您现在的位置是:NEWS > Nhận định
Ngành game Việt chỉ là “sân sau” cho các công ty nước ngoài
NEWS2025-02-07 17:43:03【Nhận định】8人已围观
简介Thị trường game Việt bị các công ty nước ngoài chiếm lĩnhNgành công nghiệp trò chơi điện tử trên mạnlich ngay amlich ngay am、、
Thị trường game Việt bị các công ty nước ngoài chiếm lĩnh
Ngành công nghiệp trò chơi điện tử trên mạng ở nước ta hiện nay thực chất chỉ là thị trường phát hành game cho nước ngoài và từ đó hưởng doanh thu theo tỷ lệ thỏa thuận.
Kết luận này được lấy từ tình hình thực tế khi gần 87% trò chơi điện tử trên mạng được phát hành hợp phát tại Việt Nam có xuất xứ nước ngoài,ànhgameViệtchỉlàsânsauchocáccôngtynướcngoàlich ngay am trong đó 69% đến từ Trung Quốc.
Đáng chú ý khi chỉ 23% doanh nghiệp được cấp Giấy phép G1 có hồ sơ đề nghị phê duyệt nội dung kịch bản trò chơi G1. Đây là các tựa game có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau đồng thời thông qua hệ thống máy chủ của doanh nghiệp cung cấp.
Game và các sản phẩm phục vụ cho việc chơi game là một ngành nghề kinh doanh mang lại doanh thu rất lớn. Ảnh: Trọng Đạt |
Theo Bộ TT&TT, một số doanh nghiệp chỉ lợi dụng việc có giấy phép G1 để xuất trình cho doanh nghiệp viễn thông và đơn vị thanh toán nhằm phát hành game không phép. Vụ Rikvip của Công ty CNC là trường hợp điển hình.
Bên cạnh đó, xuất hiện tình trạng các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác làm trung gian thanh toán cho các game không phép phát hành qua 2 kho ứng dụng Apple Store và CH Play.
Theo khảo sát sơ bộ của Cục Phát thanh Truyền hình & Thông tin điện tử (Cục PTTH&TTĐT - Bộ TT&TT), doanh thu từ game lậu chiếm 30% doanh thu toàn thị trường game Việt Nam.
Thực tế này cho thấy, những năm gần đây, thị trường game Việt Nam đã bị thiệt hại lớn bởi các tựa game không phép phát hành qua các kho ứng dụng dùng trên di động.
“Chợ” ứng dụng tiếp tay cho game lậu
Các kho ứng dụng là hình thức tiếp thị và phân phối ứng dụng hiệu quả nhất. Theo báo cáo tháng 1/2019 của We are social, trong năm 2018, có 2.739 tỷ ứng dụng trên điện thoại được tải qua các kho ứng dụng tại Việt Nam, chủ yếu trên 2 “chợ” ứng dụng CH Play và AppStore.
Doanh thu từ việc tải xuống các ứng dụng này ước khoảng 161 triệu USD. Top 10 các ứng dụng được tải nhiều nhất chủ yếu là game, các mạng xã hội Facebook, YouTube, TikTok, Zalo, ứng dụng chiếu phim Netflix… Điều này cho thấy các ứng dụng được tải và quan tâm nhất hiện nay chủ yếu là các dịch vụ nội dung.
Kho ứng dụng là hình thức tiếp thị và phân phối ứng dụng hiệu quả nhất. Tuy nhiên đây cũng là nơi "ẩn náu" của các game không phép, vi phạm pháp luật. |
Trách nhiệm của các kho phân phối ứng dụng còn chưa được quy định cụ thể. Đây là lý do giải thích cho sự xuất hiện của nhiều ứng dụng vi phạm pháp luật trên 2 “ứng dụng” của Google và Apple, trong đó có cả các tựa game không phép.
Bên cạnh đó, một trong những yếu tố quan trọng để game lậu vượt qua hàng rào quản lý, vẫn thu phí người chơi tại Việt Nam là nhờ các hình thức thanh toán đa dạng.
Thực tế cho thấy, người chơi có thể dễ dàng trả phí cho nhà phát hành ứng dụng thông qua các dịch vụ ngân hàng (thẻ tín dụng, ATM), các ví điện tử, tài khoản viễn thông và qua các cổng trung gian thanh toán đang được kết nối trên các kho ứng dụng.
Nhiều đơn vị trung gian thanh toán không thực hiện việc rà quét, sàng lọc để đảm bảo chỉ các ứng dụng/game hợp pháp mới được thanh toán. Điều này đã khiến công tác quản lý và ngăn chặn của các lực lượng chức năng gặp rất nhiều khó khăn.
Để khắc phục thực tế này, Bộ TT&TT đang đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
Một phần không nhỏ trong nội dung của Nghị định này bao gồm các điều khoản sửa đổi, bổ sung đối với những quy định về việc quản lý hoạt động của các trò chơi điện tử trên mạng. Việc ban hành Nghị định này sẽ bổ sung những công cụ pháp lý và chế tài cần thiết để các cơ quan chức năng có thể xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Trọng Đạt
很赞哦!(48)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Khonkaen United vs Prachuap, 19h00 ngày 2/2: Khó tin cửa trên
- Số ca mắc Covid
- Thầy thuốc mở lớp tập huấn chữa bệnh cho cộng đồng
- Việt Nam sẽ có bác sĩ 'bay'
- Nhận định, soi kèo Churchill Brothers vs Sporting Club Bengaluru, 17h00 ngày 3/2: Không thể cản bước
- Hà Tĩnh đào tạo an toàn thông tin mạng cho lãnh đạo CIO địa phương
- Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Malaysia
- Hacker Việt chưa buông tha tài khoản cựu cầu thủ Chelsea
- Nhận định, soi kèo Churchill Brothers vs Sporting Club Bengaluru, 17h00 ngày 3/2: Không thể cản bước
- Hợp tác đào tạo về an toàn, an ninh thông tin cho cộng đồng
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Ohod Medina vs Abha, 20h10 ngày 3/2: Tin vào Abha
- - Ông Nguyễn Đắc Hưng, Vụ trưởng vụ Giáo dục và Đào tạo, Dạy nghề, Ban Tuyên giáo Trung ương nói như vậy tại buổi giao lưu trực tuyến “Tự chủ đại học – Xu thế phát triển tất yếu” do báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp với Bộ GD-ĐT tổ chức sáng 25/10.
Theo ông Hưng, giáo dục Việt Nam nói chung, giáo dục đại học nói riêng luôn là lĩnh vực được toàn xã hội quan tâm. Đây vừa là thuận lợi nhưng cũng là khó khăn.
Nhìn lại tổng thể sau 5 năm đổi mới căn bản và toàn diện theo Nghị quyết 29, giáo dục đã làm được rất nhiều việc.
Ví dụ, đến giờ Việt Nam đã có 2 cơ sở đào tạo đại học lọt "top 1000" là 2 ĐHQG.
Hay như trước đây, chúng ta chỉ có 2 trường nằm trong top 400 trường đại học của châu Á thì giờ đã tăng lên thành 5 trường.
“Vừa qua, ĐHQG Hà Nội cũng đã thực hiện một khảo sát với 25.000 sinh viên của 50 trường đại học. Kết quả thu lại rất phấn khởi. 84% sinh viên ra trường có việc làm sau 12 tháng. Hoặc một chỉ số khác là số công trình nghiên cứu được công bố trong nước và quốc tế đã tăng gấp đôi giai đoạn trước đó. Một điều đáng phấn khởi khác là trước đây, chúng ta đánh giá trường ĐH dân lập còn hạn chế về chất lượng thì đến nay, một số trường ĐH theo kiểm định quốc tế được đánh giá cao, tạo nên cuộc cạnh tranh lành mạnh trong khối các trường ĐH toàn quốc” - ông Hưng nhìn nhận.
Tuy nhiên ông Hưng cũng cho rằng, giáo dục những năm qua, nhất là 5 năm vừa rồi còn đối mặt rất nhiều thách thức mà thách thức lớn nhất là đổi mới tư duy và niềm tin của xã hội với giáo dục.
Trong hội nhập sâu rộng quốc tế, tác động của cuộc cách mạng 4.0 là rất lớn nên đổi mới tư duy rất quan trọng, "trong khi một bộ phận không nhỏ giáo viên, nhân dân cũng thấy rằng, khó khăn trong đổi mới là vẫn có tư tưởng bao cấp trì trệ ở một bộ phận trường, giáo viên nào đó".
Đây là một thách thức, nếu không chuyển biến tư duy thì khó có thể thực hiện cộng cuộc đổi mới thành công.
Nhìn nhận "cần phải khắc phục niềm tin của xã hội với giáo dục. Dường như xã hội vẫn chưa tin vào giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng", ông Hưng nói "trong thời gian tới cần tuyên truyền kịp thời, chính xác những kết quả, thành công và hạn chế, khó khăn để xã hội cùng chia sẻ, giúp đỡ ngành giáo dục". Quan trọng hơn, bản thân các trường đại học cũng phải vươn lên, phải khẳng định với xã hội rằng chất lượng đào tạo nguồn nhân lực bậc đại học, sau đại học ở Việt Nam không thua kém chất lượng đào tạo ở khu vực và trên thế giới; nhân lực Việt Nam có đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, cạnh tranh bình đẳng trên sân chơi trong nước cũng như trên khu vực.
“Tôi cho rằng chỉ có như vậy mới lấy lại niềm tin trong xã hội, nhân dân và có vậy công cuộc đổi mới mới thành công” – TS Hưng khẳng định.
Cùng nhìn nhận lại sự chuyển biến của giáo dục đại học sau 5 năm triển khai Nghị quyết 29, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc đánh giá, nhìn chung các cơ sở giáo dục ĐH trong những năm qua đã ý thức được việc xây dựng uy tín, chất lượng và hội nhập với thế giới. So với các trường lớn trên thế giới, so với quy mô ngân sách, đầu tư của Việt Nam tuy còn khiêm tốn nhưng bước đầu đã có những đối mới đúng hướng, khả quan. Ngoài hội nhập và kiểm định, các cơ sở giáo dục bắt đầu quan tâm đến nghiên cứu khoa học quốc tế. Trong 2 năm gần đây, số liệu công bố quốc tế nhiều hơn 5 năm trước đây cộng lại. Điều đó dẫn đến thứ hạng của các trường đại học của Việt Nam cũng tăng mạnh mẽ.
Thúy Nga
">“Thách thức lớn nhất của giáo dục hiện tại là niềm tin xã hội”
- - Năm học 2018 - 2019, dự kiến Hà Nội có 101.460 học sinh (HS) xét tốt nghiệp THCS, giảm khoảng 4.000 em so với năm học 2017 - 2018.
Ngày 9/10, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý vừa ký quyết định phê duyệt Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) năm học 2019 - 2020.
Trong số hơn 100.000 HS tốt nghiệp THCS, có khoảng 60 - 62% xét tuyển vào trường THPT công lập, 20% tuyển vào trường THPT tư thục, 10% tuyển vào trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) và từ 8 - 10% tham gia học nghề.
Đối với lớp 10 THPT không chuyên, sẽ thực hiện thi tuyển 4 bài thi độc lập, gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và bài thi thứ tư.
Trong đó, bài thi thứ 4 được chọn ngẫu nhiên thuộc một trong các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Giáo dục công dân, Địa lí. Đối với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh tự chọn một trong các thứ tiếng: Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Đức, Tiếng Nhật (thí sinh được đăng ký thứ tiếng Ngoại ngữ khác với thứ tiếng Ngoại ngữ đang học tại trường THCS).
Sở GD-ĐT Hà Nội công bố chọn bài thi môn thứ tư vào tháng 3.
Về hình thức thi, các bài thi môn Toán và Ngữ văn làm bài theo hình thức tự luận, thời gian 120 phút/bài thi.
Bài thi môn Ngoại ngữ theo hình thức kết hợp trắc nghiệm và tự luận, thời gian làm bài 60 phút; có nhiều mã đề thi trong một phòng thi, đảm bảo nguyên tắc: 2 thí sinh liền kề không trùng mã đề; thí sinh làm bài thi trên Phiếu trả lời trắc nghiệm; kết quả bài thi trên Phiếu trả lời trắc nghiệm được chấm bằng phần mềm máy tính.
Đề thi gồm các câu hỏi theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng thuộc chương trình THCS hiện hành của Bộ GD&ĐT, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9 THCS.
Đề thi môn Toán và Ngữ văn đảm bảo 4 cấp độ nhận thức: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng cấp độ thấp và vận dụng cấp độ cao. Đề thi Ngoại ngữ và môn thi thứ tư chủ yếu ở cấp độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng cấp độ thấp.
Nguyên tắc tuyển sinh được tính theo: Điểm xét tuyển = (Điểm thi môn Toán + Điểm thi môn Ngữ văn) x 2 + (Điểm thi môn Ngoại ngữ + Điểm thi môn thứ tư ) + Điểm cộng thêm.
Trong đó, bài thi của các môn tính theo thang điểm 10.
Các trường căn cứ vào diện ưu tiên (đúng quy định) của học sinh để xác định điểm cộng thêm.
Các trường tuyển những thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào trường, lấy theo điểm xét tuyển từ trên cao xuống thấp đến khi hết chỉ tiêu.
Các trường chỉ tuyển đối với HS có đủ bài thi theo quy định, không vi phạm quy chế thi đến mức hủy kết quả bài thi, không có bài thi bị điểm 0.
Dự kiến ngày thi: 2 và 3/6/2019.
Trong đó, ngày 2/6, buổi sáng thi Ngữ văn 120 phút, buổi chiều thi Toán 120 phút. Sáng 3/6, thi môn Ngoại ngữ 60 phút, môn thứ tư 60 phút.
Đăng ký dự tuyển: mỗi HS được đăng ký dự tuyển vào 2 trường THPT công lập trong cùng một khu vực tuyển sinh, không kể nguyện vọng vào các lớp chuyên của các trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, THPT Chuyên Nguyễn Huệ, THPT Chu Văn An, THPT Sơn Tây.
Ngoài ra, HS có thể dự tuyển tại các trường THPT ngoài công lập hoặc các trung tâm GDNN-GDTX bằng phương thức xét tuyển.
Quỳnh Phương
">Hà Nội chính thức phê duyệt phương án thi lớp 10
Song Joong Ki và vợ ngoại quốc diện đồ thoải mái đi xem phim công khai. Money Todayđã liên hệ với công ty quản lý của Song Joong Ki nhưng công ty này không đưa ra phản hồi gì liên quan.
Như đã đưa tin trước đó, gia đình Katy Louise Saunders hiện ở Hàn Quốc cùng cặp đôi để hỗ trợ con gái trong thời gian mang thai. Điều này đặc biệt quan trọng hơn vì Song Joong Ki sẽ sớm phải lên đường sang Hungary để quay bộ phim truyền hình mới My name is Loh Kiwan.
Những thông tin về Song Joong Ki và vợ ngoại quốc gây chú ý nhiều khi nam diễn viên bất ngờ tuyên bố sẽ kết hôn và sắp chào đón thành viên mới hôm 30/1 vừa qua.
Theo Dispatch, cặp đôi bắt đầu yêu nhau khi Song Joong Ki quay phim Vincenzoở Italy. Katy Louise Saunders đã chuyển tới Hàn Quốc vào mùa xuân 2022 để sống cùng Song Joong Ki trong một villa cao cấp ở quận Hannam, Seoul.
Hiện Song Joong Ki và Katy Louise Saunders đã đăng ký kết hôn. Công ty quản lý cho hay nam diễn viên nổi tiếng trong các phim Hậu duệ mặt trời, Cậu út nhà tài phiệt... chưa quyết định về đám cưới.
"Đám cưới đang được lên kế hoạch nhưng sẽ không diễn ra vào tháng 3. Vẫn chưa có gì được quyết định. Về việc sinh em bé, rất khó để cung cấp thông tin xác nhận nào vì đây là vấn đề riêng tư", HighZium Studio - công ty quản lý của nam diễn viên cho biết.
Vợ sắp cưới của Song Joong Ki là cựu diễn viên người Anh - Katy Louise Saunders. Cô sinh năm 1984, là cử nhân ĐH Bocconi. Cô từng đóng các bộ phim như The lizzie mc guire movie (2003), The borgia (2006), Third person (2013)… Katy Louise Saunders gây ấn tượng với nhan sắc ngọt ngào, cổ điển.
Song Joong Ki sinh năm 1985, nổi tiếng qua các bộ phim truyền hình ăn khách như Vincenzo, Space sweepers, Người sói, Hậu duệ mặt trời...
Song Joong Ki nhận vai kẻ đào tẩu sau tuyên bố kết hôn lần 2Song Joong Ki sẽ hóa thân thành Loh Kiwan, khắc họa chuyện tình nên thơ tại Bỉ.">Song Joong Ki và Katy Louise Saunders hẹn hò công khai
Nhận định, soi kèo Sreenidi Deccan vs Aizawl, 20h30 ngày 3/2: Cửa trên ‘tạch’
Sao Việt 27/11: Hồ Ngọc Hà và ông xã Kim Lý trao nhau nụ hôn ngọt ngào trong tiệc sinh nhật. Cả hai sẽ không tổ chức lễ cưới mà thay vào đó sẽ làm tiệc kỷ niệm vào năm sau. Thúy Ngọc
=> Xem thêm những hình ảnh làng sao mới nhất trên VietNamNet.
Sợ điều quá trọn vẹn, Hồ Ngọc Hà tuyên bố sẽ không làm đám cưới!Hồ Ngọc Hà tiết lộ sau thời gian dài gắn bó, cô sẽ không tổ chức lễ cưới với Kim Lý vì lo sợ ‘điều gì đó trọn vẹn quá lại có chuyện xảy ra’.">Sao Việt 27/11/2023: Hồ Ngọc Hà ôm hôn Kim Lý, Hari Won ngày càng quyến rũ
- Chiều 20/11, tại tỉnh Sóc Trăng, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp thúc đẩy các dự án đường cao tốc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương liên quan.
Báo cáo tại buổi làm việc, ông Lê Anh Tuấn - Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, khu vực ĐBSCL đang triển khai 4 dự án đường bộ cao tốc trọng điểm ngành, gồm: Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cần Thơ - Cà Mau; dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu; dự án cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh.
Để đảm bảo hoàn thành các dự án, theo ông Tuấn, Quốc hội, Chính phủ đã cho phép áp dụng cơ chế đặc thù trong việc cấp mỏ vật liệu nhằm rút ngắn thời gian thực hiện. Đến nay, đã đủ điều kiện khai thác khoảng 38,4 triệu m3 cát, đang hoàn thiện thủ tục cung ứng cho 18,35 triệu m3, chưa xác định được nguồn 7,45 triệu m3 cát.
Cũng theo Thứ trưởng Lê Anh Tuấn, dù trữ lượng cơ bản đáp ứng nhưng công suất khai thác của các mỏ hạn chế, chưa đáp ứng tiến độ thi công. Một số mỏ tại tỉnh Đồng Tháp (cung ứng cho dự án Cần Thơ - Cà Mau) phải dừng nên không đảm bảo khối lượng (còn 0,4 triệu m3 chưa thể khai thác).
Tỉnh An Giang triển khai dự án nạo vét sông Vàm Nao để sử dụng khoáng sản thu hồi cung ứng cho dự án Cần Thơ - Cà Mau nhưng đã phải dừng khai thác (do hết công suất, các dự án nạo vét có thể tăng công suất khai thác). Còn 0,63 triệu m3 chưa thể khai thác, phải dừng khai thác 6/9 mỏ từ cuối tháng 10/2024 do hết trữ lượng, chất lượng một số mỏ không đáp ứng, một số mỏ khai thác quá độ sâu hoặc có nguy cơ sạt lở bờ sông.
Tỉnh Vĩnh Long chưa hoàn thành thủ tục tăng công suất 3 mỏ cát theo đúng thời gian của Bản Đăng ký xác nhận (đặc biệt, từ nay đến 31/12/2024, dự án Cần Thơ – Cà Mau cần 4 triệu m3 để hoàn thành gia tải).
Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết thêm, theo chỉ đạo của Thủ tướng, các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng cần hoàn thành thủ tục cấp mỏ cát cho các dự án trong tháng 10/2024. Tuy nhiên, việc triển khai thủ tục chưa đáp ứng được tiến độ thi công. Đặc biệt, dự án Cần Thơ – Hậu Giang có kế hoạch hoàn thành năm 2025 rất cần thêm nguồn cát từ các địa phương.
Bên cạnh đó, nhiều mỏ tại tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng khi khảo sát, đánh giá chất lượng, trữ lượng không đáp ứng yêu cầu, phải tìm kiếm các mỏ khác thay thế ảnh hưởng đến tiến độ cấp mỏ. Các mỏ cát sông thuộc tỉnh Sóc Trăng có đủ trữ lượng nhưng công suất khai thác rất hạn chế, cần chủ động sử dụng cát biển để giảm áp lực nguồn cát sông.
Cao tốc Châu Đốc - Sóc Trăng chậm tiến độ 9%
Tại tỉnh Sóc Trăng, dự án thành phần 4 tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (do tỉnh Sóc Trăng làm chủ đầu tư) là đoạn dài nhất của dự án, dài hơn 58km, với 4 gói thầu xây lắp.
Đến nay, tổng giá trị thực hiện đạt trên 1.171 tỷ đồng, đạt 14,5% giá trị hợp đồng, chậm 9% so với kế hoạch. Trong đó, kế hoạch vốn năm 2024 được bố trí là trên 2.322 tỷ đồng, đến nay đã giải ngân trên 1.296 tỷ đồng đạt 55,8% kế hoạch…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Lâm Hoàng Nghiệp nêu khó khăn, vướng mắc trong thực hiện dự án trong thời gian qua. Cụ thể, với cát sông cần đánh giá kỹ các tác động của việc khai thác cát, nhằm hạn chế sạt lở, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Đối với khai thác cát biển, hiện chưa có ranh giới chính thức trên biển giữa tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Trà Vinh, nên việc giao mỏ cát biển tại Tiểu khu B1.3 cho nhà thầu thi công còn gặp khó khăn. Đồng thời có những kiến nghị đến bộ ngành và Chính phủ một số nội dung để đẩy nhanh tiến độ thi công dự án cao tốc.
Từ những thuận lợi, khó khăn nêu trên, lãnh đạo các bộ ngành và các địa phương đã trao đổi, thảo luận và báo cáo những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn; báo cáo xây dựng phương án và trình Chính phủ giao chỉ tiêu cụ thể cho các địa phương có nguồn cát và đề xuất phương án điều chuyển linh hoạt nguồn cát giữa các dự án, để đáp ứng tiến độ thi công dự án cao tốc trong thời gian tới.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ghi nhận, biểu dương sự nỗ lực, quyết tâm của bộ, ngành và các địa phương trong việc khảo sát hướng tuyến, cân đối nguồn vốn cho các công trình, dự án trọng điểm quốc gia.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Đối với vật liệu cát, các địa phương phải xác định rõ công suất khai thác thực tế đảm bảo cung ứng cho dự án, không thể nói trữ lượng đã thừa nhưng thực tế thì công suất khai thác cát không đảm bảo tiến độ thi công. Đối với cát biển khi đưa vào sử dụng tại dự án phải đảm bảo độ mặn bằng hoặc nhỏ hơn độ mặn tại môi trường xung quanh, nếu độ mặn lớn hơn thì phải xử lý”.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý, phải đảm bảo hài hoà lợi ích giữa doanh nghiệp là nhà thầu và doanh nghiệp là đơn vị khai thác vật liệu, đồng thời cũng không thể để xảy ra đội vốn dự án. Bên cạnh đó, công tác quan trắc, giám sát môi trường phải xuất phát từ các công cụ, mô hình tính toán khoa học, kỹ thuật để bảo đảm an toàn môi trường, không để xảy ra tình trạng sạt lở ảnh hưởng đến đời sống người dân...
(Nguồn: Tiền Phong)Link: https://tienphong.vn/pho-thu-tuong-tran-hong-ha-phai-dam-bao-cong-suat-khai-thac-cat-cho-cao-toc-post1693376.tpo
">Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Phải đảm bảo công suất khai thác cát cho cao tốc
Hạ tầng TT&TT là một chỉnh thể thống nhất, hình thành trên cơ sở liên kết nhiều hạ tầng, trong đó có hạ tầng số. (Ảnh minh họa: MH) Hạ tầng TT&TT được ưu tiên phát triển theo định hướng Make in Viet Nam, sử dụng sản phẩm, giải pháp do người Việt Nam làm chủ nhằm bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng và chủ quyền quốc gia. Phát triển nền tảng số như một hạ tầng mới nhằm triển khai nhanh, toàn dân, toàn diện các hoạt động thiết yếu của xã hội trên môi trường số.
Hạ tầng TT&TT đáp ứng việc tạo lập, truyền tải, lưu trữ, xử lý, chia sẻ dữ liệu số an toàn, tin cậy, bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, góp phần tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh.
Dữ liệu là tài nguyên, nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tạo ra vùng động lực mới và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Ưu tiên nguồn lực phát triển điện toán đám mây, đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm dữ liệu khu vực. Công nghiệp công nghệ số là ngành công nghiệp nền tảng, cần có cơ chế chính sách đặc biệt để thúc đẩy phát triển.
“Quy hoạch hạ tầng TT&TT đồng bộ, công nghệ hiện đại theo định hướng chia sẻ dùng chung, tích hợp quy hoạch hạ tầng viễn thông quốc gia, kế thừa hợp lý hạ tầng TT&TT đã được đầu tư phát triển, gắn kết chặt chẽ với các hạ tầng kinh tế - xã hội vật lý và tạo ra các thực thể số tương ứng trên không gian số”, quyết định của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ.
Tầm nhìn đến năm 2050 là hạ tầng TT&TT bảo đảm: Tăng cường thông minh dựa trên dữ liệu và các công nghệ mới; Xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu; Bao phủ, kết nối đa tầng không gian và đa chiều giữa các tầng; Hợp nhất an toàn toàn bộ thế giới vật lý với thế giới số nhằm thích ứng trước mọi biến động phức tạp, khẩn cấp; mở rộng không gian hoạt động; Đáp ứng phát triển bền vững mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường, an ninh, quốc phòng.
7 nhóm giải pháp thực hiện quy hoạch
Tại quy hoạch, Thủ tướng Chính phủ đã vạch ra yêu cầu phát triển, phương án phát triển đối với mạng bưu chính; hạ tầng số; hạ tầng ứng dụng CNTT; an toàn thông tin mạng, an ninh mạng cho Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số; công nghiệp CNTT.
Cụ thể, về yêu cầu phát triển, mạng bưu chính được định hướng phát triển đồng bộ, hiện đại, gắn kết giữa thế giới thực và thế giới số, trở thành một trong những hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số.
Trong hạ tầng số, định hướng phát triển mạng viễn thông băng rộng bảo đảm dung lượng lớn, tốc độ cao, công nghệ hiện đại, hạ tầng IoT được tích hợp rộng rãi bảo đảm phát triển hài hòa, phục vụ tốt chuyển đổi số, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và an ninh - quốc phòng.
Với hạ tầng trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây, định hướng là hình thành các trung tâm dữ liệu quy mô lớn, theo tiêu chuẩn xanh, bám sát quy hoạch vùng năng lượng; bảo đảm các trung tâm dữ liệu được kết nối đồng bộ, dữ liệu liên thông và có khả năng dự phòng lẫn nhau, thúc đẩy phát triển công nghiệp dữ liệu lớn; nâng cao hiệu suất và khai thác hiệu quả các trung tâm dữ liệu hiện có.
Định hướng phát triển hạ tầng ứng dụng CNTT là ưu tiên tập trung nguồn lực phát triển theo hướng làm trước, làm tốt, làm tập trung các nền tảng số có tính chất hạ tầng quy mô quốc gia phục vụ nhiều ứng dụng, dịch vụ, đóng vai trò là nền tảng số dùng chung cho nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, phục vụ các hoạt động thiết yếu của xã hội trên môi trường số.
Với an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, định hướng đặt ra là phát triển các hệ thống kỹ thuật, giải pháp, nền tảng bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng phục vụ Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số phát triển ổn định, bền vững, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia; phổ cập công cụ, dịch vụ an toàn thông tin mạng cơ bản cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và toàn thể người dân...
Cùng với đó, phát triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp công nghệ số với trọng tâm là chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sáng tạo ra những sản phẩm, dịch vụ điện tử, viễn thông, CNTT Make in Viet Nam. Từ đó, góp phần tạo không gian phát triển mới của đất nước và tham gia sâu vào những công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị sản xuất công nghiệp công nghệ số thế giới.
Cùng với danh mục các dự án ưu tiên đầu tư, quy hoạch cũng quy định cụ thể về định hướng bố trí sử dụng đất và 7 nhóm giải pháp sẽ tập trung thực hiện, gồm: Cơ chế chính sách; khoa học và công nghệ, môi trường; phát triển nguồn nhân lực; phát triển thị trường, dịch vụ; huy động vốn đầu tư; hợp tác quốc tế; tổ chức thực hiện và giám sát.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương quản lý và tổ chức thực hiện ‘Quy hoạch hạ tầng TT&TT thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050’.
">Ưu tiên phát triển hạ tầng TT&TT theo định hướng Make in Viet Nam