Từ thiện tự nguyện
作者:Thời sự 来源:Thể thao 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-17 00:46:24 评论数:
Một buổi sáng cuối năm 2021,ừthiệntựnguyệthời tiết tối nay C gọi cho tôi, ấp úng hỏi: “Chị ơi, em của em được Báo kêu gọi vậy có phải trích phần trăm từ tiền ủng hộ cho bên chị không ạ?”. Tôi ngẩn người, bởi suốt nhiều năm kêu gọi cho hàng trăm mảnh đời bất hạnh, chúng tôi luôn dặn dò nhân vật, cẩn thận với những mánh khóe, lợi dụng danh nghĩa của Báo, của phóng viên để trục lợi.
Vậy nên, khi nhận được câu hỏi của C, tôi vô cùng ngạc nhiên, nghĩ rằng em đã biết cách làm việc của tôi, của Báo VietNamNet từ trước đó. Rồi C tâm sự thật với tôi về hoàn cảnh hiện tại.
Em trai gặp tai nạn, bị thương nặng, gia đình ở quê quá khó khăn nên phải ở nhà chạy vạy bạc tiền. Một mình C vào thành phố chăm sóc mấy tháng nay, tiền đã hết nhưng cha mẹ vẫn chưa có cách nào xoay sở được nữa. Số tiền mấy trăm triệu đồng đối với gia đình em là con số khổng lồ.
C tá hỏa khi bị ân nhân "vòi" tiền với lý do đi làm từ thiện nơi khác. (Ảnh: chụp màn hình) |
May mắn hoàn cảnh của chị em C nhận được sự quan tâm, đồng cảm từ một nhà từ thiện. Qua kết nối với một gia đình có con bị ung thư từng được báo viết bài kêu gọi, họ hướng dẫn cho C làm đơn cầu cứu để gửi đến Báo. Chẳng thể ngờ, khi biết em trai C được nhiều bạn đọc thương xót và giúp đỡ, người này lại ngỏ lời “xin” trích lại một phần để giúp đỡ cho hoàn cảnh khó khăn khác chưa được kêu gọi. Điều đáng nói, sau khi nhận được số tiền 1,5 triệu đồng từ C, người này khó chịu ra mặt, ngọt nhạt đòi đưa thêm, vì số tiền nhỏ giống như là… bố thí.
Bất ngờ và khó chịu với cách hành xử của “ân nhân”, lại đang trong hoàn cảnh khó khăn ngặt nghèo, C đành tìm đến tôi cầu cứu. Mặc dù sau đó, sự việc đã được giải quyết ổn thỏa, họ trả lại tiền cho C, nhưng vẫn để lại cho tôi nỗi xót xa. Tại sao người ở chung cảnh ngộ lại không thể đồng cảm và thấu hiểu được cho nhau?
Phóng viên đăng tải thông tin trên mạng xã hội nhằm cảnh báo lừa đảo. (Ảnh: Chụp màn hình) |
Trong quá trình làm nghề, chúng tôi nhận được rất nhiều cuộc gọi từ bạn đọc. Có người vì đọc báo và biết rằng VietNamNet có chuyên mục chuyên viết bài kêu gọi giúp các gia đình khổ nạn. Có người lại được giới thiệu mới biết đến. Những người cầm bút để giúp đỡ người nghèo chỉ có thể tận lực để làm tròn trách nhiệm, nhưng có những điều tăm tối mà chúng tôi chưa kịp biết đến và không thể kiểm soát.
Như trường hợp của em trai C, chi phí điều trị từ giữa tháng 11/2021 đến nay lên tới hàng trăm triệu đồng, riêng số tiền cha mẹ em vay nợ đã hơn 200 triệu, vì vậy, mỗi một sự giúp đỡ đều là để cứu một mạng người. Tiền cứu mạng còn chưa đủ, sao nỡ lấy danh nghĩa giúp đỡ người khác để bòn rút cơ hội sống của một con người?
Những người nhận được và tự nguyện cho đi
Năm 2021 với sự tàn phá khốc liệt của dịch Covid-19, nhiều gia đình mất mát, đau thương. Nhưng trong bối cảnh đó, hoạt động từ thiện của Báo VietNamNet vẫn ghi nhận những câu chuyện, sự việc vô cùng nhân văn.
Ngày 22/11/2021, tại Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Nhi đồng 2, chị Phấn, mẹ của bé Vũ Mạnh Thiên đã thay con trai vừa qua đời, tặng lại số tiền 700 triệu đồng cho quỹ bệnh nhân nghèo và ghép tạng của bệnh viện.
Cán bộ phòng Công tác xã hội Bệnh viện Nhi đồng 2 trao thư cảm ơn cho chị Phấn (trái). |
Trước đó, bé Mạnh Thiên bị xơ gan, được Báo VietNamNet viết bài kêu gọi và nhận được số tiền ủng hộ lên tới hơn 1,1 tỷ đồng. Đáng tiếc, duyên trần của con đã cạn, khi sắp đến ngày tiến hành đại phẫu, con bị gãy chân nên các bác sĩ phải tạm hoãn. Thế nhưng, chỉ vài ngày sau, con không qua khỏi vì bị xuất huyết tiêu hóa.
Giữa tháng 7, khi dịch bệnh bùng phát mạnh, bé Mạnh Thiên đã được hỗ trợ để đưa về nhà an táng. Chị Phấn tâm sự: “Lúc về đến nhà, con như đang cười. Chúng tôi nghĩ rằng con đã mãn nguyện ở kiếp này rồi. Và chúng tôi chỉ muốn làm điều gì đó để con không bị vướng bận lại, nên quyết định hỗ trợ lại 700 triệu đồng, mong bệnh viện có thể cứu được nhiều em bé khác”.
Đôi mắt chị đẫm nước vì thương nhớ đứa con duy nhất, nhưng lại như muốn kìm lòng để con được ra đi thanh thản. Nhận về số tiền hơn 235 triệu đồng, chị Phấn tiếp tục dùng một phần trong đó để đi làm từ thiện tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM và ở quê. Phần còn lại, chị để phụ cha mẹ già trang trải cuộc sống.
Dù vậy, chị vẫn không kìm được, bật thốt hỏi: “Tôi nhận tiền về, có phải là tham lam lắm không?”.
Thực tế, sự cho đi của gia đình chị Phấn đã vượt xa mong mỏi ban đầu của chúng tôi. Thật khó để có thể vượt qua cám dỗ, sức hút của tiền bạc khi hai vợ chồng chị còn đang phải ở nhờ nhà ngoại. Sự “tham lam” của chị vẫn khiến chúng tôi nể phục.
Ngay khi nhận được đợt tiền đầu tiên là 120.960.500 đồng, cô Gái đã thay dì ruột của mình ủng hộ lại cho quỹ bệnh nhân nghèo 24 triệu đồng. |
Còn gia đình cụ bà Trần Thị Ba (Đồng Nai), khi vừa hay biết được bạn đọc ủng hộ số tiền 121.110.500 đồng, họ lập tức ngỏ ý muốn san sẻ lại. Sau khi đóng viện phí và nhận lại một phần để trả khoản nợ vay lãi, cùng chi phí sinh hoạt sau này, gia đình bà Ba đã ủng hộ lại cho quỹ bệnh nhân nghèo của Bệnh viện Lê Văn Thịnh 24 triệu đồng.
Hay gia đình bé Thổ Văn Minh, em bé được bạn đọc ủng hộ hơn 340 triệu đồng, được tiến hành ghép thận thành công mới đây cũng đã ủng hộ cho quỹ bệnh nhân nghèo của Bệnh viện Nhi đồng 2 số tiền 10 triệu đồng.
Bên cạnh đó, có rất nhiều bệnh nhân khó khăn sau khi được bạn đọc VietNamNet giúp đỡ viện phí và khỏe mạnh, xuất viện, họ đã làm đơn xin ngừng nhận ủng hộ, để nhường cơ hội cho các hoàn cảnh khó khăn khác.
Từ thiện đặt trên tinh thần tự nguyện mới thật sự ý nghĩa. Mỗi một sự đóng góp, sẻ chia, dù lớn hay nhỏ đều là tấm lòng trân quý.
Khánh Hòa
Món quà xúc động khiến bệnh nhân Bệnh viện Chợ Rẫy rơi nước mắt
Trong buổi trao tặng quà Tết tại Bệnh viện Chợ Rẫy sáng 19/1, nhiều thân nhân và bệnh nhân đã bày tỏ sự bất ngờ và xúc động khi đón nhận những tình cảm trân trọng của lãnh đạo bệnh viện cùng nhà hảo tâm.