Mê du lịch, thích khám phá Phượng và Thịnh thường đến các tỉnh miền Trung để trải nghiệm văn hóa, con người ở những vùng đất này. Phượng chia sẻ ở mỗi nơi đôi bạn trẻ lại được kết nối với những người bạn thú vị, làm những việc ý nghĩa và học hỏi nhiều điều hay.
Cặp đôi đã có nhiều chuyến đi đến các tỉnh, thành khác nhau trên dải đất hình chữ S
Vốn sinh ra và lớn lên ở TP.HCM, Phượng đã quen thuộc và thích la cà ở các gánh hàng rong. Còn Thịnh quê ở Quảng Nam và hiện đang sinh sống tại TP.HCM. Quen Phượng, Thịnh cũng "bị nhiễm" đam mê trải nghiệm ăn uống hàng rong.
Theo quan sát của Phượng và Thịnh, hàng rong ở từng vùng miền sẽ có một nét đặc trưng khác nhau. Như ở miền quê thì cặp đôi bắt gặp rất nhiều ông bà, cô chú, anh chị buôn bán nhiều loại mặt hàng trên quai gánh, một nét văn hóa rất truyền thống, rất Việt Nam. Còn ở TP.HCM, nhiều chiếc xe hàng được làm bằng nhôm, sắt hoặc inox, phù hợp hơn với đời sống hiện đại và tấp nập của đô thị.
Đi khắp Thành phố Hồ Chí Minh để "thu nạp" nụ cười
Chia sẻ lý do đi khắp nơi tại TP.HCM để vẽ bảng hiệu miễn phí cho những người bán hàng rong, Thanh Phượng cho biết: “Việc xây dựng ý tưởng vẽ xảy ra cũng rất tình cờ, khi chúng mình đi ngoài phố thấy nhiều xe buôn bán hàng rong của các ông bà, cô chú lớn tuổi, những người khuyết tật không có bảng hiệu hoặc bảng hiệu cũ kỹ, mờ nhạt, chúng mình thấy rất khó đọc và không biết xe hàng đó đang bán gì để ủng hộ.
Những xe hàng này đa số là của các cô, chú, anh, chị có hoàn cảnh khó khăn, có những gia đình chỉ sống nhờ vào chiếc xe bán hàng rong đó nhưng thường bán rất chậm hàng, mỗi ngày có khi chỉ được 100.000 - 200.000 đồng. Chúng mình cho rằng, việc sản xuất ra một tấm biển hiệu sẽ có phần khó khăn với những hoàn cảnh này. Vì vậy, chúng mình đã nảy ý tưởng là vẽ, trang trí lên những chiếc xe đó thật cho nổi bật, gây sự chú ý tới nhiều khách hàng để bán chạy hơn, phần nào giúp đỡ những hoàn cảnh trên.”
Phượng và Thịnh trong lần vẽ bảng hiệu cho xe bún riêu bà Sáu Cặp đôi thường tranh thủ lúc rảnh rỗi, khi chiều tối hay các ngày cuối tuần để vẽ bảng hiệu cho những người bán hàng rong. Thay vì dạo chơi phố phường, hai bạn trẻ lựa chọn đi “thu nạp” nụ cười. Thanh Phượng chia sẻ: “Tất cả các công đoạn từ vệ sinh đến khi lên ý tưởng đều là những thử thách đối với bọn mình. Khi cả hai tìm được các ông bà, cô chú đồng ý cho vẽ thì chỉ có khoảng 30 phút đến 1 tiếng để hoàn thành tranh, vì các cô chú còn phải đi bán ở những điểm khác. Còn với các quán tại chỗ, thời gian sẽ thoải mái hơn, chúng mình có tầm 2 đến 3 tiếng để vừa trò chuyện vừa lên ý tưởng thực hiện tác phẩm."
Đôi bạn trẻ thường chọn màu Acrylic, bút sơn,... với tiêu chí có tính ứng dụng cao, linh hoạt, vẽ được trên nhiều chất liệu và phải bền màu với cả nắng mưa Tính đến thời điểm hiện tại hai bạn trẻ chia sẻ mình đã có rất nhiều kỉ niệm đẹp, nhận được rất nhiều tình cảm. Phượng ấn tượng nhất là lần vẽ cho mẹ con em Hoàng.
“Chúng mình rất cảm phục tinh thần và sức mạnh tình cảm lớn lao của một người mẹ, chăm sóc, kiên nhẫn dạy bảo một 'đứa trẻ' 21 tuổi với tâm trí bằng một bé 4 tuổi vì bị ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam. Mỗi ngày Hoàng đều theo mẹ đi bán để phụ mẹ kiếm tiền 'mum mum' (ăn cơm), trong lúc ngồi bán thì em nghe Kinh Phật, niệm Phật. Khi tiếp xúc với em, chúng mình thấy em rất ngoan và hiểu chuyện, điều đó thực sự chạm đến cảm xúc của chúng mình”, cô gái trẻ trẻ tâm sự.
Phượng và Thịnh trong lần vẽ bảng hiệu cho mẹ con Hoàng Phượng cho biết cặp đôi thực hiện hành trình này theo một cách tình cờ, cả hai hi vọng có thể đi tô, vẽ thật nhiều xe hàng rong nữa, để “thu nạp” được cho bản thân những câu chuyện hay, vốn sống tích cực từ các ông, bà, cô, chú. Cả hai hi vọng hành trình này sẽ được nối dài, không chỉ ở TP.HCM mà có thể kết nối thêm các bạn trẻ có niềm đam mê mỹ thuật ở những nơi khác, góp phần lan tỏa thêm nhiều tích cực và yêu thương.
Đôi bạn trẻ đã "thu nạp" cho mình những câu chuyện tích cực, những nụ cười của người bán hàng rong và lan tỏa nó đến mọi người Cặp đôi nhận được nhiều tình cảm từ những người bán hàng rong mà họ vẽ tặng biển hiệu Không chỉ giới thiệu những mặt hàng bằng những hình vẽ, con chữ, đôi bạn trẻ còn ghi lại những thông điệp tích cực để truyền đến những người mua hàng Chia sẻ những suy tư về mạng xã hội, Phượng nhận thấy đối tượng sử dụng mạng xã hội khá trẻ, đa số là các em học sinh, sinh viên đang ở độ tuổi còn bồng bột. Mạng xã hội vừa có cái hay, vừa có cái dở, nếu thế hệ trẻ các em tiếp xúc với nhiều video tiêu cực, xu hướng độc hại thì hậu quả ảnh hưởng rất to lớn.
Vì vậy đôi bạn trẻ mong muốn góp phần xây dựng một văn hoá sử dụng mạng xã hội tích cực, thông qua video có thể truyền tải được niềm tin, sự lạc quan, niềm vui, sự cảm thông và sẻ chia đến với mọi người. Qua đó, hy vọng thế hệ trẻ ngày nay có thể mở lòng yêu thương nhiều hơn, gắn kết nhiều hơn, cùng 'nối vòng tay lớn' để giúp đỡ được nhiều người hơn nữa.
Ảnh: NVCC
">