Kinh doanh

Army of Two trước giờ xuất kích

字号+ 作者:NEWS 来源:Ngoại Hạng Anh 2025-04-28 22:59:18 我要评论(0)

Army of Two trước giờ xuất kíchRời ngày phát hành từ tháng 11/2007 sang 3/2008,ướcgiờxuấtkílịch ligulịch ligue 1lịch ligue 1、、

Army of Two trước giờ xuất kích

Rời ngày phát hành từ tháng 11/2007 sang 3/2008,ướcgiờxuấtkílịch ligue 1 trò chơi của EA đã có khá nhiều thay đổi ở chế độ chơi nhiều người và chất lượng đồ họa để chiều lòng game thủ.

Trong vài tháng qua, các chuyên gia phát triển của hãng đã tiến hành khá nhiều khảo sát, kiểm chứng để tạo ra những thay đổi cần thiết cho trò chơi. Ví dụ cụ thể nhất được nhận thấy là biểu tượng trên đầu các nhân vật đã được làm lại và đơn giản hóa đi rất nhiều, người chơi không còn thấy rối mắt khi phải đối phó với các ký hiệu to và chằng chịt trên màn hình khi nhân vật tham chiến.

Về mặt đồ họa, một cơ chế ánh sáng mới đã xóa bỏ những mảng tối vốn không nhìn rõ trong bản demo cuối năm 2007. Nhờ đó, chi tiết về cử động của các nhân vật và hiệu ứng đổ bóng được trau chuốt hơn.

Một trong những cải thiện lớn của Army of Two nằm ở hệ thống "cứu chữa" cho đồng đội. Những minigame cũ cho thấy cảnh bạn đắp băng sơ cứu lên vết thương cho chiến hữu đã bị lược bỏ. Rõ ràng, nếu cứ theo cách cũ, không những hình ảnh trông khá kỳ cục (băng sơ cứu rất to và đầy... nữ tính), đoạn minigame còn khiến bạn có cảm giác chiến hữu của mình hoàn toàn vô dụng (đã ngã xuống thì chỉ có nằm đờ ra chờ ăn đạn) và làm cho phần hành động của game bị đứt quãng.

Giờ đây, khi hết sạch 'máu' và ngã xuống, bạn vẫn có khả năng bắn cầm cự khi đợi đồng đội tiếp ứng. Các chiến hữu sẽ có khả năng xốc nách đưa bạn đến nơi an toàn trong khi nhân vật bị thương vẫn tiếp tục nhả đạn. Khi đó, tất nhiên, lượng máu trong người bạn vẫn chảy ra ngoài, nếu hết, bạn qua đời, trò chơi kết thúc.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
hinh 1 10.png
Có hơn 24.000 trường luyện thi/hagwon nằm ngay tại Seoul, gấp 3 lần số lượng cửa hàng tiện lợi trong thành phố.

Tháng 7/2023, chính phủ Hàn Quốc đã thông báo loại bỏ “những câu hỏi sát thủ” - những phần ghi điểm- khỏi Suneung, kỳ thi tuyển sinh đại học khét tiếng khắc nghiệt còn được gọi là SAT Hàn Quốc.

“Tôi cảm thấy lo lắng về những hậu quả tiềm tàng đối với tương lai của tôi”, Kim nói với Tạp chí TIME. “Bài thi SAT Hàn Quốc dựa trên sự đánh giá tương đối và việc giảm bớt các câu hỏi khó chắc chắn sẽ dẫn đến một kết quả không mong muốn, đặc biệt là đối với những học sinh muốn đạt thành tích cao”.

Động thái này là bước đi mới nhất được thực hiện trong sáng kiến kéo dài hàng thập kỷ nhằm “trấn áp” ngành dạy thêm tư nhân đang bùng nổ ở nước này. 

Bất chấp số lượng học sinh giảm vào năm 2023, chi tiêu toàn quốc cho dạy thêm vẫn tăng lên mức kỷ lục 26 nghìn tỷ won (20 tỷ USD) tại Hàn Quốc. Trong khi đó, quốc gia này cũng có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới, điều này gây ra mối lo ngại nghiêm trọng cho nền kinh tế.

Khi một cuộc khủng hoảng nhân khẩu học xuất hiện, các nhà chức trách đang nhắm tới các hagwon hay còn gọi là “trường luyện thi”- các cơ sở dạy kèm có khoảng 80% học sinh Hàn Quốc theo học. Có hơn 24.000 hagwon nằm ngay tại Seoul, gấp 3 lần số lượng cửa hàng tiện lợi trong thành phố.

Tuy vậy, nhiều thập kỷ cải cách chỉ làm trầm trọng thêm sự phụ thuộc mang tính hệ thống vào hagwon và các biện pháp gần đây cũng được cho không giải quyết được gốc rễ các vấn đề giáo dục của Hàn Quốc. Nguyên nhân bao gồm văn hóa cạnh tranh khắc nghiệt hay thị trường lao động mất cân bằng.

“Thật khó để tự mình chuẩn bị cho kỳ thi ở trường khi các hagwon cung cấp rất nhiều tài liệu học tập bạn không thể có được. Việc mọi người khác đều đến hagwon khiến tôi cảm thấy như mình đang bỏ lỡ điều gì đó nếu không tham gia. Nó giống như điều trị các triệu chứng chứ không phải bệnh tật. Vấn đề giáo dục sẽ luôn nóng ở Hàn Quốc trừ khi việc chú trọng đến bằng cấp được giảm bớt”, Kim cho biết.

Bám víu vào yếu tố quyết định thành công

Trong nhiều thập kỷ, các nhà lãnh đạo Hàn Quốc đã cố gắng tiến hành các quy định để xoa dịu những lo lắng về học thuật, từ lệnh giới nghiêm đối với các trường luyện thi cho đến lệnh cấm hoàn toàn vào những năm 1980.

Tuy nhiên, nỗ lực vô vọng bởi mong muốn đạt điểm cao trong kỳ thi Suneung, được coi là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của người Hàn.

hinh 2 7.png
 Các học sinh tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học xếp hàng để nhận hướng dẫn làm bài thi tại tỉnh Kyunggi.

Vào ngày Suneung, thường diễn ra vào tháng 11, cả Hàn Quốc nín thở khi nửa triệu học sinh dự thi. Máy bay bị cấm bay để giảm thiểu tiếng ồn, các doanh nghiệp địa phương và thị trường chứng khoán mở cửa muộn hơn bình thường và cảnh sát có nhiệm vụ hộ tống những sinh viên đến muộn. Trong khi đó, cha mẹ và ông bà đổ xô đến chùa để cầu nguyện cho điểm thi tốt.

Mỗi mùa Suneung, chỉ khoảng 20% thí sinh thi lại để giành được một suất vào các trường đại học mơ ước.

 “Một số em có thể cảm thấy rằng việc tốt nghiệp từ các trường đại học khác chẳng có ý nghĩa gì”, GS Ty Choi từ ĐH Ngoại ngữ Hankuk, nói. 

“Điều này gắn liền với ý nghĩa của thành công ở Hàn Quốc. Bạn muốn có một cuộc sống ổn định và cuộc sống ổn định có nghĩa là được tuyển dụng vào một công ty chaebol”, ông nói thêm, ám chỉ các tập đoàn lớn, thường do gia đình điều hành, thống trị nền kinh tế Hàn Quốc. 

Các công ty này hầu như chỉ tuyển dụng từ ba trường đại học hàng đầu của đất nước và đối với hầu hết sinh viên thông minh nhất của Hàn Quốc, đó là chaebol hoặc không là gì.

Trong khi đó, PGS Sonia Exley tại Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London, nhận định: “Thực chất, vấn đề cốt lõi nằm ngoài chính sách giáo dục”. GS chỉ ra mức độ “phân cực trong thị trường lao động” của Hàn Quốc là thủ phạm thực sự.

“Số lượng việc làm tại các công ty hàng đầu là có hạn, khó và có tính cạnh tranh cực kỳ cao. Điều đó có tác động nhỏ giọt trở lại hệ thống giáo dục. Những gì bạn thấy là mọi người đang cố gắng hết sức để vào được các trường đại học hàng đầu để họ có thể có được một trong những công việc hàng đầu đó”.

1/3 học sinh cấp 2, cấp 3 có ý định tự tử do căng thẳng

Tuy nhiên, khi các gia đình ở Hàn Quốc phải gánh chịu gánh nặng tài chính để trả chi phí khổng lồ cho giáo dục tư nhân. Gia đình hy vọng khoản đầu tư sẽ được đền đáp trên thị trường lao động. 

Ngày càng có nhiều người trẻ Hàn Quốc không hài lòng với việc thiếu cơ hội tương xứng với bằng cấp của họ và đã từ bỏ việc tìm kiếm việc làm. Một cuộc khảo sát của chính phủ vào tháng 6/2023 ghi nhận 357.000 người ở độ tuổi 20 thất nghiệp và không tích cực tìm kiếm việc làm, tăng 11% so với năm ngoái.

Những cải cách giáo dục hầu như không làm giảm khả năng cạnh tranh trong học thuật, thay vào đó lại khiến phụ huynh và học sinh lo lắng và gửi họ đến các hagwon. Tuy nhiên, sức khỏe của nhiều học sinh bị ảnh hưởng, những người nhận thấy mình đang phải chịu áp lực và kỳ vọng ngày càng tăng trong học tập. 

“Các em được cha mẹ hoặc giáo viên dạy phải vượt trội hơn những người khác. Giống như người bạn cùng lớp chính là kẻ thù học thuật của bạn. Bầu không khí mà hagwon tạo ra khá áp lực và bí bức”.

Sự nhấn mạnh vào điểm số đôi khi có thể là quá sức đối với học sinh cấp hai và cấp ba ở Hàn Quốc, khi hơn 1/3 (33.8%) trong số các em cho biết đã từng có ý định tự tử do căng thẳng trong thành tích học tập, theo Yonhap.

Tử Huy

'Mẹ ơi, các bạn học thêm ở nhà cô điểm cao hơn'Chị T. chia sẻ, vì tâm lý lo lắng con không được quan tâm nên khi biết cô giáo mở lớp học thêm tại nhà, dù con chỉ mới học lớp 1, chị cũng đã đăng ký." alt="Ngành công nghiệp dạy thêm đạt 20 tỷ USD bất chấp lệnh cấm " width="90" height="59"/>

Ngành công nghiệp dạy thêm đạt 20 tỷ USD bất chấp lệnh cấm