Chị H.K - có con học lớp 7 tại quận Thanh Xuân (Hà Nội), cho biết, lịch là cuối tháng 8 mới tựu trường nhưng ngay từ đầu tháng 8, cô giáo đã thông báo việc quay lại lớp để "tham gia câu lạc bộ hè". Tuy nhiên, thời gian các con học lại đúng như một buổi học chính thức nên dù không tự nguyện, chị cũng phải để con đến trường.
"Tôi cho rằng các con cần có một mùa hè trọn vẹn để nghỉ ngơi cũng như cân bằng lại cảm xúc trước khi bắt đầu năm học mới. Việc học là cả đời sao phải nhồi nhét trong tháng hè? Nhà trường yêu cầu chúng tôi viết đơn tự nguyện cho con tham gia câu lạc bộ hè để củng cố kiến thức trước khi vào năm học mới nhưng thực chất là học thêm. Phụ huynh cũng phải cam kết thanh toán các chi phí khi tham gia hè tại trường”, chị H.K bày tỏ.
Cùng cảnh ngộ, một số phụ huynh khác có con học tại quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) cho biết từ đầu tháng 8 đã phải đưa con đến trường với danh nghĩa để củng cố kiến thức nhưng không khác gì học chính thức.
"7h45 con bắt đầu giờ học buổi sáng, 17h tan học, cô giáo giao rất nhiều bài tập. So với lịch của Bộ GD-ĐT, các con phải đi học sớm gần 1 tháng là không hợp lý. Tôi không muốn con đến trường sớm nhưng lại lo cô giáo dạy kiến thức mới, sau này con tới trường không theo kịp các bạn", chị Nguyễn Thúy Hương cho hay.
Theo ghi nhận của PV, không chỉ trường công lập mà nhiều trường ngoài công lập tại Hà Nội cũng cho học sinh tựu trường sớm. Ngay từ đầu tháng 8, nhiều trường đã tổ chức học chính thức.
Trao đổi với VietNamNet, PGS.TS Trần Thành Nam - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội), cho rằng, việc tổ chức cho học sinh quay lại trường sớm thường do nhiều cơ sở giáo dục muốn học sinh chuẩn bị tâm thế tốt nhất cho năm học mới. Một số khác xuất phát từ chính nhu cầu của phụ huynh.
Thực tế, với các em đầu cấp, đi học sớm là cách để làm quen môi trường mới, được giới thiệu chương trình, phổ biến nội quy trường học, chuẩn bị sẵn sàng cho các hoạt động trước khi bước vào năm học chính thức. Với đa số các cấp học khác, việc này giúp trẻ quay trở lại nề nếp học tập.
“Thời gian nghỉ hè, một số trẻ ở nhà chơi tự do, một số khác được bố mẹ giao cho lịch học dày đặc. Vì thế việc quay lại trường sớm có thể giúp các em “tái khởi động”. Với trẻ đang quen "chơi thả phanh" dịp hè, quay lại trường giúp các em làm quen lại môi trường, nề nếp học tập. Còn với học sinh có lịch học hè dày đặc, tham gia câu lạc bộ tại trường trước khi đi học chính thức có lẽ lại là thời điểm các em được thư giãn, cân bằng sức khỏe tâm thần, giảm tải căng thẳng”, GPS.TS Trần Thành Nam chia sẻ.
Theo ông Nam, bố mẹ nên xác định mục tiêu phù hợp, xác định rằng việc con quay lại trường sớm chỉ tập trung rèn nề nếp, làm quen cách thức tương tác thay vì học trước chương trình hay học thêm.
Theo thạc sĩ Lê Thị Loan - nguyên Phó Khoa Giáo dục (Học viện Quản lý giáo dục), Bộ công bố khung thời gian kế hoạch năm học trên cơ sở mục tiêu đạt được từng lứa tuổi, chương trình ở các cấp học nên chúng ta cần tuân thủ.
“Một số trường 'triệu tập' học sinh sớm hơn có thể vì mong muốn cho các em làm quen lại với nề nếp học tập chuẩn bị cho năm học mới. Việc này chỉ cần sớm khoảng 1 tuần so với khai giảng là hợp lý. Còn việc đưa các em đến trường từ đầu tháng 8 có thể là sự thỏa thuận “ngầm” giữa phụ huynh với nhà trường và được hợp thức hóa bằng đơn tự nguyện tham gia câu lạc bộ hè.
Tôi cho rằng, phụ huynh không nên bị áp lực. Nếu gia đình có kế hoạch cho trẻ tự rèn kỹ năng sống, tự ôn tập kiến thức cũ... cứ thoải mái cho con ở nhà. Phụ huynh đừng nghĩ con không học hè, không theo được các bạn. Tôi tin chắc rằng, không trường nào dạy trước chương trình trong thời gian này mà phải tuân thủ theo lịch của Bộ GD-ĐT”, bà Loan nêu quan điểm.
Dưới đây là danh sách các trường đại học đào tạo ra nhiều vận động viên Mỹ tham gia Olympic Paris 2024 nhất, theo Newsweek:
1. Đại học Stanford: 38 vận động viên
Đại học Stanford, tọa lạc tại trung tâm Thung lũng Silicon, nổi bật là "nhà cung cấp" hàng đầu các vận động viên Olympic Mỹ tham dự Thế vận hội Paris 2024, với 38 vận động viên tham gia tranh tài ở nhiều môn thể thao khác nhau.
Con số ấn tượng này cho thấy Stanford xuất sắc nuôi dưỡng những tài năng hàng đầu trên nhiều lĩnh vực, trong đó có cả thể thao.
Đội hình Olympic của đại học rất đa dạng, với các vận động viên tham gia các môn bóng nước, đấu kiếm, thể dục dụng cụ, bơi nghệ thuật, chèo thuyền, bóng đá, điền kinh, chèo thuyền, lặn, bóng chuyền, khúc côn cầu trên sân và golf.
2: Đại học California, Los Angeles (UCLA): 17 vận động viên
Đại học California, Los Angeles (UCLA), nổi tiếng với di sản bóng rổ NCAA dưới thời huyền thoại John Wooden, một lần nữa tỏa sáng trên đấu trường Olympic 2024. Với 17 vận động viên đến Paris, UCLA giữ vị trí thứ hai trong số các trường đại học Mỹ về đóng góp cho Olympic.
Đội hình Olympic của trường rất đa dạng, bao gồm nhiều môn thể thao từ bóng nước và bóng bầu dục đến golf, bóng bàn, thể dục dụng cụ, quần vợt và điền kinh.
Mặc dù không có cầu thủ bóng rổ, sự hiện diện của trường đại học này trong các môn thể thao khác làm nổi bật sự đào tạo toàn diện văn-thể-mỹ của UCLA.
3: Đại học South California (USC): 16 vận động viên
Đại học South California (USC) đang gia tăng sức ảnh hưởng của trường tại đấu trường Olympic. USC sẽ cử 16 vận động viên đến Thế vận hội Paris.
Các vận động viên Olympic của USC sẽ tham gia nhiều bộ môn, bao gồm điền kinh, bóng nước, bóng chuyền, bơi lội và bóng chuyền bãi biển.
Với 6 vận động viên điền kinh, truyền thống đào tạo nên những ngôi sao điền kinh hàng đầu của USC vẫn tiếp tục phát triển.
Các hoạt động thể thao đa dạng của trường và sự nhấn mạnh vào sự xuất sắc trong nhiều môn thể thao góp phần tạo nên sự hiện diện đáng chú ý của trường tại Olympic.
4. Đại học Texas tại Austin và Đại học Penn State: 14 vận động viên
Đại học Texas tại Austin và Đại học Penn State, mỗi trường đóng góp 14 vận động viên.
Tại Texas, Kevin Durant là một vận động viên nổi bật. 6 vận động viên sẽ thi đấu bơi lội, trong khi những người khác sẽ tham gia điền kinh, golf, chèo thuyền, bóng chuyền và lặn.
Chiều sâu tài năng trong nhiều môn thể thao khác nhau cho thấy vai trò của Texas trong việc phát triển các vận động viên ưu tú cho Thế vận hội.
Đại học Penn State thể hiện thành tích ở nhiều môn thể thao. Đại diện Olympic của trường tham gia các môn bóng chuyền, điền kinh, bóng đá, đấu vật, bóng bầu dục, đấu kiếm, thể dục dụng cụ và khúc côn cầu.
Danh sách trường đại học Mỹ có nhiều vận động viên người Mỹ nhất tại Thế vận hội Olympic 2024
1. Đại học Stanford - 38 vận động viên
2. Đại học California, Los Angeles (UCLA)- 17 vận động viên
3. Đại học South California (USC) - 16 vận động viên
4. Đại học Texas tại Austin và Đại học Penn State - 14 vận động viên
5. Đại học Virginia - 13 vận động viên
6. Đại học Kentucky - 12 vận động viên
7. Đại học Harvard, Đại học Illinois - 11 vận động viên
8. Đại học Washington, Đại học Wisconsin - 10 vận động viên
9. Đại học DeVry, Đại học Notre Dame, Đại học Princeton - 9 vận động viên
10. Đại học Ohio State - 8 vận động viên
11. Đại học Florida, Đại học Georgia, Đại học Indiana, Đại học Michigan, Đại học North Carolina, Đại học Texas A&M, Đại học Wisconsin-Whitewater, Đại học Yale - 7 vận động viên
12. Đại học Arizona, Đại học Texas-Arlington - 6 vận động viên
" alt=""/>Olympic 2024: Đại học nào đào tạo ra nhiều vận động viên Mỹ nhất?Những thách thức và cơ hội của giáo dục đại học Việt Nam
GS. Lê Anh Vinh - Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (VNIES) chia sẻ những phân tích chi tiết về thực trạng giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay. Ông nêu bật các thách thức lớn như chất lượng, ngân sách và quản lý giáo dục. GS. Vinh nhấn mạnh sự cần thiết của cải cách toàn diện để lấp đầy các khoảng trống hiện tại và chuẩn bị cho lực lượng lao động Việt Nam đáp ứng các yêu cầu kinh tế trong tương lai.
Nhu cầu tương lai về nghề nghiệp và giáo dục đại học
TS. Nguyễn Ngọc Diệu Lê - đại diện nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Đổi mới chuyển đổi của Đại học Công nghệ Swinburne - Australia,, trình bày các phân tích và dự báo về nhu cầu thị trường lao động của Việt Nam. Các nghiên cứu cho thấy sự gia tăng nhu cầu lao động trong các lĩnh vực như CNTT, AI và khoa học dữ liệu, đồng thời xác định các ngành nghề đang thiếu nhân lực. Bài trình bày cũng đưa ra các dự báo về mức tăng trưởng hàng năm của lực lượng lao động và đề xuất các lĩnh vực hợp tác tiềm năng giữa các trường đại học Việt Nam và Australia.
Xu hướng tương lai trong giáo dục đại học
GS. Nguyễn Tấn Hùng từ Đại học Công nghệ Sydney trình bày các xu hướng sắp tới trong giáo dục đại học, tập trung vào chuyển đổi số và tích hợp AI. Tham luận cũng cho thấy các chiến lược mà các tổ chức giáo dục Australia đang áp dụng để duy trì vị thế dẫn đầu và khả năng áp dụng những chiến lược này tại Việt Nam. GS. Hùng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đi trước các xu hướng công nghệ và tích hợp chúng vào chương trình giảng dạy.
Bộ kỹ năng cần có trong kinh tế số
Cô Phạm Hoàng Vy Anh - Giám đốc Phát triển Kinh doanh tại Shopee Việt Nam, cung cấp góc nhìn của nhà tuyển dụng về các bộ kỹ năng sẽ có nhu cầu trong tương lai. Bài tham luận sự khác biệt giữa các chương trình đào tạo hiện tại và các yêu cầu kỹ năng thực tiễn. Diễn giả cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc điều chỉnh kết quả giáo dục với nhu cầu của ngành công nghiệp và thảo luận về các cơ hội trong đào tạo và phát triển kỹ năng liên tục.
Vai trò của tiên phong của trường đại học trong đào tạo kỹ năng kinh tế số
TS. Hoàng Việt Hà - Giám đốc Chương trình Liên kết giữa Đại học FPT và Đại học Swinburne, giới thiệu cách tiếp cận của Đại học Swinburne đối với đào tạo kỹ năng kinh tế số thông qua các quan hệ đối tác công nghiệp và chương trình giảng dạy tiên tiến. Bài trình bày nhấn mạnh việc hợp tác với các công ty, các nhà khởi nghiệp và các kỳ thực tập sẽ cung cấp cho sinh viên kinh nghiệm thực tế về đổi mới kỹ thuật số. Tham luận cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tích hợp các công nghệ như phân tích dữ liệu và an ninh mạng vào chương trình giảng dạy.
Chuỗi hội thảo kết thúc với buổi tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm và góc nhìn về nhiều chủ đề như bình đẳng giới trong kinh tế số, chiến lược học tập lâu dài cho sinh viên sau tốt nghiệp và các nhân tố thiết yếu trong việc thiết kế và triển khai các chương trình hợp tác giáo dục.
Chuỗi hội thảo đánh dấu một bước quan trọng trong việc tăng cường quan hệ giáo dục giữa hai quốc gia. Bằng cách giải quyết các thách thức và tận dụng sức mạnh của mỗi bên, Việt Nam và Australia có thể hợp tác để tạo ra một lực lượng lao động được trang bị tốt, sẵn sàng phát triển mạnh mẽ trong thời đại số. Những hiểu biết và chiến lược thảo luận tại hội thảo cung cấp lộ trình cho các sáng kiến giáo dục trong tương lai, hứa hẹn một tương lai năng động và sáng tạo cho giáo dục đại học ở cả hai quốc gia.
Bích Đào
" alt=""/>Hội thảo Việt Nam