Phanh xe 'bên nổ bên xịt' và hệ luỵ không ngờ
Phanh xe (thắng) là bộ phận cực kỳ quan trọng,ênnổbênxịtvàhệluỵkhôngngờtrận đấu đội tuyển pháp giúp điều chỉnh tốc độ và giữ an toàn cho chiếc xe. Tuy vậy, nhiều người không mấy chú trọng việc bảo dưỡng phanh, chỉ đem đi sửa chữa khi phanh có vấn đề như không ăn, phát ra tiếng kêu hay xe bị rung lắc khi phanh.
Trong đó, không ít ô tô khi đưa đến gara tháo má phanh mới phát hiện hai bên lại mòn không đều nhau, thậm chí một bên đã mòn vẹt, còn một bên vẫn mới nguyên. Điều này có thể dẫn tới nhiều hệ luỵ và nguy hiểm cho những người trên xe.
Trao đổi với VietNamNet, kỹ sư ô tô Dương Trung Kiên - Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ ô tô Kiên Phong (Hà Nội) cho biết, má phanh chính là bộ phận tác động trực tiếp đến đĩa phanh, tạo ra lực ma sát đủ lớn để hãm chuyển động của bánh xe. Trên ô tô thì má phanh là một trong những chi tiết có điều kiện hoạt động khắc nghiệt nhất khi phải chịu mài mòn và làm việc trong nhiệt độ rất cao, có thể đến cả ngàn độ C.
Chính vì vậy, vật liệu làm má phanh cũng rất đặc biệt, thường là composite gồm nhiều thành phần như aramid, polyacrylonitrile, bột kim loại hoặc gốm,… Giá của một bộ má phanh đối với xe bình dân hiện nay khoảng từ 400 nghìn - hơn 1 triệu đồng tuỳ chất liệu và loại xe.
"Trong quá trình sử dụng, má phanh của hai bánh xe đối diện nhau thường sẽ làm việc với cùng biên độ, do đó sẽ có độ mòn tương đương. Nhưng do nhiều nguyên nhân như kẹt phanh, piston của phanh bị khô dầu hoặc hai lốp xe chênh áp suất dẫn đến việc hai bên phanh làm việc không đều nhau, thậm chí một bên bị mất tác dụng", kỹ sư Kiên nói.
Theo kỹ sư Kiên, khi một trong hai bên má phanh hoạt động không đúng thiết kế khiến bên còn lại phải chịu lực ma sát lớn gấp đôi, điều này khiến một bên má phanh rất nhanh mòn. Trong trường hợp cần phanh gấp với lực mạnh, chiếc xe sẽ có xu hướng nhao về phía má phanh ăn hơn, hệ thống ABS lúc này sẽ mất tác dụng, xe bị rung giật và có thể làm xe bị xoay khi di chuyển với tốc độ cao rất nguy hiểm.
"Để phát hiện việc phanh ăn và mòn không đều giữa hai bên, cách dễ nhất là tháo ra kiểm tra bằng mắt thường và so sánh độ dày còn lại của má phanh. Một số trường hợp trên tap-lô xe báo ký hiệu đèn ABS nổi lên có thể cũng là do một trong hai má phanh đã quá mòn hoặc mức dầu phanh xuống quá thấp, lúc này cần kiểm tra ngay", anh Kiên chia sẻ.
Để khắc phục việc má phanh hai bên mòn không đều, kỹ sư Dương Trung Kiên đưa ra một số lời khuyên như sau:
- Chủ xe cần bảo dưỡng hệ thống phanh định kỳ và đặc biệt là thường xuyên kiểm tra độ đàn hồi của piston để tránh bị kẹt, nhất là sau khi đi đường ngập nước hoặc sình lầy, nhiều cát lọt vào hệ thống phanh.
- Nếu phát hiện má phanh đã quá mòn, nên thay cả đôi má phanh mới, không nên chỉ thay một bên vì việc này sẽ tiếp tục dẫn đến hiện tượng má phanh mòn không đều.
- Má phanh nên được thay thế sau khi đi khoảng 40.000 km hoặc 3 năm sử dụng, tuỳ vào điều kiện vận hành.
- Khi bảo dưỡng cũng nên chú ý đến đĩa phanh bởi đây là bộ phận quan trọng của hệ thống phanh. Đối với xe đã sử dụng trên dưới 10 năm, khi đã thay má phanh cũng nên láng lại đĩa phanh để có được sự đồng bộ, an toàn.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn nào về câu chuyện trên? Hãy gửi ý kiến dưới phần bình luận của bài viết. Mọi câu hỏi tư vấn về sử dụng, mua bán xe xin gửi tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Ô tô nằm đường do lười bảo dưỡng, gara phát hoảng vì xe 'đụng đâu hỏng đó'Chiếc ô tô Deawoo Lacetti Max gần 20 năm tuổi "bất tỉnh" ngay trên đường đi bảo dưỡng. Khi được cẩu đến gara, chiếc xe đã ở trong trạng thái "đa chấn thương", lý do là bởi chủ xe quá lười bảo dưỡng.