当前位置:首页 > Nhận định

Nhà khoa học công nghệ nano hàng đầu thế giới, rời Mỹ về nước cống hiến

GS Vương Trung Lâm hiện là nhà khoa học hàng đầu thế giới về công nghệ nano. Ông được mệnh danh là "cha đẻ của máy phát điện nano". Sau gần 3 thập kỷ cống hiến tại Mỹ,àkhoahọccôngnghệnanohàngđầuthếgiớirờiMỹvềnướccốnghiếtin nga GS Vương Trung Lâm quyết định về nước làm việc ở tuổi 63, tờ SCMPđưa tin.

Trên trang web khoa Khoa học Vật liệu & Kỹ thuật của Viện Công nghệ Georgia (Mỹ) - nơi hồ sơ mô tả ông Lâm là "nhà tiên phong và người dẫn đầu thế giới về công nghệ nano nhờ khả năng sáng tạo và năng lực vượt trội", cũng cập nhật ông trong danh sách giáo sư đã nghỉ hưu.

Trong thời gian làm việc tại đây, ông Lâm đã hướng dẫn cho nhiều nhà khoa học trẻ. Hồ sơ của ông tại Viện Công nghệ Georgia ghi rõ: "Trong số họ, có 10 người hiện là giảng viên các trường đại học ở Mỹ, hơn 90 người là giảng viên tại Trung Quốc, 4 người Hàn Quốc, 1 người Canada và 4 người ở châu Âu".

Ngoài ra, một đồng nghiệp ở Viện Công nghệ Georgia cũng xác nhận, GS Vương Trung Lâm đã từ chức. Hiện, nhà khoa học làm việc tại Viện Năng lượng Nano và Hệ thống Nano Bắc Kinh (BINN) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS). 

avatar vuong trung lam baidu.jpg
GS, nhà khoa học công nghệ nano Vương Trung Lâm. Nguồn ảnh: Baidu

Ông Vương Trung Lâm là nhà khoa học chuyên nghiên cứu năng lượng nano. Công trình nghiên cứu thiết bị phát điện nano và hệ thống tự cung cấp điện của ông giúp các thiết bị không dây không dùng pin.

Nhờ thành tựu này, trong danh sách các nhà khoa học có tầm ảnh hưởng nhất thế giới do Nhà xuất bản Elsevier của Đại học Stanford (Mỹ) công bố ngày 17/9, GS Vương Trung Lâm trở thành nhà khoa học 5 năm liên tiếp đứng vị trí thứ nhất. 

Đây là bảng xếp hạng top 2% nhà khoa học hàng đầu thế giới, việc đánh giá dựa trên khai thác cơ sở dữ liệu Scopus với hơn 40 thông số. Cũng trong bảng này, ông Lâm được đánh cao hơn các nhà khoa học Mỹ về tác động đến khoa học trong suốt sự nghiệp.

003 vuong trung lam scmp.jpg
GS Vương Trung Lâm về nước làm việc ở tuổi 63. Nguồn ảnh: SCMP

GS Vương Trung Lâm (SN 1961) xuất thân trong một gia đình thuần nông nghèo ở Thiểm Tây, Trung Quốc. Để duy trì cuộc sống hàng ngày, bố mẹ buộc phải để ông tham gia vào công việc đồng áng từ nhỏ. Dù nghèo nhưng bố mẹ ông hiểu rõ kiến thức sẽ thay đổi vận mệnh, do đó họ luôn cố gắng để con được đi học.

Sống trong điều kiện thiếu thốn đủ đường nhưng ông luôn có niềm đam mê lớn với kiến thức và khả năng tư duy độc lập. Năm 1978, tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học, ông đỗ Đại học Khoa học Kỹ thuật Điện tử Tây An (Trung Quốc) và tốt nghiệp năm 1982. 

Sau khi tốt nghiệp đại học, ông tham gia chương trình Khảo thí và Ứng dụng Vật lý Trung - Mỹ do GS Lý Chính Đạo (CUSPEA) khởi xướng. Vượt qua nhiều thử thách, cuối cùng ông nhận được học bổng tiến sĩ tại Đại học Arizona (Mỹ), ngành Vật lý. 

Chia sẻ với China Science Newshồi tháng 8, GS Vương Trung Lâm nhớ lại thời gian tham gia CUSPEA, ông cho rằng chương trình là nơi chắp cánh cho ước mơ sau này. "Đối với tôi, tham gia CUSPEA là bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học. Không chỉ tôi, GS Lý Chính Đạo đã giúp nhiều sinh viên Trung Quốc vươn ra thế giới", ông Lâm nói.

001 vuong trung lam baidu.jpg
Sau gần 30 năm làm việc ở Mỹ, GS Vương Trung Lâm về nước hồi cuối tháng 9. Nguồn ảnh: Baidu

Tốt nghiệp tiến sĩ tháng 8/1987, ông tham gia nghiên cứu tại Đại học New York (Mỹ) đến tháng 6/1988. Từ tháng 7/1988 đến tháng 6/1989, ông làm nghiên cứu viên tại Phòng thí nghiệm Cavendish của Đại học Cambridge (Anh). 

Từ tháng 12/1989 đến tháng 3/1993, ông giữ chức PGS nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge (ORNL, Mỹ). Từ tháng 4/1993 đến tháng 2/1995, ông nghiên cứu tại Viện Tiêu chuẩn & Công nghệ Quốc gia (Mỹ).

Năm 1995, ông được mời về làm việc tại Phòng thí nghiệm Kính hiển vi điện tử thuộc Viện Công nghệ Georgia. Sau 3 năm làm việc tại đây, ông được bổ nhiệm trở thành giáo sư ở tuổi 37. Đến tháng 9/2000, Trung tâm Khoa học và Công nghệ Nano thuộc Viện Công nghệ Georgia được thành lập, ông trở thành giám đốc.

Năm 2002, ông kiêm nhiệm chức vụ Giám đốc hải ngoại đầu tiên của Trung tâm Khoa học Nano Quốc gia (Mỹ). Cùng năm, ông được bầu làm viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học châu Âu. 2 năm sau, ông được thăng chức trở thành GS ủy thác của Viện Công nghệ Georgia. 

Tháng 2/2005, ông thúc đẩy thành lập Khoa Vật liệu Tiên tiến & Công nghệ Nano thuộc Đại học Bắc Kinh, giữ chức trưởng khoa đầu tiên. Đến năm 2009, ông được bầu làm Viện sĩ nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CSA). 

Năm 2010, tham dự hội nghị tại Trung Quốc, GS Lâm gặp ông Bạch Xuân Lễ - Phó viện trưởng thường trực của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CSA) kiêm Bí thư ĐCSTQ khi đó. Tại đây, ông Lễ bày tỏ mong muốn thành lập viện nghiên cứu năng lượng nano tại Trung Quốc.

Không do dự với lời đề nghị này, ngay khi về Mỹ, ông Lâm chia sẻ với Viện Công nghệ Georgia. Sau khi nhận được sự đồng ý của Viện Công nghệ Georgia, ông Lâm bắt tay vào việc. Đến năm 2012, Viện nghiên cứu Năng lượng nano và Hệ thống nano Bắc Kinh (BINN) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CSA) được thành lập. Tại đây, ông giữ chức giám đốc khoa học (CSO).  

Hiện tại, đây là tổ chức hàng đầu Trung Quốc nghiên cứu công nghệ nano. Trong bảng xếp hạng nhà khoa học có ảnh hưởng nhất năm 2024 của Elsevier vừa công bố cũng xuất hiện tên của một số nhà nghiên cứu làm việc tại đây. Tính đến cuối năm 2022, viện có hơn 700 nhà khoa học, với 30 nhóm nghiên cứu và 6 đơn vị lớn trực thuộc.

Là nhà khoa học hàng đầu thế giới nghiên cứu công nghệ nano, GS Vương Trung Lâm từng nhận được các giải thưởng danh giá sau:

Năm 2011, ông nhận giải thưởng của Hội Nghiên cứu Vật lý Mỹ (MRS).

Năm 2014, ông nhận một số giải thưởng sau: Giải Công nghệ thế giới về Vật liệu; Giải Vật liệu mới James C. McGhee và Giải NANOSMAT châu Âu.

Năm 2018, ông nhận Giải Eni của Italia (Ý). Đây là giải thưởng danh giá thường được gọi là giải "Nobel năng lượng xanh".

Năm 2019, ông trở thành người Trung Quốc đầu tiên nhận Giải thưởng Khoa học Thế giới Albert Einstein. 

Năm 2019, ông nhận được Huy chương Max Planck của Đức, sau những đóng góp trong lĩnh vực Vật lý lý thuyết. 

Năm 2023, ông chiến thắng hạng mục Năng lượng phi truyền thống của Giải thưởng Năng lượng toàn cầu do Hiệp hội Năng lượng toàn cầu (Global Energy) tổ chức. Trước đó, năm 2017, ông cũng từng nhận giải thưởng này. 

分享到:

相关推荐