Thể thao

Bộ Tài chính, TP. Huế và BHXH Việt Nam dẫn đầu triển khai Chính phủ điện tử 2017

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Thể thao   来源:Thể thao  查看:  评论:0
内容摘要: Bảng xếp hạng thể hiện mức độ ứng dụng CNTT trong phát triển Chính phủ điện tử,ộTàichínhTPHuếvàBHXHbxh tây ban nhabxh tây ban nha、、

 Bảng xếp hạng thể hiện mức độ ứng dụng CNTT trong phát triển Chính phủ điện tử,ộTàichínhTPHuếvàBHXHViệtNamdẫnđầutriểnkhaiChínhphủđiệntửbxh tây ban nha quản lý, điều hành và cung cấp dịch vụ công tại các Bộ và cơ quan ngang Bộ, các cơ quan Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Sáng 5/7, tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) và UBND Tp. Hà Nội, Hội truyền thông số Việt Nam phối hợp với Sở TT&TT Hà Nội và công ty IDG Việt Nam tổ chức Hội thảo Quốc gia về Chính phủ điện tử với chủ đề Phát triển Chính phủ điện tử hướng tới nền hành chính hiện đại và hiệu quả.

{ keywords}
Ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển tuyền thông (IPS) công bố bảng đánh giá và xếp hạng phát triển Chính phủ điện tử Việt Nam 2017.

Tại hội thảo, đại diện Hội Truyền thông số Việt Nam đã công bố bảng xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT/xây dựng Chính phủ điện tử cho 3 khối: các Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2017.

Báo cáo đánh giá và xếp hạng phát triển Chính phủ điện tử Việt Nam 2017 là kết quả của sự hợp tác giữa Cục Tin học hoá (Bộ TT&TT) và Hội Truyền thông số Việt Nam.

{ keywords}
Bảng xếp hạng Chính phủ điện tử cấp tỉnh

Bảng xếp hạng này được xây dựng nhằm mục đích đánh giá mức độ ứng dụng CNTT trong phát triển Chính phủ điện tử, quản lý, triển khai, điều hành và cung cấp dịch vụ công tại các Bộ và cơ quan ngang Bộ, các cơ quan Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2017 thông qua việc xếp hạng các Bộ, ngành, địa phương.

{ keywords}
Bảng xếp hạng Chính phủ điện tử cấp Bộ và cơ quan ngang Bộ

Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng, kết quả xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT/xây dựng Chính phủ điện tử được công bố là cơ sở để các bộ, ngành, địa phương nắm được thực trạng, vị trí xếp hạng về mức độ ứng dụng CNTT của cơ quan mình.

“Từ đó, từng cơ quan, đơn vị sẽ có kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng CNTT, nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ đạo, điều hành và cải cách thủ tục hành chính, góp phần cải thiện Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam”, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng cho biết.

{ keywords}
5 tỉnh xếp hạng Chính phủ điện tử cao nhất

Đại diện Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển truyền thông (IPS) thuộc Hội Truyền thông số Việt Nam cho biết, với quan điểm chính quyền điện tử là cầu nối giữa chính quyền với người dân và doanh nghiệp, Báo cáo đánh giá và xếp hạng phát triển Chính phủ điện tử Việt Nam 2017 tập trung vào yếu tố cung cấp dịch vụ công trực tuyến đến người dân.

Trong đó, báo cáo tập trung đi sâu vào phân tích chỉ số thể hiện kết quả của quá trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến, số lượng hồ sơ trực tuyến được giải quyết, đặc biệt là ở hạng mục các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

Cụ thể, ở hạng mục xếp hạng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, theo báo cáo mới được công bố, việc cung cấp dịch vụ công chỉ ở mức trung bình với tỷ lệ dịch vụ có hồ sơ trực tuyến là 46,06%. Trong đó, Bộ Tài chính đi đầu với hơn 20 triệu hồ sơ được giải quyết trực tuyến.

Với hạng mục các cơ quan thuộc Chính phủ, BHXH Việt Nam là đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng CNTT để phát triển Chính phủ điện tử.

{ keywords}
5 Bộ, cơ quan ngang Bộ xếp hạng Chính phủ điện tử cao nhất

Còn ở hạng mục các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Huế là đơn vị đi đầu cả nước trong việc triển khai Chính phủ điện tử năm 2017. Đứng ở các vị trí tiếp theo là Đà Nẵng, Lâm Đồng, Quảng Ninh và TP.HCM. Hà Nội được xếp ở vị trí thứ 12 trong tổng số 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Báo cáo của Hội Truyền thông số Việt Nam và Cục Tin học hóa còn chỉ ra rằng, việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại các tỉnh trong năm 2017 còn chưa cao. Khoảng cách giữa các tỉnh trong việc phát triển Chính phủ điện tử hiện nay cũng là một vấn đề đáng lưu ý.

Đề cập đến việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến, theo báo cáo, số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 hoàn toàn không phản ánh đúng thực trạng phát triển Chính phủ điện tử tại các tỉnh.

Số lượng dịch vụ có phát sinh hồ sơ trực tuyến năm 2017 tại các tỉnh chỉ chiếm 11,54% tổng số dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Điều này dẫn đến tình trạng lượng hồ sơ giải quyết trực tuyến tại một số tỉnh còn rất thấp so với số lượng dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 của tỉnh.

Trọng Đạt

copyright © 2025 powered by NEWS   sitemap