Nhằm giúp học sinh yên tâm hơn trong suốt 60 phút trong phòng thi môn Tiếng Anh,ưuýkhilàmbàithitốtnghiệpTHPTnămmônTiếbong da ngoai hang cô giáo Trần Hồng Hạnh (giáo viên Trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội) đã đưa ra 4 lời khuyên giúp học sinh làm tốt môn Tiếng Anh.
Cô giáo Trần Hồng Hạnh (giáo viên Trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội).
Thứ nhất, khi cầm đề thi, thí sinh cần bao quát toàn bộ đề nhằm xác định các dạng bài cần làm, độ dài ngắn của từng phần để phân bổ thời gian hợp lý. Khi đã có cái nhìn tổng quát về đề thi, các em mới nên bắt đầu làm bài. Ở bước đầu này, các em cần phải gạt bỏ suy nghĩ “nhiều từ mới thế này” và hãy xác định với bản thân mình rằng: “Với bài thi ngoại ngữ, gặp từ mới là chuyện đương nhiên” để tránh bị mất bình tĩnh.
Thứ hai, hãy bắt đầu với những dạng bài mình cảm thấy tự tin nhất chứ không nhất thiết phải làm lần lượt theo thứ tự bài trong đề thi. Với những câu khó, các em nên đánh dấu để có thể làm sau. Bên cạnh đó, các em cũng không nên quá “đắm chìm” vào một phần bài nào đó mà vượt quá thời gian cho phép của phần đó, dẫn đến không kịp thời gian cho những phần khác.
Thứ ba, vì các câu trắc nghiệm khách quan luôn có 4 đáp án A, B, C, D, các em “được quyền” bỏ qua 1 đáp án mà mình cảm thấy khó hiểu nhất, đáp án chứa từ “chưa thấy bao giờ”,…
Khi xét 3 đáp án còn lại, sẽ có 2 tình huống xảy ra. Một là, 3 đáp án đó đều không phù hợp với yêu cầu của đề bài, khi đó câu trả lời đúng sẽ rơi vào đáp án mà các em bỏ qua. Hai là, trong 3 đáp án còn lại sẽ xuất hiện 1 đáp án đúng với yêu cầu của đề bài. Với những câu còn băn khoăn giữa 2 đáp án, các em nên phân tích ngữ cảnh, ngữ pháp của câu để chọn được đáp án đúng, thỏa mãn yêu cầu về loại từ, cấu trúc ngữ pháp,…
Thứ tư, đối với từng dạng bài trong đề thi,các em nên có chiến lược làm bài riêng.
Dạng bài thứ nhất“Tìm từ có cách đọc khác 3 từ còn lại trong câu”. Với dạng bài này, bên cạnh việc đọc các từ, đối với những từ có 2 âm tiết trở lên, các em có thể áp dụng quy tắc trọng âm để xác định âm mạnh, âm yếu. Trường hợp âm được gạch chân là phụ âm, các em cần nhớ một số trường hợp phụ âm được phát âm đặc biệt.
Ví dụ, “s” khi đi sau các âm /f/ , /p/, /t/, /k/ sẽ được đọc là /s/ trong khi “s” đi sau các phụ âm còn lại và sau nguyên âm sẽ được đọc là /z/. Hay một số trường hợp đặc biệt của “phụ âm như: “ch” được đọc là /ʃ / trong từ “chef” /ʃef/, hay “champagne” /ʃæmˈpeɪn/; “h” được đọc âm câm trong các từ “hour”, “honour”, “exhibit”, âm tiết “tion” sẽ được đọc là /tʃən/ khi trong cách viết của từ, các em thấy trước “tion” có “s”, ví dụ “question” /ˈkwes tʃən/ so với nation /ˈneɪ ʃən/,…
Dạng bài thứ hai “Tìm từ có trọng âm ở vị trí khác so với trọng âm của 3 từ còn lại trong câu”. Để làm được dạng bài này, các em cần ghi nhớ một số quy tắc cơ bản như: với các từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết 1 đối với danh từ và tính từ, trọng âm rơi vào âm tiết 2 đối với động từ. Với các từ có 3 âm tiết trở lên, các em chú ý vào âm tiết đứng cuối từ. Trọng âm rơi vào các âm tiết “ain”, “eer”, “ese” với hầu hết các từ kết thúc bằng các âm tiết này. Trọng âm sẽ rơi vào âm tiết ngay phía trước các âm tiết “ion”, “ic”, “logy”, “ity”. Trọng âm cách các âm tiết “ate”, “ise/ize” 1 âm tiết về phía trước _ ví dụ “decorate” có trọng âm rơi vào âm tiết 1; “industrialize” có trọng âm rơi vào âm tiết 2,…
Đối với dạng bài“Tìm từ đồng nghĩa, ngược nghĩa”,các em cần đoán từ theo ngữ cảnh của câu. Đặc biệt, với dạng bài tìm từ ngược nghĩa, các em có thể đoán chọn đáp án đúng theo nghĩa tích cực hoặc nghĩa tiêu cực của ngữ cảnh. Ví dụ, với các câu có sử dụng các từ nghĩa tích cực như “good”, “interesting”, “succeed”,…, các em sẽ chọn đáp án có nghĩa tiêu cực hoặc ngược lại; nếu trong câu có các từ nghĩa tiêu cực như “terrible”, “endanger”,… các em sẽ chọn đáp án có nghĩa tích cực.
Một dạng bài nữa cần lưu ý là các câu liên quan đến ngữ pháp – thể hiện trong đề thi ở dạng bài chọn đáp án đúng để hoàn thiện câu, chọn câu có nghĩa tương đương với câu cho sẵn, chọn câu ghép phù hợp cho 2 câu đơn cho sẵn.
Với các câu thuộc dạng bài ngữ pháp, các em cần bình tĩnh phân tích câu, tránh những lỗi sai cơ bản như: thời động từ không phù hợp giữa đáp án và ngữ cảnh của câu cho sẵn – ngữ cảnh có thể xuất hiện ở các từ chỉ thời gian như “now”, “then”, “so far”,… hoặc thể hiện ở các thời động từ đã được dùng trong câu.
Một cách đưa đáp án gây nhiễu khác nữa là việc sử dụng các liên từ sai. Để tránh chọn phải đáp án gây nhiễu, các em cần lưu ý một số điều như: trong câu chỉ dùng 1 liên từ - ví dụ, đã dùng “although”, “despite”, “in spite of” thì không dùng “but”; hoặc đã dùng “because”, “ as” thì không dùng “so”.
Đối với dạng bài Đọc hiểu, các em không nên qua chú trọng vào từ mới. Nhiều bạn dành quá nhiều thời gian vào việc dịch đoạn văn, dẫn đến không kịp thời gian để làm các bài khác; như vậy rất không hợp lý.
Các câu hỏi trong bài đọc hiểu chia thành 3 nhóm. Nhóm 1 gồm các câu hỏi về từ vựng trong bài. Đối với dạng này, các em cần bám sát nghĩa của câu chứa từ đó, dịch sơ để hiểu nghĩa chung của ngữ cảnh. Nếu vẫn chưa đoán được nghĩa từ, các em có thể đọc thêm câu phía trước câu chứa từ mới.
Nhóm 2 gồm các câu hỏi liên quan đến nội dung cụ thể trong bài. Với dạng này, các em cần đọc và gạch chân từ khóa trong câu hỏi và 4 đáp án, sau đó tìm trong bài câu hoặc đoạn chưa các từ khóa và so sánh với câu hỏi để chọn đáp án đúng.
Nhóm 3 gồm các câu hỏi về nội dung chính của bài, tìm tiêu đề cho bài hay tìm từ thể hiện giọng văn của tác giả. Các câu hỏi thuộc nhóm này nên được làm cuối cùng, vì sau khi chọn được đáp án cho các câu hỏi thuộc nhóm 1,2, các em sẽ hình dung ra ý nghĩa chung của cả bài.
Tóm lại, với bài thi tiếng Anh kéo dài 60 phút, đa số các bạn đều không bị thiếu thời gian với môn thi này. Vì vậy, để hoàn thành bài thi tốt nhất, các em hãy bình tĩnh, làm đến đâu, tô ngay đáp án để “ăn điểm” đến đó, và hãy làm theo trật tự từ bài mình tự tin nhất đến bài ít tự tin nhất.
Trần Hồng Hạnh
Như vậy, gần 1 triệu sĩ tử đã kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 trong diễn biến dịch Covid-19 vô cùng phức tạp. Đáp án đề thi môn tiếng Anh 24 mã đề sẽ được cập nhật liên tục.