Quy định này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/3/2010.
Theo quy định mới, các khách hàng có thể tự lập giới hạn mức cước sử dụng dịch vụ hàng tháng hoặc nếu không mức cước mặc định sẽ là 50 euro (68 USD). Các mạng di động phải gửi cảnh báo khi khách hàng sử dụng tới 80% mức giới hạn cước. Khi sử dụng hết mức giới hạn, khách hàng sẽ bị cắt dịch vụ.
" alt=""/>EU giới hạn cước dịch vụ roamingTrong đó, bản đồ thông tin dịch tễ giúp người dân không di chuyển đến các điểm nóng, tránh lây nhiễm dịch.
Ông Nguyễn Văn Quốc, Giám đốc Trung tâm Thông tin Dịch vụ công Đà Nẵng cho biết, bản đồ được xây dựng từ tháng 8/2020 và liên tục được hoàn thiện từ đó đến nay.
Theo ông Quốc, khi truy cập bản đồ số tại địa chỉ http://covidmaps.danang.gov.vn/, người dân có thể xem những điểm cách ly tập trung, các vùng cách ly y tế và chốt kiểm soát dịch bệnh tại Đà Nẵng hiển thị trên bản đồ theo thời gian thực.
Trên bản đồ người dân có thể theo dõi địa điểm bệnh nhân mắc Covid-19 từng di chuyển, xem chi tiết dịch tễ của bệnh nhân. |
Bên cạnh đó, bản đồ cũng thông báo khu vực sinh sống và địa điểm tiếp xúc của bệnh nhân nhiễm Covid-19 trong vòng 14 ngày. Điều này giúp người dân dễ dàng xác định được lộ trình người nhiễm Covid-19 và các điểm cách ly tập trung để không di chuyển đến.
“Thông tin hiển thị trên bản đồ khá trực quan và chi tiết. Với các điểm cách ly tập trung, phần cảnh báo sẽ hiện thời gian áp dụng, số lượng tiếp nhận tối đa, số lượng người đang cách ly và số lượng có thể tiếp nhận thêm. Khi người dân có nhu cầu tìm những nơi bệnh nhân nhiễm Covid-19 đã từng đến với thời gian chính xác, hệ thống sẽ tra cứu thông tin dịch tễ của bệnh nhân theo số hiệu. Bên cạnh đó, bản đồ cũng hiển thị danh sách bệnh nhân theo số hiệu hoặc chữ viết tắt cùng thông tin cá nhân cơ bản như năm sinh, giới tính, tình trạng sức khoẻ và nơi đang điều trị”, ông Quốc chia sẻ.
Theo thống kê của Trung tâm Thông tin Dịch vụ công Đà Nẵng từ khi triển khai đến nay có gần 500.000 lượt truy cập vào ứng dụng bản đồ CovidMaps, trung bình mỗi ngày có 14.000 lượt truy cập.
7 tỉnh "nhân bản" ứng dụng
Ông Nguyễn Văn Quốc cho biết, đến nay nhóm phát triển đã bắt đầu hỗ trợ bản đồ CovidMaps cho các tỉnh thành như Quảng Ninh, Gia Lai, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Nam và Phú Yên.
Trên bản đồ cập nhật toàn bộ các khu vực nguy hiểm để người dân nắm bắt hạn chế chi chuyển đến. |
Hiện nay, bản đồ CovidMaps đã được triển khai cho nhiều tỉnh thành. |
Anh Đặng Văn Thanh (quận Hải Châu) cho biết, trên bản đồ cập nhật cụ thể từng địa điểm mà các ca mắc Covid-19 từng đến, qua đó giúp anh biết và tránh đi tới các địa điểm có nguy cơ cao lây nhiễm dịch bệnh.
“Bản đồ hiển thị rất cụ thể, ở góc trái màn hình có chú thích cho từng biểu tượng như vùng cách ly, khu vực nhà bệnh nhân, chốt kiểm soát dịch... để chúng tôi dễ dàng nắm bắt, không di chuyển đến. Đồng thời, bản đồ còn gửi thông báo, cảnh báo cho mọi người”, anh Thanh chia sẻ.
Trao đổi với VietNamNet, bà Lê Ngọc Hân, Giám đốc Sở TT&TT Quảng Ninh cho biết, đợt dịch vừa qua, địa phương đã triển khai bản đồ dịch tể từ Đà Nẵng chuyển giao, giúp người dân thuận lợi hơn trong việc theo dõi diễn biến dịch bệnh.
“Bản đồ này rất hiệu quả, không chỉ giúp người dân vùng dịch mà người ở ngoại tỉnh có thể theo dõi được tình hình dịch trên địa bàn, nắm được hướng di chuyển của các ca bệnh”, bà Lê Ngọc Hân thông tin.
Hồ Giáp
Các giải pháp công nghệ được Bộ TT&TT khuyến cáo đã góp phần giúp nhiều địa phương trên cả nước có thể phát hiện sớm, khoanh vùng hiệu quả, giúp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh mà vẫn duy trì được cuộc sống bình thường mới.
" alt=""/>7 tỉnh 'nhân bản' công nghệ truy vết ca mắc CovidNữ sinh N.H.K.H, 15 tuổi, quê Cần Thơ bị tai nạn giao thông và được đưa vào Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ trong tình trạng sưng đau, biến dạng đùi phải, vết thương dập nát vùng 1/3 dưới cẳng chân phải, lộ xương.
Bàn chân của nữ sinh trước khi phẫu thuật |
Sau mổ thám sát thấy bệnh nhân dập đứt động tĩnh mạch chày trước sau. Xác định bệnh nặng, quá khả năng chuyên môn nên Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ báo động đỏ liên viện, chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ.
Tại bệnh viện, bác sĩ xác định, bệnh nhi bị gãy hở gần lìa cẳng chân phải, gãy xương đùi phải.
Bác sĩ cho biết, đây là bị tổn thương phức tạp gồm phần gân cơ xương, thần kinh, cũng như cả hai mạch máu quan trọng cung cấp máu cho cổ bàn chân.
Ngoài ra, bệnh nhân còn có biểu hiện của hội chứng thiếu máu cấp tính như ở bàn chân phải: da nhạt màu, bắt đầu tím, lạnh, mạch chày trước và chày sau mất, rối loạn cảm giác và vận động.
Do thời gian tổn thương dài, gần 12 giờ nên khả năng tiên lượng đoạn chi rất cao.
Tuy nhiên, ở bênh nhi này các yếu tố làm cho các bác sĩ phải cân nhắc phẫu thuật nối chi như: chỉ số xét nghiệm, tổng trạng còn cho phép một phẫu thuật nối chi, vị trí vùng tổn thương là 1/3 dưới cẳng chân nên khả năng khâu nối ít rủi ro, chưa có các dấu hiệu rối loạn đông máu.
Đặc biệt, bệnh nhi tuổi còn rất trẻ. Bệnh nhi nhanh chóng được chuyển đến phòng phẫu thuật.
Bàn chân sau phẫu thuật |
BS.CK1 Nhâm Phúc Duy tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhi. Khi phẫu thuật, bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị gãy hở 1/3 dưới 2 xương cẳng chân, các gân cơ xung quanh tổn thương đứt rời gần hoàn toàn, đứt lìa động mạch chày sau, dập và tắc hoàn toàn động mạch chày trước.
Sau khi bác sĩ phẫu thuật kiểm tra vùng bàn chân, các cơ vẫn còn đáp ứng với kích thích điện, vẫn còn khả năng cứu chữa được, nên quyết định thông nối lại mạch máu, tái lập lại tuần hoàn cho bàn chân, khâu nối lại mạch máu bằng kỹ thuật vi phẫu, cố định xương gãy.
Bác sĩ thăm khám nữ sinh H. |
Theo BS.CK2 Huỳnh Thống Em, Trưởng Khoa ngoại chấn thương chỉnh hình bệnh viện, cuộc phẫu thuật nối mạch máu vi phẫu khá khó khăn do kích thước của mạch máu rất nhỏ. Ê kíp phẫu thuật đã sử dụng bộ nối mạch vi phẫu để nối các mạch máu nhỏ.
Đặc biệt, dùng dụng cụ này sẽ giảm nguy cơ xẹp miệng nối động mạch và tĩnh mạch, vốn có thể làm tăng nguy cơ tắc mạch chết phần chi nối.
Thời gian khâu nối mỗi mạch máu chỉ từ 4- 6 phút, bề mặt nối đều nhau, ít rỉ máu miệng nối hơn, độ chính xác cao hơn so với nối bằng kim, chỉ khâu...
Sau nối, mạch máu thông tốt và các chỉ số xét nghiệm đánh giá tổng quát sức khỏe của bệnh nhân trong giới hạn an toàn.
Hiện bệnh nhân ổn định, vết mổ còn ít dịch thấm băng, bàn ngón chân hồng ấm, nhấp nháy đầu ngón dưới 2 giây, độ bảo hoà oxy đầu ngón 98%, bệnh giảm đau nhiều, các chỉ số xét nghiệm đều trở về trong giới hạn bình thường, mạch máu chi nối bắt được.
Sau khi đưa tới 3 thầy lang chữa trị rắn cắn, vết thương ở chân bé gái bị mưng mủ, lở loét và lòi cả xương ra ngoài.
" alt=""/>Cứu bàn chân cho nữ sinh Cần Thơ bị tai nạn giao thông