Tâm thư xin trả tuổi thơ cho trẻ: Cha mẹ dùng mọi quan hệ để con được học thêm,âmthưxintrảtuổithơchotrẻBịbêutêntrongnhómlịchhọcthêmdàyđặbảng xếp hạng giải vô địch quốc gia tây ban nha nhận được nhiều ý kiến quan tâm của dư luận.
Bên cạnh ý kiến trẻ không có thời gian vui chơi, phát triển các kỹ năng khác là do tham vọng của cha mẹ khi ép con đi học thêm, cũng có độc giả phản pháo giáo viên không có quyền năng đánh mất tuổi thơ của một đứa trẻ nhưng có quyền năng nhận xét, đánh giá học sinh và cho điểm.
Không đi học thêm khó làm được bài thi
Chị Nguyễn Thị Mai H. (34 tuổi) đang là giáo viên cấp 2. Chị cũng là phụ huynh của hai học sinh (lớp 2 và lớp 5) tại TP Hà Tĩnh. Đọc tâm thư một người dân “đòi tuổi thơ cho trẻ” trên báo VietNamNet, chị cho rằng trường hợp của người viết tâm thư không phải là cá biệt. Con chị cũng như rất nhiều em khác đang đi học thêm ngày đêm.
Chị Mai H. cho biết, đích đến của không ít học sinh tiểu học ở TP Hà Tĩnh là thi vào được trường THCS Lê Văn Thiêm, một trường nổi tiếng tại Hà Tĩnh. Phụ huynh biết rõ chỉ với kiến thức học trên lớp, trẻ sẽ không làm được đề thi kiểm tra nâng cao. Bên cạnh đó, điều kiện dự thi vào trường này là điểm học bạ lớp 5 các môn Toán, Tiếng Việt, tiếng Anh đều phải đạt 9 điểm trở lên.
“Ba năm gần đây, đề thi vào trường này rất khó, phân hóa học sinh giỏi cao. Nếu như không đi học thêm để nâng cao kiến thức, làm quen với dạng đề tư duy “hóc búa”, mà chỉ học ở trường, trong sách giáo khoa, các con khó làm được bài. Thế nên, ngay từ năm lớp 4, tôi đã tìm thầy, chọn cô cho con đi học thêm, với tần suất 10 buổi/tuần, và kín lịch thời gian nghỉ hè”, chị H. nói.
Giải thích cho việc mỗi môn học thêm ở nhiều thầy cô khác nhau, chị H. nói phụ huynh cũng không muốn tốn kém thời gian và tiền bạc cho con đi học thêm ở nhiều thầy cô khi đã tìm được nơi dạy như ý.
Nhưng các em phải học thêm ở giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy môn chuyên biệt như môn tiếng Anh vì sợ con mình bị phân biệt đối xử và sợ ảnh hưởng đến lời nhận xét, cho điểm trong học bạ.
Chị H. kể, năm con chị học lớp 4, với môn tiếng Anh, chị đầu tư cho con đi học ở trung tâm rèn luyện kỹ năng nghe nói. Con cũng học thêm một cô giáo dạy giỏi về ngữ pháp. Như vậy, con của chị có tổng 4 buổi/tuần học thêm môn Anh văn. Vì vậy khi giáo viên dạy tiếng Anh lớp 4 của con chị có mở lớp dạy thêm ở nhà nhưng chị không đăng ký.
Chị Mai H. nói thêm: “Con thường về kể với mẹ rằng những bài tập môn tiếng Anh cô ra trên lớp con không làm được. Những câu hỏi con biết đáp án, xin phát biểu thường không được giáo viên cho trả lời. Khi tìm hiểu mới biết, giáo viên này thường ra các dạng bài tập mà cô đã dạy thêm nên chỉ học sinh nào đi học thêm mới có thể làm. Tôi sợ kết quả học tập của con kém nên đành xin cho con vào nhóm lớp cô đang dạy thêm”.
Một hiệu trưởng tiểu học chia sẻ với VietNamNet,mặc dù cấm học thêm, dạy thêm ở tiểu học nhưng trên địa bàn TP Hà Tĩnh vẫn diễn ra, thậm chí là biến tướng ở nhiều hình thức là do phụ huynh mong muốn vào được vào trường chuyên, lớp chọn.
“Đề thi vào trường THCS Lê Văn Thiêm nằm ở các kiến thức nâng cao, tư duy (kiến thức trong SGK rất ít) nếu không đi học thêm chắc chắn tỉ lệ đậu rất thấp. Ngoài ra, có những trường hợp giáo viên cá biệt, sẽ phân biệt giữa học sinh đi học thêm và không đi học thêm. Phía phụ huynh, mang tâm lý đã bỏ tiền đi học thêm ở thầy cô sẽ được quan tâm hơn, đánh giá, xếp loại cuối năm sẽ được ưu ái hơn”, vị hiệu trưởng nói.
Giáo viên chủ nhiệm gợi ý dạy thêm
Dù con gái mới học lớp 3 nhưng chị Văn Thị Ngọc T. (30 tuổi) vẫn cho con đi học thêm kín lịch. Không ai biết rằng chị từng phải xấu hổ khi bị cô giáo chủ nhiệm lớp 1 nêu tên con trong nhóm chat zalo của các phụ huynh với lời nhận xét: “Cháu M.A. tiếp thu chậm, viết sai ô ly, đọc nhầm chữ p với q, s với x, h với n… Nếu không cố gắng nguy cơ ở lại lớp 1 cùng với 3 bạn L.A, T.K, L...”.
Chị nghĩ đơn giản, con mới lên lớp 1 nên chưa cần thiết phải đi học thêm. Ngày nào chị cùng con luyện bài tập ở nhà nhưng vẫn bị giáo chủ nhiệm nhận xét con tiếp thu chậm, nhút nhát và mẹ hướng dẫn con viết sai cỡ chữ, nét chữ.
“Sau lời nhận xét thẳng thắn ấy, tôi tìm gặp và được giáo viên gợi ý lớp học của cháu M.A đông (37 học sinh) nên trên lớp không có thời gian để phụ đạo riêng cho học sinh. Để cháu theo kịp các bạn, sáng thứ Bảy và Chủ Nhật, mẹ đưa con tới nhà cô, cô kèm dạy thêm”, chị T. nói.
Chị T. nói thêm, để con theo kịp các bạn và không bị giáo viên chủ nhiệm kỳ thị, từ năm lớp 1 đến nay, chị cho con đi học thêm ở tại các nhà giáo viên 20 tiếng/tuần, chủ yếu học khung giờ 7-21h và thêm 3 buổi vào ngày nghỉ (6 tiếng). Thứ Bảy và Chủ Nhật, con chị học ở trung tâm.
Rất nhiều phụ huynh phản hồi, học sinh tiểu học không được giao bài tập về nhà song vẫn giáo viên vẫn giao nhiều bài tập ở dạng nâng cao. Để con giải được những bài tập khó, phụ huynh buộc cho con đi học thêm.
Đậu Tình