- Chiều 4/6 tại TP.HCM,ámkhảovàdànsaoGươngmặtthânquenchínhthứclộdiệlịch âm dương 2022 Gương mặt thân quen mùa 2018 đã chính thức giới thiệu dàn sao Việt góp mặt trong mùa thi mới.
- Chiều 4/6 tại TP.HCM,ámkhảovàdànsaoGươngmặtthânquenchínhthứclộdiệlịch âm dương 2022 Gương mặt thân quen mùa 2018 đã chính thức giới thiệu dàn sao Việt góp mặt trong mùa thi mới.
Sự việc sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội đã gây ra nhiều ý kiến tranh cãi. Một số cho rằng tình huống này chỉ là tai nạn, khách nữ chỉ cần trả chi phí giặt giũ là được. Số khác lại nhận định, vị khách này không cần phải trả chi phí giặt giũ và khách sạn phải chịu toàn bộ chi phí này.
Theo ý kiến của luật sư, vị khách nữ không cần phải trả bất cứ khoản chi phí giặt giũ nào trong trường hợp này.
Người phụ nữ thuê phòng khách sạn để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt nên theo Điều 2 Luật Bảo vệ người tiêu dùng Trung Quốc, vị khách nữ được thực hiện các quyền và lợi ích của mình.
Theo quy định của khách sạn, nếu ga giường bị vấy bẩn, khách hàng phải trả một khoản phí giặt nhất định. Nhưng ở đây có hai vấn đề. Vấn đề thứ nhất, liệu người phụ nữ có biết về quy định ga giường bị bẩn, khách sẽ là người chi trả khoản giặt giũ hay không? Nếu khách hàng không biết thì hành vi tính tiền sau đó của khách sạn sẽ vi phạm vào quyền và lợi ích của khách hàng với tư cách là người tiêu dùng.
Vấn đề thứ hai là quy định khách sạn đưa ra có phải là tiêu chuẩn? Theo quy định của Bộ luật Dân sự, nếu bên đưa ra điều khoản miễn trừ, giảm nhẹ một cách bất hợp lý phần trách nhiệm của mình, làm tăng trách nhiệm pháp lý của bên kia hoặc hạn chế các quyền hạn chính của bên kia thì đó là quy định, điều khoản không phù hợp.
Thực tế, ga trải giường của khách sạn phải được làm sạch và thay thế hàng ngày. Vì vậy, hoàn toàn không có cơ sở pháp lý nào để tính phí giặt cho khách hàng khi ga giường bị bẩn.
Luật sư cho hay, nếu khách hàng chỉ làm ga giường bị bẩn trong quá trình sử dụng hàng ngày thì không cần phải trả bất cứ khoản chi phí nào. Ngược lại, nếu khách hàng không sử dụng bình thường mà có hành vi phá hoại, cố tình vấy bẩn thì mới phải thực hiện bồi thường và trả chi phí giặt giũ cho khách sạn.
Phản ánh tới Dân trí, không ít cư dân chung cư số 129D Trương Định (phường Trương Định, Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, họ đã mua nhà của đồng chủ đầu tư là Công ty cổ phần Đồng Tháp và Công ty Đầu tư Phát triển Nhà Hà Nội 22 (Handico 22) và được bàn giao nhà về ở từ năm 2017. Tuy nhiên, tới nay công trình chung cư này vẫn chưa hoàn thiện do các vi phạm của chủ đầu tư khiến nhiều hộ dân tại đây không được chính quyền thừa nhận.
Anh Phạm Đức Vinh - đại diện cư dân chung cư 129D Trương Định - bức xúc cho biết suốt 5 năm qua, gần 200 hộ dân sống tại chung cư này không được các cấp chính quyền cho làm tạm trú thường trú, nhập hộ khẩu, sinh hoạt Đảng, chăm sóc y tế sức khỏe bà mẹ - trẻ em - người cao tuổi, không được điều tra dân số trong cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở 2019… cũng như làm sổ hồng.
Gần 200 hộ dân đang sinh sống tại chung cư 129D Trương Định (Hai Bà Trưng) đang không được chính quyền thừa nhận các quyền lợi chính đáng do vi phạm chủ đầu tư chưa được khắc phục (Ảnh: Trần Kháng).
Bên cạnh đó, anh Vinh cho biết, quyền an toàn tính mạng tại chung cư này không được đảm bảo do chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận chất lượng an toàn xây dựng phần móng, kết cấu thân, hệ thống cơ điện; an toàn về phòng chống cháy nổ; an toàn chống sét; an toàn vận hành thang máy, xả thải…
"Cư dân nhiều lần phản ánh đến liên danh chủ đầu tư nhưng không nhận được câu trả lời và 2 công ty lại quay ra đổ lỗi cho nhau về những vi phạm liên quan việc không nghiệm thu, chậm nộp thuế. Trong khi đó, chính quyền địa phương cho rằng vi phạm của chủ đầu tư khiến họ không thể làm thủ tục về thường trú, chuyển khẩu cho các hộ dân", anh Vinh nói.
Suốt 5 năm qua, cư dân chung cư 129D Trương Định phải sống trong cảnh ở "chui" tại căn hộ mình mua (Ảnh: Trần Kháng).
Cũng theo vị đại diện cư dân này, trong các cuộc họp với cư dân, ông Dương Quốc Tuấn - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đồng Tháp - đại diện chủ đầu tư dự án thừa nhận, hiện nay, chủ đầu tư đang gặp khó khăn không nộp được tiền thuế đất. Vì vậy, chủ đầu tư không thể hoàn tất thủ tục xin điều chỉnh giấy phép xây dựng phục vụ quyền lợi cho các hộ dân.
Trao đổi với Dân tríngày 25/4, ông Trần Anh - Chủ tịch UBND phường Trương Định (Hai Bà Trưng) - cho biết, chủ đầu tư bàn giao cho dân vào ở là sai quy định của pháp luật. Các hộ dân làm các thủ tục hành chính như chuyển khẩu, cấp sổ hồng… chưa được phép theo quy định của pháp luật.
Cũng theo Chủ tịch phường Trương Định, các vướng mắc tại chung cư 129D Trương Định chủ yếu ở đây là do chủ đầu tư dẫn tới quyền lợi của các cư dân chưa được đáp ứng. Phường đã nhiều lần đề nghị chủ đầu tư phải tìm giải pháp khắc phục để hoàn tất các thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng dự án và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính liên quan.
Khoảng giữa năm ngoái, Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi liên danh Công ty cổ phần Đồng Tháp và Handico 22 về việc đề nghị hướng dẫn thực hiện các biện pháp xử lý vi phạm trật tự xây dựng tại dự án khu nhà ở để bán 129D Trương Định.
Theo đó, liên quan đến việc chủ đầu tư tự tổ chức thi công xây dựng dự án khu nhà ở để bán 129D Trương Định theo Quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc (văn bản 3172 ngày 26/05/2017 của Sở QH-KT) khi chưa hoàn thành các thủ tục xin điều chỉnh giấy phép xây dựng theo quy định, Bộ Xây dựng đề nghị chủ đầu tư tập hợp hồ sơ, tài liệu pháp lý của dự án, hồ sơ xử lý vi phạm trật tự xây dựng, liên hệ với UBND TP Hà Nội và các cơ quan liên quan để được hướng dẫn, giải quyết theo quy định.
Vi phạm tại chung cư 129D Trương Định của chủ đầu tư nhiều năm không được xử lý triệt để (Ảnh: Trần Kháng).
Bộ Xây dựng cũng đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng có liên quan xem xét, hướng dẫn để giải quyết các đề nghị và xử lý các vi phạm của chủ đầu tư liên quan đến dự án đúng quy định để xử lý dứt điểm, ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.
Về nội dung đề nghị hướng dẫn chủ đầu tư trong việc thực hiện xác định cấp công trình của dự án và cơ quan nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng, Bộ Xây dựng cho biết, ngày 2/10/2020, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có văn trả lời chủ đầu tư việc nghiệm thu hoàn thành thi công xây dựng công trình chung cư cao tầng 129D Trương Định: "Căn cứ hồ sơ thiết kế``` bản vẽ thi công đã được Sở Xây dựng Hà Nội thẩm định tại văn bản số 3200/SXD-TĐ ngày 17/4/2015, công trình trên là công trình cấp II. Cục Giám định yêu cầu chủ đầu tư báo cáo Sở Xây dựng Hà Nội để được kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng theo quy định...".
Dãy nhà thấp tầng và lối ra vào chung cư 129D Trương Định còn dở dang, tạm bợ sau nhiều năm cư dân về sinh sống (Ảnh: Trần Kháng).
Liên quan đến việc điều chỉnh giấy phép xây dựng dự án khu nhà ở để bán 129D Trương Định, Bộ Xây dựng cho hay, thẩm quyền điều chỉnh giấy phép xây dựng thuộc Sở Xây dựng Hà Nội.
Trước đó, Công an quận Hai Bà Trưng có văn bản đề nghị Thanh tra Bộ Xây dựng cung cấp thông tin để điều tra hành vi lừa dối khách hàng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trốn thuế của chủ đầu tư chung cư 129D Trương Định.
Xác nhận với Dân trí, đại diện các hộ dân chung cư 129D Trương Định cho biết, đến thời điểm hiện tại (tháng 4/2022), những bất cập tại chung cư này chưa được giải quyết. Các vấn đề về khắc phục vi phạm trật tự xây dựng và chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính khoảng hơn 30 tỷ đồng cho Nhà nước. "Đến nay chung cư vẫn trong trạng thái công trình đang xây dựng", đại diện cư dân bức xúc.
Tháng 11/2016, Thanh tra Sở Xây dựng có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ đầu tư dự án chung cư 129D Trương Định với số tiền 80 triệu đồng với hành vi tổ chức thi công xây dựng dự án sai nội dung so với giấy phép xây dựng được cấp.
Đến tháng 8/2019, UBND quận Hai Bà Trưng có quyết định xử phạt chủ đầu tư chung cư 129D Trương Định số tiền 55 triệu đồng do tự ý đưa từng phần công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu theo quy định.
" alt=""/>Hy hữu giữa Thủ đô: Gần 200 hộ dân "sống chui" trong chính... nhà của mìnhSau gần 2 tháng tạm dừng, phiên đấu giá 25 lô đất tại khu Man Cá, Man Cổng, Mạ Man Trong, thôn Văn Quán, xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai (TP Hà Nội) diễn ra vào sáng nay (ngày 16/11).
Diện tích các thửa đất được mang ra đấu giá từ gần 84m2 đến hơn 143m2, giá khởi điểm là 5,3 triệu đồng/m2, tương ứng tiền cọc 88-151 triệu đồng/lô. Cuộc đấu giá sẽ phải qua tối thiểu 6 vòng bắt buộc, với bước giá 5 triệu đồng/m2. Như vậy, người tham gia phải bỏ ra tối thiểu 30,3 triệu đồng một m2 để trúng đấu giá tại phiên này.
Khu vực tổ chức phiên đấu giá 25 lô đất tại huyện Thanh Oai (Ảnh: Dương Tâm).
Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, số lượng người tham gia đấu giá hôm nay khoảng hơn 100 người. Trong khi đó, phiên đấu giá trước đó ngày 10/8 với gần 1.500 người tham gia.
Theo danh sách được niêm yết bên ngoài khu vực tổ chức, phiên đấu giá đất hôm nay có 13 người không đủ điều kiện tham gia do không nộp/nộp thiếu tiền đặt trước, không nộp hồ sơ. Bên cạnh những người ở các huyện Thanh Oai, Ứng Hòa, Phúc Thọ... (Hà Nội) thì trong số này còn có cả những nhà đầu tư ngoại tỉnh ở Bắc Giang, Nghệ An.
Một số người chờ đợi kết quả phiên đấu giá tại khu vực bên ngoài (Ảnh: Dương Tâm).
Anh Thanh Tùng - nhà đầu tư bất động sản tại địa phương - cho biết, hôm nay nhóm anh tham gia đấu giá 10 lô đất, với mục tiêu trúng khoảng 3 lô, giá 40-45 triệu đồng/m2. So với phiên đấu giá hồi tháng 8, lượng người tham dự ở phiên này đã giảm rất nhiều nên tính cạnh tranh không còn cao.
Anh dự đoán, mặc dù 25 lô đất đấu giá lần này nằm ở vị trí đẹp hơn nhưng mức giá trúng sẽ thấp hơn rất nhiều, cao nhất khoảng 60 triệu đồng/m2. Bởi, phiên đấu giá trước đó những lô đất nộp tiền cao nhất giá chỉ 55 triệu đồng/m2. Những lô đất có giá cao từ 90 triệu đồng đến 100 triệu đồng/m2 đều bỏ cọc nên không xác lập được mức giá thị trường khu vực.
Chị L. - nhà đầu tư tại huyện Mỹ Đức (TP Hà Nội) cho biết, hôm nay chị đưa người nhà đi đấu giá 5 lô đất. Chị lo ngại với việc đấu giá bằng hình thức bỏ phiếu kín trực tiếp nhiều vòng đối với từng thửa đất sẽ khiến phiên đấu giá kéo dài cả ngày.
Bên ngoài khu vực đấu giá, từng nhóm đang bàn luận về mức giá trúng hôm nay (Ảnh: Dương Tâm).
Chị kể, phiên đấu giá hồi tháng 8 chị có tham gia và trúng một lô nằm ở vị trí áp góc với giá 4 tỷ đồng. Vì xác định mua để đầu tư lâu dài nên chị đã nộp đủ tiền. Chị cho rằng, vị trí khu đất tại xã Thanh Cao gần làng nghề dệt nên nếu để lâu sẽ có tiềm năng tăng giá.
Trước đó, ngày 10/8, huyện Thanh Oai đã tổ chức phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao. Các lô đất có diện tích từ 60m2 đến 85m2, với giá khởi điểm từ 8,6 triệu đồng/m2 đến 12,5 triệu đồng/m2. Phiên đấu giá thu hút 4.600 hồ sơ nộp tham gia, nhưng chỉ có 4.201 hồ sơ đủ điều kiện của 1.545 người.
Đáng chú ý, lô góc có giá trúng cao nhất là gần 100,5 triệu đồng/m2, gấp 8 lần so với giá khởi điểm. Các lô thường có giá trúng từ 63 triệu đồng/m2 đến 80 triệu đồng/m2, gấp 5 đến 6,4 lần so với giá khởi điểm. Tuy nhiên, sau đó có 55 lô bị bỏ cọc, bao gồm cả lô đất giá cao nhất hơn 100 triệu đồng/m2. Trong tổng số 13 lô nộp đủ tiền, lô cao nhất có giá 55 triệu đồng/m2.
" alt=""/>Đang đấu giá đất huyện Thanh Oai: Dự đoán giá cao nhất 60 triệu đồng/m2