Nhận định, soi kèo Al Kuwait vs Al Hussein, 23h00 ngày 4/12: Khác biệt động lực
相关文章
- 、
-
Soi kèo phạt góc Wolfsburg vs Holstein Kiel, 02h30 ngày 25/01 -
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu bảo đảm ATTT mạng mức cao nhấtCác vụ tấn công mạng, đặc biệt là ransomware, gia tăng mạnh thời gian gần đây ở Việt Nam. Ảnh: CSO Online Thủ tướng Chính phủ yêu cầu triển khai một số nhiệm vụ cấp thiết trước tình hình hoạt động tấn công mạng, đặc biệt là mã độc tống tiền (ransomware) tăng mạnh và có thể tiếp tục diễn biến phức tạp trong giai đoạn tới, nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời để khắc phục những tồn tại, hạn chế, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp chỉ đạo và phụ trách công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng; chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ tướng Chính phủ nếu để hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý không bảo đảm an toàn thông tin mạng, để xảy ra sự cố nghiêm trọng; Chỉ đạo tổng rà soát, đánh giá tình hình bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với các hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT); gửi kết quả về Bộ TT&TT trước ngày 30/4.
Các bộ, ban, ngành địa phương sử dụng thường xuyên xuyên các nền tảng hỗ trợ bảo đảm an toàn thông tin do Bộ TT&TT cung cấp để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý và thực thi pháp luật về an toàn thông tin mạng. Bên cạnh đó, bố trí hạng mục về an toàn thông tin khi xây dựng, triển khai kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin hàng năm, giai đoạn 5 năm và các dự án công nghệ thông tin; bảo đảm tỷ lệ kinh phí chi cho các sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng đạt tối thiểu 10% tổng kinh phí triển khai các kế hoạch, dự án này.
Khi xảy ra tấn công mạng, cần kịp thời báo cáo sự cố về cơ quan chủ quản, đơn vị chuyên trách ứng cứu sự cố cùng cấp và Cơ quan điều phối quốc gia. Đồng thời, tuân thủ sự điều phối ứng cứu sự cố của Cơ quan điều phối quốc gia và các cơ quan chức năng có liên quan trong việc: thu thập, phân tích thông tin; xử lý, khắc phục sự cố; xác minh nguyên nhân và truy tìm nguồn gốc; phát ngôn và công bố thông tin…
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu báo cáo đầy đủ thông tin về sự cố, thiệt hại và các thông tin liên quan về Cơ quan điều phối quốc gia, đồng thời tổng kết, phân tích, đánh giá, rút ra bài học và báo cáo về Cơ quan điều phối quốc gia để tổng hợp, phổ biến.
Mỗi quý, các bộ, ban, ngành, địa phương cần gửi báo cáo tình hình bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với các hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý trước ngày 20 của tháng cuối quý cho Bộ TT&TT.
Ngoài các nhiệm vụ chung, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bộ trưởng, thủ trưởng các bộ, cơ quan: Giao thông vận tải, Công Thương, Tài Nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Tài chính, Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp Bộ TT&TT chỉ đạo các tổ chức, doanh nghiệp chủ quản hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Hoàn thành phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn cho 100% hệ thống thông tin trong tháng 9/2024; định kỳ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin theo quy định (tối thiểu 1 lần/2 năm đối với hệ thống cấp độ 1, cấp độ 2; 1 lần/năm đối với hệ thống thông tin cấp độ 3, cấp độ 4; 1 lần/6 tháng đối với hệ thống thông tin cấp độ 5), săn lùng và loại bỏ các mối nguy hại trên hệ thống thông tin của tổ chức, doanh nghiệp.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ TT&TThướng dẫn các bộ, ngành, địa phương rà soát, đánh giá tình hình bảo đảm an toàn thông tin mạng cho hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước trước ngày 11/4; tổng hợp kết quả, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/4. Hướng dẫn các cơ quan chủ trì các lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng tổ chức rà soát, đánh giá và báo cáo tình hình bảo đảm an toàn thông tin của các tổ chức, doanh nghiệp trước ngày 20/4; tổng hợp kết quả, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10/5.
Hàng quý, giao Bộ trưởng Bộ TT&TT báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các nguy cơ, rủi ro mất an toàn thông tin đối với hệ thống thông tin của các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, doanh nghiệp.
"> -
Công nghệ số là cơ hội để tái sinh ngành xuất bản Việt NamBộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng lắng nghe ý kiến của những người làm trong lĩnh vực xuất bản, in và phát hành sách về tương lai của ngành. (Ảnh: Lê Anh Dũng) Hiện cả nước có 57 nhà xuất bản, hơn 2.400 cơ sở in và số cơ sở phát hành là 2.050. Tổng số lao động làm việc trong lĩnh vực xuất bản, in và phát hành là trên 109.000 người. Tính đến hết năm 2022, mức bình quân sách của Việt Nam là 6,02 bản/người/năm.
Ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành cho rằng, thách thức lớn nhất với các nhà xuất bản, đơn vị phát hành là chuyện chuyển đổi số, hiện mới phát triển được thị trường sách nói, thị trường sách điện tử khác còn chậm.
Bên cạnh với việc tháo gỡ những khó khăn trước mắt của các đơn vị trong ngành, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã dành phần lớn thời gian của buổi làm việc để cùng các đại biểu thảo luận việc cần làm thế nào để tái sinh ngành xuất bản.
Đại diện lãnh đạo các đơn vị làm xuất bản, in, phát hành đều đã nhận thức rằng, trong kỷ nguyên số, ngành xuất bản buộc phải thay đổi, làm khác để có thể tồn tại và phát triển.
Từ thực tế tại đơn vị, bà Nguyễn Hoài Anh - Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật cho hay, để đáp ứng nhu cầu của từng nhóm đối tượng, ngoài các ấn phẩm sách truyền thống, nhà xuất bản đã mở rộng thêm nhiều loại xuất bản phẩm khác như sách nói, sách rút gọn, sách dành cho công nhân khu công nghiệp, sách cho sinh viên... Đồng thời, đơn vị cũng đẩy mạnh tuyên truyền để nhiều người biết đến sách của nhà xuất bản mình.
Chia sẻ góc nhìn của người đã có nhiều năm hoạt động trong ngành xuất bản, ông Lê Hoàng, Giám đốc Công ty Đường sách TP.HCM, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam cho rằng, để tái sinh, cần mở rộng nội hàm, không chỉ là công tác xuất bản mà phải là sự nghiệp xuất bản. Và vấn đề mấu chốt, theo ông Lê Hoàng, cần phát triển văn hóa đọc để Việt Nam có nhiều người đọc sách hơn.
Dẫn chứng câu chuyện thực tế ngành xuất bản Indonesia, Hàn Quốc đã khuyến khích người dân đọc sách từ khi còn nhỏ, đại diện Hội Xuất bản Việt Nam đề nghị sắp tới khi sửa Luật Xuất bản, cần nghiên cứu bổ sung nội dung về phát triển văn hóa đọc vào dự thảo Luật: “Văn hóa đọc phát triển, sức mua sách sẽ tăng lên và từ đó sẽ tạo điều kiện cho hệ sinh thái xuất bản cất cánh”.
Từ kết quả tiêu thụ ấn tượng tới 30.000 bản trong tháng 2 của cuốn “Không diệt không sinh đừng sợ hãi” nhờ được người nổi tiếng giới thiệu, Giám đốc Công ty CP Văn hóa Sách Sài Gòn Nguyễn Tuấn Quỳnh cho rằng rất cần có các đại sứ văn hóa đọc, đó là các chính trị gia, những doanh nhân thành công và những người có ảnh hưởng tới giới trẻ. Ông Nguyễn Tuấn Quỳnh cũng đề xuất Bộ TT&TT hỗ trợ để sách được giới thiệu đến nhiều người qua các nền tảng công nghệ.
Công nghệ số sẽ thay đổi căn bản ngành xuất bản
Trao đổi với những người làm xuất bản, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận xét, đại diện Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật đã chỉ ra được 2 từ rất quan trọng với mọi lĩnh vực, đó là “hướng đối tượng” và “thương hiệu”. Đáp ứng nhu cầu của từng nhóm đối tượng và có sự khác biệt, xây dựng thương hiệu để có thể cạnh tranh và phát triển là việc mà các nhà xuất bản đều cần quan tâm.
Lý giải sở dĩ sách chưa bán được nhiều qua các sàn TMĐT là do bị lạc giữa vô vàn sản phẩm khác, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng gợi ý các nhà xuất bản có thể sử dụng tin nhắn để quảng bá, giới thiệu sách hay truyền đi tư tưởng, thông điệp chính của các cuốn sách.
Đặc biệt, từ việc in sách hiện chỉ còn chiếm 10% công việc của ngành in do Chủ tịch Hiệp hội In Việt Nam Nguyễn Văn Dòng chia sẻ, Bộ trưởng cho rằng, cần nghĩ khác đi về ngành xuất bản. Ngành in phát triển được như hiện nay là do nó không còn in sách là chính. Sách in sẽ có thể không là chính nữa trong ngành sách và vì thế xuất bản phát triển; rất có thể, các phiên bản khác của sách in mới là chính.
Bộ trưởng cũng đánh giá cao ý kiến của Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam về việc cần tạo thị trường thông qua phát triển văn hóa đọc. Việc quan trọng mà Cục Xuất bản, In và Phát hành cần làm là phát triển văn hóa đọc thông qua truyền thông, qua phối hợp với các ngành, tổ chức khác như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ.
Chia sẻ cách tiếp cận của bản thân về ngành, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, công nghệ số của cách mạng 4.0 không chỉ được ứng dụng mà còn làm thay đổi căn bản cách sản xuất, phương thức truyền tải và phân phối của ngành xuất bản.
Nhận định tương lai của sách là “đa nền tảng và vô vạn hình tướng để có thể đến được với nhiều độc giả hơn”, người đứng đầu ngành TT&TT cho rằng, để làm được điều này cần có sự hỗ trợ của công nghệ số. Hợp tác là lời giải chính cho ngành xuất bản, đặc biệt trong lúc này là sự hợp tác giữa nhà xuất bản và công ty công nghệ.
Bộ trưởng còn lưu ý, đưa sách lên môi trường số có vấn đề bản quyền và đây là trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ TT&TT: “Cục Xuất bản, In và Phát hành phải coi việc xây dựng thể chế số cho ngành là ưu tiên hàng đầu”.
Doanh nghiệp tiên phong sẽ dẫn dắt ngành công nghệ số Việt Nam tiến ra thế giới
“Đi cùng nhau” là một trong những cách đi mà Bộ TT&TT định hướng cho các doanh nghiệp công nghệ. Chiến lược của các doanh nghiệp tiên phong sẽ là bài học quý giá, mở hướng cho các doanh nghiệp công nghệ trong nước tự tin bước ra thị trường quốc tế."> -
Tôi và vợ quen nhau qua mai mối. Mới tìm hiểu được vài tháng thì bố mẹ hai bên giục kết hôn.
Tôi thấy cô ấy ngoan hiền, ngoại hình xinh xắn, công việc ổn định nên quyết cưới. Cô ấy cũng không chần chừ khi tôi ngỏ lời cầu hôn. Vì vậy, chúng tôi thành vợ chồng sau 5 tháng quen biết.
Hiện, chúng tôi đã kết hôn được hơn 1 năm. Trong 1 năm qua, do bận xây nhà cùng với tình hình dịch bệnh nên chúng tôi ít về quê.Quê vợ cách nhà tôi gần 400km nên thú thật tôi chưa hiểu nhiều về họ hàng cô ấy. Tôi chỉ biết, bố mẹ vợ đều sinh trưởng trong những gia đình đông con nên vợ tôi có khá nhiều cô dì chú bác và anh em họ. Trong số đó, cô ấy hay nhắc đến một người anh họ tên Kiên, làm kinh doanh dược phẩm, tương đối khá giả.
Một lần, vợ tôi nói, anh Kiên đi công tác và đang ở gần nhà tôi. Vợ muốn tôi mời anh ấy qua nhà ăn cơm để anh em gần gũi. Tôi không nghi ngờ gì nên nghe theo ý vợ.
Hôm đó, chúng tôi nhậu lâu, cả hai đều say. Tuy vậy tôi vẫn chu đáo chuẩn bị giường chiếu cho anh ta và khuyên anh ta ngủ lại để tránh đi về nguy hiểm.
Anh ta tính tình xởi lởi, vui vẻ nên tôi cũng quý. Sau hôm đó chúng tôi còn ngồi thêm với nhau mấy lần.
Gần đây, khi sửa máy tính cho vợ, tôi vô tình phát hiện một file ảnh được đặt tên rất lạ. Tôi mở ra thì thấy có rất nhiều ảnh của vợ và anh Kiên.
Đáng nói, họ có nhiều ảnh tình tứ chứ không như anh em bình thường. Tôi vội cầm máy gọi cho mẹ vợ, khéo léo hỏi về người anh họ tên Kiên. Mẹ tôi rất ngạc nhiên, không nhớ ra người họ hàng nào như vậy.
Thế là đã rõ. Vợ tôi đã cắm sừng lên đầu tôi.
Sau nhiều ngày chối quanh, cuối cùng vợ tôi cũng thừa nhận, Kiên là tình cũ của cô ấy. Nhưng chuyện tình của họ không phải tình yêu đôi lứa trong sáng. Khi quen vợ tôi, anh ta đã có vợ con.
Anh ta không có ý định bỏ gia đình nên chỉ coi vợ tôi là người tình, đến với em khi rảnh rỗi. Tuy vậy, anh ta vẫn xin việc, đồng thời chu cấp cho vợ tôi hàng tháng, mua cho vợ từ điện thoại, máy tính đến xe máy ...Anh ta cũng chẳng phản đối khi cô ấy đi lấy chồng. Nhưng anh ta vẫn yêu cầu vợ tôi phải gặp gỡ mỗi khi anh ta đi công tác qua.
Vợ tôi sợ anh ta trả thù, sợ tôi biết chuyện nên đã giấu anh ta dưới vỏ bọc anh họ. Giờ cô ấy xin tôi tha thứ. Đồng thời xin tôi giúp cô ấy thoát khỏi người đàn ông kia.
Tôi muốn lao đến để cho anh ta một trận nhưng vì tình hình dịch bệnh, việc đi lại chưa được thoải mái. Hơn nữa, nghe vợ nói, anh ta có quan hệ nhiều với xã hội đen. Nếu tôi dùng tay chân để giải quyết thì sẽ rước họa vào thân.
Vì vậy, tôi muốn xin lời khuyên từ mọi người. Tôi nên làm gì để giải tỏa được nỗi buồn bực này.
Độc giả giấu tênNhân tình của chồng gửi 'ảnh nóng' thách tôi đến đánh ghen
Nửa tháng sau khi tôi sinh con, anh về nhà trong tình trạng say xỉn. Người nồng nặc mùi rượu và nước hoa. Trên cổ áo anh còn có những vệt son môi màu đỏ.
">