Một năm sau khi được hé lộ tại sự kiện CES 2015, thiết bị này sẽ chính thức xuất hiện ở Mỹ vào tháng 2 với mức giá chỉ 399 USD không có hợp đồng với nhà mạng. Đây quả là mức giá rất hấp dẫn! Nếu so sánh với đối thủ Samsung, bạn có thể thấy chiếc ZenFone Zoom không thay đổi thông số và chất liệu để bù trừ cho phần module camera đắt tiền.
Asus đã nhờ đến sự giúp đỡ của hai “đại gia” trong ngành camera Nhật Bản là Panasonic với bộ cảm biến 13MP “SmartFSI” và HOYA với phần ống kính 10 thành phần. Tất cả được đặt vừa vặn trong một hệ thống tiềm vọng giúp chiếc camera này có khả năng zoom 3x mà không làm phần thân bị lồi lên. Ngoài ra, sản phẩm còn sở hữu công nghệ chống rung quang học, lấy nét bằng laser và đèn flash 2 tông màu. Do hạn chế về mặt hình dáng, chiếc camera này có tiêu cự f/2.7 (chứ không phải là tiêu cự f/2.0 trên hầu hết smartphone siêu phẩm) tới f/4.8, vì thế bạn sẽ cần một chút kiên nhẫn khi sử dụng. Ngoài ra, bạn sẽ có một camera selfie độ phân giải 5MP, nhưng bạn sẽ cần chiếc đèn LolliFlash để thêm ánh sáng.
Bằng cách bán quyền sở hữu trí tuệ (thường rất đắt đỏ) cho chi nhánh "con rối" ở nước ngoài, các công ty công nghệ tìm cách chuyển lợi nhuận tới những quốc gia có mức thuế cực thấp hơn như Ireland. Nhưng đó mới chỉ là khởi điểm.
Việc cấp phép quyền sở hữu trí tuệ (IP) lần nữa cho một đơn vị bình phong thứ hai tại Ireland, thường được giao toàn bộ doanh thu toàn cầu của công ty đó, chẳng khác gì chuyển lại tiền cho bên A (vốn được phù phép không có bất cứ doanh thu nào).
Rồi bên A lại đóng trụ sở tại vùng Caribe nên theo luật Ireland họ không phải chịu một đồng thuế thu nhập nào. Nhưng để mang tiền về Mỹ lại cả một vấn đề. Trốn được hàng tỷ USD tiền thuế ở nước ngoài, nhưng để mang được số tiền đó về Mỹ phải qua cửa ải Sở Thuế vụ Hoa Kỳ (IRS).
Chiêu bài luồn lách
Để giảm thấp nhất số thuế phải nộp, Facebook đã chơi bài "Double Irish", chuyển 1 tỷ USD tiền thanh toán cho sở hữu trí tuệ từ một công ty Ireland sang công ty kia (cũng của Ireland), và một trong hai công ty đó được kiểm soát từ quần đảo Cayman.
Sơ đồ trốn thuế của các hãng công nghệ lớn. |
Trong khi đó, ngoài chiêu "Double Irish", Google còn dùng bài "Dutch Sandwich", chuyển 10,8 tỷ USD qua Amsterdam để tránh bị Ireland đánh thuế thu nhập.
Còn Apple mua iPhone từ Trung Quốc thông qua chi nhánh Ireland, rồi bán cho các nhà phân phối riêng của Apple. Năm 2012, toàn bộ khoản doanh thu 63,9 tỷ USD từ iPhone và lợi nhuận vòng kiểu này đã được chuyển tới Ireland.
Microsoft lại chơi bài khác. Hãng bán quyền khai thác thị trường Mỹ cho một chi nhánh ở Puerto Rico. Công ty này sao chép phần mềm của đại bản doanh Redmond (Microsoft) rồi bán cho các nhà phân phối tại Mỹ, kiếm doanh thu 6,3 tỷ USD mà chẳng mất đồng thuế nào.
Microsoft Singapore từng chuyển 3 tỷ USD tiền sở hữu trí tuệ cho một công ty vỏ bọc ở Bermuda (không phải chịu thuế doanh nghiệp).
Thiên đường thuế
Quần đảo Cayman được coi là một trong những "thiên đường" thuế yêu thích của nhiều tập đoàn công nghệ lớn như Apple, Facebook, Google, Microsoft… Từng là khu vực nổi tiếng với cướp biển, nay Cayman có số doanh nghiệp đăng ký nhiều hơn số dân. Đây cũng là trung tâm tài chính lớn thứ 6 thế giới.
Nhiều công ty đăng ký địa chỉ tại Quần đảo Cayman chỉ để trốn thuế. |