Ngày 16/12,ệtNamlàthịtrườngdượcphẩmlớnthứĐôngNamÁtrận đá banh hôm nay công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố Top 10 Công ty Dược uy tín năm 2019 bên cạnh kết quả nghiên cứu về ngành dược Việt Nam trong thời gian qua.
Theo thống kê của BMI Research, năm 2018, quy mô thị trường ngành dược Việt Nam đạt giá trị 5,9 tỉ USD, tăng 11,5% so với năm trước, điều này đã giúp Việt Nam trở thành thị trường dược phẩm lớn thứ hai tại Đông Nam Á, là một trong 17 nước xếp vào nhóm có mức tăng trưởng ngành dược cao nhất.
Tuy ngành dược trong nước đã tăng trưởng mạnh mẽ nhưng tình hình sản xuất dược phẩm trong nước vẫn còn nhiều hạn chế, chỉ đáp ứng được khoảng 52,5% nhu cầu dược phẩm trong nước, số còn lại phải thông qua nhập khẩu.
Năm 2018, chi nhập khẩu dược phẩm của nước ta đạt 2.791 tỉ USD; tính đến 15/9/2019, kim ngạch nhập khẩu thuốc của Việt Nam là 2.144 tỉ USD, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương con số tăng thêm khoảng 200 triệu USD.
Số liệu thống kê của Cục Quản lý Dược tính đến ngày 16/5, Việt Nam có khoảng 180 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm và 224 cơ sở sản xuất nhà máy trong nước đạt tiêu chuẩn GMP (thực hành tốt sản xuất thuốc).
BMI Research đánh giá, dù gặp nhiều khó khăn về sản xuất và công nghệ nhưng với cơ cấu dân số trẻ nhưng đang có tốc độ già hóa nhanh, thu nhập, tình trạng ô nhiễm môi trường và mức độ quan tâm của trên 97 triệu dân đến các vấn đề sức khỏe ngày càng cao, sẽ là động lực cho ngành dược phẩm tiếp tục tăng trưởng.
Trong vòng 5 năm tiếp theo, ngành dược Việt Nam được dự đoán sẽ tiếp tục nằm trong nhóm 20 quốc gia có mức tăng trưởng mạnh và ổn định nhất thế giới.
Dự báo từ hãng nghiên cứu thị trường IBM về độ lớn thị trường dược phẩm nước ta sẽ đạt 7,7 tỉ USD vào năm 2021, và lên đến 16,1 tỷ USD năm 2026, với tỉ lệ tăng trưởng kép lên tới 11% tính theo đồng Việt Nam.
Theo kết quả khảo sát của Vietnam Report, 100% các chuyên gia cũng nhận định ngành Dược Việt Nam trong giai đoạn 2019-2020 sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức hai con số, trong đó gần 80% chuyên gia cho rằng tăng trưởng sẽ tiếp tục ổn định ở mức từ 10-15%.
Cùng với sự tăng trưởng của ngành dược, trong những năm qua, mức chi bình quân đầu người cho dược phẩm tại Việt Nam cũng tăng theo.
Theo thống kê, chi tiêu bình quân đầu người dành cho thuốc tại Việt Nam đã tăng từ 9,85 USD trong năm 2005 lên đến 22,25 USD năm 2010 và tiếp tục tăng gần gấp đôi năm 2015, với 37,97 USD. Riêng trong năm 2017, chi tiêu bình quân cho thuốc của người Việt khoảng 56 USD/người (khoảng 1,3 triệu đồng).
Năm 2018, Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái bình dương và tổ chức OECD đã công bố công trình nghiên cứu đánh giá và so sánh chi tiêu cho y tế và chi tiêu cho sử dụng thuốc tại các quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam.
Trong đó cao nhất là Australia với mức chi 684 USD, Thái Lan 600 USD, Hàn Quốc 583 USD, NewZealand 392 USD, Việt Nam tăng lên 124 USD (tương đương gần 2,9 triệu đồng). Đứng cuối bảng là Campuchia với mức chi 81 USD/năm, Lào 27,3 USD.
Nếu tính chung chi phí y tế, tỉ lệ chi tiêu cho thuốc tại Việt Nam đang chiếm 33% ở mức khá cao, con số này ở Campuchia là 44%, Trung Quốc 39%, Thái Lan 34%, Australia chiếm 16%.
Hiện các loại thuốc sản xuất trong nước đã đáp ứng khoảng 50% nhu cầu phòng và chữa bệnh, Việt Nam đã tự sản xuất được 12/13 vắc xin trong chương trình Tiêm chủng mở rộng an toàn
Thị trường dược phẩm tại Việt Nam nhiều năm trở lại đây đều tăng trưởng ở mức 2 con số |
Mức chi tiêu bình quân của người dân cho thuốc tại Việt Nam năm 2018 |
T.Thư