Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng: Đây cũng là những giải pháp rất căn cơ, quan trọng để các cơ quan hành chính nhà nước phải cải cách |
Thứ ba nữa là phải có trách nhiệm của cơ quan cung cấp dịch vụ. Khi chúng ta đặt đề bài cho VNPT thiết kế phần mềm thì liên quan đến vấn đề thiết kế, vận hành, thủ tục hành chính, thiết kế hệ thống thì bao giờ cũng yêu cầu phải đảm bảo an toàn thông tin.
Khi đi vào vận hành, các chuyên gia Pháp, chuyên gia nước ngoài ở Ngân hàng Thế giới đều đánh giá hệ thống hiện nay của chúng ta là yên tâm, đảm bảo an toàn.
Nhiều ý kiến lo ngại việc có Cổng dịch vụ công quốc gia có thể dẫn tới tình trạng các bộ ngành, địa phương ỷ lại trong việc giải quyết thủ tục hành chính của mình. Ông nghĩ sao về việc này?
Nếu hiểu Cổng dịch vụ công quốc gia làm thay chức năng của các bộ, cơ quan quản lý nhà nước là không phải. Cổng chỉ đặt nền tảng, là một đường truyền dữ liệu cơ sở trên cơ sở trục liên thông văn bản quốc gia thì có thể tích hợp được tất cả các dịch vụ công của bộ, ngành, địa phương. Khi chúng ta kết nối theo nguyên tắc là chúng ta không phụ thuộc thời gian, biên giới hành chính.
Như vậy người dân bất kỳ ở đâu đều có thể truy cập để làm thủ tục, trước hết là 8 nhóm dịch vụ công. Các trung tâm hành chính công của địa phương, hệ thống điện tử thuộc bộ vẫn thực hiện nhiệm vụ của mình.
Không phải bất cứ dịch vụ nào cũng đưa lên Cổng mà chúng ta chỉ chọn những dịch vụ có hồ sơ xử lý trên nền điện tử.
Thứ hai nữa là đảm bảo quy trình, thủ tục, đảm bảo tất cả những hồ sơ giấy tờ không cần thiết, ngay cả quy trình xử lý không được tái cấu trúc, bộ thủ tục hành chính không được tái cấu trúc, rồi ngay cả vấn đề liên quan đến không đảm bảo được cấp độ 3, cấp độ 4 thì dứt khoát kiên quyết không đưa lên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Mở rộng thêm 15 nhóm dịch vụ công
Vậy theo Bộ trưởng, Cổng dịch vụ công quốc gia có được xem là lệnh bài để diệt trừ nạn tham nhũng vặt ở nhiều khu vực công đã và đang làm xói mòn niềm tin của người dân và DN trong thời gian qua?
Đúng là như vậy. Chúng ta biết, dư luận nhân dân và DN cho rằng hiện nay có một số việc không tốt lắm trong quá trình thực thi công vụ, cán bộ, công chức ở chỗ này, chỗ khác còn nhũng nhiễu. Một là trách nhiệm chưa được phát huy đầy đủ; hai là thái độ phục vụ; thứ ba nữa là đưa ra những lý do, câu chuyện mà người ta vẫn gọi là tham nhũng vặt để tạo ra những tiêu cực, lợi ích. Tất cả các thứ này đều không được minh bạch, không có cơ quan giám sát, kiểm tra.
Cổng dịch vụ công quốc gia giúp cho những việc này được công khai, minh bạch nhất. Các hồ sơ, thủ tục đã thực hiện trên Cổng đều thể hiện rõ toàn bộ thông tin. Người dân, DN không cần phải gặp ai đó, cán bộ thi hành công vụ mà có thể ở bất kỳ vị trí nào, địa giới hành chính nào đều có thể dùng các thiết bị di động để truy cập xử lý thủ tục, hồ sơ của mình.
Đây cũng là những giải pháp rất căn cơ, rất quan trọng để các cơ quan hành chính nhà nước phải cải cách, đặc biệt là về trách nhiệm, thái độ của cán bộ thi hành công vụ, chống được cái gọi là phát sinh tiêu cực không cần thiết.
Hiện mới chỉ có 8 dịch vụ công được đưa lên Cổng dịch vụ công quốc gia thực hiện chủ yếu là cấp độ 3. Vậy khi nào người dân có thể tham gia ở cấp độ 4 và mở rộng sang các dịch vụ khác?
Trong 8 vụ công thì chúng ta chỉ có cấp bằng lái xe là cấp độ 3. Ngoài 8 dịch vụ công, trong quý 1/2020, chúng ta có thể đưa một số dịch vụ công vào.
Hiện chúng tôi đã bàn với Bộ Công an phải đưa dịch vụ liên quan đến thu phí trước bạ ô tô, xe máy, đấu giá biển số xe, vấn đề liên quan đến thu nộp tiền phạt vi phạm giao thông đường bộ…để báo cáo với Thường trực Chính phủ, Thủ tướng sớm quyết định đưa lên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Với cơ quan thuế có thể thực hiện đăng ký nộp thuế của hộ gia đình. Với cơ quan hải quan là bổ sung tờ khai hải quan hay các vấn đề liên quan đến dịch vụ, đặc biệt là đối với ngành Công thương, rất nhiều dịch vụ chúng ta có thể cải cách.
Tới đây chúng tôi sẽ tiếp tục đưa lên Cổng dịch vụ công quốc gia khoảng 15 nhóm dịch vụ nữa. Những dịch vụ khó chúng ta sẽ làm chắc nhưng làm dần lên cấp độ 4.
" alt=""/>