Văn bản này nêu rõ,ỷbanQuốchộiđềnghịBộGiáodụcxemlạiviệccấpbằngcửnhânthaykỹsưtrực tiếp giải bóng đá ngoại hạng anh qua giám sát việc triển khai thực hiện Luật Giáo dục Đại học, Thường trực Ủy ban nhận được phản ánh, kiến nghị của một số cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) về việc cấp bằng kỹ sư đối với các khóa học đã tuyển sinh trước khi Luật số 34 (Luật Giáo dục Đại học sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2019.
Theo đó, hiện một số cơ sở GDĐH băn khoăn về Thông tư 27/2019 của Bộ GD-ĐT, trong đó quy định nội dung ghi trên văn bằng và phụ lục văn bằng GDĐH chưa rõ.
Có cơ sở GDĐH nhận được chỉ đạo từ Bộ GD-ĐT là từ ngày 1/3/2020 cấp bằng cử nhân cho người tốt nghiệp các chương trình đào tạo trình độ ĐH có khối lượng học tập dưới 150 tín chỉ. Việc này áp dụng chung cho tất cả các chương trình đào tạo kỹ sư, kể cả các chương trình đào tạo đã tuyển sinh trước ngày Luật số 34, Nghị định 99 có hiệu lực thi hành.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Thường trực Ủy ban nhận thấy Luật số 34 có quy định về hệ thống văn bằng GDĐH gồm bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương. Luật này giao trách nhiệm cho Chính phủ ban hành hệ thống văn bằng GDĐH, quy định văn bằng, chứng chỉ đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù và không có quy định chuyển tiếp hoặc hồi tố về nội dung này.
Do vậy, nội dung văn bản hướng dẫn thi hành cũng như văn bản chỉ đạo điều hành của cơ quan có thẩm quyền cũng không được vi phạm vào nguyên tắc không hồi tố.
Nhưng Điều 152 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định: “Chỉ trong trường hợp cần thiết để đảm bảo lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Trung ương mới được quy định hiệu lực trở về trước”.
Đồng thời, luật cũng nghiêm cấm việc quy định hiệu lực trở về trước với các trường hợp: Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý; Và quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.
Vì vậy, đối với trường hợp cơ sở GDĐH đã thực hiện tuyển sinh và đào tạo theo chương trình đào tạo cũ trước khi Luật số 34 có hiệu lực thi hành thì vẫn được tiếp tục thực hiện đào tạo, cấp văn bằng tốt nghiệp theo quy định cũ. Các trường hợp tuyển sinh, tổ chức đào tạo sau ngày Luật có hiệu lực từ ngày 1/7/2019 phải thực hiện theo quy định mới.
Do đó, Thường trực Ủy ban đề nghị Bộ GD-ĐT có văn bản báo cáo, trong đó thể hiện rõ quan điểm của Bộ về nội dung này. Đồng thời, Bộ GD-ĐT có hướng dẫn cụ thể và thống nhất trong toàn hệ thống về việc cấp bằng trình độ tương đương và nội dung chính ghi trên văn bằng tốt nghiệp các trình độ đào tạo chuyên sâu, đặc thù, trình độ tương đương đối với các trường hợp đã tuyển sinh và đào tạo trước thời điểm Luật số 34 có hiệu lực thi hành, đảm bảo đúng quy định pháp luật và quyền lợi sinh viên.
Thanh Hùng
Hơn 255 nghìn thí sinh từ bỏ 'cuộc đua' đại học, cao đẳng
Năm 2020, cả nước có hơn 895 nghìn thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, trong đó có hơn 640 nghìn em đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ.