Tiểu học: Tăng giờ học, giảm thời lượng trung bình từng buổi
Bộ GD-ĐT cho biết việc giảm tải được thể hiện ở các điểm như: giảm số môn học, giảm số giờ học, chọn lọc nội dung giáo dục thiết thực, đổi mới phương pháp giáo dục, tạo điều kiện để học sinh được lựa chọn môn học, chủ đề học tập và tăng cường các hoạt động thực hành. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên chủ động, sáng tạo lựa chọn phương pháp phù hợp để tổ chức dạy học, đánh giá học sinh.
Theo phân tích, ở chương trình giáo dục phổ thông mới, bậc tiểu học có 7 môn học ở lớp 1 và lớp 2; 9 môn học ở lớp 3; 10 môn học ở lớp 4 và lớp 5.
Trong khi đó, chương trình hiện hành có 10 môn học lớp 1, lớp 2 và lớp 3; 11 môn học ở lớp 4 và lớp 5.
Còn ở bậc THCS, các lớp đều có 12 môn học. Theo chương trình hiện hành, lớp 6 và lớp 7 có 16 môn học; lớp 8 và lớp 9 có 17 môn học.
Đến cấp THPT, theo chương trình mới, các lớp đều có 13 môn học. Trong khi chương trình hiện hành, lớp 10 và lớp 11 có 16 môn học; lớp 12 có 17 môn học.
Về thời lượng, ở bậc tiểu học sắp tới học sinh sẽ học chương trình với 2.838 giờ (còn chương trình hiện hành là 2.353 giờ).
Nhìn số giờ tăng nhưng việc "giảm tải" được giải thích là bởi: Chương trình mới là chương trình học 2 buổi/ngày (9 buổi/tuần), tính trung bình học sinh học 1,8 giờ/lớp/buổi học. Còn chương trình hiện hành là chương trình học 1 buổi/ngày (5 buổi/tuần), tính trung bình học sinh học 2,7 giờ/lớp/buổi học.
Ở THCS, học sinh học 3.070 giờ; giảm 54 giờ so với chương trình hiện hành.
Ở THPT, học sinh học 2.284 giờ; giảm 262 giờ so với chương trình Ban cơ bản hiện hành; giảm 315 giờ so với chương trình Ban A, Ban C hiện hành.
SGK: Sắp hết độc quyền xuất bản
Nói về những thực trạng và tồn tại, Bộ GD-ĐT nhìn nhận việc xuất bản, phát hành SGK chỉ có NXB Giáo dục Việt Nam thực hiện như hiện nay tạo ra nghi ngại về sự độc quyền khép kín trong tất cả các khâu từ biên soạn đến phát hành, không thúc đẩy cạnh tranh nhằm nâng cao chất lượng SGK.
Cùng đó, trong danh mục SGK do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành cho học sinh còn nhiều tài liệu không phải là SGK bán kèm theo. Những tài liệu này thực chất là sách bổ trợ, tham khảo hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Tuy nhiên, do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành SGK không có hướng dẫn rõ ràng dẫn đến việc các cơ sở giáo dục hiểu rằng đây là “SGK bài tập” bắt buộc học sinh phải mua như SGK.
Từ năm 2016, Bộ này đã kiểm tra danh mục SGK do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành và không phê duyệt danh mục sách bổ trợ, sách tham khảo đi kèm SGK...Bên cạnh đó là các giải pháp khác nhằm tiết kiệm sách như sử dụng sách cũ, hướng dẫn không viết vào sách ở những trường hợp cần thiết...
Trước năm 2017, NXB Giáo dục Việt Nam là đơn vị duy nhất có chức năng, nhiệm vụ xuất bản SGK. Từ cuối năm 2017 đến nay, Bộ GD-ĐT đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép thêm một số nhà xuất bản được tham gia xuất bản SGK và xem xét cấp phép các nhà xuất bản đủ điều kiện được xuất bản sách giáo khoa theo quy định của pháp luật (ngoài Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và 05 nhà xuất bản được cấp phép), xây dựng phương án xuất bản, in ấn, phát hành SGK đảm bảo đủ sách cho các cơ sở giáo dục, nhất là ở vùng sâu, vùng xa và tiết kiệm chi phí cho học sinh, phụ huynh học sinh. Như vậy tới đây sẽ không còn tình trạng độc quyền xuất bản sách SGK.
SGK của Bộ sẽ có phiên bản điện tử công khai
Về định hướng thời gian tới, theo quy định của Quốc hội, Bộ GD-ĐT sẽ chủ trì biên soạn một bộ SGK. Sau khi biên soạn, bộ sách do Bộ chủ trì sẽ được công bố công khai, bao gồm phiên bản sách điện tử để giáo viên, học sinh sử dụng rộng rãi, bình đẳng.
Để bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa SGK (sách in) do Bộ chủ trì biên soạn với các SGK khác, Bộ sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Chính phủ phương án cụ thể về giá SGK.
Khi biên soạn SGK mới, Bộ sẽ yêu cầu các NXB tham gia làm SGK và các sở hướng dẫn, tập huấn giáo viên về việc sử dụng sách để học sinh có ý thức giữ gìn, bảo quản đảm bảo SGK được sử dụng nhiều lần, tránh lãng phí.
Về lựa chọn SGK trong các cơ sở giáo dục phổ thông, để bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh, tránh tình trạng độc quyền khi có nhiều SGK, Bộ đang xây dựng thông tư hướng dẫn việc lựa chọn SGK trong các cơ sở giáo dục phổ thông; trong đó quy định cụ thể trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông trong việc quản lý việc lựa chọn, sử dụng SGK; có chế tài xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quyền lựa chọn của học sinh, cha mẹ học sinh.
Thanh Hùng - Song Nguyên
" alt=""/>Bậc tiểu học: Tăng giờ học, giảm thời lượng từng buổiHọc sinh tại ngày hội tư vấn tuyển sinh. Ảnh: Văn Chung |
Theo Bộ GD-ĐT, lý do các ngành được tuyển sinh trở lại vì đã đáp ứng điều kiện về giảng viên cơ hữu theo quy định tạm thời đối với ngành đặc thù. Bộ GD-ĐT yêu cầu các cơ sở đào tạo quản lý và tổ chức đào tạo các ngành có kế hoạch bổ sung đội ngũ đáp ứng điều kiện chung đã được bộ gia hạn đến năm 2017 với các ngành đặc thù.
Theo đó, trường ĐH Sư phạm TP.HCM được tuyển sinh trở lại ngành Ngôn ngữ Nhật. Các thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi vào ngành này, đến phòng đào tạo của trường để nộp đến hết ngày 9.5.
Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM) được tuyển sinh trở lại ngành Ngôn ngữ Tây Ban Nha.
Trường ĐH Hùng Vương (Phú Thọ) có hai ngành được tuyển sinh trở lại là Sư phạm Mỹ thuật và Sư phạm Âm nhạc.
Trường ĐH Sân khấu - điện ảnh Hà Nội được tuyển sinh trở lại ngành Nhiếp ảnh và Công nghệ điện ảnh - truyền hình. Trong đó, riêng ngành Công nghệ điện ảnh - truyền hình (khối A), trường không tổ chức thi, các thí sinh có nguyện vọng thi vào ngành này phải đăng ký thi ở một trường có khối A theo đề thi 3 chung. Với ngành Nhiếp ảnh, trường tổ chức sơ tuyển môn năng khiếu dự kiến từ ngày 2 - 6.7 và chung tuyển dự kiến từ ngày 7 - 11.7. Thí sinh được vào vòng chung tuyển phải thi môn ngữ văn, cùng đề thi và cùng ngày thi với khối C. Trường không xét tuyển điểm thi của thí sinh đã dự thi ở các trường khác và ngược lại. Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi và bài điều kiện dự thi chuyên ngành tại trường đến hết ngày 9.5.