghĩa trong các hành vi gây hấn, khiêu khích, xâm lược của phía Trung Quốc.
Thứ ba, trong việc biên soạn sách giáo khoa, các học liệu kèm theo và nhất là trong giảng dạy, học tập về lịch sử cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc, cần phải làm rõ rằng việc nổ ra cuộc chiến đó là trái với truyền thống đoàn kết, hữu nghị, tương thân tương ái giữa hai dân tộc Việt Nam và Trung Quốc, trái với lợi ích cơ bản, lâu dài của hai quốc gia, hai dân tộc.
Thứ tư, quán triệt nguyên tắc khách quan, trung thực, trong giảng dạy, học tập, biên soạn sách giáo khoa và tài liệu tham khảo khác cần tránh che giấu sự thật, xuyên tạc và bóp méo sự thật lịch sử.
Khép lại quá khứ không có nghĩa là lảng tránh hay nói sai về quá khứ. Làm như vậy chỉ khiến cho nhận thức lịch sử trở nên tồi tệ hơn mà thôi.
Thứ năm, cần tuyệt đối tránh các ngôn từ, hình ảnh, lối trình bày mang tính gây hấn, biểu cảm, miệt thị. Các ngôn từ biểu cảm, miệt thị, như “chúng”, “quân địch”, “giặc”, “dã man”, “tàn bạo”, “khát máu” … không hề giúp cho các lập luận, phân tích, đánh giá gia tăng tính thuyết phục, trái lại, làm bộc lộ rõ thái độ định kiến, áp đặt, phiến diện, thiếu khách quan và do đó, thiếu tính thuyết phục.
Muốn chỉ ra những tính chất, đặc điểm nào đó của sự kiện, quá trình, nhân vật lịch sử thì nên để cho sử liệu tự cất lên tiếng nói khách quan, trung thực.
Chỉ có con đường hòa giải mới “giải độc lịch sử”
Một số nước cũng từng xảy ra xung đột như Việt Nam – Trung Quốc đã hòa giải thành công và đi đến sự thống nhất trong việc giảng dạy lịch sử. Chúng ta nên tham khảo gì từ họ?
Có thể kể đến như Đức và Pháp trong lịch sử đã có những cuộc chiến tranh đẫm máu: Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Chiến tranh Pháp - Phổ năm 1870,… Những cuộc chiến tranh như vậy đã tạo nên hố ngăn cách, cội nguồn thù hận.
Nhiều quốc gia cựu thù đã thành công trên con đường hòa giải lịch sử, cho nên người Việt Nam và người Trung Quốc hà cớ gì lại không thể. (Ảnh: Thanh Hùng)
Từ trước chiến tranh thế giới lần thứ hai, các nhà giáo dục và các nhà sử học của hai nước này nhận thấy cần phải giải quyết khối ung nhọt này. Họ đã tìm cách gặp gỡ nhau, cố gắng mấy chục năm không thành công. Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai vẫn nổ ra. Một lần nữa quan hệ giữa Đức và Pháp lại trở nên thù hận sâu sắc.
Đến tận năm 2003, Cộng đồng châu Âu đã thành lập những Nghị viện của thanh niên. Ở đó, những người trẻ được chọn đóng vai thành những nghị sĩ, cùng hội họp và bàn thảo “Nếu là nghị sĩ chúng ta sẽ quyết định những gì cho tương lai của đất nước”.
Nghị viện trẻ của hai nước Pháp và Đức đều ra Nghị quyết phải hòa giải lịch sử và phải đi đến một SGK Lịch sử chung dạy cho cả hai nước. Quyết nghị năm 2003 được Tổng thống Pháp và Thủ tướng Đức ủng hộ.
Đến năm 2006, cuốn sách Lịch sử chung đầu tiên của Pháp và Đức đã ra đời. Những nội dung về chiến tranh của hai nước trong Lịch sử đều được cả hai nước chấp nhận đó là một sự thực trong quá khứ và bây giờ không nên sống với thù hận.
Có thể nói đây là một tấm gương không chỉ cho Việt Nam với Trung Quốc mà giữa Việt Nam với Campuchia, giữa Việt Nam với Mỹ nên có những hoạt động hòa giải như vậy.
Đặc biệt với Việt Nam và Trung Quốc không chỉ có một cuộc chiến tranh xảy ra năm 1979, không chỉ có một hải chiến Hoàng Sa năm 1974, không chỉ có Gạc Ma năm 1988,… mà trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm đã có rất nhiều cuộc chiến. Đó là một sự thật.
Sự thật thứ hai là lịch sử về những cuộc chiến trong quá khứ như cuộc chiến tranh của nhà Hán đàn áp khởi nghĩa Hai Bà Trưng, cuộc chiến tranh của nhà Tống với nhà Lý, cuộc chiến tranh ba lần Mông Nguyên xâm lược Đại Việt,… đang được giảng dạy ở trong các trường phổ thông hai nước rất khác nhau.
Vậy thì điều tiếp tục cần làm ở đây là gì?
Do vậy bây giờ cần phải có sự nỗ lực toàn diện, khoa học, hệ thống, kiên trì lâu dài để hòa giải điều đó. Các nhà sử học, các nhà giáo dục của hai nước nên có những diễn đàn gặp gỡ nhau giống như ở Pháp và Đức. Mặc dù con đường hòa giải của hai nước diễn ra từ 1935 đến 2006 (tức khoảng 80 năm) mới cho ra được cuốn SGK Lịch sử chung cho cả hai nước nhưng nếu không bắt đầu sẽ không có kết thúc.
Tôi nghĩ cuộc chiến tranh năm 1979 đã lùi xa 40 năm. Bây giờ chính là lúc giới sử học của hai nước nên ngồi lại, thảo luận những nguyên tắc cơ bản để dạy về những vấn đề liên quan đến lịch sử hai nước.
Nhiều quốc gia cựu thù đã thành công trên con đường hòa giải lịch sử, cho nên người Việt Nam và người Trung Quốc hà cớ gì lại không thể. Nếu chúng ta cùng có trách nhiệm với tương lai của thế hệ trẻ hai nước, với tiền đồ của hai quốc gia, dân tộc.
Chỉ có thể bằng con đường hòa giải lịch sử thì chúng ta mới góp phần “giải độc lịch sử”, bắc thêm một nhịp cầu chắc chắn cho hai quốc gia, dân tộc vượt qua hận thù, định kiến của quá khứ, tiến đến bến bờ hòa bình, hữu nghị, hợp tác.
Tôi mong muốn rằng nhân dịp kỷ niệm 40 năm này hãy bắt đầu bằng việc xác định dạy cách nhìn nhận, đánh giá cuộc chiến tranh này để hòa giải giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc. Chỉ có điều đó mới mang lại một tương lai hòa bình, hữu nghị.
Thuý Nga - Thanh Hùng (Thực hiện)
Cuộc chiến chống quân xâm lược tháng 2 năm 1979
Nguyên nhân sâu xa của việc tấn công Việt Nam ở biên giới phía Bắc đầu năm 1979 có phải là nhằm làm suy yếu một nước Việt Nam thống nhất?
">Chiến tranh biên giới năm 1979 sẽ có mặt trong chương trình phổ thông mới ra sao?
Trứng loài chim hoang dã giống như vịt, 50 ngàn đồng/quả vẫn không có bán
Trứng chim le le dù kích cỡ nhỏ xíu mà giá đắt đỏ nhưng do số lượng ít ỏi và quý hiếm nên hầu như rất ít người được sở hữu.
Trước đây, anh Phạm Chiến ở Xuân Mai (Hà Nội) tận dụng diện tích bán trang trại vườn ao chuồng nhà mình thường xuyên chăn nuôi gà vịt. Nhưng mấy năm nay, được một người bà con ở Châu Thành (Tây Ninh) mách nước, gia đình anh Chiến chuyển sang nuôi loài chim độc đáo: chim le le (hay còn gọi là vịt trời).
Anh Chiến cho biết, so với chăn nuôi gà và vịt thì nuôi chim le le mau lớn, ít tốn công chăm sóc, chi phí thấp, giá bán cao hơn hẳn gấp 4-5 lần gà vịt. Nguyên nhân là vì chim le le luôn được coi là món ăn bổ dưỡng, được rất nhiều nhà giàu Việt ưa chuộng.
“Mấy năm trước, tôi chưa biết tới loại chim lạ tai này. Ông anh họ từ Tây Ninh về chơi, thấy trang trại nhà tôi rộng như vậy mà cho giá trị kinh tế thấp quá nên gợi ý tôi nuôi. Sau đó, anh mua giúp tôi 10 con để nuôi thử. Mỗi chú chim le le giá cũng lên tới 400.000 đồng”, anh Chiến nói.
Thời gian đầu, anh Chiến phải hỏi han rất kỹ về môi trường, thức ăn cho chim le le. Thường thì le le sống thành bầy trong các hồ nước ngọt, nhiều thực vật nên anh Chiến quây cả một góc đầm rộng để đảm bảo cho chim có không gian bơi lội và sải cánh. Ngoài ra, anh làm chuồng thông thoáng, rộng, có tường bao quanh thật cao để nhốt.
“Do đầm nhà tôi có nhiều cây cỏ dại và lục bình nên chim le le rất thích trú ẩn và đẻ trứng. Vì sống trong môi trường tự nhiên nên 10 chú le le sống rất khỏe mạnh, không bị dịch bệnh. Sau khi chim đẻ lứa trứng đầu tiên, tôi lại tiếp tục cho ấp và cứ thế nhân đàn lên. Hiện trong vườn nhà tôi lúc nào cũng có khoảng 100 con le le”, anh Chiến chia sẻ.
Theo anh Chiến, nếu các loại gia cầm khác chủ yếu ăn thóc lúa, ngô thì thức ăn của chim le le là lúa, rong rêu, lục bình, hạt và các loại thực vật trong nước. Chính bởi thế, dù thả nuôi nhưng thịt le le vẫn rất ngọt, thơm, không kém gì thịt chim le le sống tự nhiên
Chim le le nuôi đẻ trứng
Thịt chim le le khá cao, lên tới 400.000-500.000 đồng/kg
Thịt le le được cho là món ngon đại bổ, có khả năng phục hồi sức khỏe và tăng cường sinh lực nên giá bán khá cao. Khi nuôi từ 4 tháng trở lên có thể bắt đầu bán le le lấy thịt. Lúc rẻ nhất, thịt le le cũng có giá 350.000 đồng/kg. Thời điểm khan hiếm, thịt le le lên tới 500.000 đồng/kg.
“Dù thịt le le đắt đỏ như vậy nhưng nhà tôi và nhiều gia đình nuôi le le khác vẫn không đủ lượng cung cấp ra thị trường. Nuôi loại chim này không bao giờ sợ ế vì bán chạy lắm. Chẳng cần phải quảng cáo hay mang đi đâu bán, thương lái tự tìm đến từng nhà người nuôi để hỏi mua và đặt cọc trước”, anh Chiến cho hay.
Khi mua về ăn, làm thịt le le hệt như làm thịt vịt. Loại chim có mỏ dài, màu xám, đầu và chân cũng dài này có thể nấu cháo nguyên con hoặc luộc chấm với nước mắm, chanh, gừng, ớt. “Ăn le le theo cách nào cũng đều cảm nhận được ngay vị béo ngọt và thơm gần giống như vịt nhà nhưng không mềm bằng. Ngoài nấu cháo, luộc, le le còn được quay với nước cốt dừa hoặc có thể xáo măng, nấu canh chua,... cũng rất ngon ngọt, đậm đà”.
Ngoài nuôi le le thịt, anh Chiến còn nuôi nhiều cặp le le bố mẹ để lấy trứng bán. Một năm, le le đẻ khoảng 2-3 lần, mỗi lần chỉ được từ 8-10 trứng. Do đặc thù là loài chim sống dưới nước nhưng le le lại đẻ nơi khô ráo. Vì thế, chỗ nuôi phải bảo đảm vệ sinh và hạn chế được đặc tính hoang dã của loài chim này để chúng đẻ trứng thường xuyên.
Mỗi năm chim le le chỉ đẻ 2-3 lần, mỗi lần 8-10 quả trứng
Trứng chim le le có giá trị dinh dưỡng cao
“Chim le le nếu nuôi trong môi trường không phù hợp thì chúng rất ít khi đẻ trứng, thậm chí không đẻ. Học kinh nghiệm của nhiều người đi trước, để giảm bớt tính hoang dã của chúng, tôi dùng gà mái để ấp trứng le le. Nhờ đó trong quá trình ấp, tôi tiện tiếp cận và chăm sóc hơn. Loại trứng le le được gà mái ấp khoảng 26 ngày thì nở. Sau khoảng chục ngày nở thì le le con được nuôi riêng đàn”, anh Chiến kể.
Do số lượng trứng chim le le ít và tần suất đẻ lác đác nên loại trứng này rất quý hiếm và được bán với giá cao ngất 50.000 đồng/quả. Vì quý như vậy nên chẳng ai nỡ ăn trứng này. Cứ được vài quả là người nuôi lại tính cách cho ấp để nhân đàn lên, theo anh Chiến.
Anh Chiến đúc rút, chim le le thường ưa chuộng ăn những khoáng chất và chất cần thiết để sinh sản có trong đất nền, đáy ao. Vì thế, phải chú ý nếu nền đất, lòng ao hồ đã cạn dinh dưỡng, phải bổ sung thêm rong bèo, bùn đất, cá, tôm, cua, ốc, tép, khoáng, đạm, chất vôi... Đây là những chất cần thiết để le le sinh sản và đẻ trứng tốt.
Ngược lại, nếu thiếu những chất cần thiết này thì chim có thể khỏe mạnh, chịu trống tốt, con trống đạp con mái rất nhiều mà không đẻ được và không có trứng ấp để nhân đàn cho giá trị kinh tế cao.
">Trứng loài chim hoang dã giống như vịt, 50 ngàn đồng/quả vẫn không có bán