您现在的位置是:NEWS > Công nghệ
Nhận định, soi kèo Al
NEWS2025-01-19 11:57:13【Công nghệ】8人已围观
简介 Pha lê - 13/01/2025 19:50 Nhận định bóng đá g tin nóng 24h hôm naytin nóng 24h hôm nay、、
很赞哦!(436)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Zamalek vs Haras El Hodood, 21h00 ngày 16/1: Tin vào cửa trên
- Thêm một ban quản trị tòa nhà khởi kiện chủ đầu tư
- Jennifer Lopez lại thôi miên fan bằng loạt ảnh mới đẹp mê mẩn
- Mỗi tháng chồng đóng góp 6 triệu, vợ vẫn cằn nhằn đòi thêm
- Nhận định, soi kèo Nottingham vs Liverpool, 3h00 ngày 15/1: Nợ chồng thêm nợ
- Thuý Ngân, Tú Anh gợi cảm, H’Hen Niê cá tính khoe nội y
- Hàng trăm dự án bất động sản TP.HCM “chết lâm sàng”
- Thót tim cảnh giải cứu cụ ông kẹt bên ngoài cửa sổ tầng 4
- Nhận định, soi kèo Varnsdorf vs Hradec Kralove, 19h00 ngày 15/1: Khó có bất ngờ
- Nam sinh lớp 11 đánh thầy nhập viện đã đến công an trình diện
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Ajman Club vs Al Ain, 20h05 ngày 15/1: Đối thủ kỵ giơ
- Chương trình nhằm tôn vinh, tri ân các nhà giáo đã, đang thầm lặng vượt khó, cống hiến, đóng góp cho sự nghiệp trồng người của nước nhà.
Tại chương trình, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Dân vận Trung ương gửi lời cảm ơn và chúc mừng đến các thầy cô giáo, các nhà quản lý giáo dục, những người đang góp phần cho công tác giáo dục – đào tạo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Dân vận Trung ương chia sẻ tại buổi lễ.
Ảnh: GDTĐ.
Chủ đề được chọn cho chương trình “Thay lời tri ân” năm nay là “Hạnh phúc”, bà Mai cho rằng mỗi người trong cuộc sống có thể lựa chọn cho mình quan điểm về hạnh phúc khác nhau. “Nhưng tôi nghĩ rằng, đối với người thầy, hạnh phúc đó chính là nâng đỡ các em trong từng bước đi để trưởng thành, góp phần thực hiện lý tưởng cao cả ươm trồng thế hệ tương lai – nguồn nhân lực quan trọng cho đất nước phát triển”.
Bà Mai cho hay, dù ở thành phố hay ở nông thôn, vùng cao, miền núi đều có hình ảnh của các thầy, cô tận tụy phục vụ cho lý tưởng cao cả đó. Qua đó, mang lại niềm tin các thế hệ nối tiếp nhau vững bước cho sự nghiệp phát triển, cho ước mơ Việt Nam sẽ bước qua ngưỡng thu nhập trung bình để trở thành nước phát triển vào giữa thế kỷ này.
Bà Mai đánh giá, những năm gần đây, ngành giáo dục có nhiều nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học và đã đạt được những kết quả tích cực, trong đó có sự đóng góp to lớn của các thầy cô giáo – những người đang hàng ngày trực tiếp giáo dục các học sinh trở thành người hữu ích cho xã hội.
Rất vui mừng trong nhiều năm nay, Đoàn học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế đều đạt được thành tích xuất sắc; năm nay, đội tuyển Hóa học có 4/4 em đạt huy chương vàng, xếp thứ hai thế giới, sau đội tuyển Hoa Kỳ; đội tuyển Toán có 6/6 em đều đạt giải, lần đầu tiên có một học sinh lớp 10 giành được huy chương vàng, đứng thứ tư thế giới. Có được kết quả này là nỗ lực của các em học sinh, các bậc phụ huynh, của ngành giáo dục – đào tạo, của nhiều thầy cô giáo đã hết lòng cho các em có được thành tích tự hào đó.
Đặc biệt, cách đây vài ngày, đã có một giáo viên nằm trong Top 10 giáo viên xuất sắc toàn cầu, đây là giải thưởng đầu tiên đối với Việt Nam. Đó là cô giáo Hà Ánh Phượng, người dân tộc Mường, giáo viên tiếng Anh đến từ Trường THPT Hương Cần (Thú Thọ) - ngôi trường có đến 85% học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số, đã giúp cho học sinh tham gia mô hình “Lớp học xuyên biên giới”. Kết quả này đã truyền cảm hứng cho học sinh và cả đội ngũ giáo viên về việc đổi mới phương pháp dạy học, tạo cơ hội cho các em dù ở bất kỳ đâu đều có cơ hội để tiếp cận với nền giáo dục tiến bộ, hiện đại.
Cùng đó là rất nhiều tấm gương, tình cảm của các thầy cô đã đi theo các em suốt cuộc đời.
Dù ở thành phố hay nông thôn, miền núi, đều có hình ảnh các thầy cô tận tụy. Ảnh: GDTĐ. Trong nhiều câu chuyện xúc động, bà Mai chia sẻ bản thân không thể nào quên câu chuyện về lễ khai giảng năm học 2019 của 34 học sinh và 2 cô giáo tại điểm trường xa nhất của tỉnh Quảng Nam. Không có cờ hoa, không có bố mẹ đón đưa nhưng lễ khai giảng tại Tấc Pổ, Trà Tập, Nam Trà My vẫn trang nghiêm, ấm áp và đầy cảm xúc. Những dòng trên facebook của cô giáo Trà Thị Thu đã gây xúc động mạnh: “Hân hoan chào đón năm học mới, tuy không có cờ hoa rực rỡ, bố mẹ đưa đón nhưng tại điểm trường trên đỉnh núi đầy mây gió, cô và trò cũng cố tạo nên không khí khai giảng trong đơn sơ nhưng ấm áp. Hy vọng năm học mới nhiều cái mới, niềm vui mới, hạnh phúc mới, chúc mừng năm học mới”.
Theo bà Mai, hạnh phúc đó thật giản dị nhưng cũng thật sâu sắc.
Bà Mai cho hay, những yêu cầu và mục tiêu tiếp theo của đất nước đang đặt ra những trách nhiệm to lớn đối với sự nghiệp giáo dục – đào tạo. “Không có nguồn nhân lực chất lượng cao chúng ta không thể thành công trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư, không thể đổi mới sáng tạo để phát triển nhanh và bền vững”, bà Mai nói.
Bà Mai cho hay, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành giáo dục – đào tạo cũng đứng trước những khó khăn, thách thức trong quá trình đổi mới để đáp ứng được yêu cầu, kỳ vọng của đất nước và nhân dân.
“Tôi mong rằng, các thầy cô giáo sẽ luôn yêu nghề, giữ vững niềm tin, luôn có được niềm tin yêu của học sinh và nỗ lực không ngừng cho thế hệ trẻ và tương lai của đất nước Việt Nam”, bà Mai nói.
Bà Mai cũng đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị, các bậc phụ huynh và toàn xã hội luôn dành sự ủng hộ cho ngành giáo dục – đào tạo, góp phần chăm lo cho sự trưởng thành của thế hệ trẻ Việt Nam. Bà cũng bày tỏ mong muốn các em học sinh sẽ luôn cố gắng phấn đấu, rèn luyện để trở thành người công dân tốt, đền đáp công lao của thầy cô giáo đối với mình.
Hải Nguyên
Ký ức ngày đầu đi dạy cách đây 50 năm của thầy giáo Sài Gòn
Buổi đầu tiên đi dạy tôi cũng rung động như cậu bé trong ngày đầu tiên đi học của nhà văn Thanh Tịnh…
">Dù ở thành phố hay nông thôn, miền núi, đều có các thầy cô tận tụy
- Trong xã hội Trung Quốc hiện đại, tỷ lệ ly hôn đang tăng cao nên các dịch vụ như của ông Zhu đang rất đắt khách. Vị cố vấn này tâm sự: "Tôi luôn nói rằng tư vấn hôn nhân ở Trung Quốc gần giống như điều trị ung thư giai đoạn cuối". Bởi lẽ, phần lớn khách hàng tìm đến ông đều trong tâm trạng hoàn toàn khủng hoảng.
Cố vấn Zhu Shenyong (bên trái) tư vấn cho một kháng hàng. "Chỉ số ít đang cân nhắc ly hôn nhưng muốn nhận lời khuyên xem đó có phải điều nên làm hay không", người đàn ông 44 tuổi nói.
Đầu năm nay, ông Zhu đã trở nên nổi tiếng sau khi tuyên bố ông kiếm được một triệu Nhân dân tệ mỗi năm nhờ nghề tư vấn hôn nhân. Mỗi lần ông lên sóng trực tuyến nói về chủ đề "tránh những vụ ly hôn không cần thiết", luôn có khoảng 500 người chờ xem. Nhưng vì ông cũng là một người theo chủ nghĩa hiện thực nên Zhu Shenyong luôn nỗ lực giúp các cặp vợ chồng tìm được giải pháp nhẹ nhàng nhất khi mối quan hệ tan vỡ, tránh gây tổn thương cho con cái của họ.
Số liệu chính thức cho hay số vụ ly dị thông qua chính quyền tại Trung Quốc đã đạt mức kỷ lục 8,6 triệu vào năm 2020 – gần gấp đôi năm 2019 và là lần đầu tiên lấn áp số lượng người đăng ký kết hôn.
Sau nhiều thập kỷ theo đuổi "chính sách một con", Trung Quốc đang đối mặt với sự mất cân bằng về giới tính trầm trọng với số lượng nam giới nhiều hơn nữ giới 30 triệu người. Cùng với tỷ lệ sinh chạm đáy, một cuộc khủng hoảng nhân khẩu học đang dần hiện rõ.
Áp lực phải kết hôn sớm từ phía gia đình, sự cạnh tranh gay gắt của cuộc sống đô thị, giá nhà tăng chóng mặt, nghĩa vụ chăm sóc con cái cùng với tình trạng thiếu biện pháp hỗ trợ nghề nghiệp cho các bà mẹ… tất cả đều là nguyên nhân dẫn đến rạn nứt hôn nhân, đặc biệt đối với thế hệ trẻ ưu tiên quyền tự do cá nhân.
Cố vấn Zhu nói: "Nhìn từ khía cạnh tích cực, ly hôn là biểu hiện của xã hội văn minh và sự thức tỉnh của phụ nữ". Ông cho biết vấn đề ngoại tình và tiền bạc cũng là nguyên nhân chính dẫn đến ly hôn.
Với việc tỷ lệ sinh sụt giảm mạnh, tạp chí The Lancet mới đây dự đoán dân só Trung Quốc có thể giảm 1/2 vào năm 2100, xếp sau Ấn Độ và Nigeria. Điều này khiến chính phủ lo ngại, ra sức khuyến khích công dân kết hôn và duy trì cuộc hôn nhân.
Năm ngoái, giới lập pháp đã đặt ra thời hạn hạ nhiệt 30 ngày bắt buộc đối với việc ly hôn theo sự đồng thuận của đôi bên, vốn từng có thể được giải quyết trong vòng 1 ngày. Mục đích nhằm ngăn chặn các cuộc ly hôn do bốc đồng. Tuy nhiên, những nhà hoạt động lo ngại ngại rằng quy định này đang chôn vùi người phụ nữ trong các cuộc hôn nhân bị lạm dụng vì nó có thể kéo dài vô thời hạn nếu một bên từ chối ly hôn.
Wang Youbai, luật sư về hôn nhân tại Quảng Châu, cho rằng: "Giai đoạn hạ nhiệt đã trở thành 'thời kỳ lạm dụng ly hôn', hoàn toàn đi lệch với mục đích ban đầu của nó".
"Thật vô cùng bất công cho những người bị bạo lực gia đình, những người đang mong muốn thoát khỏi cuộc hôn nhân không hạnh phúc của họ", luật sư hôn Yi Yi ở Bắc Kinh cho biết. Phương pháp ly hôn bằng cách kiện ra tòa, thường mất từ một đến hai năm, lại tốn chi phí hơn.
Nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc đã triển khai hoạt động tư vấn do nhà nước tổ chức cho hàng chục nghìn cặp vợ chồng, bao gồm cả những cặp đôi mới cưới và những đôi đang trên đà tan vỡ. Ở trung tâm Vũ Hán, chính quyền thành phố cho rằng "giai đoạn hạ nhiệt" đã giải cứu gần 2/3 số cuộc hôn nhân của 3.096 cặp vợ chồng nộp đơn ly hôn chỉ trong tháng 1. Các cố vấn hôn nhân cũng có mặt tại tất cả các văn phòng đăng ký kết hôn ở Bắc Kinh.
Nhưng đối với Wallace, một công chức 36 tuổi, các buổi hòa giải bắt buộc không thể thay đổi tiến trình ly hôn của anh ta. Một tòa án ở Thượng Hải đã quyết định giải quyết ly hôn cho vợ chồng vào giữa năm 2020, sau quãng thời gian dài trì hoãn vì đại dịch. Cuộc hôn nhân kéo dài 3 năm của Wallace đã kết thúc, mà theo anh là bị đổ vỡ do sự can thiệp từ hai bên nội ngoại. Anh nói: "Đối với những người thực sự muốn ly hôn, hòa giải chỉ mang tính hình thức".
Wallace nằm trong một bộ phận ngày càng đông của thế hệ trẻ ở Trung Quốc bị vỡ mộng về hôn nhân. Nhiều người bạn của anh ấy lo lắng về việc tiến tới hôn nhân, và sau đó là thoát khỏi chúng. Một số kết hôn chỉ như sự thỏa hiệp, mà không cần xem xét liệu họ có thể chịu đựng được những điểm yếu của bạn đời hay không.
Wallace bây giờ ví hôn nhân như một cuộc cá cược đầy rủi ro. "Nếu biết có 50% khả năng thất bại, bạn vẫn muốn liều chứ?", anh ấy nói.
Những nỗi áp lực vẫn tồn tại, đặc biệt là đối với phụ nữ, liên quan đến chuyện lập gia đình sớm và sinh con sớm. Tuy nhiên, ngày càng nhiều phụ nữ Trung Quốc từ chối "nhượng bộ" khiến tỷ lệ đăng ký kết hôn năm 2020 đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai thập kỷ.
Còn đối với Vivien, 31 tuổi, người đã kết hôn sau cuộc tình đầy sóng gió, ly hôn không phải là điều gì đó đáng sợ mà là một con đường hướng tới sự giải thoát.
"Những người lớn tuổi suy nghĩ là: ly hôn có nghĩa là không còn ai cần đến bạn nữa... nhưng thế hệ của tôi nghĩ rằng đó chỉ là một lựa chọn cá nhân. Chúng tôi không nghĩ đó là điều đáng xấu hổ, mà ngược lại, tôi rất ngưỡng mộ những người ly hôn êm đẹp", cô gái chia sẻ.
Theo Báo Tin tức
Cận cảnh kẻ buôn người đưa trẻ em trèo tường vượt biên vào Mỹ
Một video được công bố hôm 31/3 của một quan chức thuộc Cơ quan Tuần tra Biên giới Mỹ cho thấy, những kẻ buôn người đang lén lút thả hai em nhỏ qua tường rào biên giới.
">Nghề cứu vãn hôn nhân 'bên bờ vực thẳm' nở rộ ở Trung Quốc
- - Gần đây, mỗi khi có vụ tai nạn, những bức ảnh chụp tại hiện trường hay những clip ghi lại hình ảnh nơi xảy ra vụ việc cho thấy luôn có một số không ít người đứng nhìn, quay phim, chụp ảnh. Trong số đó đa phần là những người rất trẻ.
Theo một khảo sát của Viện Nghiên cứu giáo dục TP.HCM (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) đưa ra trong hội thảo đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục đạo lý dân tộc và ý thức công dân cho học sinh (HS) THPT TP.HCM diễn ra cuối năm 2015, thì một trong những kết quả đáng chú ý là học sinh đang sống vô cảm, thiếu nhân ái.
Khảo sát được tiến hành tại 20 trường THPT ở 12 quận/ huyện của TP.HCM với 1.800 phiếu. Trong đó có 12 trường công lập và tám trường ngoài công lập.">Hành xử ra sao khi thấy người bị nạn? Làm sao để bớt người trẻ khoanh tay đứng nhìn người bị nạn?
Nhận định, soi kèo Nữ Queretaro vs Nữ Mazatlan, 09h00 ngày 16/1: Chiến thắng đầu tiên
- - Sau giờ ngủ trưa, không thấy cháu H. tỉnh dậy, cô giáo đã phát hiện cơ thể cháu tím tái và tử vong sau đó.
Thanh Hóa: Hai học sinh giỏi chết đuối thương tâm
"Bố lôi 2 chị em gái ra sân bắt quỳ xuống, em gần như chết lặng"
Chiều tối nay, 9/12, thông tin từ UBND thị trấn Thọ Xuân (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) cho biết, khoảng 14h chiều, cháu H.Đ.H học sinh lớp 3 tuổi của trường mầm non thị trấn Thọ Xuân trong lúc ngủ trưa đã chết bất thường.
Trước đó, sáng sớm, cháu H. được bà nội đưa đến trường. Lúc giao cháu cho cô chủ nhiệm, bà nội cháu có dặn và gửi lại gói thuốc hạ sốt nhờ các cô quan tâm, nếu cháu có sốt thì cho cháu uống thuốc.
Trường thị trấn nơi cháu H. học Trong suốt cả buổi sáng, các cô thường xuyên kiểm tra nhưng không thấy sốt nên không cho uống thuốc hạ sốt.
Giờ ăn trưa, cô giáo cho cháu ăn cơm bình thường rồi đi ngủ. Trong lúc ngủ, cô giáo kiểm tra và thấy vẫn bình thường.
Đến khoảng 13h45’, cô giáo đánh thức trẻ và đi cất gối nhưng không thấy cháu H. dậy. Lúc này, mặt cháu đã tím tái nên cô lập tức đưa cháu sang trạm y tế rồi đưa lên Bệnh viện Đa khoa huyện Thọ Xuân cấp cứu.
Tại đây, được các bác sĩ đã cấp cứu nhưng cháu đã không qua khỏi.
Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Nghi vấn bé trai Pháp bị đánh tới chết vì không làm bài tập về nhà
Một cậu bé 9 tuổi ở Pháp đã bị gia đình đánh tới chết vì không làm bài tập về nhà, các công tố viên cho hay.
">Cháu bé 3 tuổi tử vong bất thường tại trường mầm non
Phản ứng của Hoàng gia Anh trước "bom tấn" truyền hình của Harry & Meghan
Điện Buckingham tê liệt vì “kinh hoàng và mất tinh thần” khi Hoàng tử Harry và Công nương Meghan “làm nổ tung gia đình” với cuộc phỏng vấn trên truyền hình Mỹ.
">Nữ hoàng Anh ngầm gửi thông điệp đến vợ chồng Harry
- Tôi là giáo viên, lấy chồng đã 10 năm. Chồng tôi công tác bên ngành luật, tính tình gia trưởng nhưng tôi biết dung hòa nên cuộc sống hôn nhân khá hạnh phúc.
Hơn nữa, tôi nhận được sự tin tưởng của bố chồng. Mọi việc lớn, bé trong nhà, bao giờ ông cũng tìm tôi chia sẻ đầu tiên.
Mẹ chồng mất sớm, bố chồng tôi “gà trống nuôi con” từ lúc con út mới lên 3 tuổi. Suốt mấy chục năm, ông dành hết thời gian chăm sóc, nuôi dạy hai con trưởng thành, không nghĩ đến việc lập gia đình.
Ảnh: N.D Bố chồng từng tâm sự với tôi, ông có 2 cậu con trai, nếu đi bước nữa, người ta không thương con mình, sợ các con bị áp lực, dễ sinh tính ngang ngược, hư hỏng. Ông chấp nhận cảnh “giường đơn, gối chiếc”, mặc kệ họ hàng mai mối.
Các con xây dựng gia đình, ông lại tất bật chăm cháu. Tôi sinh 3 đứa con, lần nào ông cũng giặt giũ, cơm nước mang vào bệnh viện.
Thời kỳ cháu ăn dặm, ông nghiên cứu sách vở, xem món nào phù hợp với cháu để mua về nấu. Ông tỉ mỉ, có khi còn khéo hơn con dâu.
Tôi làm dâu xa quê nhưng chưa bao giờ thấy tủi thân hay buồn phiền. Vợ chồng những lúc va chạm, ông đứng ra hòa giải.
Một năm trước, bố chồng tôi gặp lại mối tình đầu thời cấp 3. Tình cũ không rủ cũng tới, hai người họ hay gặp gỡ, tâm sự giải khuây. Tinh thần bố chồng tôi thoải mái, vui vẻ hơn.
Họ chỉ đơn thuần là đi uống nước, tặng nhau mấy món quà nho nhỏ. Nhưng lần nào gặp, bố cũng nhờ tôi là giúp bộ quần áo, đánh xi giày, tâm thế háo hức như thể mới biết yêu.
Chồng tôi tỏ ra khó chịu khi biết bố có bạn gái. Anh quan điểm, người có tuổi không nên yêu, như thế làm mất hình ảnh đẹp trong mắt các cháu. Người đời dị nghị không hay.
Ban đầu anh mỉa mai, nói nặng nhẹ vài câu nhưng sau anh gọi điện thẳng cho bác gái kia nói nặng lời.
Em trai chồng tôi ngược lại, ra sức ủng hộ, vun vén cho bố. Em bảo, ông lấy vợ, vừa có người bầu bạn, vừa chăm sóc nhau.
Bố chồng tôi buồn vì hành xử của con trai lớn, mấy ngày bỏ ăn uống, chỉ nằm trong phòng thở dài. Đến lúc, tôi giấu chồng, đón bác gái sang thăm, ông mới tươi tỉnh, ăn hết bát cháo.
Tôi nhìn cảnh đấy mà ứa nước mắt. Tuổi già thường phải đối mặt với nỗi cô đơn khi một nửa yêu thương không còn bên mình, khi con cháu đã trưởng thành.
Việc có người phụ nữ cùng ông bầu bạn, chia sẻ vui buồn trong cuộc sống là nhu cầu hoàn toàn chính đáng. Các con không có quyền gì cấm cản.
Sau tháng ngày căng thẳng, hai người họ muốn về chung một nhà. Tôi âm thầm ủng hộ. Chồng tôi nghe bố thông báo sẽ lấy vợ thì sốc nặng. Anh hất đổ bát cơm, yêu cầu bố hủy hôn.
Chồng tôi không chấp nhận người phụ nữ khác bước vào nhà. Anh nói, nếu bố cố tình lấy, anh sẽ phá đám cưới. Em trai chồng ở riêng, sang khuyên nhủ anh vài câu nhưng chồng tôi bỏ ngoài tai.
Bố chồng tôi tâm trạng não nề, cả đời ông vì con, thương con, giờ con trai ngăn cản, ông không dám lấy vợ. Ông bảo: “Với bố, các con là thứ quý giá nhất. Bố không muốn đánh đổi”.
Hàng ngày, tôi nhìn ông lặng lẽ, ít trò chuyện nên thương cảm. Trong đầu tôi chợt lóe lên ý định táo bạo.
Tôi gọi em chồng đến, đề xuất kế hoạch, tổ chức đám cưới cho bố khi chồng tôi vắng nhà. Lúc chồng tôi về, mọi chuyện đã xong, anh sẽ phải chấp nhận.
Hai chị em làm 4 mâm cơm mời họ hàng đến dự, thuê chiếc xe đón dâu. Ngày cưới, ông rơi nước mắt, thắp nén nhang cho vợ cả, xin phép tái hôn.
Vài ngày sau, chồng tôi về, anh tức giận, quát tháo ầm ĩ, đổ vào đầu tôi bao ngôn từ nặng nề. Vợ chồng chiến tranh lạnh 1 tuần, tôi định mọi chuyện qua đi, anh nguôi nguôi sẽ làm lành.
Vậy mà, chồng bắt tôi ký đơn ly hôn. Anh nói, không thể chấp nhận hành động của vợ. Chồng cho rằng, đó là tội lỗi tày trời với vong linh người mẹ đã khuất của anh.
Giờ cuộc hôn nhân của tôi đang bế tắc. Tôi phải làm sao đây?
Mẹ lên chăm con gái đẻ, thông gia nói như xát muối vào lòng
Chứng kiến con gái mới đẻ 10 ngày phải xách xô nước lau nhà, tôi chạy lại đỡ, không ngờ bà thông gia nói một câu như xát muối vào lòng.
">Cô giáo bị bạn đời ly hôn vì tổ chức lễ cưới cho bố chồng