Nhận định, soi kèo Steaua Bucureti vs Dinamo Bucuresti, 23h00 ngày 18/4

Thế giới 2025-01-25 12:11:51 4
ậnđịnhsoikèoSteauaBucuretivsDinamoBucurestihngàkết quả bóng đá serie a   Hồng Quân - 18/04/2023 05:00  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://tw.tour-time.com/html/006f499196.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Farul Constanta vs UTA Arad, 22h00 ngày 20/1: Vượt mặt đối thủ

Chủ trì phát biểu kết luận cuộc họp, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban chỉ đạo nêu rõ, Bộ Chính trị đã bổ sung chức năng, nhiệm vụ của Ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí. Vì vậy, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực trong thời gian tới phải bám sát và phục vụ hai nhiệm vụ chính trị quan trọng của đất nước là tăng tốc bứt phá để hoàn thành các mục tiêu nghị quyết Đại hội XIII đã đề ra và chuẩn bị thật tốt, tổ chức thành công Đại hội XIV của Đảng. 

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu trong cuộc họp.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu trong cuộc họp.

Từ sau Phiên họp thứ 26 đến nay, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp tập trung kiểm tra, xử lý, kiến nghị xử lý 247 tổ chức đảng, 441 đảng viên, chuyển cơ quan điều tra xử lý theo thẩm quyền 26 vụ việc.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 6 cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; nâng tổng số cán bộ cấp cao bị xử lý kỷ luật từ đầu năm đến nay là 52 cán bộ; trong đó, có 48 cán bộ bị kỷ luật do liên quan đến các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.

Các cơ quan tiến hành tố tụng cả nước đã khởi tố, điều tra 734 vụ/1.681 bị can, truy tố 591 vụ/1.479 bị can, xét xử sơ thẩm 1.002 vụ/2.703 bị can về các tội tham nhũng kinh tế, chức vụ. Riêng các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã kết luận điều tra 4 vụ án/58 bị can; kết luận điều tra bổ sung 1 vụ án/9 bị can; ban hành cáo trạng truy tố 4 vụ án/52 bị can; xét xử sơ thẩm 3 vụ án/290 bị cáo; xét xử phúc thẩm 3 vụ án/12 bị cáo; khởi tố mới 1 vụ án/5 bị can, khởi tố thêm 22 bị can trong một số vụ án.

Trong đó có 3 bị can là cán bộ cấp cao thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; hoàn thành xét xử sơ thẩm 2 vụ án trọng điểm, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo, đó là Vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Rửa tiền; Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” xảy ra tại Ngân hàng SCB, Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các công ty, đơn vị có liên quan (giai đoạn II); Vụ án “Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Môi giới hối lộ; Giả mạo trong công tác; Sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật; Xâm nhập trái phép mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác; Che giấu tội phạm; Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới và phương tiện thủy nội địa trên địa bàn TP.HCM và một số tỉnh, thành phố trên cả nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm nhận định, trong bối cảnh chung đó thì công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện theo chiều sâu và ngày càng trưởng thành, bám sát được tế thực tế cuộc sống và đạt được nhiều kết quả tích cực để chúng ta tiếp tục trả lời câu hỏi là công tác này là không ngừng nghỉ bất kể lĩnh vực nào, không phải vì điều chỉnh thế này thế kia mà công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng không đạt được những kết quả tích cực.

"Sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, nhịp nhàng, bài bản giữa các cơ quan trong các khâu kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, vụ việc tham nhũng tiêu cực ngày càng nhuần nhuyễn, nhịp nhàng, đáp ứng yêu cầu thể hiện các công việc giải quyết rất nhanh, kết quả rất tốt đó là do ở khâu phối hợp này. Nếu không phối hợp tốt thì rất trì trệ, không đảm bảo được các yêu cầu. Qua đó đã góp phần xử lý các vụ án, vụ việc theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của nước", Tổng Bí thư nói.

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải coi phòng, chống lãng phí là nhiệm vụ ngang hàng với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải coi phòng, chống lãng phí là nhiệm vụ ngang hàng với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Bên cạnh đó, công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở đã khởi tố mới 656 vụ án/1.367 bị can về các tội tham nhũng, kinh tế, chức vụ, trong đó có 169 vụ án/347 bị can về các tội tham nhũng, nâng tổng số vụ án tham nhũng khởi tố mới ở các địa phương từ đầu năm 2024 đến nay là 613 vụ án/1.350 bị can (tăng hơn 70 vụ so với cùng kỳ năm trước).

Các cơ quan chức năng tiếp tục phát hiện, xử lý nghiêm minh nhiều cán bộ, đảng viên tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tính từ đầu năm đến nay, đã xử lý hình sự hơn 160 cán bộ trong các cơ quan này về các tội tham nhũng, tiêu cực.

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu thời gian tới các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng vừa phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vừa phải tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí; phải gắn phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với phòng, chống lãng phí; xác định phòng, chống lãng phí có vị trí tương đương với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Tổng Bí thư nhấn mạnh, trong hội nghị Trung ương 10 đã xác định hai nhiệm vụ trọng tâm của đất nước thời gian tới là tăng tốc bứt phá để hoàn thành các mục tiêu nghị quyết Đại hội XIII đề ra và chuẩn bị thật tốt, tổ chức thành công Đại hội XIV của Đảng, thì Ban chỉ đạo cũng phải thực hiện tốt 2 nhiệm vụ trọng tâm đất nước trong thời gian tới.

Đồng thời, Bộ Chính trị cũng bổ sung chức năng, nhiệm vụ của Ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí, vì vậy, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực trong thời gian tới phải bám sát và phục vụ hai nhiệm vụ chính trị quan trọng này của đất nước.

"Nghiên cứu, chỉ đạo quyết liệt để triển khai ngay công tác trọng tâm đột phá về phòng, chống lãng phí, tạo khí thế mới chuyển biến mạnh mẽ trong công tác này. Phải coi phòng, chống lãng phí là nhiệm vụ ngang hàng với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Không phải chỉ là hệ lụy của phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đây là vấn đề rất lớn, phạm vi rất rộng, thiệt hại còn lớn hơn nhiều. Về tổng thể, chúng ta vẫn phải kiên trì thực hiện đồng bộ các giải pháp từ thấp lên cao để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như xây dựng văn hóa, chống lãng phí trong toàn xã hội, chống lãng phí trở thành các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội", Tổng Bí thư nói.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại cuộc họp.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại cuộc họp.

Tổng Bí thư Tô Lâm cũng yêu cầu, xử lý dứt điểm những vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận quan tâm; phấn đấu từ nay đến hết năm 2024, kết thúc điều tra, truy tố, xét xử 12 vụ án, 2 vụ việc.

Trong đó phấn đấu đưa ra xét xử sơ thẩm 2 vụ án trọng điểm theo đúng Kế hoạch của Ban Chỉ đạo, đó là Vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Ban Quản lý dự án công trình xây dựng y tế thuộc Sở Y tế Bắc Ninh, Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC và các đơn vị liên quan; Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Nhận hối lộ; Đưa hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” xảy ra tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức liên quan.

Khẩn trương rà soát, tổng kết, đánh giá toàn diện việc thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013 và các quy định của pháp luật có liên quan để sửa đổi, bổ sung, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các nguồn lực nhà nước.

"Tiếp tục chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán các lĩnh vực có nhiều nguy cơ và dư luận về tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, giải quyết kịp thời các vụ việc dư luận quan tâm, Nhân dân bức xúc nhưng hạn chế tối đa làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, doanh nghiệp.

Tếp tục thực hiện có hiệu quả kết luận của Bộ Chính trị về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong dự án đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra bản án, triển khai hiệu quả các luật sửa đổi để tháo gỡ điểm nghẽn và các nghị quyết thí điểm cơ chế xử lý vật chứng trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sau khi được Quốc hội thông qua, góp phần khơi thông các nguồn lực đưa các tài sản lưu thông, tránh thất thoát lãng phí, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tiếp tục thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản trong các vụ án vụ việc, thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực phục vụ thực hiện Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị tổ chức Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ 14 của Đảng", Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu.

Tại cuộc họp, thường trực Ban Chỉ đạo cũng thống nhất thời gian tới tập trung rà soát, xử lý các dự án dang dở, kéo dài, gây lãng phí nguồn lực Nhà nước, xã hội. Trước hết là các Dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và cơ sở 2 Bệnh viện Việt Đức; Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM; các Dự án điện năng lượng tái tạo đã xây dựng nhưng chưa được kết nối, vận hành.

Văn Hiếu(VOV)

Link: https://vov.vn/chinh-tri/tong-bi-thu-phai-coi-phong-chong-lang-phi-la-nhiem-vu-ngang-hang-voi-phong-chong-tham-nhung-post1132030.vov

">

Tổng Bí thư: Phải coi phòng, chống lãng phí là nhiệm vụ ngang hàng với phòng, chống tham nhũng

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng trao Quyết định của Bộ Chính trị cho bà Hà Thị Nga. (Ảnh: Thu Hà)

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng trao Quyết định của Bộ Chính trị cho bà Hà Thị Nga. (Ảnh: Thu Hà)

Phát biểu tại hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng đề nghị bà Hà Thị Nga trên cương vị mới, cùng các thành viên trong Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang rà soát các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra trong nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, quán triệt các quan điểm, chủ trương, nghị quyết của Đảng.

Ông Lê Minh Hưng đặc biệt lưu ý sự chỉ đạo của Bộ Chính trị mà đặc biệt là bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm về đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; xác định các động lực đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kỷ nguyên phát triển giàu mạnh.

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương cũng lưu ý tỉnh Tuyên Quang tiếp tục xây dựng tinh gọn bộ máy để hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Trong đó, tinh gọn bộ máy, tổ chức các cơ quan của Đảng thực sự là "bộ tổng tham mưu", đội tiên phong lãnh đạo cơ quan Nhà nước; phát triển lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất mới, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển.

Ông Lê Minh Hưng mong muốn Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, đổi mới, sáng tạo, cụ thể hóa tinh thần chỉ đạo của Trung ương; đồng thời lãnh đạo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang tặng hoa chúc mừng tân Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Hà Thị Nga. (Ảnh: Thu Hà)

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang tặng hoa chúc mừng tân Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Hà Thị Nga. (Ảnh: Thu Hà)

Tân Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Hà Thị Nga sinh ngày 20/2/1969, quê quán xã Bao La, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Bà có trình độ Cử nhân Ngữ Văn; Cử nhân lý luận chính trị.

Bà Hà Thị Nga là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII; Đại biểu Quốc hội khóa XV.

Bà Hà Thị Nga có thời gian dài công tác tại tỉnh Lào Cai và từng đảm nhiệm các chức vụ: Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Khối các cơ quan Dân chính Đảng; Phó Trưởng ban chuyên trách Ban Văn hóa xã hội HĐND tỉnh; Bí thư Tỉnh đoàn; Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Bí thư Huyện ủy Mường Khương; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy.

Tháng 5/2020, Bộ Chính trị điều động, chỉ định bà Hà Thị Nga giữ chức Bí thư Đảng đoàn Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Sau đó, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khóa khóa XII đã bầu bà Nga giữ chức Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Ngày 10/3/2022, tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khóa khóa XIII, bà Hà Thị Nga tái đắc cử Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Anh Văn">

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga làm Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang

Nhận định, soi kèo Nữ Club Leon vs Nữ Tigres UANL, 06h00 ngày 21/01: Sức mạnh Á quân

Ông Bùi Minh Thạnh được bầu giữ chức vụ Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương. Ảnh: T.T.

Sáng nay (9/12), HĐND tỉnh Bình Dương khóa X tổ chức kỳ họp thứ 19, tiến hành công tác ​​nhân sự bầu bổ sung Phó chủ tịch UBND tỉnh khóa X nhiệm​ kỳ 2021-2026.

Theo đó, với hơn 91% số phiếu tán thành, ông Bùi Minh Thạnh, Tỉnh ủy viên, Bí thư Thành ủy Bến Cát, đã được bầu giữ chức vụ Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương khóa X nhiệm kỳ 2021-2026.

Trước đó, UBND tỉnh Bình Dương bị khuyết vị trí này do ông Nguyễn Văn Dành, Phó chủ tịch UBND, được bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Bình Dương.

Ông Bùi Minh Thạnh, sinh năm 1971, quê quán phường Chánh Mỹ, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, có trình độ cử nhân xây dựng Đảng, Cao cấp lý luận chính trị.

Trước khi được bầu làm Phó chủ tịch UBND tỉnh, ông Thạnh từng giữ các chức vụ như Bí thư Đảng ủy phường Phú Hòa, TP Thủ Dầu Một; Phó chủ tịch UBND TP Thủ Dầu Một, Phó bí thư Thường trực Thành ủy Thủ Dầu Một; Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Bình Dương; Bí thư Thành ủy Bến Cát.

Với việc bổ sung nhân sự nêu trên, hiện nay UBND tỉnh Bình Dương có Chủ tịch UBND tỉnh là ông Võ Văn Minh, Phó chủ tịch là các ông Mai Hùng Dũng (Phó chủ tịch Thường trực), ông Nguyễn Lộc Hà và ông Bùi Minh Thạnh.

Nam thanh niên đập phá ôtô khi va quẹt trên đường ở Bình Dương

Xảy ra va quẹt với ôtô lưu thông trên đường ở Bình Dương, nam thanh niên đi xe máy đã hành hung tài xế rồi dùng cây gỗ đập bể nát kính chắn gió.

">

Bí thư TP Bến Cát làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương

- Ngay sau khi Bộ GD-ĐT thông tin "mùa tuyển sinh 2013 áp dụng 2 mức điểm sàn ĐH" - ýkiến của các trường ĐH, CĐ ngoài công lập (NCL) cho rằng, chưa phải là giải pháp cứutrường tư. Theo Hiệu trưởng Trường ĐH FPT Lê Trường Tùng, cần giảm chỉ tiêu cáctrường công...
Các tin liên quan

Đại học tư kêu cứu bị trường nhà nước chèn ép

Gần 50.000 SV trước nguy cơ giải thể đại học

Đại học Việt trước bài toán khó

Sẽ đóng cửa đại học yếu kém

Sáng 4/4, tại Hưng Yên, Hiệp hội các trường ĐH,CĐ NCL đã nhóm họp và đưa ra cáckhuyến nghị.

Hiệu trưởng Trường ĐH FPT Lê Trường Tùng phân tích: Tổng chỉ tiêu tuyển mới côngbố trong cuốn "Cẩm nang tuyển sinh 2013" là gần 625.000 chỉ tiêu. Trong khi đó, năm2012 khối trường công chật vật chỉ tuyển được hơn 465.000 thí sinh.

Mục tiêu năm nay, các trường công đăng ký tuyển trên 512.000 trong tổng gần625.000 chỉ tiêu. Ông Tùng ví von, nếu tuyển đủ thì là một kỳ tích bởi nguồn tuyển làhọc sinh phổ thông tăng không đáng kể. Khi chỉ tiêu nhiều, các trường công nếu ápdụng triệt để các biện pháp để tuyển cả trường công, trường tư lấy đâu nguồn tuyển?

{keywords}
Hiệu trưởng Trường ĐH FPTLê Trường Tùng (Ảnh: Văn Chung)

"Khi đó hạ điểm sàn cũng không tác dụng”- ông Tùng quả quyết. Nếu Bộ GD-ĐTmuốn nâng chất lượng giáo dục ĐH phải giảm chỉ tiêu trường công, khống chế ngay lậptức chỉ tiêu để tăng tiền đầu tư trên mỗi sinh viên.

Lộ trình được vị hiệu trưởng đề xuất là mỗi năm giảm 7% chỉ tiêu các trường công.Chỉ cần thế trong 5 năm, tổng chỉ tiêu trường công chỉ còn 65%. Như vậy, sẽ tạo điềukiện cho trường tư tồn tại...

Ông Tùng đề nghị Bộ GD-ĐT cần sớm có quy hoạch lâu dài hệ thống các trường ĐH nhằmtạo sân chơi bình đẳng, lành mạnh giữa “công và tư”.

“Nếu coi số trường NCL tăng 59 trường trong 10 năm là “nấm sau mưa” thì tỉ lệnày của các trường công lập phải gọi là “siêu nấm” với 158 trường mới/được nâng cấptừ TCCN, CĐ lên CĐ và ĐH” - lời ông Tùng.

GS Hoàng Xuân Sính, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Thăng Long cho rằng, khó khăn tuyểnsinh của các trường NCL sâu xa do quy hoạch mạng lưới ĐH, CĐ bất hợp lý.

“Kinh tế thấp kém mà quá nhiều trường như hiện nay thì dù có đề nghị phương ántuyển sinh nào rồi các trường sẽ lại gặp khó khăn. Mạng lưới ĐH công của Việt Nam quálớn” – GS Sính nhận định.

{keywords}
Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Thăng Long Hoàng Xuân Sính (Ảnh: Văn Chung).

Bà dẫn dụ: “Đến Trường ĐH Lương Thế Vinh (Nam Định) thấy xung quanh là 3 ĐH cônglập được nâng cấp lên từ các trường CĐ. Tôi nghĩ có cố gắng đến mấy trong tương laitrường cũng sẽ sập. Rồi những trường như CĐ nghề ASEAN nhiều vốn nhưng cơ ngơi xâyxong không có sinh lấy đâu vốn duy trì, phát triển....”

2 điểm sàn là “cách làm lười”

Trong tình thế từ nay đến 2015, Bộ cương quyết giữ “ba chung, điểm sàn” thì năm2013 Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đưa ra cách làm mới với 2 điểm sàn: trên và dướiđể mở rộng nguồn tuyển kết hợp xét điểm thi đại học và thi tốt nghiệp lấy ý kiến dưluận.

GS Sính cho đây là “cách làm của người lười. Việc đơn giản hơn là Bộ không ra đềđánh đố”.

Ủy viên HĐQT Trường ĐH Quốc tế Bắc Hà Đỗ Văn Chừng bổ sung: “Các trường ĐH tốptrên cũng cần ý thức, tự trọng rằng họ đào tạo tinh hoa, hưởng chính sách lớn thìđiểm đầu vào cần cao hơn chứ không thể bằng điểm sàn như hiện nay.”

Đồng quan điểm, Hiệu trưởng Trường CĐ ASEAN Nguyễn Văn Tạo cho rằng dù đưa raphương án 2 điểm sàn thì nguồn tuyển của trường NCL vẫn khó khăn khi nguồn tuyểntrường công năm nào cũng tăng. Các trường sẽ có nhiều cách để hút thí sinh.

Chủ tịch HĐQT Trường CĐ Công nghệ Đông Á - Nguyễn Ngọc Chu đề xuất, Bộ cần bỏ điểmsàn. Thi 3 môn chỉ tốt cho một số em giỏi văn hóa, nhiều em giỏi về kĩ thuật,…thìsao? Dựa vào đó mà gạt các cháu điểm thấp ra là lãng phí. Đầu vào có thể thấp nhưngquá trình đào tạo rất quan trọng.

Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Trãi Nguyễn Văn Nhã đề xuất một “trung tâm thi” nhưsát hạch lái xe, khám sức khỏe sẽ “mở quanh năm. Ai có nhu cầu đến thi. Nếu vượt quasẽ được cấp bằng, giảm áp lực thi cử”.

Văn Chung(ghi)

">

Hai mức điểm sàn ĐH là 'cách làm lười'

Đội ngũ cán bộ trẻ không chỉ mang trong mình sức sống mới, sự nhiệt huyết, khát khao cống hiến, mà còn là những người kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang của Đảng. Cán bộ trẻ thường có xu hướng tiếp cận các vấn đề với tư duy mở và sáng tạo. Họ không bị giới hạn bởi các khuôn mẫu truyền thống và có thể đề xuất các phương thức hoạt động mới.

Tuy nhiên, để khai thác tối đa tiềm năng của thế hệ trẻ, Đảng phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc đào tạo, bồi dưỡng và tạo môi trường thuận lợi cho họ phát triển.

Bài viết này sẽ tập trung làm rõ những vai trò quan trọng của cán bộ trẻ, những thách thức hiện tại và các giải pháp trong công tác phát triển đội ngũ cán bộ trẻ tại các Đảng cơ sở, từ đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và xây dựng một Đảng vững mạnh trong thời kỳ mới.

Phát triển đội ngũ cán bộ trẻ trong Đảng cơ sở ở Vietcombank - 1

Cán bộ trẻ có vai trò quan trọng trong việc đưa ra các ý tưởng mới và sáng tạo, giúp thúc đẩy sự đổi mới và cải tiến các hoạt động của Đảng cơ sở. Với sự sáng tạo, năng động và khả năng ứng dụng công nghệ, họ có thể mang lại những thay đổi tích cực và nâng cao hiệu quả hoạt động của Đảng.

Nhiều việc làm hay, cách làm mới mà các cán bộ trẻ có thể đóng góp nhằm thúc đẩy sự đổi mới và cải tiến trong Đảng.

Một là đưa ra ý tưởng mới. Với tư duy sáng tạo và linh hoạt, cán bộ trẻ có thể đề xuất sử dụng mạng xã hội và các nền tảng kỹ thuật số để tuyên truyền, thay vì chỉ sử dụng các phương thức truyền thống như phát tờ rơi hoặc tổ chức hội thảo.

Với sự nhạy bén trong sử dụng công nghệ, cán bộ trẻ có thể giới thiệu các công cụ công nghệ mới để tăng cường hiệu quả công tác Đảng. Ví dụ, như các phần mềm quản lý, hệ thống thông tin đảng viên, hay ứng dụng di động để kết nối và trao đổi thông tin, giúp việc cập nhật và áp dụng công nghệ mới được hiệu quả.

Phát triển đội ngũ cán bộ trẻ trong Đảng cơ sở ở Vietcombank - 2

Hai là vấn đề cải thiện quy trình làm việc. Cán bộ trẻ có thể giúp đơn giản hóa các quy trình làm việc, giảm bớt thủ tục hành chính phức tạp và tăng cường sự minh bạch. Ví dụ, họ có thể đề xuất áp dụng các công cụ quản lý dự án hoặc hệ thống quản lý công việc trực tuyến để theo dõi tiến độ và phân công nhiệm vụ hiệu quả hơn.

Như vậy sẽ đơn giản hóa và tối ưu hóa quy trình làm việc. Với sự thoải mái trong môi trường làm việc nhóm, cán bộ trẻ có thể thúc đẩy sự hợp tác và chia sẻ thông tin giữa các thành viên trong Đảng. Họ có thể tổ chức các buổi thảo luận mở, nhóm làm việc theo chủ đề, hoặc các dự án cộng tác để giải quyết các vấn đề cụ thể, khuyến khích làm việc nhóm và hợp tác.

Ba là vấn đề tăng cường hiệu quả trong hoạt động Đảng. Đội ngũ cán bộ trẻ có thể đề xuất và tổ chức các sự kiện, hoạt động phù hợp với thanh niên bởi lẽ họ hiểu rõ tâm lý và nhu cầu của giới trẻ, từ đó thu hút sự tham gia và gắn kết của họ với Đảng. Ví dụ, họ có thể tổ chức các buổi tọa đàm, hoạt động văn hóa, thể thao, hoặc các chiến dịch tình nguyện.

Cán bộ trẻ có thể cải thiện công tác tuyên truyền, giáo dục bằng cách sử dụng phương pháp truyền thông hiện đại nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo dục chính trị như sử dụng video, podcast, hoặc blog để truyền tải thông điệp của Đảng một cách hấp dẫn và dễ hiểu.

Bốn là vấn đề thúc đẩy sự phát triển bền vững. Nhạy cảm với các vấn đề môi trường, cán bộ trẻ có thể thúc đẩy các sáng kiến bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong cộng đồng, từ việc khuyến khích tái chế, giảm thiểu rác thải đến việc phát triển các dự án năng lượng tái tạo.

Bên cạnh đó, cán bộ trẻ có thể đề xuất các sáng kiến hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương, như thúc đẩy khởi nghiệp, phát triển sản phẩm đặc sản, hoặc tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng cho người dân.

Vai trò của cán bộ trẻ trong việc làm cầu nối giữa Đảng và thế hệ trẻ là rất quan trọng. Họ giúp truyền tải các chính sách, tư tưởng của Đảng đến gần hơn với thanh niên, đồng thời khuyến khích sự tham gia của thanh niên vào các hoạt động chính trị, xã hội, tạo điều kiện cho thanh niên phát triển và trở thành những nhà lãnh đạo, đội ngũ kế thừa chất lượng cho tương lai.

Vai trò của cán bộ trẻ trong việc kết nối với thế hệ trẻ, thúc đẩy sự tham gia của thanh niên vào các hoạt động chính trị, xã hội được thể hiện qua những việc làm sau.

Mộtlà vấn đề truyền tải chính sách, tư tưởng của Đảng đến thanh niên bằng cách sử dụng ngôn ngữ và phương pháp truyền đạt phù hợp. Cán bộ trẻ, với sự hiểu biết về cách suy nghĩ và ngôn ngữ của giới trẻ, có thể diễn đạt các chính sách và tư tưởng của Đảng một cách dễ hiểu và gần gũi hơn.

Họ có thể tổ chức các buổi nói chuyện, hội thảo hoặc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để tiếp cận thanh niên, làm cho thông tin trở nên sống động và hấp dẫn.

Đồng thời, cán bộ trẻ tận dụng công nghệ và nền tảng truyền thông hiện đại như Facebook, Instagram, TikTok hoặc YouTube để chia sẻ thông tin và tư tưởng của Đảng. Việc sử dụng video, podcast, infographics và các hình thức nội dung số khác giúp thông điệp được truyền tải hiệu quả và lan tỏa rộng rãi hơn.

Hailà việc thúc đẩy sự tham gia của thanh niên vào các hoạt động chính trị, xã hội như tổ chức các hoạt động tương tác, thu hút hoặc khuyến khích tham gia vào các dự án cộng đồng và tình nguyện. Cán bộ trẻ có thể tổ chức các sự kiện, hội thảo, tọa đàm, và các cuộc thi liên quan đến các vấn đề xã hội, môi trường, văn hóa, từ đó tạo cơ hội cho thanh niên tham gia và đóng góp ý kiến.

Các hoạt động này không chỉ giúp tăng cường nhận thức chính trị mà còn tạo sân chơi bổ ích cho thanh niên. Bên cạnh đó, thanh niên có thể được khuyến khích tham gia vào các dự án cộng đồng, như làm sạch môi trường, xây dựng nông thôn mới, hoặc hỗ trợ người nghèo. Những hoạt động này giúp họ hiểu rõ hơn về các vấn đề xã hội và phát triển tinh thần trách nhiệm cộng đồng.

Balà xây dựng đội ngũ kế thừa chất lượng. Theo đó, chú trọng việc đào tạo và phát triển kỹ năng. Cán bộ trẻ có thể giúp tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý và kỹ năng mềm cho thanh niên. Điều này giúp họ chuẩn bị tốt hơn cho các vai trò lãnh đạo trong tương lai và đảm bảo đội ngũ kế thừa chất lượng cho Đảng.

Hoặc bằng cách tham gia vào các hoạt động của Đảng, thanh niên có cơ hội thể hiện năng lực và tài năng của mình. Cán bộ trẻ có thể đóng vai trò trong việc nhận diện và bồi dưỡng những tài năng này, giúp họ phát triển và thăng tiến trong tổ chức nhằm khám phá và phát triển tài năng trẻ.

Luôn tạo cơ hội và điều kiện cho thanh niên tham gia vào các cấp ủy, tổ chức chính trị ở cơ sở. Điều này giúp họ có trải nghiệm thực tế trong công tác lãnh đạo, quản lý, và từ đó hiểu rõ hơn về hệ thống chính trị và các quy trình ra quyết định.

Cán bộ trẻ thường có hiểu biết và khả năng sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) có thể giúp hiện đại hóa công tác Đảng tại cơ sở, từ việc quản lý thông tin đảng viên đến tuyên truyền, giáo dục chính trị, tổ chức sự kiện. Nâng cao năng lực và ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ năng mới là một trong những yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh hiện đại.

Các cách thức và lợi ích

Mộtlà nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin. Cán bộ trẻ với những hiểu biết, nắm vững và sử dụng thành thạo các công cụ CNTT như ứng dụng văn phòng Microsoft Office (Word, Excel, PowerPoint), Google Workspace (Docs, Sheets, Slides) để thực hiện các công việc văn phòng hiệu quả.

Hoặc trong việc quản lý dự án, cán bộ trẻ thuận lợi trong việc sử dụng các công cụ quản lý dự án như Asana hoặc Microsoft Project để tổ chức, theo dõi tiến độ và quản lý công việc. Đồng thời, họ có thể sử dụng các nền tảng truyền thông và cộng tác như Microsoft Teams, Zoom để giao tiếp và hợp tác với đồng nghiệp từ xa, nâng cao hiệu quả truyền thông và cộng tác.

Trong quản lý và điều hành, hệ thống quản lý thông tin và dữ liệu được triển khai như CRM (Customer Relationship Management), ERP (Enterprise Resource Planning) để tối ưu hóa quy trình và nâng cao hiệu quả làm việc.

Phân tích dữ liệu thì sử dụng các công cụ như Power BI, Google Analytics để phân tích và ra quyết định dựa trên dữ liệu và tối ưu hóa chiến lược kinh doanh. Vấn đề an ninh mạng và bảo mật thông tin được nhận thức và hiểu biết rõ ràng về các mối đe dọa an ninh mạng và cách phòng tránh; thực hiện các biện pháp bảo mật thông tin để bảo vệ thông tin quan trọng.

Hailà phát triển kỹ năng mới gồm kỹ năng mềm, kỹ năng tư duy và giải quyết vấn đề, kỹ năng chuyên môn. Đối với kỹ năng mềm, cải thiện khả năng giao tiếp bằng cả lời nói và viết, giúp truyền đạt thông tin rõ ràng và hiệu quả. Phát triển khả năng làm việc nhóm, bao gồm sự cộng tác, lắng nghe, và giải quyết xung đột.

Xây dựng kỹ năng lãnh đạo, bao gồm khả năng định hướng, thúc đẩy và quản lý đội ngũ. Đối với kỹ năng tư duy và giải quyết vấn đề, nâng cao tư duy phản biện thông qua khả năng phân tích, đánh giá và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu và thông tin. Nâng cao tư duy sáng tạo bằng cách cải thiện khả năng nghĩ ra các ý tưởng mới và độc đáo, đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp.

Đối với kỹ năng chuyên môn, cán bộ trẻ có thể tận dụng khả năng của mình trong phát triển kỹ năng lập trình, kỹ năng thiết kế đồ họa và đa phương tiện trong công việc.

Balà bàn về lợi ích của việc nâng cao năng lực và kỹ năng mới. Trước tiên có thể thấy rõ là việc ứng dụng CNTT và các kỹ năng mới giúp cải thiện hiệu quả công việc, giảm thiểu sai sót và tối ưu hóa quy trình, tăng cường hiệu quả công việc. Việc nắm vững các kỹ năng CNTT và kỹ năng mới giúp cá nhân và tổ chức nâng cao năng lực cạnh tranh trong thị trường lao động và kinh doanh.

Phát triển các kỹ năng mới giúp cá nhân và tổ chức thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ và thị trường, từ đó đảm bảo sự phát triển bền vững. Việc sử dụng các công cụ CNTT và kỹ năng mới như phân tích dữ liệu giúp quản lý thông tin hiệu quả hơn, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn và kịp thời.

Một số thách thức 

Mộtlà thiếu kinh nghiệm và kiến thức thực tiễn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cán bộ trẻ thiếu thời gian và cơ hội làm việc trong môi trường thực tế hoặc thiếu cơ hội để làm việc trong các tình huống phức tạp hoặc giải quyết các vấn đề lớn. Cán bộ trẻ bị hạn chế trong việc tiếp cận thông tin và tài liệu, có thể không có đủ tài liệu hoặc thông tin cần thiết để nắm bắt các vấn đề phức tạp.

Hailà thiếu sự cọ xát thực tế. Nguyên nhân là do cán bộ trẻ thiếu cơ hội đảm nhận vai trò lãnh đạo hoặc quản lý quan trọng, dẫn đến thiếu cơ hội cọ xát thực tế. Hoặc, cán bộ trẻ có thể cảm thấy thiếu tự tin khi phải đối mặt với các tình huống phức tạp hoặc áp lực cao.

Balà sự hỗ trợ từ cấp trên và đồng nghiệp. Cán bộ trẻ có thể không nhận được sự hỗ trợ đầy đủ từ các cấp trên trong việc phát triển kỹ năng và kiến thức thực tiễn.

Bốnlà xây dựng kế hoạch phát triển cá nhân. Cán bộ trẻ có thể không có kế hoạch phát triển cá nhân rõ ràng, dẫn đến khó khăn trong việc đạt được mục tiêu nghề nghiệp.

Khó khăn trong việc thay đổi tư duy và cách làm việc cũ, thách thức về sự chênh lệch thế hệ chính là sự khác biệt về tư duy và cách tiếp cận giữa các thế hệ có thể tạo ra khó khăn trong việc kết nối và truyền tải thông điệp.

Đối mặt với những tư tưởng bảo thủ, hạn chế từ lối làm việc cũ của các thế hệ trước, sự thiếu tin tưởng từ các đồng nghiệp và cấp trên, cán bộ trẻ có thể gặp khó khăn trong việc đề xuất, thuyết phục các thế hệ trước chấp nhận và thực hiện các sáng kiến đổi mới. Để khắc phục tình trạng này, trước tiên cần có sự đối thoại cởi mở và lắng nghe lẫn nhau giữa các thế hệ.

Đồng thời, cán bộ trẻ cần thể hiện năng lực, kiên trì và tìm cách chứng minh hiệu quả của các ý tưởng sáng tạo thông qua các dự án thử nghiệm nhỏ.

Cán bộ trẻ có thể phải đối mặt với áp lực lớn từ sự kỳ vọng của đồng nghiệp và cấp trên, đặc biệt là trong việc khẳng định năng lực và trách nhiệm, điều này có thể tạo ra căng thẳng và áp lực trong công việc. Áp lực từ sự kỳ vọng của đồng nghiệp và trách nhiệm là một thách thức phổ biến mà nhiều người, đặc biệt là cán bộ trẻ, phải đối mặt trong quá trình làm việc.

Áp lực này có thể xuất phát từ những mong đợi về hiệu suất, sự chuyên nghiệp và khả năng đóng góp của cá nhân vào tổ chức.

Một số chiến lược để quản lý

Mộtlà nguyên nhân của áp lực là từ sự kỳ vọng và trách nhiệm; đồng nghiệp kỳ vọng vào hiệu suất làm việc của cán bộ trẻ nên có thể họ sẽ cảm thấy áp lực phải đáp ứng hoặc vượt qua hiệu suất làm việc của các đồng nghiệp kỳ cựu hoặc được kỳ vọng phải đem lại sự mới mẻ và sáng tạo.

Cán bộ trẻ có thể gặp phải sự kỳ vọng về việc thể hiện sự chuyên nghiệp, kỹ năng lãnh đạo, và khả năng xử lý các tình huống khó khăn. Cùng với đó, cán bộ trẻ có thể được giao các nhiệm vụ quan trọng hoặc có trách nhiệm lớn, đòi hỏi sự cẩn trọng và hiệu quả. Hoặc cán bộ trẻ có thể được giao phó vai trò lãnh đạo hoặc quản lý có thể tăng cường cảm giác trách nhiệm và áp lực phải đạt được các kết quả mong muốn.

Hailà ảnh hưởng của áp lực từ kỳ vọng và trách nhiệm sẽ tạo ra hai hướng tác động rõ ràng. Tác động tích cực là thúc đẩy sự phát triển và nâng cao hiệu suất làm việc, áp lực có thể thúc đẩy cá nhân nỗ lực hơn, phát triển kỹ năng và năng lực để đáp ứng yêu cầu công việc hoặc tạo động lực để làm việc chăm chỉ hơn, đạt được các mục tiêu và nâng cao hiệu suất.

Tác động tiêu cực là sự căng thẳng, lo âu, kiệt sức, sự mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần, các mối quan hệ và hạnh phúc cá nhân.

Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ trẻ trong Đảng cơ sở

Một là, đào tạo và bồi dưỡng liên tục. Xây dựng và tổ chức các chương trình đào tạo liên tục về tư tưởng chính trị, bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng mềm, kỹ năng lãnh đạo và quản lý cho cán bộ trẻ, giúp họ nâng cao năng lực và tự tin trong công tác. Tăng cường kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp và kỹ năng quản lý stress.

Phát triển kỹ năng giao tiếp giúp truyền đạt thông tin rõ ràng, xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và giải quyết xung đột một cách hiệu quả. Học cách quản lý stress thông qua các kỹ thuật như thiền, tập thể dục, hoặc tham gia các hoạt động giải trí. Để cải thiện hạn chế của cán bộ trẻ do thiếu kinh nghiệm và kiến thức thực tiễn, các chương trình này nên bao gồm cả lý thuyết và thực hành, giúp cán bộ trẻ dễ dàng áp dụng kiến thức vào thực tế.

Tạo điều kiện và cơ hội thực tập, trải nghiệm giúp cán bộ trẻ tham gia vào các dự án thực tế hoặc các công việc quan trọng trong Đảng, qua đó tích lũy kinh nghiệm và nâng cao kiến thức thực tiễn.

Để nâng cao sự cọ xát thực tế, cần thực hiện một số giải pháp cụ thể như phân công cho cán bộ trẻ nhiệm vụ và dự án thực tế, từ các công việc quản lý nhỏ đến các dự án lớn, giúp họ có cơ hội thực hành và phát triển kỹ năng.

Tổ chức và tạo cơ hội cho cán bộ trẻ tham gia vào các buổi thảo luận, đánh giá, và phân tích các tình huống thực tế, qua đó học hỏi từ kinh nghiệm của người khác và cải thiện kỹ năng của mình. Khuyến khích cán bộ trẻ tham gia vào các hoạt động cộng đồng hoặc các tổ chức xã hội ngoài Đảng, giúp họ trải nghiệm các tình huống thực tế và phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề.

Để nâng cao năng lực, ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ năng mới trong hoạt động của Đảng cơ sở cần tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo, chương trình huấn luyện cho cán bộ trẻ về CNTT và các kỹ năng mới. Việc xây dựng văn hóa học tập và đổi mới thật sự có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển đội ngũ cán bộ trẻ.

Khuyến khích văn hóa tự học và học tập liên tục, đổi mới trong tổ chức, tạo động lực cho nhân viên phát triển và áp dụng kỹ năng mới thông qua các khóa học trực tuyến, sách và tài liệu học tập. Có thể khẳng định rằng nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển kỹ năng mới là yếu tố then chốt giúp cá nhân và tổ chức thành công trong thời đại kỹ thuật số và kinh tế tri thức hiện nay.

Hailà thiết lập mô hình cố vấn và hỗ trợ hay còn gọi là “chương trình mentor”, trong đó các cán bộ, đảng viên kỳ cựu là người có kiến thức và kinh nghiệm (gọi là mentor) hướng dẫn, tư vấn và hỗ trợ cán bộ trẻ (gọi là mentee) giúp họ học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, phát triển kỹ năng, mở rộng kiến thức và đạt được các mục tiêu cá nhân và nghề nghiệp.

Đối với cán bộ trẻ cần xây dựng sự tự tin và tư duy tích cực, ghi nhận các thành công dù nhỏ và học hỏi từ các thất bại để cải thiện. Tập trung vào các khía cạnh tích cực của công việc và nhìn nhận các thử thách như cơ hội để phát triển. Không ngần ngại tìm kiếm sự tư vấn và hỗ trợ từ đồng nghiệp hoặc cấp trên khi cần, họ có thể cung cấp các gợi ý, kinh nghiệm và hỗ trợ tinh thần cho đội ngũ cán bộ trẻ.

Balà tạo môi trường làm việc thuận lợi, khuyến khích sáng tạo, đổi mới. Tổ chức nên đầu tư vào các công cụ và phần mềm công nghệ, cơ sở hạ tầng mạng và an ninh thông tin để hỗ trợ quá trình nâng cao năng lực.

Đồng thời, xây dựng môi trường làm việc cởi mở, nơi mà các ý kiến đóng góp và sáng kiến của cán bộ trẻ được lắng nghe và khuyến khích, từ đó thúc đẩy tinh thần sáng tạo và trách nhiệm. Thiết lập môi trường làm việc hỗ trợ, cán bộ trẻ có thể dễ dàng tiếp cận các nguồn lực và nhận được sự giúp đỡ từ đồng nghiệp và cấp trên.

Về phía cán bộ trẻ, giải pháp cần quan tâm là thiết lập mục tiêu và kế hoạch phát triển cá nhân, bao gồm các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, cùng với các bước cần thực hiện để đạt được những mục tiêu đó. Việc thiết lập mục tiêu cụ thể và rõ ràng giúp tập trung vào những gì quan trọng và giảm bớt sự áp lực từ những nhiệm vụ không cần thiết.

Sử dụng các kỹ thuật quản lý thời gian như tạo danh sách công việc, phân loại công việc theo mức độ ưu tiên, và lập kế hoạch thời gian hợp lý để hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng, gọi là quản lý thời gian hiệu quả. Song song đó, cán bộ trẻ nên thường xuyên theo dõi và đánh giá tiến độ, điều chỉnh kế hoạch nếu cần, đảm bảo rằng họ đang tiến bộ và đạt được các mục tiêu đề ra.

Đồng thời, cán bộ trẻ cần có sự hỗ trợ và định hướng từ cấp trên, sự hỗ trợ và định hướng này rất quan trọng. Cấp trên nên thường xuyên hướng dẫn và phản hồi cho cán bộ trẻ về hiệu quả công việc và các điểm cần cải thiện.

Cần đặt ranh giới và duy trì cân bằng, đặt ranh giới giữa công việc và cuộc sống cá nhân, học cách nói "không" khi cần thiết và duy trì ranh giới rõ ràng giữa công việc và cuộc sống cá nhân để đảm bảo sức khỏe và hạnh phúc. Sắp xếp công việc đảm bảo có thời gian thư giãn và nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng và duy trì sự cân bằng.

Bốnlà đôi khi thiếu cơ hội và động lực có thể làm giảm sự tham gia của cán bộ trẻ vào các hoạt động chính trị, xã hội. Vậy nên cần thiết phải có chính sách khuyến khích, đãi ngộ, hỗ trợ và tạo cơ hội cho cán bộ trẻ, đảm bảo các chính sách công bằng, tạo ra các cơ hội thăng tiến rõ ràng, giúp cán bộ trẻ thấy được triển vọng phát triển trong tổ chức, tạo động lực cho cán bộ trẻ cống hiến và phát triển sự nghiệp. Do đó, cần có chính sách rõ ràng và cơ chế hỗ trợ cho cán bộ trẻ trong việc thực hiện các sáng kiến, ý tưởng mới.

Tóm lại, có thể khẳng định rằng đội ngũ cán bộ trẻ là lực lượng nòng cốt cho sự phát triển bền vững của Đảng và đất nước. Họ mang trong mình tinh thần nhiệt huyết, sáng tạo, và khả năng tiếp thu nhanh chóng các kiến thức mới. Dù đối mặt với nhiều thách thức, như thiếu kinh nghiệm hoặc thiếu sự tin tưởng từ các cấp lãnh đạo, đội ngũ cán bộ trẻ cũng có nhiều cơ hội để khẳng định mình thông qua việc học hỏi, trau dồi kỹ năng và đóng góp vào các nhiệm vụ trọng tâm của Đảng.

Do vậy, cần có những chính sách và chương trình đào tạo phù hợp để hỗ trợ sự phát triển của cán bộ trẻ, tạo điều kiện cho họ được tham gia vào các hoạt động thực tiễn và có cơ hội thăng tiến. Đảng cần xây dựng một môi trường làm việc công bằng, khuyến khích sự sáng tạo và đóng góp của các cán bộ trẻ. Như vậy cán bộ trẻ sẽ thực sự phát triển và trưởng thành, xứng đáng là đội ngũ kế thừa, gánh vác tốt những trọng trách của Đảng. 

Trần Thị Đông Vũ">

Phát triển đội ngũ cán bộ trẻ trong Đảng cơ sở ở Vietcombank

友情链接