Ranked Matchmaking (hệ thống tìm trận đấu xếp hạng) trong Dota 2đã trở thành dấu hiệu của niềm tự hào về khả năng cạnh tranh,ủViệtNamđạtkMMRbằngcáchgianlậbóng đá kết quả đua tài…Người chơi nhanh chóng leo hạng, phá vỡ các kỷ lục về số điểm MMR trước đây trong quãng thời gian trải nghiệm như là cách thể hiện khả năng và trình độ của họ - và đây cũng được coi là bước đệm để nhiều người gia nhập vào con đường game thủ chuyên nghiệp.
Vì thế, khi có một tài khoản đạt được con số 10.000 MMR xuất hiện trên BXH Đông Nam Á, nhiều người hẳn sẽ tò mò về nó. Tuy nhiên, nó không phải do kỹ năng của người chơi mà do tài khoản này là sản phẩm của hành vi lạm dụng, gian lận trong Dota 2. Người chơi này đơn giản chỉ việc dùng 10 tài khoản cùng boost rank trong một trận đấu.
Trong một Q&A được dịch lại trên Reddit, những người được cho là đã có hành vi boost rank cho biết sẽ “không chia sẻ” làm thế nào để tìm được một trận đấu chứa cả 10 tài khoản của mình. Tuy nhiên, họ khẳng định đã có hành vi gian lận trong Dota 2.
“Sự biến động về MMR ở tài khoản của tôi không ảnh hưởng đến ai cả”, họ viết. “Tôi không làm điều này chỉ vì mục tiêu cao cả khác muốn chứng tỏ như ‘Hệ thống xếp hạng này thật tệ’ hay ‘Tôi chỉ muốn Valve nhìn thấy vấn đề này’. Tôi không hủy hoại xếp hạng, hoặc làm điều này như một công việc…Tôi boosting vi tôi có thể và tôi thích thế.”
Vậy có được coi là trung thực không?
Boosting đã xuất hiện phổ biến với nhiều cách thức đa dạng khác nhau trong vài năm qua. Các phương thức boosting trong năm 2017 đã trở nên sáng tạo hơn hẳn thông thường, khi mà những người chơi có bậc xếp hạng thấp không chỉ tăng MMR thủ công.
Phần lớn các booster thường dựa vào party hai người in-game rồi tạo ra một trận đấu với máy. Booster team sẽ được tăng điểm, trong khi phần còn lại gồm các máy. Mỗi party xếp hàng chờ trên máy chủ có mật độ người chơi thấp hơn, tức là các booster sẽ làm cách nào đó lọt vào được server vắng vẻ để gặp được nhau trong trận đấu theo thiết lập. Như vậy, họ có thể dễ dàng để giành chiến thắng nhằm tập trung boosting cho một tài khoản cố định.
Toàn bộ Q&A là khá thú vị nếu theo dõi từ đầu tới cuối, mà phần lớn là những phản hồi có phần gay gắt tới từ phía các booster và người chơi phản đối hành vi gian lận. Ví dụ, người thực hiện Q&A tuyên bố, booster đang làm hại tới nền Dota 2Việt Nam – sự thật là chính booster này cũng thừa nhận và chỉ đáp lại: “Hình ảnh trước đây (Việt Nam) đã có là gì? Vị trí của nó là gì trên thế giới?”
Gamer(Theo Dot Esports)