当前位置:首页 > Kinh doanh > Tạo video từ thư viện ảnh của bạn trên các trang mạng xã hội 正文
标签:
责任编辑:Bóng đá
Theo đó, công văn do Thứ trưởng Tạ Quang Đông ký nêu rõ: "Dự án Khu du lịch sinh thái văn hóa tâm linh Lũng Cú, đề xuất sử dụng một phần diện tích đất thuộc khu vực khoanh vùng bảo vệ của di tích quốc gia Cột cờ Lũng Cú và Dự án thang máy ngắm cảnh, tham quan di tích Đồn Cao nằm trong khu vực khoanh vùng bảo vệ II của di tích Phố cổ Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang (gọi tắt là 2 Dự án).
Công trình thang máy ở Đồng Văn. |
Vị trí của 2 Dự án này nằm trong lòng Công viên Cao nguyên đá Đồng Văn đã được UNESCO ghi danh trong danh mục Công viên địa chất toàn cầu năm 2010, với các Quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nhiều lần có ý kiến. Qua kiểm tra tình hình thực tế, 2 Dự án này đã triển khai mà chưa tuân thủ 2 Quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chưa thực hiện đúng các ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại các văn bản nêu trên.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra toàn diện việc triển khai 2 Dự án nêu trên và kiên quyết xử lý nghiêm sai phạm theo đúng quy định của pháp luật về di sản văn hóa và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Bộ Văn hóa đề nghị xử lý nghiêm sai phạm khu du lịch tâm linh Lũng Cú |
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có ý kiến để Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang chỉ đạo thực hiện.
Dự án Khu du lịch sinh thái, văn hóa, tâm linh Lũng Cú nằm ở vị trí cách cột cờ Lũng Cú chưa đầy 500m về hướng Đông Nam, do Công ty CP Phúc Lộc Hà Giang đầu tư với quy mộ xây dựng bề thế, án ngữ vị trí đẹp ngay sát danh thắng địa đầu Tổ quốc.
Hiện doanh nghiệp đã hoàn tất quá trình khoét núi tạo mặt bằng và đang xây dựng các gian chùa, bậc thang và các công trình lưu trú.
Theo người dân địa phương, quá trình giải tỏa đất để xây chùa đã phát sinh một số kiện cáo về đất đai. Với các chuyên gia về văn hóa, việc xây công trình Phật giáo bề thế cũng tạo ra những khác biệt với văn hóa tín ngưỡng của đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống ở đây.
Tình Lê
Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch vừa ra công văn bày tỏ quan điểm thống nhất phương hướng giải quyết của UBND tỉnh Hà Giang liên quan đến công trình Panorama.
" alt="Bộ Văn hóa đề nghị xử lý nghiêm sai phạm khu du lịch tâm linh Lũng Cú"/>Bộ Văn hóa đề nghị xử lý nghiêm sai phạm khu du lịch tâm linh Lũng Cú
Với 3 chủ đề: Cuộc sống không bình yên, Khi con tìm thấy nụ cười, Những ước mơ nhỏ bé, triển lãm là tiếng lòng của những đứa trẻ sớm phải chịu thiệt thòi thông qua những hình ảnh và tư liệu được sắp xếp khéo léo. Bất cứ ai xem triển lãm cũng phải nhói lòng vì những đứa trẻ mồ thiếu may mắn.
Giấc mơ gia đình của những đứa trẻ thiếu may mắn thực sự rất xa vời. Cuộc sống không bình yên ấy đã khiến các em ấp ủ trong mình những giấc mơ nhiều khi vô cùng nhỏ bé và đầy xót xa. |
Em Giàng A Thọ, sinh năm 1999 ở Sơn La, kể: “Bố mất từ khi con chưa sinh ra, mẹ bỏ 6 anh em chúng con đi lấy chồng. Vì vậy con không biết mặt bố và cũng không có nhiều ký ức về mẹ. Con chỉ nhớ cũng có lần mẹ đến thăm và mẹ khóc, mẹ nói thương chúng con”.
Em Thào A Lềnh, sinh năm 2000 ở Yên Bái: “Lên 2 tuổi bố mất, mẹ bỏ đi lấy chồng, con ở với ông bà nội. Đến tuổi con không được đi học, hàng ngày phải đi chăn trâu, lấy củi. Có lần con ốm nặng, ông bà cho đi khám, bác sĩ giữ lại viện để điều trị nhưng vì không có tiền nên bà cho con về. Những lúc đó con thèm có mẹ ở bên”.
Em Hà Tố Uyên, sinh năm 2004 ở Lào Cai: “Con lên lớp 5 thì mẹ bệnh mất. Bố thường xuyên đánh đập con và em. Ông bà ngoại thương 2 chị em mang về nuôi, nhưng không nuôi nổi 2 đứa nên đưa con vào Trung tâm bảo trợ Lào Cai”.
Em Trần Hữu Hùng, sinh năm 2007 ở Hưng Yên: “Bố con bị bệnh tâm thần ở trong viện quanh năm, giờ vẫn ở. Hồi con 2 tuổi, bố ở viện về thăm nhà, bị lên cơn tâm thần nên giết chết mẹ. Sau đó con ở với bác gái”…
20 đứa trẻ là nhân vật chính trong triển lãm ‘Giấc mơ gia đình’ đến từ nhiều nơi khác nhau, nhưng đều có chung một điểm là thiếu vắng tình yêu thương của mẹ, cha… |
Em Phan Trần Kim Hồng, sinh năm 2004 ở Nha Trang, chia sẻ: “Có lần con đi ra biển, nhìn thấy những gia đình đi du lịch, các bạn tầm tuổi con được bố mẹ ôm vào lòng. Các bạn ấy có đầy đủ bố mẹ, con thì không. Khi đi học, giờ ra chơi, con ngồi một mình trong lớp vì không ai muốn chơi với con. Những lúc ấy con đành lấy sách vở ra ngồi chép chép cho quên đi”.
Em Giàng A Súa, sinh năm 2000 ở Yên Bái: “Mong ước của con là sau này ra trường có công việc ổn định nuôi sống bản thân và hai đứa em ở quê nhà”. Em Trần Hữu Hùng, cậu bé bất hạnh mất mẹ dưới bàn tay vô thức của người cha tâm thần mơ rằng: “Con ước mẹ con sống lại, để con được gặp mẹ, ôm mẹ. Con chưa bao giờ được ôm mẹ cả”.
Bất cứ ai khi xem triển lãm đều nghẹn lòng. |
Em Lương Văn Thuận, sinh năm 2000 ở Sơn La: “Năm con đang học lớp 1 thì bố mất vì bị HIV. Một năm sau mẹ cũng mất vì lây bệnh từ bố. Em gái con cũng mất vì căn bệnh đó khi lên 9 tuổi. Nhà giờ còn một mình con”.
Cùng với việc kể cho công chúng về hoàn cảnh và ước mơ của những mảnh đời thiệt thòi, triển lãm Giấc mơ gia đình cũng cho thấy sự chung tay của cộng đồng trong việc đồng hành, giúp đỡ, mang lại một tương lai tươi sáng và một cuộc sống an toàn cho trẻ.
Đó là Gia đình trẻ em mồ côi “Xa mẹ” của ông Tiến, bà Oanh (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã nuôi dạy hơn 600 đứa trẻ mồ côi trong suốt 30 năm qua; là trường Trung cấp Kinh tế Du lịch Hoa Sữa với nhiệm vụ giúp thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật có cơ hội học nghề, tạo dựng cuộc sống độc lập, bình đẳng và được coi trọng trong xã hội; là Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam với chương trình Thắp sáng ước mơ, hỗ trợ và tặng nhiều suất học bổng tới các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn để các em có thể tiếp tục được đi học.
Tình Lê
6 hoạ sĩ bao gồm: Vũ Tuấn Dũng, Đinh Tuấn Hoàng, Vũ Lâm, Phan Tuấn Ngọc, Nguyễn Thanh, Phạm Tuấn Tú chung tay mở triển lãm mang tên "Cá nhân".
" alt="Triển lãm ai xem cũng phải nghẹn lòng"/>Thế giới của chúng em 5 do NSƯT Đức Hùng đạo diễn và viết kịch bản. |
Thế giới của chúng em số 5 cũng là một chương trình đặc biệt hướng tới lễ kỷ niệm 1010 năm Thăng long - Hà nội và chào đón năm mới 2020. Với chủ đề hướng đến lễ Noel và đón chào năm mới, thông qua các các tiết mục múa rối tạp kỹ và tiểu phẩm kịch vui, chương trình vừa có tính giải trí cao lại vừa có ý nghĩa giáo dục nhẹ nhàng với trẻ em, giúp các em biết yêu thương giúp đỡ mọi người, chăm chỉ lao động và trung thực trong cuộc sống.
Thế giới của chúng em 5 do NSƯT Đức Hùng đạo diễn và viết kịch bản cùng với sự tham gia diễn xuất của NSƯT Thanh Hương, NSƯT Bích Thủy, NSƯT Quốc Khanh và tập thể nghệ sĩ đoàn nghệ thuật 1 sẽ xoay quanh đề tài Giáng sinh.
Chương trình được dàn dựng theo phong cách hiện đại, chú trọng tới khả năng tương tác giữa khán giả. |
Đến với Thế giới của chúng em số 5, khán giả trẻ sẽ được tham gia vào cuộc hội ngộ độc đáo giữa ông Bụt, nhân vật cổ tích trong văn hóa Việt Nam, và các ông già Noel đến từ nhiều đất nước khác nhau nhưng đều có chung một mục đích là luôn giúp đỡ những người gặp khó khăn, luôn biến ước mơ của trẻ em thành sự thật.
Trong chương trình, ông Bụt sẽ dành tặng cho khán giả những giai điệu dân ca truyền thống của Việt Nam, những bài hát với chất liệu dân ca độc đáo và ông già Noel sẽ mang đến những bài ca cùng vũ điệu đặc sắc đang được giới trẻ khắp nơi trên thế giới yêu thích.
Các nhân vật trên sân khấu, trang phục bắt mắt cùng âm nhạc hấp dẫn, tất cả sẽ tạo nên một bữa tiệc Giáng sinh sôi động, đáng nhớ. |
Chương trình đặc biệt chú trọng đến phong cách dàn dựng mới mẻ nhằm tạo nên sự tương tác giữa các nhân vật cổ tích thật sống động gần gũi với thiếu nhi như những người bạn thân thuộc. Thế giới của các em trở nên lung linh rực rỡ qua trang phục, qua tạo hình của các nhân vật và con rối.
Các em được hòa mình vào với cuộc sống của các nhân vật cổ tích mà mình yêu thích. Đó là các nhân vật siêu anh hùng với nhiệm vụ bảo vệ người tốt, giải cứu thế giới, những ông già Noel vui nhộn hài hước, những chú chim thú nhỏ đáng yêu, những Hoàng tử Công chúa xinh đẹp lộng lẫy..
Cô bé bán diêm, tác giả và đạo diễn NSƯT Lê Thu Huyền. |
Với Cô bé bán diêm, tác giả và đạo diễn NSƯT Lê Thu Huyền và các nghệ sĩ đoàn diễn viên 2 sẽ giới thiệu với khán giả nhí câu chuyện dựa trên các câu chuyện cổ tích nổi tiếng của nhà văn Đan Mạch Andersen.
Các bạn nhỏ sẽ cùng đồng hành với cô bé nghèo phải đi bán diêm kiếm sống trong đêm Giáng sinh giá buốt. Những que diêm nhiệm màu đã biến những ước mơ của cô thành hiện thực trong chốc lát: cô được ăn ngon, mặc đẹp, được tham gia vào cuộc phiêu lưu kỳ thú nơi đại dương bao la.
Các bạn nhỏ sẽ cùng đồng hành với cô bé nghèo phải đi bán diêm kiếm sống trong đêm Giáng sinh giá buốt. |
Nhưng cuối cùng điều cô bé cần nhất chính là tình yêu thương của mẹ. Và giấc mơ của cô bé đã trở thành hiện thực, mẹ đã đến đón cô tới một nơi mà ở đó cô sẽ được sống hạnh phúc mãi mãi.
Câu chuyện quen thuộc được nhào nặn dưới bàn tay tài hoa của các nghệ sĩ trở nên mới mẻ. |
Câu chuyện quen thuộc được nhào nặn dưới bàn tay tài hoa của các nghệ sĩ trở nên mới mẻ, hấp dẫn, chứa đựng nhiều thông điệp nhẹ nhàng, ý nghĩa. Câu chuyện đã mang đến một thông điệp hết sức nhân văn , tình yêu thương cộng đồng một cách chân thành nhất.
Tình Lê
"Mơ Rồng" sẽ tham dự Liên hoan Sân khấu Thử nghiệm Quốc tế Hà Nội 2019 do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức.
" alt="2 vở rối đặc biệt dành tặng thiếu nhi nhân dịp Giáng sinh"/>Nhận định, soi kèo Stuttgart vs Monchengladbach, 21h30 ngày 1/2: Chưa thể vực dậy
Theo điều tra, ngày 25/11, Đức cùng đồng phạm lẻn vào vườn trồng sâm Ngọc Linh trên núi của nhóm hộ dân ở thôn 2, xã Trà Linh; nhổ trộm hơn 200 cây.
Lần theo dấu vết, một ngày sau cảnh sát lần ra nhóm Đức, thu hơn 3,3 kg sâm Ngọc Linh và 155 triệu đồng bán sâm trộm cắp.
Liên quan vụ án, công an đang điều tra những người có hành vi tiêu thụ tài sản trộm cắp.
"Như bạn có thể thấy ở đây, khu vực tôi đang đứng ở thành phố Jeonju này năm 2010 khi mà Hàn Quốc đang bàn thảo dự án thì toàn bộ là đồi núi hầu như không có nhà cửa, dân cư thưa thớt. Làm thế nào để nó trở thành thành phố di sản phi vật thể để mọi người đến đây du lịch có thể thưởng thức? Nhà nước đã thông qua dự án này và làm nó trong 2 năm. Năm 2011 tôi cũng đến đây họ còn đào ngổn ngang, song mỗi năm đến tôi thấy một khác. Tuy nhiên cái khác ở đây so với Việt Nam là họ làm có tổ chức và nhà nước đã cùng địa phương có một chiến lược đầu tư bài bản nên không phá vỡ cảnh quan.
Các ngôi nhà vẫn được xây dựng theo truyền thống, có thay đổi nhưng không quá kỳ dị. Người dân xây dựng nhà mà có kiểu mái nhà truyền thống thì nhà nước hỗ trợ một phần. Đặc biệt ở đây mọi người sống hài hòa vừa khai thác di sản, vừa diễn giải di sản, vừa kinh doanh di sản nhưng không có chặt chém hay giành giật, tất cả yên ả không lộn xộn, ngày cuối tuần và ngày có lễ hội luôn đông đúc. Đó là cách chúng ta cần học từ Hàn Quốc, cùng cộng đồng sử dụng và khai thác di sản trên cơ sở các quyền lợi được tính toán thỏa thuận từ trước. Phải có chiến lược, khi được danh hiệu thì cần phải quy hoạch nhưng ta quá thiếu một tầm nhìn chiến lược, có danh hiệu rồi mà nhiều kế hoạch còn trên giấy chưa thành hành động?"
TS Lý cho rằng công trình mọc lên ở Mà Pì Lèng cho thấy nhu cầu của người dân là có thật nhưng cần quy hoạch bài bản. |
Quay trở lại với Diễn đàn thế giới 2019 về Di sản văn hóa phi vật thể, sự kiện thu hút rất nhiều chuyên gia di sản quốc tế đại diện cho nhiều quốc gia với những kinh nghiệm riêng của mỗi nước trong việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể lẫn vật thể rất đáng quan tâm. Hàn Quốc là một trong những quốc gia phát triển nhất ở châu Á, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ. Văn hóa đại chúng của Hàn Quốc cũng xâm nhập khắp các quốc gia trên thế giới nhưng đây cũng là đất nước có nhiều di sản và cũng có cách bảo tồn di sản ấn tượng và phát triển hài hòa với cuộc sống hiện đại.
Do vậy, như lời ông Gi Hyung Keum, Tổng giám đốc của trung tâm ICHCAP thì "Di sản văn hóa phi vật thể vẫn tồn tại và ở gần chúng ta hơn chúng ta tưởng, làm gia tăng giá trị cho cuộc sống hiện tại của chúng ta. Tại hội nghị này, chúng tôi muốn tìm ra cách các di sản sống ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại của chúng ta thế nào. Và cũng qua diễn đàn này, có thể một trong số chúng ta khám phá ra vẻ đẹp của di sản văn hóa phi vật thể trong cuộc sống hiện đại và một trong số đó sẽ trở thành những người bảo vệ cho những di sản ấy trong tương lai".
Làng cổ Hanok ở Jeonju được quy hoạch bài bản với 800 nhà cổ và với thỏa thuận về lợi ích đồng thuận với dân. |
TS Lê Thị Minh Lý cho biết bà có may mắn được tham gia các hoạt động của UNESCO và ICHCAP từ 2006. Bà nhận thấy diễn đàn này là bước tiến của cả 13 năm qua của trung tâm hạng 2 của UNESCO về di sản văn hóa phi vật thể khu vực châu Á Thái Bình Dương của Hàn Quốc.
"Với chức năng của họ là thông tin và thiết lập mạng lưới thì diễn đàn này là một mạng lưới rộng hơn, mạng lưới của thế giới về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể nên có thể thấy các diễn giả đến từ khắp nơi trên thế giới từ châu Á, châu Mỹ đến châu Âu và cả những nước châu Á rất nhỏ như Bhutan.
Tất cả cùng đến đây để chia sẻ những kinh nghiệm về bảo tồn di sản của quốc gia mình, các biện pháp bảo tồn di sản và lợi ích di sản mang lại cho con người, đặc biệt trong sự phát triển bền vững như hiện nay phải khai thác nó để phát triển du lịch như thế nào, làm thế nào vừa bảo vệ di sản vừa không làm mất bản sắc của mình. Với bản thân tôi, diễn đàn lần này còn có ý nghĩa đặc biệt nữa, đó là lần đầu tiên họ đề cập đến vấn đề làm thế nào để kết nối các di sản của hai quốc gia, đó là Bắc và Nam Triều Tiên.
Tôi chia sẻ với họ kinh nghiệm và cố gắng của Việt Nam, dù chúng ta đi trước họ 44 năm nhưng không phải ngay một lúc chúng ta đã vượt qua được biên giới câu chuyện đất nước từng bị chia cắt mà cố gắng mỗi ngày. Công cụ hữu hiệu mà chúng tôi có là mang văn hóa đến tất cả mọi người cho dù ở thể chế chính trị nào thì văn hóa vẫn là một vì họ cùng một mẹ đẻ ra, cùng sống trên mảnh đất này, uống chung một dòng nước, thờ chung một tổ tiên thì vẫn có những điểm chung nhau. Do vậy hãy lấy điểm chung đó để hóa giải những cái không ai muốn trong lịch sử. Phải nhìn câu chuyện đó với cách tiếp cận rộng mở hơn mà văn hóa chính là thứ giúp chúng ta làm điều đó".
Ông Ban Ki-moon phát biểu tại sự kiện. |
Ý kiến của đại diện đến từ Việt Nam cũng hoàn toàn trùng hợp với điều mà ông Ban Ki-moon, nguyên Tổng thư ký Liên hợp quốc chia sẻ trong bài phát biểu tại sự kiện: "Nếu nhìn vào truyền thống, di sản văn hóa phi vật thể có thể là cách để đẩy mạnh kinh tế của nhiều cộng đồng.
Di sản văn hóa phi vật thể cũng có thể bảo vệ những người yếm thế cũng như các dân tộc thiểu số và mang tới cho họ kế sinh nhai, việc làm. Di sản văn hóa phi vật thể cũng có thể giúp đẩy mạnh du lịch. Nhưng làm thế nào để di sản văn hóa phi vật thể có thể thúc đẩy an ninh và hòa bình? Thông qua sự hiểu biết về văn hóa và truyền thống, chúng ta có thể biến xung đột thành hòa hợp và hiểu biết lẫn nhau. Và cuối cùng di sản văn hóa phi vật thể có thể đóng góp cho công cuộc toàn cầu hóa".
Không chỉ dừng lại ở việc chia sẻ các câu chuyện bảo tồn văn hóa của từng quốc gia thông qua các bài tham luận, rất nhiều cuộc thảo luận được tổ chức trong khuôn khổ diễn đàn lần này, nơi các chuyên gia di sản khắp nơi trên thế giới tranh luận về các vấn đề bảo tồn là những bài học đắt giá cho nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Bảo tồn di sản với thế giới không phải là câu chuyện cũ, thậm chí nó còn được quan tâm đặc biệt như những di sản sống cần bảo tồn đặc biệt.
Như chia sẻ của G Marc Jacobs, chuyên gia di sản đến từ ĐH Antwerp, Bỉ, có một câu chuyện liên quan đến những người giàu và di sản khiến ông thực sự ấn tượng. Sau sự kiện cháy nhà thờ Đức Bà ở Paris, chỉ sau vài giờ khi nhà thờ vẫn cháy, tin tỉ phú Francois-Henri Pinault - chủ tịch của Kering và Groupe Artémis đã tuyên bố đóng góp 100 triệu Euro để giúp cho công việc phục chế lại di sản văn hóa này. Còn tỷ phú Bernard Arnault sở hữu các thương hiệu xa xỉ thuộc tập đoàn LVMH cũng đóng góp 200 triệu Euro để phục chế nhà thờ Đức Bà. Điều đó cho thấy các di sản văn hóa luôn có giá trị sống và nhận được sự quan tâm đặc biệt trong đời sống hiện đại.
Nhà thờ Đức bà Paris cháy là phép thử cho sự quan tâm về di sản của giới siêu giàu. |
Bích Hạnh
" alt="Chuyện ở Mã Pì Lèng và câu chuyện bảo tồn di sản thiếu chiến lược"/>
Chuyện ở Mã Pì Lèng và câu chuyện bảo tồn di sản thiếu chiến lược
Triển lãm “Seoul – 4 thập kỷ hóa siêu đô thị” sẽ diễn ra từ 1-12/10 tại Văn Miếu Quốc Tử Giám và từ ngày 1-30/10 tại Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc Hà Nội.
Triển lãm ảnh “Seoul – 4 thập kỷ hóa siêu đô thị” giới thiệu 62 tác phẩm ảnh thể hiện góc nhìn của 12 nghệ sĩ nhiếp ảnh từ lão làng kỳ cựu, có tên tuổi đến những tân binh mới vào nghề về các xung đột giữa truyền thống và hiện đại, kéo theo đó là sự phá hủy và xây dựng mới của thành phố Seoul – thủ đô Hàn Quốc.
Nói cách khác, dáng vẻ của thành phố Seoul khổng lồ với các xu hướng phát triển khác biệt cùng tồn tại và xung đột trong giai đoạn từ những năm cuối thập niên 1960 – thời điểm mà người dân Hàn Quốc ai ai cũng ngân nga “Bài ca Seoul”, mọi thứ đều hướng về Seoul cho đến ngày nay - khi Seoul đã vươn lên trở thành siêu đô thị tầm cỡ thế giới đã được phản ánh qua cách nhìn nhận độc đáo của nhiều thế hệ tác giả.
Các tác giả trẻ, các tác giả có cá tính riêng đang được chú ý trong giới và cả các bậc thầy lâu năm, họ đã tập trung vào việc mô tả những khổ đau mà hiện đại hóa mang lại thấm đẫm trong “Bài ca Seoul” và nếp gấp của lịch sử hiện đại hằn sâu vào siêu đô thị quốc tế hơn 10 triệu dân này bằng thứ ngôn ngữ ảnh giàu cảm xúc và lý trí.
Ảnh chụp tại Tòa thị chính Seoul năm 2018. (Ảnh: Hoàng Vy) |
Dù bị cuốn theo sự thay đổi chóng mặt của thành phố, các tác giả vẫn chọn cách đối diện với mặt trái của “Bài ca Seoul”, bộ mặt thật của thành phố bằng con mắt sắc sảo, đôi khi có phần lạnh lùng. Mâu thuẫn nội tâm dằn vặt đau khổ ấy chất chứa mênh mông trong từng tác phẩm. Triển lãm lần này mang đến cho người xem cơ hội được du hành về với Seoul xưa – một Seoul chưa biến mất quá nhanh và quá nhiều, được chiêm nghiệm mâu thuẫn trong “Bài ca Seoul” và được khám phá sự phi lý trong không gian của thành phố này.
Từ sau khi kết nghĩa vào tháng 5 năm 1996, thủ đô Seoul của Hàn Quốc và thủ đô Hà Nội của Việt Nam đã và đang không ngừng duy trì quan hệ hữu nghị thông qua giao lưu trong nhiều lĩnh vực. Triển lãm ảnh “Seoul – 4 thập kỷ hóa siêu đô thị” được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam và Văn Miếu – Quốc Tử Giám, nhằm tìm kiếm một không gian để Hà Nội – thành phố có nhiều nét tương đồng về văn hóa, lịch sử với lịch sử phát triển của Seoul và các siêu đô thị hiện đại khác có thể cùng kết nối chia sẻ.
Sự kiện được tổ chức vào đúng dịp kỷ niệm 65 ngày Giải phóng thủ đô Hà Nội và Quốc Khánh Hàn quốc (3/10).
Mai Linh
" alt="Triển lãm 'Seoul"/>