Hội nghị Chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng các cơ sở giáo dục đại học và trường sư phạm năm 2018 được tổ chức ở 3 đầu cầu Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM. Ảnh: Nguyễn Thảo
Yêu cầu phải có điều kiện
Một trong những vấn đề được bàn thảo nhiều nhất là tuyển sinh của các trường sư phạm với sự thay đổi lớn trong mùa tuyển sinh năm 2018 - đặt ra ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.
Các đại biểu đồng tình với chủ trương này nhằm nâng cao chất lượng sinh viên sư phạm. Tuy nhiên, GS. Phạm Hồng Quang – Giám đốc ĐH Thái Nguyên có đưa ra một thực tế: nhiều trường sư phạm không tuyển nổi 50-60%. “Ở các khu vực miền núi phía Bắc, thí sinh trúng tuyển đếm trên đầu ngón tay. Điều này mâu thuẫn với tình trạng thiếu giáo viên từ nay đến năm 2021 của các Sở GD-ĐT”.
Ông Quang đề xuất, cần phải có chính sách đặc biệt với các thí sinh vùng sâu vùng xa, đặc biệt với cấp tiểu học, mầm non.
“Hiện nay có 114 cơ sở đào tạo giáo viên trên cả nước, nhưng nếu xét theo bộ chuẩn mà chúng ta xây dựng thì chỉ còn 18-19 cơ sở”.
Đại diện Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Hiệu trưởng Nguyễn Văn Minh khẳng định: “Mâu thuẫn lớn nhất là sự tồn tại của các trường sư phạm hay lợi ích quốc gia?”
“Đây là một bài toán không đơn giản” – ông Minh nói.
Nếu vì sự tồn tại của trường, trường sẽ bằng mọi cách tuyển sinh, gây ra những dư chấn điểm chuẩn thấp như năm 2017. Còn nếu vì lợi ích quốc gia thì các trường phải chấp nhận nhiều thứ.
“Việc quy hoạch sắp tới cần đảm bảo sự cân bằng và có lộ trình cần thiết. Điều đó đòi hỏi các giải pháp vĩ mô”.
GS. Minh kết luận: Muốn đổi mới thành công thì phải có thầy cô giỏi. Muốn có thầy cô giỏi thì cần đặt ra yêu cầu, nhưng yêu cầu phải có điều kiện. Điều kiện ở đây là đảm bảo đầu ra cho sinh viên sư phạm – đó là việc làm, là chế độ tiền lương.
“Nếu không làm được những việc này thì dù chúng ta có hô hào đến mấy thì cũng không có học sinh giỏi vào sư phạm”.
Toàn cảnh Hội nghị Chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng các cơ sở giáo dục đại học và trường sư phạm năm 2018. Ảnh: Nguyễn Thảo
Thực quyền của hội đồng trường
Vấn đề thực quyền của hội đồng trường (HĐT) tiếp tục được bàn thảo và đưa giải pháp.
Ông Trần Trung Dũng – Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tây Nguyên nêu 2 vấn đề của hội đồng trường: “Thứ nhất là thành phần mời từ bên ngoài: Không có cơ chế nào ràng buộc trách nhiệm của họ với các hoạt động của nhà trường. Hai là nếu không có cơ chế kiểm soát quyền lực thì hội đồng trường bị ‘méo’ đi”.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Hoàng Minh Sơn – Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho rằng: “Theo tôi, quan trọng nhất không phải là làm sao để HĐT có được quyền lực. Cái đó luật đã quy định rồi, mà phải làm sao để hoạt động đó thúc đẩy sự phát triển của các trường. Việc mời người ngoài tham gia HĐT là tốt nhưng phải chọn người tâm huyết, có năng lực, tầm nhìn để đóng góp ý kiến cho các hoạt động của trường”. Ông Sơn chia sẻ kinh nghiệm Bách khoa Hà Nội: trường mời vào HĐT chủ yếu là cựu sinh viên thành đạt trong lĩnh vực quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và họ đã có những đóng góp hiệu quả cho việc xây dựng chính sách của trường.
Trước ý kiến của các trường về sự khó khăn khi mở các ngành mới không có trong danh mục của Bộ đưa ra, bà Nguyễn Thị Kim Phụng – Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học trả lời:
“Hiện nay theo thông tư 24, 25, danh mục ngành đào tạo chỉ mang tính chất thống kê, chứ không mang tính chất quy phạm. Các thông tư quy định mở ngành đã quy định rõ rằng khi các trường mở ngành mới thì yêu cầu là gì. Sau khi Luật Giáo dục đại học sửa đổi có hiệu lực, nếu các trường đã kiểm định rồi thì được tự chủ mở các ngành trình độ đại học. Trường đã kiểm định các ngành trình độ đại học rồi thì được tự chủ mở ngành trình độ thạc sĩ… Đó là quyền tự chủ của các trường và các trường nên chuẩn bị để tiếp nhận quyền tự chủ này một cách hiệu quả nhất”.
Bình đẳng trong tự chủ
Nói đến tự chủ đại học, ông Đỗ Văn Dũng – Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM bày tỏ nguyện vọng “mong các trường tự chủ hết đi”.
“Hiện tại, học phí của chúng tôi là 19 triệu đồng/ năm, trong khi các trường bên cạnh học phí chỉ có 9 triệu. Như vậy tạo ra sự cạnh tranh bất bình đẳng trong tuyển sinh”.
Ngoài ra, vị hiệu trưởng này cũng đề xuất các trường hãy theo xu thế của thế giới: cho các em chọn ngành vào năm thứ 2 thay vì gò bó đăng ký ngành nào phải học ngành ấy. “Một em vùng sâu vùng xa làm sao biết ngành nghề nào để chọn cho đúng và các em sẽ chọn đại”.
Ông Dũng thẳng thắn cho rằng ông chưa thấy đổi mới trong phương pháp giảng dạy và đánh giá ở trường đại học. “Ngày nay việc học đã chuyển sang hướng khác. Ngày xưa học trước làm sau, bây giờ vừa học vừa làm, thậm chí làm trước học sau. Chúng ta phải tạo văn hoá thay đổi cách học. Bộ cần có chỉ thị làm sao để đổi mới phương pháp dạy, học, kiểm tra, đánh giá để theo kịp xu thế thời đại”.
Phản hồi những đề xuất này, Thứ trưởng Lê Hải An nói, cơ cấu ngành nghề đạo tạo cũng như đổi mới kế hoạch giảng dạy là việc các trường phải chủ động, tự chủ. Bộ hoàn toàn ủng hộ việc này.
Quan trọng là xã hội hiểu được và chia sẻ
Thứ trưởng Lê Hải An phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Nguyễn Thảo
Phát biểu chỉ đạo, ông Lê Hải An nhấn mạnh 2 đề án quan trọng của ngành giáo dục trong năm tới: Đề án sắp xếp lại các trường sư phạm và thành lập một số trường sư phạm trọng điểm; Đề án sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể các cơ sở giáo dục đại học.
Đồng thời, năm 2019, Bộ GD&ĐT sẽ chỉ đạo xây dựng trình Thủ tướng trong năm 2020 về Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Về công tác tuyển sinh của các trường sư phạm, Bộ sẽ tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiên quyết dừng tuyển sinh những cơ sở vi phạm các quy định.
Với cơ sở giáo dục đại học, Thứ trưởng lưu ý các vấn đề: kiện toàn HĐT chuẩn bị cho tự chủ đại học; công khai điều kiện đảm bảo chất lượng, mức học phí; đẩy mạnh kiểm định chất lượng; thực hiện trách nhiệm giải trình; đảm bảo đầu ra cho sinh viên; tang cường hội nhập quốc tế và đẩy mạnh công tác truyền thông cho giáo dục đại học.
Thứ trưởng Lê Hải An cho rằng, dù có làm tốt nhưng quan trọng hơn là phải để xã hội hiểu được, đồng hành và chia sẻ với ngành giáo dục.
Nguyễn Thảo
SV sư phạm được vay tiền sinh hoạt tối đa 3,5 triệu đồng/tháng ngoài học phí
Dự kiến theo Luật Giáo dục sửa đổi, sinh viên sư phạm sẽ vay tín dụng thay vì được miễn học phí như trước đây. Ngoài học phí, sinh viên được vay tiền sinh hoạt tối đa 3,5 triệu đồng/tháng.
">
Chất lượng SV Sư phạm: Tồn vong của trường hay lợi ích quốc gia?
Học sinh không có chỗ học ở trường công lập sẽ học ở các trường tư thục, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; Trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc TC - CĐ nghề.
Kỳ thi vào lớp 10 tại TP.HCM sẽ được siết chặt hơn nhằm hạn chế học sinh đăng ký học không phù hợp địa lý sinh sống.
Năm nay, học sinh lựa chọn 3 nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên 1, 2, 3 vào lớp 10 các trường THPT công lập phù hợp với năng lực học tập của bản thân, gần nơi cư trú để thuận lợi cho việc tiếp tục đi học khi đã trúng tuyển và giảm áp lực giao thông theo chủ trương của thành phố.
Học sinh dự thi 3 môn: Ngữ Văn - Toán - Ngoại ngữ. Ngày thi như sau:
Ngày thi
Buổi
Bài thi
Thời gian làm bài
Giờ mở túi đựng đề thi
Giờ phát đề thi
Giờ bắt đầu làm bài
02.6.2019
Sáng
<Chiều
Ngữ văn
Ngoại Ngữ
120 phút
60 phút
7 giờ 40
13 giờ 40
7 giờ 55
13 giờ 55
8 giờ 00
14 giờ 00
03.6.2019
Sáng
Toán
120 phút
7 giờ 40
7 giờ 55
8 giờ 00
Ngoài ra, đây là năm đầu tiên học sinh không được cộng điểm nghề. Các chế độ ưu tiên khác theo quy định.
Riêng những học sinh đã học lớp 9 tại các trường phổ thông có hồ sơ hợp lệ và có đủ các điều kiện như học sinh khuyết tật, đạt giải cấp quốc gia và quốc tế về văn hóa; văn nghệ; thể dục thể thao; cuộc thi khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông được xứt tuyển thằng. Tuy nhiên các em có thể lựa chọn xét tuyển thẳng hoặc thi tuyển.
Các trường ngoài công lập thực hiện xét tuyển, không tổ chức thi tuyển hoặc kiểm tra trình độ dưới bất cứ hình thức nào. Thời gian xét từ giữa tháng 4 tới giữa tháng 9.
Lê Huyền
TP.HCM tuyển hơn 1.600 suất vào lớp 10 chuyên
Sở GD-ĐT TP.HCM vừa công bố chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 trường chuyên, lớp chuyên năm 2019-2020 với 1.645 em.
">
35.000 học sinh lớp 9 ở TP.HCM sẽ không có chỗ học lớp 10 công lập
Ngày 25/12/2020, cuộc bầu cử trưởng thôn Tam Gia được diễn ra. Cô gái 24 tuổi, bất ngờ đạt được 890/1.052 phiếu bầu, với số phiếu này Quế Phương trúng cử vị trí Bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn Tam Gia.
Nói về cảm xúc trúng cử vị trí trưởng thôn ở tuổi 24, Quế Phương chia sẻ: "Mọi người tham gia ứng cử đều rất giỏi, ai cũng phải nỗ lực, chăm chỉ trong thời gian dài. Nhưng tôi có thêm một chút may mắn".
"Tôi nghĩ các bạn trẻ đi đâu, làm việc gì, ở vị trí nào cũng được, miễn là phải tỏa sáng. Có thể, mọi người từng nghĩ, làm việc ở nông thôn không thú vị. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm đảm nhiệm vị trí trưởng thôn, tôi cảm thấy khá thú vị, những gì nghĩ thì thực tế không phải vậy. Trưởng thôn có nhiều việc phải làm", Quế Phương chia sẻ thêm.
Quế Phương cho biết, lương trưởng thôn đến từ trợ cấp cán bộ do chính quyền chi. Thu nhập ban đầu của cô là 3.302 NDT/tháng (hơn 11 triệu đồng/tháng), hiện là 3.500 NDT/tháng (gần 12 triệu đồng/tháng).
Trở thành trưởng thôn khi mới 24 tuổi, Quế Phương phải gánh trên vai nhiều khó khăn. Khi cô tiếp nhận công việc, thôn Tam Gia nợ 1 triệu NDT (hơn 3,4 tỷ đồng). Đối mặt với khoản nợ của thôn, cô gái 24 tuổi từng muốn bỏ cuộc. Nhưng vì lợi ích của gia đình, thôn, làng quê, Quế Phương đã bắt tay vào việc.
Ban đầu, cô cho xây sửa đường, đặt ống nước và khơi thông dòng chảy, xây nhà vệ sinh công cộng, thư viện, sân bóng rổ và rạp chiếu phim đầu tiên cho thôn.
Đầu năm 2021, với ý tưởng xây dựng "làng cầu vồng", Quế Phương đề xuất vẽ tranh phong cảnh, nhân vật, hình hoạt hình lên những bức tường trước, sau nhà người dân và hai bên đường.
Do không có vốn, nên Quế Phương nhờ bạn bè giúp, đến khi thu được lợi nhuận sẽ trả tiền công. Nhờ các phương tiện truyền thông đưa tin, thôn Tam Gia trở nên nổi tiếng được nhiều người chú ý.
Thậm chí, sau hành động cải thiện môi trường ở thôn Tam Gia, Quế Phương còn được tiền thưởng. Sau khi trả tiền công cho bạn, Quế Phương sẽ xây dựng lại thôn.
Dự định của Quế Phương, không chỉ xây dựng thôn Tam Gia thành khu du lịch mà biến nơi đây trở thành cơ sở nghiên cứu văn hóa nông nghiệp dựa trên các triển lãm văn hóa, hoạt động trải nghiệm, phổ biến kiến thức về nông nghiệp, giúp người dân trong làng có thể "giàu hơn".
Sau hơn 2 năm làm trưởng thôn, Quế Phương cho biết, được người dân trong làng tin tưởng. Do đó, cô càng phải có tinh thần trách nhiệm trong công việc. Điều này, đòi hỏi Quế Phương phải làm việc chăm chỉ để phát triển làng.
An Dương (Theo China News)
Lý do nữ thạc sĩ bỏ việc lương 100 triệu/tháng để về quêTừ bỏ công việc với mức lương khoảng 390.000 NDT/năm (hơn 1,3 tỷ đồng/năm), Tiểu Ba La, 31 tuổi (ở Thẩm Dương, Liêu Ninh, Trung Quốc) rời thành phố về quê bán hoa.">
Lương 34 triệu/tháng, cử nhân đại học 24 tuổi vẫn bỏ việc về quê làm trưởng thôn