您现在的位置是:NEWS > Bóng đá
Nhận định, soi kèo AF Elbasani vs KF Tirana, 23h00 ngày 31/3: Chưa thể đột phá
NEWS2025-04-02 18:18:19【Bóng đá】4人已围观
简介 Pha lê - 31/03/2025 08:47 Nhận định bóng đá g thực đơn mỗi ngàythực đơn mỗi ngày、、
很赞哦!(1885)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Zeledon vs Alajuelense, 09h00 ngày 1/4: Thắng vì ngôi đầu
- Nổi rần vụ thẻ tín dụng phát sinh nợ 8,8 tỷ đồng, cổ phiếu Eximbank ra sao?
- Maybank tăng hợp tác chiến lược với ABBANK, phát triển bán lẻ và số hóa
- Lịch phát sóng vòng 10 V
- Nhận định, soi kèo GAIS vs AIK Solna, 0h100 ngày 1/4: Đầu xuôi đuôi lọt
- Nhiều tập đoàn lớn sẵn sàng rót tiền đầu tư vào ESG
- Điều gì khiến giá xăng giảm 2 phiên liên tiếp?
- Tin vui với bưởi Việt Nam
- Nhận định, soi kèo Moreirense vs Vitoria Guimaraes, 02h30 ngày 31/3: Khách lấn chủ
- Cổ phiếu FPT lăm le vượt đỉnh mọi thời đại
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Lecce vs Roma, 2h45 ngày 30/3: Đường xa đôi ngả
Thái Lan phát hiện dư lượng hóa chất nguy hiểm trong nho nhập từ Trung Quốc
Minh Huyền
(Dân trí) - Cơ quan chức năng Thái Lan vừa phát hiện nhiều mẫu nho Shine Muscat nhập khẩu từ Trung Quốc có dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá giới hạn cho phép.
Theo Bangkok Post,mạng lưới Cảnh báo thuốc trừ sâu Thái Lan (Thai-PAN) vừa đưa ra cảnh báo về tình trạng dư lượng hóa chất nguy hiểm vượt mức cho phép trong mặt hàng nho mẫu đơn Shine Muscat nhập khẩu.
Cảnh báo được cơ quan chức năng Thái Lan đưa ra sau khi Hội Người tiêu dùng Thái Lan (TCC) và Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) công bố kết quả xét nghiệm 24 mẫu nho mua từ nhiều địa điểm khác nhau.
Cụ thể, 2 mẫu được mua từ các cửa hàng trực tuyến, 7 mẫu từ cửa hàng trái cây và bán lẻ ở chợ, 15 mẫu từ các siêu thị vào ngày 2/10 và 3/10 với giá dao động 100-699 baht/kg (tương đương 74.000-525.000 đồng/kg). Trong đó, cơ quan chức năng xác định có 9 mẫu nhập khẩu từ Trung Quốc, 15 mẫu còn lại không có thông tin về xuất xứ.
"Chúng tôi rất bất ngờ khi 23 trong 24 mẫu có dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá giới hạn cho phép. Trong đó, có một mẫu được phát hiện có chứa chlorpyrifos - một loại thuốc trừ sâu bị cấm ở Thái Lan", Prokchon Usap, điều phối viên của Thai-PAN, chia sẻ.
Ngoài ra, 22 mẫu nho khác chứa 14 dư lượng hóa chất có hại vượt quá giới hạn an toàn là 0,01 mg/kg và 50 dư lượng thuốc trừ sâu khác. Trong đó nhiều loại là thuốc trừ sâu thẩm thấu vào nho, giúp chúng tươi lâu hơn. Đáng chú ý, có 22 chất vẫn chưa được khai báo theo luật pháp Thái Lan như triasulfuron, cyflumetofen, tetraconazole và fludioxonil.
Prokchon cho biết các loại thuốc trừ sâu này không dễ dàng loại bỏ bằng cách rửa trong nước. Thai-PAN và TCC đã đề xuất Bộ Y tế Thái Lan yêu cầu các nhà nhập khẩu và nhà phân phối dán nhãn xuất xứ nho nhập khẩu.
Nho Shine Muscat nhập khẩu từ Trung Quốc rẻ hơn nho nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc nên rất được người tiêu dùng Thái Lan ưa chuộng (Ảnh: The Nation).
Theo New Straits Times, Bộ Nông nghiệp và An ninh lương thực Thái Lan sẽ kiểm tra nho Shine Muscat nhập khẩu bị cáo buộc chứa dư lượng hóa chất độc hại.
"Nếu những cáo buộc là chính xác được xác nhận, Bộ sẽ đưa ra thông báo và có biện pháp xử lý. Tuy nhiên, đến nay, chúng tôi chưa nhận được bất kỳ khiếu nại nào liên quan đến nho có chứa dư lượng hóa chất vượt mức", Bộ trưởng Datuk Seri Mohamad Sabu nói.
Theo Thai PBS, nho Shine Muscat nhập khẩu từ Trung Quốc rẻ hơn nho nhập khẩu từ Nhật Bản hoặc Hàn Quốc nên rất được người tiêu dùng Thái Lan ưa chuộng.
TS Wattanasak Sornrung - Giám đốc Phòng kiểm tra thực phẩm và dược phẩm FDA cho biết từ đầu năm đến nay, cơ quan này đã kiểm tra 264 tấn nho Shine Muscat nhập khẩu, trị giá 72 triệu baht. Trong đó, chỉ có 4 mẫu phát hiện có dư lượng thuốc trừ sâu vượt tiêu chuẩn an toàn.
"FDA Thái Lan đã kiểm tra nho Trung Quốc được nhập khẩu vào nước này bằng tàu hỏa và nhận thấy tất cả đều đảm bảo an toàn. FDA sẽ tăng cường kiểm soát trái cây và rau quả tươi nhập khẩu", ông nói.
Tại Việt Nam, 9 tháng qua, Việt Nam đã chi 697 triệu USD (tương đương 17.400 tỷ đồng) để nhập khẩu rau quả từ Trung Quốc, chủ yếu là trái cây tươi. Hiện, Trung Quốc vẫn là quốc gia cung ứng lượng rau quả lớn cho Việt Nam, chiếm gần 42% tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả.
Đặc biệt, nho sữa (nho mẫu đơn) Trung Quốc là mặt hàng đổ bộ thị trường Việt Nam vài năm trở lại đây với giá rất rẻ. Khảo sát trên thị trường, đặc biệt là các hội nhóm mạng xã hội, nho sữa xuất xứ Trung Quốc được rao bán với giá chỉ 20.000-85.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá mặt hàng này nhập khẩu Hàn Quốc, Nhật Bản dao động 400.000-900.000 đồng/kg.
Theo New Straits Times, Bangkok Post, Thai PBS">Thái Lan phát hiện dư lượng hóa chất nguy hiểm trong nho nhập từ Trung Quốc
Bí quyết giúp Vincom Retail giữ vị thế là đối tác cho thuê hàng đầu thị trường
Tiến Thịnh
(Dân trí) - Khởi đầu vào năm 2004 với Vincom Center Bà Triệu (Hà Nội), chỉ sau hai thập kỷ, Vincom đã sở hữu 88 trung tâm thương mại (TTTM) hiện diện tại 48/63 tỉnh thành và khẳng định vị thế đối tác cho thuê hàng đầu thị trường.
Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá đầy tiềm năng, song cạnh tranh khốc liệt, nhất là khi có sự tham gia của những thương hiệu hàng đầu thế giới. Trong bối cảnh đó, Vincom - thương hiệu được thành lập và vận hành bởi người Việt - vẫn vươn lên mạnh mẽ và chiếm lĩnh vị trí đối tác cho thuê mặt bằng bán lẻ hàng đầu. Thành công này là nhờ Vincom sở hữu những "tọa độ vàng" kết hợp cùng chiến lược bài bản, tinh thần đổi mới, kiến tạo loạt mô hình tiên phong trên thị trường.
Lợi thế từ quy mô và vị trí đắc địa
Ngày nay, từ Bắc chí Nam, khách hàng có thể dễ dàng nhìn thấy những bảng hiệu Vincom. 20 năm phát triển, từ một Vincom Center Bà Triệu (Hà Nội), nay Vincom đã hiện diện tại 48/63 tỉnh thành với 88 TTTM.
Thương hiệu Vincom đánh dấu 20 năm phát triển (Ảnh: Vincom).
Triển khai theo 4 mô hình bán lẻ, các TTTM của Vincom nâng tầm trải nghiệm mua sắm chất lượng và tiện lợi cho khách hàng, cũng như tiêu chuẩn cuộc sống cho cư dân.
Trong đó, Vincom Center và Vincom Plaza được đặt tại vị trí "kim cương" - giữa các trung tâm thành phố lớn, góp phần hình thành văn hóa tiêu dùng sành điệu, đẳng cấp. Vincom Mega Mall được đặt tại các khu đô thị Vinhomes - trở thành điểm hẹn mua sắm, vui chơi giải trí mới của cư dân và du khách. Mô hình cuối cùng là siêu thị tinh gọn Vincom+ phủ sóng tại các huyện, thị xã, thị trấn, góp phần phục vụ nhu cầu thiết yếu cho cư dân khu vực.
Không chỉ tạo ra các tọa độ giao thương, TTTM Vincom tại mỗi địa phương còn trở thành điểm đến góp phần quảng bá văn hóa, du lịch tới khách hàng trong và ngoài nước. Lợi thế có được từ việc mỗi TTTM đều được thiết kế ấn tượng, giao hòa giữa kiến trúc hiện đại và truyền thống bản địa. Đây cũng là nơi diễn ra các chương trình lễ hội, trình diễn nghệ thuật phong phú.
Bến đỗ của những thương hiệu hàng đầu trong và ngoài nước
Sở hữu các TTTM tiêu chuẩn quốc tế được đặt tại những khu vực sôi động bậc nhất Việt Nam, dễ hiểu khi Vincom được nhiều thương hiệu danh tiếng quốc tế "chọn mặt gửi vàng". Trong đó, những cái tên như Zara, H&M, Decathlon, Watcon, Muji… đã chọn Vincom để khởi đầu và mở rộng thị trường tại Việt Nam.
Các TTTM Vincom cũng là nơi đổ bộ của nhiều thương hiệu Việt danh tiếng như An Phước, Ivy Moda, Patio, SWE, Errorist, The White Egg…
Vincom được nhiều thương hiệu danh tiếng quốc tế và trong nước lựa chọn để đặt gian hàng (Ảnh: Vincom).
Bên cạnh lợi thế về vị trí, quy mô và kiến trúc, Vincom còn thu hút khách thuê bởi hệ thống quản lý vận hành hiện đại, nhân sự chuyên nghiệp, cùng các chính sách tối ưu hóa lợi ích cho khách hàng. Doanh nghiệp thường xuyên tổ chức các lễ hội giải trí, chương trình kích cầu, tạo sức hút cho mỗi gian hàng. Nhờ đó, không chỉ xuất hiện ở trung tâm các thành phố lớn, nhiều thương hiệu đã đồng hành cùng Vincom đến các thị trường mới nổi hay khu đại đô thị mới, góp phần nâng tầm trải nghiệm mua sắm cho người dân địa phương.
Với cư dân và khách hàng, Vincom cũng nỗ lực mang tới các trào lưu mua sắm dẫn đầu thế giới cho đến những trải nghiệm bản địa đặc sắc. Các TTTM cũng tiên phong đem đến không gian mua sắm độc đáo, những mô hình cửa hàng lần đầu có mặt tại Việt Nam như không gian "xanh" tươi mới của Lush, điểm hẹn cho hội "nghiện nhà" của Kohnan Japan, nơi giao lưu của giới trẻ với phong cách năng động của Nike…
Tiên phong kiến tạo những dấu ấn khác biệt
Xuyên suốt 20 năm hình thành và phát triển, Vincom đã không ngừng nỗ lực và đổi mới để duy trì vị thế hàng đầu với nhiều dấu ấn đầu tiên tại Việt Nam. Trong đó phải kể tới những mô hình TTTM đặc biệt, như "all-in-one" đánh dấu bằng sự ra đời của Vincom Royal City năm 2013 hay "Life-Design Mall" tích hợp công nghệ hiện đại, kiến trúc thiên nhiên trong nhà và các dịch vụ đẳng cấp với sự xuất hiện của Vincom Mega Mall Smart City năm 2022.
Mỗi TTTM Vincom sở hữu một thiết kế, tiện ích đặc biệt, mang tới trải nghiệm đặc sắc cho khách hàng (Ảnh: Vincom).
Không chỉ là thiên đường mua sắm, Vincom còn đem đến không gian vui chơi, giải trí đẳng cấp lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường. Đó là Vincom Ice Rink - hệ thống sân băng chuẩn quốc tế; Vinpearl Aquarium ở Times City - thủy cung lớn nhất cả nước với hơn 30.000 loài sinh vật biển; VS Racing - trường đua F1 mini trong nhà với mô hình xe F1 kích thước thực tế…
Bên cạnh đó, Vincom còn tiên phong đưa những giải pháp công nghệ mới vào việc quản lý và vận hành các TTTM. Gần đây nhất là sự xuất hiện của trợ lý toàn năng Chatbot AI và Trung tâm Tiktok Creator House giúp tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng, tạo không gian kết nối cộng đồng.
Đón đầu các xu hướng, mô hình thời thượng chuẩn quốc tế
Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên phát triển vượt bậc, với tốc độ tăng trưởng GDP kéo theo sự bùng nổ của ngành bán lẻ trên đa nền tảng, yêu cầu và đòi hỏi các TTTM và gian hàng không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu mua sắm, mà còn phải nâng tầm trải nghiệm, hoàn thiện chất lượng dịch vụ, và không ngừng cải thiện cơ sở vật chất, mang đến những hoạt động tương tác và xây dựng cộng đồng khách hàng vững mạnh.
Khu phố thương mại là phiên bản nâng cấp của TTTM Vincom vốn đã quen thuộc với người tiêu dùng (Ảnh: Vincom).
Nắm bắt được điều đó, ngoài làm mới và đa dạng hóa các trải nghiệm trong hệ thống TTTM phủ khắp cả nước, Vincom còn ghi điểm trên thị trường với việc phát triển các khu phố thương mại tại các khu đô thị Vinhomes, như Grand World (Phú Quốc United Center), Grand World và Little Hong Kong (Ocean City), Phố đi bộ - Công viên Vũ Yên (Hải Phòng), Vinpearl Harbour (Nha Trang) hay Vinhomes Golden Avenue (Móng Cái, Quảng Ninh, dự kiến sẽ ra mắt vào 2025)....
Các khu phố thương mại này bao gồm các căn shophouse được thiết kế hài hòa với cảnh quan điểm nhấn và chuỗi các hoạt động giải trí phong phú. Mô hình "vũ trụ đa trải nghiệm" được áp dụng tại đây có thể giúp mở cánh cửa thành công cho nhiều thương hiệu.
Điển hình, "vũ trụ giải trí" Grand World tại Ocean City đạt mức doanh thu bán lẻ 500 tỷ đồng chỉ trong 6 tháng đầu năm. Phố đi bộ - Công viên Vũ Yên (Hải Phòng) thu hút hơn 155.000 lượt khách ngay trong ngày khai trương 1/6.
">Bí quyết giúp Vincom Retail giữ vị thế là đối tác cho thuê hàng đầu thị trường
Startup của các sếp cũ VinShop, VinID nhận đầu tư 1 triệu USD
Việt Đức
(Dân trí) - VinaCapital Ventures đầu tư 1 triệu USD vào startup nông nghiệp với đội ngũ điều hành cấp cao từng giữ các vị trí quản lý chủ chốt tại VinShop, VinID.
VinaCapital Ventures, quỹ đầu tư công nghệ của Tập đoàn VinaCapital, ngày 6/2 thông báo đã đầu tư 1 triệu USD vào Koina, một nền tảng công nghệ nông nghiệp (agritech) được thành lập tại Việt Nam. Khoản đầu tư của VinaCapital Ventures là một phần của vòng gọi vốn hạt giống (seed) của startup này.
Công ty khởi nghiệp nói trên được thành lập vào năm 2021 bởi đội ngũ nhà sáng lập từng đảm nhiều vị trí quản lý cấp cao tại các startup, doanh nghiệp lớn trước đây.
Chủ tịch HĐQT Koina là ông Thi Nguyễn - cựu sáng lập viên của GiaoHangNhanh và VinShop. Giám đốc điều hành của ứng dụng này là ông Khoa Lưu - Cựu Giám đốc vận hành của VinID và Giám đốc tự động hóa kinh doanh khu vực Đông Nam Á của Grab, Giám đốc Tài chính là ông Phú Võ - cựu sáng lập viên của The Coffee House và Giám đốc tăng trưởng Vinshop.
Nền tảng agritech được VinaCapital đầu tư đặt mục tiêu xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp lớn và hiệu quả nhất Việt Nam bằng cách đồng hành, kết nối nông dân với các tổ chức tài chính, nhà cung cấp và nhà bán lẻ.
Theo đại diện doanh nghiệp, nhu cầu về trái cây và rau quả tươi dự kiến sẽ tăng trưởng ở Việt Nam khi dân số tiếp tục tăng và mức chi tiêu ngày càng cao. Đô thị hóa nhanh hơn cùng với tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển cũng làm gia tăng mức tiêu thụ thực phẩm sạch và mức độ nhận thức về nguồn gốc sản phẩm.
">Startup của các sếp cũ VinShop, VinID nhận đầu tư 1 triệu USD
Nhận định, soi kèo Auxerre vs Montpellier, 22h15 ngày 30/3: Chìm trong khủng hoảng
Nữ đại gia bị xử phạt nặng vì "mua chui" cổ phiếu từ 3 năm trước
Mai Chi
(Dân trí) - Bà Trần Thị Thu - cổ đông lớn nhất của Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Công nghệ Tiến Trung - vừa bị UBCKNN xử phạt nặng vì việc gom mua cổ phiếu TTZ giai đoạn 2021-2022 mà không đăng ký công khai.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với bà Trần Thị Thu (địa chỉ phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội).
Cụ thể, bà Thu bị phạt tiền 137,5 triệu đồng do không đăng ký chào mua công khai theo quy định pháp luật theo quy định tại Nghị định số 156/2020 của Chính phủ.
Theo xác định của cơ quan quản lý, ngày 5/11/2021, bà Trần Thị Thu đã thực hiện giao dịch mua 25.200 cổ phiếu TTZ của Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Công nghệ Tiến Trung (mã chứng khoán: TTZ) dẫn đến thay đổi số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty mà bà Thu và chồng là ông Huỳnh Văn Quảng sở hữu lên 1.912.600 cổ phiếu TTZ, chiếm tỷ lệ 25,26%.
Việc không đăng ký chào mua công khai cổ phiếu TTZ khiến bà Trần Thị Thu bị xử phạt (Ảnh minh họa: Hữu Khoa).
Ngày 15/3/2022, bà Thu mua 17.400 cổ phiếu TTZ dẫn đến tổng số lượng cổ phiếu của bà Thu và người có liên quan (chồng là ông Huỳnh Văn Quảng) là 1.901.700 cổ phiếu TTZ, chiếm tỷ lệ 25,1% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của TTZ.
Các giao dịch trên đều không được bà Thu đăng ký chào mua công khai với UBCKNN.
Ngoài ra, bà Trần Thị Thu còn bị phạt tiền 30 triệu đồng với hành vi báo cáo không đúng thời hạn khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng theo quy định.
Ngày 21/5/2021, bà Thu mua 54.900 cổ phiếu TTZ dẫn đến khối lượng cổ phiếu nắm giữ sau giao dịch tăng từ 365.200 cổ phiếu (tương ứng với 4,82%) lên 420.100 cổ phiếu (tương ứng với 5,55%), trở thành cổ đông lớn của TTZ. Tuy nhiên, đến ngày 18/6/2021, HNX mới nhận được báo cáo trở thành cổ đông lớn của bà Thu.
Bà Trần Thị Thu còn bị phạt tiền 32,5 triệu đồng do không báo cáo khi có thay đổi về tỷ lệ cổ phiếu sở hữu qua các ngưỡng 1% số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết. Trong thời gian từ ngày 25/5/2021 đến ngày 4/11/2022, Bà Thu đã liên tục mua bán cổ phiếu TTZ làm thay đổi tỷ lệ sở hữu vượt ngưỡng 1% nhưng không báo cáo, báo cáo không đúng thời hạn cho HNX về việc thay đổi về tỷ lệ cổ phiếu sở hữu qua các ngưỡng 1% số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết.
Tổng số tiền bà Thu bị phạt là 200 triệu đồng.
Bên cạnh việc phạt tiền, UBCKNN còn yêu cầu bà Thu buộc phải từ bỏ quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền trên số cổ phần có được từ hành vi không đăng ký chào mua công khai theo quy định pháp luật.
Đồng thời, bà Thu cũng buộc phải bán cổ phiếu để giảm tỷ lệ nắm giữ xuống dưới mức phải chào mua công khai trong thời hạn tối đa 6 tháng kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành (21/8) với hành vi không đăng ký chào mua công khai theo quy định pháp luật.
Theo quan sát của phóng viên Dân trí, cho đến nay, Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Công nghệ Tiến Trung vẫn chưa công bố báo cáo tài chính của các kỳ tài chính năm 2024. Báo cáo thường niên năm 2023 cho thấy, trong năm ngoái, công ty chỉ đạt 3,7 tỷ đồng tổng doanh thu, giảm 28,3% so với năm 2022; thua lỗ hơn 1 tỷ đồng. Vốn điều lệ 75,7 tỷ đồng và công ty không thực hiện trả cổ tức.
Tại ngày 12/3, bà Trần Thị Thu là một trong 3 cổ đông lớn của công ty, nắm 18,21% vốn điều lệ và là cổ đông lớn nhất. Hai cổ đông lớn khác là ông Huỳnh Văn Quảng (sở hữu 10,39%); bà Nguyễn Thị Bích Thủy (sở hữu 5,81%).
">Nữ đại gia bị xử phạt nặng vì "mua chui" cổ phiếu từ 3 năm trước
Quật ngã HAGL, HLV Sài Gòn FC chỉ ra điểm yếu của quân bầu Đức
"Không có căn cứ để nói áp thuế GTGT 5% sẽ làm tăng giá phân bón"
Kiều Diễm
(Dân trí) - Đây là nhấn mạnh của Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An khi đánh giá tác động mức thuế GTGT 5% đối với mặt hàng phân bón, đồng thời đề nghị báo chí có sự định hướng dư luận đúng đắn.
Ngày 17/11,Tạp chí Năng lượng mới/PetroTimestổ chức Tọa đàm "Áp thuế giá trị gia tăng phân bón: Vì một nền nông nghiệp phát triển bền vững" nhằm làm rõ tác động tiêu cực của Luật thuế 71/2014/QH13 đối với người nông dân và lợi ích thiết thực từ việc áp thuế giá trị gia tăng (GTGT) phân bón 5% tại Dự thảo Luật Thuế GTGT sửa đổi.
Chính sách thuế GTGT phân bón cần khách quan, khoa học, tránh bảo thủ
Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An, Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội khóa XV cho biết hiện nhiều nội dung lớn đã được thông qua, nhưng vẫn còn lĩnh vực chưa được thống nhất, liên quan đến nhiều đối tượng, đó chính là thuế GTGT phân bón.
Đây không chỉ câu chuyện thuần túy thuế học mà còn là vấn đề tình cảm, lý trí, không thể đưa ra quyết định trên chủ quan ý chí, cần bao quát rộng rãi trên các khía cạnh. Quan điểm này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện xuyên suốt trong quá trình thảo luận, lấy ý kiến cho thuế dự tháo Luật.
"Đề nghị báo chí có sự định hướng dư luận về vấn đề này đề phòng thế lực xấu lợi dụng gây nhũng nhiễu thông tin, chính sách. Không bao giờ Đảng, Nhà nước đưa ra chính sách gây ảnh hưởng đến người nông dân hay đất nước. Đây là nguyên tắc bất di bất dịch để không ảnh hướng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người nông dân", ông An nhấn mạnh.
Nhìn lại câu chuyện cách đây 10 năm, Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An cho rằng khi chuyển thuế GTGT phân bón từ 5% thành không áp thuế đã khiến doanh nghiệp sản xuất phải hạch toán thuế vào chi phí, khiến tăng giá bán, không đáp ứng kỳ vọng Luật thuế đặt ra.
Do đó Chính phủ đã đề nghị sửa đổi đưa phân bón trở về chịu thuế GTGT 5%. Về mặt cơ sở khoa học, ông An nhìn nhận đề xuất của Chính phủ là hợp lý. Phân tích tác động của chính sách thuế GTGT 5% với phân bón, đã có nhiều chuyên gia nói cụ thể về mối liên hệ tới doanh nghiệp, người nông dân và ngân sách của Nhà nước.
"Tôi cho rằng không có căn cứ để nói áp thuế GTGT 5% sẽ làm tăng giá phân bón. Theo tôi, khi bàn tác động của thuế GTGT 5% nên có cái nhìn khách quan, khoa học không nên bảo thủ hay dùng những lời lẽ nặng nề như 'không cần biết, cứ áp thuế GTGT 5% thì giá phân bón sẽ tăng, sẽ giết người nông dân'. Tôi cho rằng phải căn cứ trên cơ sở khoa học tính toán cụ thể, không nên vì suy nghĩ chủ quan, cảm tính để quyết định", Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An thẳng thắn bày tỏ.
Khách mời dự tọa đàm chia sẻ ý kiến (Ảnh: BTC).
Liên quan đến những diễn biến nghị trường nóng, dưới góc nhìn của chuyên gia thuế, ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên thường trực Hội Tư vấn thuế Việt Nam khẳng định cần chuyển đổi áp thuế GTGT 5% với phân bón. Điều này phù hợp về góc độc khoa học, lợi ích kinh tế và hài hòa lợi ích các bên.
Ông Được phân tích, phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT sẽ gây ra nhiều bất cập. Bởi lẽ, thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ và phải tính vào chi phí của doanh nghiệp, làm giảm lợi nhuận, buộc họ phải cộng tiền thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ đã tính vào chi phí trong giá sản phẩm bán ra. Như vậy, người nông dân gián tiếp phải trả thuế, gây thiệt hại "kép" cho nông dân với phân bón giả, phân bón có giá thành cao, đồng thời có thể dẫn đến Nhà nước thất thu thuế.
Ngược lại, doanh nghiệp nhập khẩu phân bón lại có lợi thế không phải chịu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu đối với bán thành phẩm của phân bón hoặc sản phẩm phân bón. Họ cũng không phải chịu thuế GTGT đầu ra nên không bị tác động giảm lợi nhuận do tác động chính sách thuế.
Đưa ra ví dụ hạch toán, ông Được làm rõ giá bán sản phẩm phân bón của doanh nghiệp sản xuất trong nước và doanh nghiệp nhập khẩu chưa bao gồm GTGT là 100 đồng, giá trị đầu vào là 80đ, dự kiến lợi nhuận ban đầu là 20đ.
Nếu doanh nghiệp sản xuất trong nước không được khấu trừ GTGT đầu vào, chi phí phải trả thêm là 8đ tiền thuế GTGT không được khấu trừ, giá thành tăng, lợi nhuận giảm. Để bảo đảm mục tiêu lợi nhuận, giá bán phải cộng 8đ để bù đắp chi phí thuế. Do vậy, thực tế giá sản phẩm đến tay người nông dân sẽ tăng là 108đ khiến người nông dân phải chịu thiệt thòi trả giá cao hơn.
Với mức giá 108đ, doanh nghiệp sản xuất trong nước mới bảo đảm lợi nhuận mục tiêu để duy trì sản xuất, trong khi doanh nghiệp nhập khẩu chỉ cần mức giá 100đ. Mặt khác, nếu doanh nghiệp nhập khẩu tính giá theo cơ chế thị trường, họ cũng có thể tăng giá bán lên 108đ, khi đó người tiêu dùng có thể phải trả thêm 8đ thuế đối với các sản phẩm phân bón nhập khẩu do chính sách thuế.
Ngoài ra, do lợi thế có được từ chính sách thuế nên nhóm doanh nghiệp nhập khẩu phân bón có điều kiện cạnh tranh về giá, chưa nói đến chất lượng và hậu mãi, từ đó gây khó khăn cho sản xuất trong nước, tạo ra sự cạnh tranh bất bình đẳng dẫn đến độc quyền trong dài hạn khi các doanh nghiệp sản xuất trong nước kiệt quệ, thua lỗ, thậm chí phá sản.
Mức thuế GTGT 5% đảm bảo hài hòa lợi ích các bên và mục tiêu đặt ra
Dưới góc độ chuyên gia kinh tế, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia Kinh tế nhìn nhận bất cập trông thấy rõ nhất là không đánh thuế phân bón làm giá thành cao lên, khiến sức cạnh tranh giảm sút đã được Hiệp hội Phân bón Việt Nam nêu lên từ ngay những ngày đầu áp dụng Luật thuế 71.
Về mặt nguyên tắc, bất cứ hàng hóa nào lưu hành trên thị trường đều phải chịu thuế GTGT và có những mặt hàng ở ưu đãi ở mức nào. Khuyến nghị của các tổ chức thế giới như Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB) đều cho rằng Việt Nam nên áp thuế phân bón 10%. Tuy nhiên, xét thực tế ở Việt Nam, mức bình quân thuế GTGT đang là 9,7%, nên đánh thuế GTGT 10% cho phân bón là mức cao, có thể gây ảnh hưởng tới người nông dân, nông nghiệp. Do đó đề xuất mức áp thuế 5% để hài hòa lợi ích và mục tiêu giữa các bên.
Khách mời tại tọa đàm (Ảnh: BTC).
Ngược lại, nếu không áp thuế GTGT hiện toàn bộ thuế đang được tính vào chi phí sản xuất và phản ánh qua giá thành. Khi giá sản phẩm nội địa cao thì không thể cạnh tranh với phân bón nhập khẩu về đổi mới công nghệ, hậu mãi. Người nông dân không hề được lợi gì, vẫn phải mua phân bón cả nhập khẩu, cả nội địa giá cao, gây thiệt thòi lớn. Nhà nước không thu được thuế từ sản xuất phân bón trong nước, không thu được từ nước ngoài và thiệt đơn, thiệt kép.
Nói thêm về các lo ngại tăng thuế 5% sẽ tăng giá phân bón, vị chuyên gia này cho rằng doanh nghiệp ai cũng mong lợi nhuận cao, tuy nhiên vai trò điều tiết nhà nước ở Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) sẽ cần tăng cường trách nhiệm kiểm tra, giám sát không để giá phân bón tăng sau khi áp thuế, đảm bảo mục tiêu chính sách đạt ra như kỳ vọng.
"Cũng có những đại biểu Quốc hội lo ngại nếu áp thuế 5% thì doanh nghiệp nhập khẩu sẽ cộng thêm 5% vào giá làm tăng giá, tuy nhiên nếu doanh nghiệp nội địa không tăng, bình ổn giá thì họ cũng không thể tăng vì điều này là phi lý trong tính cạnh tranh. Hiệp hội Phân bón Việt Nam cũng cần có những yêu cầu, tập huấn để doanh nghiệp hiểu mục tiêu chính sách, không ồ ạt tăng giá, thậm chí xem xét cơ sở giảm giá", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh phân tích thêm.
Như vậy, việc áp thuế GTGT 5%, ông Thịnh nhấn mạnh doanh nghiệp sản xuất phân bón sẽ có điều kiện đầu tư công nghiệp mới, sản xuất sản phẩm chất lượng, đáp ứng yêu cầu nông nghiệp và bình ổn giá bán, lúc này người được lợi lâu dài chính là người nông dân và nông nghiệp Việt Nam. Khoản ngân sách Nhà nước thu được sẽ là nguồn đầu tư lại cho nông nghiệp thông qua giống cây mới, đào tạo người nông dân về sản xuất nông nghiệp bền vững.
Về phía đại diện Hiệp hội Phân bón Việt Nam, ông Lê Văn Ngân, Chánh Văn phòng Hiệp hội cho biết qua 30 năm đồng hành cùng trên 100 doanh nghiệp phân bón, trong 10 năm gần đây doanh nghiệp trong ngành đầu tư sản xuất đã chậm lại và hạn chế. Để giúp các doanh nghiệp phân bón trong nước cải thiện quy trình công nghệ, dây truyền sản xuất cấp thiết áp thuế GTGT 5% với mặt hàng này.
"Nhìn ra thế giới, công nghệ phân bón đã phát triển nhiều. Do đó, Việt Nam rất cần những cập nhật đổi mới để bắt kịp nhịp độ này. Việc áp dụng thuế GTGT 5% sẽ giúp các doanh nghiệp đầu tư, đổi mới tạo ra được những sản phẩm phân bón chất lượng cao, thân thiện với môi trường, phân bón hữu cơ cần thiết, giúp nông sản Việt tự tin hơn khi vươn ra thị trường thế giới. Đây chính là mong mỏi nhất đối với người nông dân, nông nghiệp Việt Nam", đại diện Hiệp hội Phân bón Việt Nam nhấn mạnh.
Đảm bảo công bằng trong chính sách hoàn thuế GTGT
Mặc dù phần lớn đại biểu quốc hội và các chuyên gia kinh tế đều thống nhất cho rằng cần thiết chuyển phân bón chịu thuế GTGT 5% nhưng vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về khoản 3 Điều 15 trong Dự thảo Luật quy định: "... Cơ sở kinh doanh chỉ sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT 5%, trừ hoạt động thanh lý tài sản nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên sau 12 tháng liên tục hoặc 4 quý liên tiếp thì được hoàn thuế GTGT". Luật hiện hành không có điều này.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên thường trực Hội Tư vấn thuế Việt Nam nhìn nhận nếu doanh nghiệp chỉ có 1 loại thuế suất thuế GTGT là 5% thì mới được hoàn thuế, còn những doanh nghiệp có từ 2 loại thuế suất thuế GTGT trở lên thì không được hoàn thuế là không công bằng đối với các doanh nghiệp có từ 2 loại thuế suất thuế GTGT trở lên.
Trong thực tế, doanh nghiệp được tự do kinh doanh nên đa phần doanh nghiệp có đa ngành nghề, rất ít doanh nghiệp chỉ sản xuất một lĩnh vực chịu thuế GTGT 5%. Do đó, sửa luật thuế GTGT cần đảm bảo công bằng đối với các doanh nghiệp cùng ngành nghề sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT 5%.
Thuật ngữ "chỉ" sẽ làm giới hạn đối tượng được hoàn thuế và không đảm bảo công bằng đối với các doanh nghiệp cùng ngành nghề sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT 5%.
Do đó, chuyên gia thuế Nguyễn Văn Được đề nghị bỏ từ "chỉ" để cho phép hoàn thuế đối với đối tượng sản xuất kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT 5% cho đúng bản chất nhưng phải "bù trừ với các hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế khác", đồng thời phải thực hiện "phân bổ" số thuế GTGT theo tỷ lệ chịu thuế 5% so với tổng hàng hóa dịch vụ của người nộp thuế.
Nếu bỏ từ "chỉ" thì tất cả các doanh nghiệp có một hay nhiều loại thuế suất thuế GTGT trở lên đều được đối xử bình đẳng. Điều này giúp cho doanh nghiệp có điều kiện và động lực để liên tục đầu tư phát triển, đổi mới, đa dạng sản phẩm; dành thêm nguồn lực đem lại lợi ích cho nền kinh tế.
"Dù chúng tôi không phải một tổ chức phân bón hay nông nghiệp nhưng vì thấy chính sách gây méo mó thị trường, thiếu công bằng cho doanh nghiệp sản xuất phân bón và người nông dân, nên chúng tôi thấy cần phải lên tiếng vì lợi ích của người nông dân, của chính sách đất nước", ông Được bộc bạch.
Tương tự ý kiến của ông Được, Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An cho rằng cần rà soát lại nội dung cả Điều 15, xây dựng Luật phải "đúng vai, thuộc bài", phân định rõ điều nào giao Chính phủ, điều nào Quốc hội quyết.
"Các doanh nghiệp đâu chỉ sản xuất 1 mặt hàng, thuế GTGT đầu vào thông thường là 10%, các Đại biểu Quốc hội đang rất băn khoăn cho khoản này về mặt nghiệp vụ sẽ tính toán như thế nào. Về mặt kỹ thuật lập pháp, nếu nói 'chỉ được cái này, không được cái kia' là không nên và không hợp lý. Tôi đề nghị bỏ từ "chỉ" và có cách xử lý khác hài hòa, công bằng, tránh phức tạp, nếu doanh nghiệp bị tồn khoản thuế hoàn sẽ là câu chuyện khó khăn cho nguồn tiền sản xuất", ông An nêu ý kiến.
Cũng theo thông tin ông An, quan điểm ban soạn thảo thì việc có từ "chỉ" sẽ thu hẹp lại đối tượng được hoàn thuế, tuy nhiên, ý kiến của Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội là bỏ từ "chỉ", bởi nếu không sửa đổi thì dự thảo Luật có thông qua áp thuế suất GTGT 5% cũng không cải thiện cho doanh nghiệp được như kỳ vọng.
"Đây không phải là "lobby" chính sách hay làm gì mờ ám mà hướng chính sách đến điều đúng đắn và chính xác nhất, mang lại hiệu quả tốt đẹp nhất cho người nông dân và doanh nghiệp", Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An nhấn mạnh.
Mong mỏi kiến nghị gửi tới Quốc hội
PGS. TS Đinh Trọng Thịnh xót xa cho rằng công nghệ phân bón Việt Nam còn chưa bắt kịp trình độ thế giới, nên rất mong Quốc hội đưa ra quyết định thuế GTGT phân bón chính xác, để từ đó cải thiện chất lượng phân bón, nâng cao giá trị nông sản Việt, để giúp nông nghiệp thực sự là trụ đỡ của nền kinh tế.
Liên quan đến cạnh tranh hàng ngoại, các quốc gia trên thế giới đều có sự ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp. Ví dụ Trung Quốc, nguyên liệu nhập vào cho sản xuất phân bón, thuế nhập khẩu được giảm 50% hoặc bằng 0, thuế GTGT cũng được áp mức thấp, khi xuất khẩu hoàn toàn được Nhà nước hỗ trợ phí lưu kho và hoàn toàn bộ thuế trong nước, nên khi bán sang Việt Nam họ được lời lớn và có thế mạnh cạnh tranh cao.
"Ở Nga hay Mỹ cũng tương tự, do đó, tôi thấy rằng chính sách ưu đãi đúng và trúng cho chính sách thuế GTGT là rất cần thiết với sản phẩm phân bón để nông nghiệp Việt Nam được cất cánh. Qua chuyến đi tới vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long vừa qua tôi nhận thấy người nông dân hiện nay sử dụng phân bón cho trồng lúa và cây trồng là chủ yếu. Tuy nhiên, qua tìm hiểu người nông dân cho biết người nông dân cho rằng hiện nay phân bón Việt Nam chưa đủ cạnh tranh đối với phân bón nước ngoài", ông Thịnh nhìn nhận
Chính vì vậy, Luật Thuế GTGT trong đợt sửa đổi này mong muốn làm sao được chuyển hóa để nâng cao được năng suất chất lượng phân bón, vật tư thiết bị đáp ứng được nhu cầu người nông dân.
Ông Trần Văn Khánh, người nông dân tiêu biểu tham gia tọa đàm cho rằng việc đưa phân bón chịu thuế GTGT 5% là điều mà chúng tôi ủng hộ, bởi nhìn thấy đây là điều kiện để doanh nghiệp cải thiện dây truyền, đầu tư chất lượng phân bón hữu cơ, thân thiện với môi trường. Từ đó, người nông dân có cơ hội sản xuất ra những mặt hàng nông sản xanh - sạch hơn, phục vụ không chỉ người tiêu dùng trong nước mà còn là cơ sở để nông sản Việt tiến xa trên thị trường quốc tế.
">"Không có căn cứ để nói áp thuế GTGT 5% sẽ làm tăng giá phân bón"