Nhận định, soi kèo Hà Nội vs HAGL, 19h15 ngày 24/1: Bám đuổi đội đầu bảng
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Elfsborg vs Nice, 03h00 ngày 24/01: Khách dừng cuộc chơi -
Tại sao doanh nghiệp Việt vẫn cần xây dựng hạ tầng tại chỗ?Nhiều doanh nghiệp Việt sử dụng đám mây lai như bước đệm trong quá trình chuyển đổi số. (Ảnh: Hải Đăng) Trả lời ICTnews, ông Paul Chen - Trưởng nhóm kiến trúc sư các giải pháp của AWS khu vực Đông Nam Á - cho biết, những doanh nghiệp thuộc nhóm tài chính, ngân hàng, viễn thông hoặc các nhà máy vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong số các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng đám mây lai.
Các tổ chức này trên thực tế đã chuyển đổi số mạnh mẽ, xây dựng hạ tầng dữ liệu và ứng dụng trên đám mây, song họ vẫn có nhu cầu duy trì các hệ thống tại chỗ vì hai lý do. Thứ nhất, có những ứng dụng mà doanh nghiệp muốn truy cập vào gần như theo thời gian thực. Khi đó, hạ tầng tại chỗ sẽ đáp ứng tốt hơn so với đám mây vốn thường đặt máy chủ từ xa. Thứ hai, có nhiều ứng dụng đòi hỏi truy cập dữ liệu nội bộ, do đó cần xây dựng trên hạ tầng tại chỗ.
Ví dụ một số doanh nghiệp khi xây dựng ứng dụng cho người dùng cuối cần mức độ phản hồi nhanh theo thời gian thực, không có độ trễ. Hoặc một số tổ chức cần kiểm soát hạ tầng tại chỗ, không muốn giao thiết bị của mình cho bên thứ ba. Hay một số doanh nghiệp đã có sẵn các hệ thống tại chỗ khác nên cần xây dựng giải pháp để các thiết bị này giao tiếp với nhau.
Cũng có tổ chức cần xây dựng hệ thống tại chỗ vì muốn đảm bảo tính toàn vẹn của tín hiệu nhập vào (ví dụ: tại các sự kiện trực tiếp trước khi phát sóng). Hoặc tại các nhà máy khi kết nối những thiết bị với nhau thì cần thông tin cực kỳ ổn định và tin cậy từ thiết bị công nghiệp để giám sát sản xuất. Ngoài ra ở một số hệ thống bán lẻ cần quản lý dữ liệu cục bộ của các cửa hàng, nên họ cũng sẽ duy trì cơ sở hạ tầng tại chỗ.
Với những lý do trên, nhiều doanh nghiệp vẫn phải duy trì cơ sở hạ tầng vật lý song song với nền tảng đám mây trong quá trình chuyển đổi số.
Khi đó, người phụ trách thiết kế các giải pháp của AWS cho hay, các doanh nghiệp sẽ cần một nền tảng tại chỗ có thể hoạt động xuyên suốt và thống nhất với hạ tầng đám mây.
Lúc này nhà cung cấp dịch vụ cần có giải pháp để doanh nghiệp sử dụng đám mây lai hiệu quả. Dù doanh nghiệp sử dụng ứng dụng tại chỗ hay trên mây thì trải nghiệm cần liền mạch, giao diện sử dụng thống nhất.
Về phía doanh nghiệp, họ cần tìm đến những giải pháp đám mây lai có cùng cơ sở hạ tầng, đáng tin cậy, an toàn, và hiệu suất cao. Các công cụ để tự động hoá, kiểm soát bảo mật cũng phải giống nhau. Ngoài ra, cần bảo đảm hạ tầng tại chỗ đủ hiện đại để đổi mới sáng tạo nhanh như đám mây.
Tại Việt Nam, ông Paul Chen cho hay, nhiều ngân hàng cần lưu trữ dữ liệu người dùng tại chỗ nên duy trì giải pháp đám mây lai. Một số nhà cung cấp dịch vụ truyền thông, viễn thông cần dữ liệu cận thời gian thực nên cũng đang sử dụng giải pháp này. Ngoài ra, mảng sản xuất cũng đang có xu hướng sử dụng đám mây lai, do nhiều thiết bị máy móc hiện vận hành trên hạ tầng tại chỗ.
Hải Đăng
Đám mây lai là chìa khóa để tăng tốc chuyển đổi số ở Việt Nam
Khi cơn bão Covid-19 làm thay đổi phương thức sản xuất-kinh doanh, CNTT đang trở thành ‘cứu cánh’ cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
"> -
Tỷ lệ sở hữu tiền mã hóa: Cường quốc Anh cũng thấp hơn nhiều so với Việt NamTỷ lệ người dân sở hữu tiền mã hóa tại Anh đang tăng lên. Theo người phát ngôn của Coinbase, với dân số lên đến 67 triệu người, nước Anh sẽ trở thành một trung tâm về tiền mã hóa hàng đầu của khu vực Châu Âu.
Công nghệ đang thúc đẩy việc ứng dụng tiền mã hóa ở Vương quốc Anh. Ngày càng có nhiều người Anh mua tiền mã hóa, nghiên cứu của Coinbase kết luận. Tuy vậy, kết quả của báo cáo này được xem là khá lạc quan.
Theo một thống kê khác do Statista thực hiện, lượng người sở hữu tiền mã hóa ở Anh chỉ khoảng 7%, thấp hơn nhiều so với kết quả do Coinbase công bố.
Trong khi đó, một báo cáo khác của Cointelegraph cũng có chung nhận định khi cho rằng số người sở hữu tiền mã hóa ở Anh chỉ ở mức dưới 10%.
Ở một chiều hướng khác, Việt Nam được tất cả các báo cáo đánh giá cao trong các cuộc khảo sát về mức độ phổ biến của tiền mã hóa.
Theo Chainalysis, Việt Nam là một ví dụ hoàn hảo về một quốc gia có mức độ tham gia vào các giao dịch tiền điện tử vượt xa so với thứ hạng nền kinh tế.
Dù chỉ đứng thứ 53 về GDP với khoảng 262 tỷ USD và được xếp hạng là quốc gia có thu nhập trung bình thấp, Việt Nam vẫn có mức độ chấp nhận khá cao với các giao dịch tiền điện tử.
Theo đó, Việt Nam đứng thứ 10 trong tổng số 154 quốc gia về Chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu. Đây là một trong những chỉ số hiếm hoi mà Việt Nam có thứ hạng tương đồng các nước phát triển như Mỹ, Trung Quốc hay Nam Phi, thậm chí còn hơn nhiều quốc gia phát triển khác là Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hàn Quốc...
Cuộc khảo sát của Finder được thực hiện với 42.000 người trên 27 quốc gia cũng cho thấy, Việt Nam là nước có tỷ lệ chấp nhận tiền số cao nhất.
Cụ thể, 41% số người Việt được hỏi khẳng định đã mua tiền mã hóa. 20% người Việt được hỏi cho biết họ đã mua Bitcoin. Đây là mức cao nhất trong tất cả quốc gia được khảo sát.
So với các quốc gia Châu Âu, Châu Á là khu vực cởi mở hơn khi nhiều quốc gia tại đây đã nghiên cứu, thí điểm, thậm chí triển khai các đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) sử dụng công nghệ Blockchain.
Đầu tiên, có thể kể đến trường hợp đồng Nhân dân tệ điện tử (e-CNY) của Trung Quốc. Thống kê đến ngày 31/12/2021 cho thấy, đồng nhân dân tệ điện tử của Trung Quốc đã có 261 triệu người dùng với tổng giá trị giao dịch hơn 87,5 tỉ Nhân dân tệ.
Hồi đầu năm nay, tờ Nikkei Asisa từng đưa ra thông tin cho biết, Nhật Bản sẽ phát hành một đồng tiền mã hóa với giá trị được neo giữ theo đồng Yên Nhật.
Khác với tiền pháp định truyền thống, stablecoin cho phép người dùng chuyển tài sản số trên toàn cầu với giá rẻ và thời gian thực hiện nhanh chóng hơn, trong khi vẫn duy trì sự ổn định về giá.
Ngay tại Campuchia, đồng tiền số Bakong của Campuchia đã tiếp cận với 7,9 triệu người, chiếm một nửa trong tổng số 16,7 triệu dân của quốc gia này. Hiện đã có 6,8 triệu giao dịch tại Campuchia được thực hiện qua Bakong với tổng trị giá 2,9 tỷ USD.
Một cuộc khảo sát của Bank for International Settlements vào tháng 1/2021 cho thấy, 86% trong số 65 ngân hàng Trung ương được hỏi cho biết, họ đang tham gia làm việc cùng với các đồng CBDC. Khoảng 60% các ngân hàng hàng Trung ương bỏ ngỏ khả năng sẽ phát hành những đồng tiền kỹ thuật số của riêng mình trong thời gian tới.
Với trường hợp của Việt Nam, mới đây Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025.
Một trong những nội dung được nhắc đến trong bản kế hoạch là Ngân hàng Nhà nước sẽ nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách về tiền kỹ thuật số quốc gia.
Trọng Đạt
"> -
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa có thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá khoản nợ hơn 502 tỷ đồng Công ty CP Nhà Hưng Ngân (Công ty Nhà Hưng Ngân). Tài sản đảm bảo cho khoản nợ này là hai dự án bất động sản và hàng loạt khu đất của doanh nghiệp này tại TP.HCM và Hà Nội.
Cụ thể, các tài sản đảm bảo cho khoản nợ của Công ty Nhà Hưng Ngân gồm: Khu nhà ở cao tầng kết hợp phức hợp thương mại (phường Tân Chánh Hiệp, quận 12) hay còn được gọi là chung cư Hưng Ngân Garden. Diện tích đất toàn khu dự án này hơn 27.500m2, quy mô 4 block chung cư cao 22 tầng, trường học, khu thương mại dịch vụ.
Chung cư Hưng Ngân Garden là một trong những tài sản đảm bảo cho khoản vay vừa được BIDV thông báo bán đấu giá. Dự án Khu du lịch Bãi Cửa Cạn (xã Cửa Cạn, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang), diện tích khu đất hơn 204.200m2 thuộc Khu du lịch Bãi Cửa Cạn tại xã Cửa Cạn, huyện Phú Quốc. Dự án này được cơ cấu sử dụng là khu thương mại dịch vụ phức hợp, khu dịch vụ du lịch, khu khách sạn, khu biệt thự nghỉ dưỡng… Dự án đang trong giai đoạn triển khai công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, thực hiện được phần diện tích là 53.179,73 m2/204.204 m2 (26%).
Ngoài ra, còn có 3 quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đảm bảo cho khoản nợ vay của Công ty Nhà Hưng Ngân tại BIDV gồm: Số 51 Hoàng Diệu, phường 10, quận Phú Nhuận, TP.HCM; 130 Phố Tôn Đức Thắng, phường Văn Chương, quận Đống Đa, Hà Nội và 11 ngách 34/2 đường Nguyên Hồng, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Giá khởi điểm khoản nợ của Công ty Nhà Hưng Ngân được tính bằng nợ gốc cộng với lãi vay tính đến thời điểm BIDV thông báo cho công ty dịch vụ đấu giá triển khai giá đầu tiên (hết ngày 31/10/2019) là 502,2 tỷ đồng.
Công ty Nhà Hưng Ngân là thành viên của Công ty CP Đầu tư nhà và thương mại Hưng Ngân (Hưng Ngân Group, chủ đầu tư chung cư Hưng Ngân Garden), được thành lập vào năm 2009. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp này là ông Nguyễn Đắc Điềm.
Liên quan đến việc BIDV ra thông báo bán đấu giá tài sản đảm bảo của Công ty Nhà Hưng Ngân, trong đó có chung cư Hưng Ngân Garden, nhiều cư dân tại chung cư Hưng Ngân Garden tỏ ra rất hoang mang. Họ cho biết đến nay vẫn chưa có thông tin chính thức vì sao dự án họ mua của chủ đầu tư lại bị ngân hàng kê biên, bán đấu giá?
Năm 2019 Bà Rịa Vũng Tàu dự kiến bán đấu giá 15 khu đất vàng
Một trong số những khu đất vàng Bà Rịa Vũng Tàu sắp bán đấu giá thời gian tới là khu đất Ngân hàng Công thương tại phường 11, TP Vũng Tàu, có giá trị lớn.
">