当前位置:首页 > Kinh doanh > Nhận định, soi kèo Atletico Nacional vs Nacional Football, 09h00 ngày 3/4: Chào mừng đến pháo đài 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo CSKA Sofia vs Lokomotiv Sofia, 23h15 ngày 2/4: Chủ nhà sáng giá
Tại tọa đàm "Vai trò của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở" do báo Dân trí vừa tổ chức, luật sư Hoàng Trọng Giáp, Giám đốc Công ty luật Hoàng Sa, đã có những chia sẻ về vai trò, tầm quan trọng của lực lượng này.
Theo luật sư Giáp, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở có ý nghĩa rất quan trọng trong hệ thống pháp luật và an ninh quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh tình hình tội phạm và các vấn đề xã hội ngày càng phức tạp.
Toàn cảnh buổi tọa đàm (Ảnh: Hữu Nghị).
"Lực lượng này có ý nghĩa, vai trò là cầu nối giữa người dân với cơ quan công an cấp xã, chính quyền địa phương, các lực lượng hỗ trợ khác.
Họ thường là những người trực tiếp gắn bó với địa bàn, nắm rõ tình hình và tâm lý cư dân, giúp phát hiện sớm các hành vi vi phạm pháp luật hoặc các nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh trật tự", ông Giáp nói.
Luật sư nhận định, công an chuyên trách không thể có mặt ở mọi nơi, mọi thời điểm. Do đó, lực lượng cơ sở đóng vai trò hỗ trợ quan trọng trong tuần tra, bảo vệ an ninh địa bàn và xử lý các vấn đề phát sinh ban đầu.
Luật sư Hoàng Trọng Giáp chia sẻ tại tọa đàm (Ảnh: Hữu Nghị).
Đưa ra kiến nghị làm sao để Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở phát huy hiệu quả trong thực tiễn đời sống xã hội, luật sư Giáp cho rằng cần tăng cường công tác đào tạo, tổ chức các khóa tập huấn định kỳ về pháp luật, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giao tiếp và tự vệ cho lực lượng, đặc biệt chú trọng đào tạo để tránh tình trạng lạm quyền hoặc hành xử cảm tính.
Ngoài ra, luật sư cũng đề xuất cấp trang thiết bị hỗ trợ phù hợp cho lực lượng; chú trọng chế độ đãi ngộ hợp lý; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ; tuyên truyền hình ảnh tích cực về lực lượng...
Tại tọa đàm, ông Nguyễn Đình Phường, Tổ trưởng Tổ Bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở Tổ dân phố 14, phường Hàng Bột (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ lại vụ việc xảy ra vào ngày 23/10.
Ông Nguyễn Đình Phường kể lại vụ việc ngày 23/10 (Ảnh: Hữu Nghị).
Khi đó, ông Phường cùng đồng đội trực, chốt chặn tại một cơ sở không đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy. Quá trình trực, một số người dân là chủ nhà, sinh sống trong khu vực đó đã chửi bới tổ công tác của ông Phường.
Trước những tình huống không hề hiếm gặp như trên, luật sư Hoàng Trọng Giáp đã có những góp ý về kỹ năng, phương thức xử lý dành cho lực lượng an ninh cơ sở.
Theo ông Giáp, điều đầu tiên cần lưu ý là phải đảm bảo an toàn bản thân và người khác.
"Thành viên lực lượng cần được tập huấn về kỹ năng phòng vệ cá nhân. Hạn chế đối đầu tay đôi với các đối tượng có vũ khí nguy hiểm, thay vào đó, tìm cách kiềm chế hoặc cô lập đối tượng cho đến khi lực lượng chuyên nghiệp đến hỗ trợ. Khi đối diện với đối tượng có dấu hiệu nguy hiểm, hãy giữ khoảng cách đủ để phản ứng trong trường hợp khẩn cấp", ông Giáp nói.
Luật sư Giáp đưa ra những khuyến cáo cho lực lượng an ninh cơ sở (Ảnh: Hữu Nghị).
Bên cạnh đó, luật sư khuyến cáo lực lượng an ninh cơ sở cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an. Khi gặp các tình huống vượt ngoài khả năng xử lý, lực lượng an ninh cơ sở cần nhanh chóng thông báo cho công an hoặc các cơ quan chức năng liên quan.
Đặc biệt, luật sư Giáp cho rằng lực lượng bảo vệ cơ sở cần thường xuyên được tập huấn, trao đổi nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tế.
Và cuối cùng, để tránh những sự cố không đáng có, luật sư Giáp cho rằng những cán bộ như ông Phường phải nắm được quy định thẩm quyền được quy định tại Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở và các luật khác liên quan, để không vượt quá quyền hạn, đặc biệt khi thực hiện các hành vi can thiệp, hỗ trợ trong tình huống đối mặt, bắt, giữ đối tượng phạm pháp.
" alt="Chuyên gia hiến kế khi lực lượng an ninh cơ sở đối mặt với tội phạm"/>Chuyên gia hiến kế khi lực lượng an ninh cơ sở đối mặt với tội phạm
Ứng viên phó tổng thống đảng Cộng hòa J.D. Vance (Ảnh: Bloomberg).
Trong tuyên bố hôm 24/10, ứng viên phó tổng thống đảng Cộng hòa Mỹ J.D. Vance cho rằng cả Nga và Ukraine đều đã "kiệt sức" sau hơn 2 năm xung đột và đều đang tìm cách chấm dứt tình trạng chiến tranh bằng cách nào đó.
"Cả hai nước đều đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đàn ông, bởi vì phần lớn đàn ông ở cả hai nước đều đang tham gia chiến tranh. Họ cũng đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm phụ nữ. Họ đang phải vật lộn để có được những thiết bị cần thiết gửi ra tiền tuyến. Nền kinh tế của họ đang kiệt quệ. Toàn bộ đất nước của họ đã bị phá hủy", ông Vance tuyên bố.
"Phó tướng" của ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump giải thích, để chấm dứt tình trạng xung đột, cả Moscow và Kiev sẽ phải có những nhượng bộ nhất định.
Khi được hỏi liệu ông có tin rằng Ukraine sẽ rơi vào tình huống phải nhượng lại một số vùng lãnh thổ cho Nga hay không, ông Vance cho rằng đây rốt cuộc có thể sẽ là một quyết định mà Kiev phải đưa ra.
"Khi bạn nói chuyện với các nhà lãnh đạo Ukraine, đặc biệt là ở nơi riêng tư và thậm chí ở nơi công cộng, họ bắt đầu nói điều này. Họ nói cuộc chiến này không thể tiếp diễn mãi được. Họ không còn nhân lực, không còn thiết bị, không còn tiền. Vì vậy, tôi nghĩ cuối cùng Ukraine sẽ phải đưa ra quyết định đó", ứng viên phó tổng thống Mỹ nhận định.
Theo ông Vance, Nga cũng sẽ phải "đưa ra quyết định về những gì họ phải làm để chấm dứt xung đột". Ông cho rằng cần phải gắn kết Kiev và Moscow lại với nhau và "tham gia vào một số hoạt động ngoại giao thực sự".
Nga đã tuyên bố sáp nhập các khu vực Donetsk, Lugansk, Kherson, Zaporizhia, Crimea ở Ukraine (Ảnh: Sky).
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đầu tháng này nhận định, phương Tây dường như đã chấp nhận thực tế rằng Ukraine đã mất đi một số vùng lãnh thổ và hy vọng sẽ kết nạp Kiev vào NATO trong tương lai gần.
Bà Zakharova nhắc tới cuộc phỏng vấn của cựu Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg với Financial Times. Ông nói rằng, để đổi lấy việc gia nhập NATO, Ukraine có thể phải từ bỏ các vùng lãnh thổ đã mất trong cuộc xung đột với Nga.
Chính quyền của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky từ lâu khẳng định rõ quan điểm không nhượng bộ về lãnh thổ để đổi lấy hòa bình với Nga. Ông Zelensky tuyên bố vấn đề lãnh thổ của Ukraine phải do người dân nước này quyết định.
Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha hồi đầu tháng nhấn mạnh sự cần thiết của việc đòi hỏi trách nhiệm đầy đủ của Nga và "khôi phục toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraine, bao gồm bán đảo Crimea", thay vì tìm kiếm sự thỏa hiệp về lãnh thổ.
Sau hơn 2 năm kể từ khi mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, Nga đã kiểm soát khoảng 18% lãnh thổ Ukraine, trong đó có bán đảo Crimea.
Cuối năm 2022, Tổng thống Zelensky đã đưa ra công thức hòa bình gồm 10 điểm để đi đến chấm dứt xung đột với Nga. Trong số các điểm của công thức hòa bình này có yêu cầu Nga rút hết quân khỏi lãnh thổ Ukraine, khôi phục đường biên giới năm 1991 cho Ukraine và bồi thường cho chiến tranh cho Kiev.
Trong khi đó, Nga đã đặt ra các điều khoản của nước này để bắt đầu lệnh ngừng bắn và khởi động các cuộc đàm phán hòa bình với Kiev. Các điều khoản bao gồm rút toàn bộ quân đội Ukraine khỏi tất cả các vùng lãnh thổ Nga đã tuyên bố sáp nhập, bao gồm Donetsk và Lugansk, cũng như các khu vực Kherson và Zaporizhia, đồng thời cam kết pháp lý từ Kiev về việc không gia nhập NATO.
Theo RT" alt=""Phó tướng" ông Trump: Ukraine có thể sẽ đổi lãnh thổ lấy hòa bình với Nga"/>"Phó tướng" ông Trump: Ukraine có thể sẽ đổi lãnh thổ lấy hòa bình với Nga
Optus có hơn 10 triệu khách hàng, tương đương 40% dân số tại Australia. Ngoài ra, nhà mạng cũng ký một số hợp đồng với chính phủ.
Theo CEO Rosmarin, Optus đã thử một số cách xử lý nhưng không thành công. Dịch vụ di động, cố định và Internet trên toàn quốc đều bị sập.
Tờ The Guardian đưa tin bệnh viện trên khắp Australia bị ảnh hưởng, trong khi toàn bộ mạng tàu hỏa của Melbourne phải tạm dừng do sự cố. Nguồn tin tiết lộ Metro Trains của Melbourne sử dụng dịch vụ của Optus cho cả hệ thống liên lạc chính và dự phòng.
Đường dây điện thoại bệnh viện cũng gặp vấn đề. Bệnh viện tư Westmead tại Sydney xác nhận trên Facebook về sự cố, trong khi bệnh viện Northern Health và Eastern Health tại Melbourne báo cáo vụ việc tương tự.
Sự cố rớt mạng của Optus còn tác động đến trụ sở cảnh sát Victoria, đội cứu hỏa Victoria, cũng như những doanh nghiệp khác đang dùng mạng Optus như Aussie Broadband, Amaysim, CatchConnect, Coles Mobile, Dodo and Moose Mobile.
Ngân hàng Commonwealth cho biết khách hàng có thể gặp khó khăn với các dịch vụ như Internet Banking. Giá đi Uber tăng mạnh trên cả nước vì tài xế dùng mạng Optus phải ngừng hoạt động.
“Không có sóng, tôi không làm được gì nhiều. Tôi đang tìm một ngân hàng và khi không thể vào mạng, Google, bạn gần như sẽ bị lạc”,Angela Ican – một người dùng Optus – chia sẻ.
Một công nhân xây dựng khác cho biết: “Tôi bị muộn làm và không thể cho sếp biết. Nhưng khi đến nơi, tôi còn không tìm thấy ông ấy đâu. Đúng là một ngày trọng đại”.
Phát ngôn viên Optus cho biết cuộc gọi khẩn cấp từ số cố định sẽ không hoạt động, thay vào đó, khách hàng nên gọi từ di động.
Bộ trưởng Truyền thông liên bang Michelle Rowland thông tin, một giao thức đã được đưa ra để cho phép khách hàng Optus dùng “nhờ” mạng di động khác khi cần gọi số khẩn cấp. Số lượng cuộc gọi “nhờ” ghi nhận tăng mạnh trong ngày 8/11.
Theo bà Rowland, còn quá sớm để nói về việc bồi thường cho những người bị ảnh hưởng, song nói thêm doanh nghiệp nhỏ nên giữ lại hóa đơn để trình bằng chứng nếu có bồi thường. Bà cũng kêu gọi Optus thông báo cho mọi người về vấn đề, tận dụng mọi kênh liên lạc có sẵn, bao gồm cả đài truyền hình, để đảm bảo thông điệp đến được với tất cả. “Khách hàng rõ ràng đang thất vọng và Optus nên phản ứng cho phù hợp”.
Năm ngoái, Optus dính vào tranh cãi khi hàng triệu khách hàng bị đánh cắp thông tin nhạy cảm trong một vụ tấn công mạng quy mô lớn.
(Theo Reuters, The Guardian)
" alt="Hãng viễn thông gặp sự cố, 10 triệu người, bệnh viện, tàu điện ở Úc bị ảnh hưởng"/>Hãng viễn thông gặp sự cố, 10 triệu người, bệnh viện, tàu điện ở Úc bị ảnh hưởng
Nhận định, soi kèo Araz Nakhchivan vs Qarabag, 20h00 ngày 2/4: Hướng tới cú đúp
Đơn hàng bí đỏ sấy khô xuất khẩu sang Hàn Quốc giúp Long có doanh thu hàng tỷ đồng
Học kỹ sư điện nhưng lại luôn thích làm nông nghiệp, chàng trai trẻ Nguyễn Đình Long (sinh năm 1992), quê ở Hải Phòng, đã từng chấp nhận đi làm không công để có thể học hỏi, tích lũy kinh nghiệm từ thực tế.
Sau một thời gian làm tại các công ty chuyên về nông sản, anh Long đã học tập và tích lũy được kinh nghiệm trong lĩnh vực chế biến hàng hóa nông sản. Và Long quyết định sẽ tự kinh doanh lĩnh vực này với mặt hàng bí đỏ sấy khô.
Nghĩ là làm. Lúc này, trong tay chỉ có khoảng 200 triệu đồng, anh liều vay mượn bạn bè và người thân để thực hiện kế hoạch. Cũng may, thời điểm làm ở công ty nông sản đã tạo điều kiện cho Long mở rộng mối quan hệ và đây là nơi giúp anh có mối hàng đầu tiên xuất khẩu sang Hàn Quốc.
Khi có đơn hàng xuất đi Hàn Quốc, anh Long bắt tay xây dựng vùng nguyên liệu bằng cách liên kết với bà con nông dân ở nhiều vùng để tránh rủi ro như Hòa Bình, Thái Bình, Hải Phòng, Lạng Sơn, Sơn La... Trung bình mỗi sào bí cho khoảng 1,8-2 tấn bí tươi.
Để đảm bảo màu sắc thành phẩm cũng như chất lượng sau khi sấy, Long chọn lựa những quả bí to nhất, có trọng lượng từ 1,4kg trở lên.
Vùng trồng đậu đũa mà Long phát triển ở Hải Phòng
Vì không muốn phát sinh thêm vốn đầu tư từ việc mở thêm xưởng sấy nên anh tìm đối tác chuyên về sấy khô ở Ninh Bình và Hải Dương, bắt tay hợp tác. Theo đó, đối tác sẽ gia công chế biến theo công thức, quy định của công ty đưa ra.
Anh Long khoe, riêng năm 2019, từ 1.100 tấn bí tươi, anh đã xuất khẩu sang Hàn Quốc 16 container với khoảng 80 tấn bí đỏ sấy. Vất vả nhưng doanh thu mang lại xứng đáng: hơn 6 tỷ đồng.
Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh nên anh chỉ sản xuất duy trì 3 container.
“Phía đối tác Hàn Quốc muốn đặt nhà máy nhỏ ở Việt Nam và mang công nghệ của họ sang cùng với tôi sản xuất, chế biến bí đỏ thành sản phẩm tinh có thể sử dụng luôn để vừa tiêu thụ trong nước và vừa xuất khẩu sang Hàn Quốc. Tuy nhiên, dù máy móc đã được chuyển sang và đặt tại Hải Phòng nhưng kế hoạch này phải chuyển sang năm 2021 do dịch bệnh”, anh Long tiết lộ.
Cùng với bí đỏ sấy khô, anh Long còn làm đậu đũa muối chua xuất khẩu sang Đài Loan.
Có thời điểm, đậu đũa muối chua giúp anh có thêm khoản doanh thu hơn 700 triệu đồng.năm.
Tuy nhiên, làm đậu đũa khá tốn công sức tính từ lúc trồng nguyên liệu đến khi thành sản phẩm để bán. Vì thế, năm nay Long đã tạm dừng làm đậu đũa để xây dựng, phát triển mô hình nông trại ở Hải Phòng.
Đậu đũa muối chua xuất sang Đài Loan
Ngoài việc cung cấp rau, quả sạch, nông trại của Long còn liên kết với các trường học, trung tâm, câu lạc bộ.... có nhu cầu hoạt động trải nghiệm cho các cháu nhỏ để tăng thu nhập.
Dù kinh doanh dịch vụ này vẫn có thu nhập nhưng Long vẫn có những phương án, kế hoạch phát triển nông trại theo cách riêng để nếu không có khách đến sử dụng dịch vụ trải nghiệm thì farm vẫn phát triển được.
Theo kế hoạch của Long, sang năm cùng với việc phát triển sâu rộng mô hình farm, Long sẽ cùng đối tác Hàn Quốc xây dựng, phát triển nhà máy chế biến sản phẩm nông sản, hứa hẹn cung cấp ra thị trường trong và ngoài nước nhiều sản phẩm chất lượng khác bên cạnh đậu đũa muối chua, bí đỏ sấy khô.
Chàng trai 9X cho rằng, nếu muốn phát triển nông nghiệp bền vững thì nên có chiều sâu về công nghệ, quan trọng hơn cả là logistic và công nghệ chế biến. Đặc biệt, cần nghiên cứu chế biến sâu, ít phụ thuộc vào việc được mùa mất giá.
Hơn nữa, phát triển nông nghiệp cũng có những rủi ro bất khả kháng. Khi đã bỏ tiền cấp giống, phân bón, kỹ thuật để đầu tư cho nông dân trồng vùng nguyên liệu nhưng có lúc thời tiết không thuận lợi khiến nông dân mất mùa. Khi ấy, vừa không có nguyên liệu để làm, mà số tiền chi phí cho giống, phân bón lúc đầu bỏ ra cũng không thể thu lại được.
Vấn đề chế biến cũng rất quan trọng, không phải cứ cho bí vào sấy ra thành phẩm là bán được mà khi sấy xong sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn, màu sắc chất lượng mới có thể bán được. Mỗi container nguyên liệu bí đỏ khoảng 421 triệu đồng, nếu khi sấy xong mà sản phẩm không đạt thì lỗ nặng.
Mới đầu làm, anh cũng bị thiệt hại cả tỷ đồng, nó xảy ra ngay công đoạn sấy này. “Đó là 3 container bí sấy bị hỏng sạch do sốc nhiệt dẫn đến hỏng màu. Khi bí được sấy xong từ buồng mang ra phòng bảo quản nhiệt độ mát, vì chưa có kinh nghiệm nên tôi đã để bí bị sốc nhiệt, màu sắc xấu đi dù chất lượng vẫn đảm bảo.
Đối tác yêu cầu rất nghiêm ngặt về màu sắc sản phẩm nên cả 3 container bí sấy đó đều không thể xuất được, thiệt hại khá nặng, hơn 1,2 tỷ đồng. Sau lần thất bại này, tôi cũng đã rút thêm kinh nghiệm cho mình”, Long kể.
“Trong quá trình làm, nếu gặp khó khăn thì không nên nóng vội khi chưa có kinh nghiệm. Quan trọng là cần cẩn trọng, học hỏi kiến thức từ thực tế...”, chàng trai trẻ rút kinh nghiệm từ bản thân và muốn khuyên các bạn trẻ khi bắt đầu khởi nghiệp.
" alt="9X chế biến món ăn lạ từ bí đỏ và đậu đũa muối chua, xuất khẩu thu tiền tỷ"/>9X chế biến món ăn lạ từ bí đỏ và đậu đũa muối chua, xuất khẩu thu tiền tỷ
Một người đàn ông Palestine và trẻ em đẩy xe đẩy chở các thùng chứa nước ở Gaza (Ảnh: Reuters).
Bà Hanan Balkhy, giám đốc khu vực Đông Địa Trung Hải của WHO, cho biết một số người dân Gaza hiện phải uống nước thải và ăn cỏ và thức ăn chăn nuôi để sống qua ngày.
Bà đồng thời kêu gọi tăng cường viện trợ ngay lập tức tới vùng lãnh thổ đang trong cuộc chiến đẫm máu giữa Israel và Hamas hơn nửa năm qua.
Bà cảnh báo rằng, tác động đối với trẻ em ở Gaza sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng lâu dài khi chiến sự vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc.
Bà nói: "Ở Gaza, có những người đang ăn thức ăn chăn nuôi, ăn cỏ, uống nước thải. Trẻ em hầu như không thể ăn được trong khi những chiếc xe tải đang đậu bên ngoài Rafah".
Cuộc chiến đẫm máu nhất ở Gaza từ trước đến nay bắt nguồn từ cuộc tấn công ngày 7/10 của Hamas vào khu vực do Israel kiểm soát, khiến 1.194 người chết, chủ yếu là dân thường.
Israel đã đáp trả sau đó. Cơ quan y tế Gaza cho biết, chiến dịch tấn công Israel đã làm ít nhất 36.550 người ở Gaza thiệt mạng, phần lớn là dân thường.
Liên hợp quốc từ lâu đã cảnh báo nạn đói đang rình rập ở Gaza, với 1,1 triệu người - khoảng một nửa dân số - phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực ở mức độ thảm khốc.
Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc vào ngày 4/6 cho biết những hạn chế về khả năng tiếp cận "tiếp tục làm suy yếu việc cung cấp viện trợ nhân đạo một cách an toàn trên khắp Gaza" và tình hình "ngày càng xấu đi" vào tháng 5.
Giao tranh khốc liệt, kết hợp với việc Israel siết phong tỏa dải đất hẹp khiến nỗ lực cứu trợ càng thêm khó khăn.
Sau chuyến thăm gần đây tới cửa khẩu Rafah từ Ai Cập vào phía nam Dải Gaza - một tuyến đường dẫn viện trợ quan trọng đã bị lực lượng Israel đóng cửa vào đầu tháng trước - bà Balkhy kêu gọi Israel "mở lại những đường biên giới đó".
Bà Balkhy nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết của bệnh nhân ở Gaza, với khoảng 11.000 người bị bệnh nặng và bị thương cần được sơ tán y tế.
"Những bệnh nhân sắp ra viện đang gặp phải một số chấn thương rất phức tạp: gãy xương, vi khuẩn đa kháng thuốc, những đứa trẻ bị tàn tật nặng nề", bà cho biết.
Tuần trước, WHO cảnh báo nhiều người có thể sẽ chết trong khi chờ được chăm sóc y tế.
Bà Balkhy cho biết chiến sự đã gây ra thiệt hại nặng nề đối với các biện pháp y tế công cộng cơ bản ở Gaza như nước sạch, thực phẩm lành mạnh và tiêm chủng định kỳ, khiến trẻ em dễ mắc bệnh sởi, thủy đậu, tiêu chảy và các bệnh về đường hô hấp.
Ngoài ra, trẻ em cũng có nguy cơ bị chấn thương tâm lý khi chứng kiến những cảnh tượng giao tranh tàn khốc mỗi ngày.
Về triển vọng một ngày nào đó sẽ xây dựng lại hệ thống y tế đã bị phá hủy của Gaza, bà Balkhy cho biết các nhà tài trợ có tham vọng rất lớn. "Nhưng không có hòa bình thì điều đó là không thể", bà nhấn mạnh.
Theo AFP" alt="WHO: Một số người Gaza phải ăn cỏ, uống nước thải để sinh tồn"/>WHO: Một số người Gaza phải ăn cỏ, uống nước thải để sinh tồn
Danh mục dự án quy mô, KITA Group khẳng định tiềm lực mạnh mẽ
Thành công nhờ hướng đi kiên định, chặng đường 10 năm phát triển của KITA Group được thể hiện rõ nét qua loạt dự án M&A tạo dấu ấn trên thị trường. KITA Group là nhà phát triển dự án gắn liền với hoạt động M&A và mua bán nợ các dự án có pháp lý minh bạch, mang đến sức sống mới cho những dự án cũ.
KITA Group đã tiên phong kiến tạo nên những đô thị nhộn nhịp tại Cần Thơ, Đà Nẵng… xây dựng nên những cộng đồng cư dân văn minh, hiện đại.
Dự án KITA Capital mang dấu ấn mạnh mẽ của KITA Group trong hành trình Bắc tiến.
Nổi bật trong các thương vụ M&A của KITA Group phải kể đến KITA Airport City (trước đây là Stella Mega City - Cần Thơ) - Khu đô thị đáng sống bậc nhất Tây Đô, dự án đánh dấu tên tuổi của KITA Group và chinh phục thành công hàng nghìn khách hàng.
Tính đến nay, KITA Airport City đã bàn giao hơn 3.000 sản phẩm và mang đến diện mạo mới khang trang, đầy sức sống cho địa phương. Hiện tập đoàn đang đàm phán bước cuối cùng với đối tác lớn nhất khu vực trong lĩnh vực bán lẻ để đưa khu đô thị KITA Airport City trở thành trung tâm dịch vụ, mua sắm sầm uất bậc nhất nơi đây.
KITA Airport City - Dự án khẳng định tên tuổi của KITA Group tại TP Cần Thơ.
Khu đô thị sinh thái Golden Hills (huyện Hòa Vang và quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) được xem là dự án M&A ấn tượng của KITA Group tại thị trường miền Trung. Golden Hills được kỳ vọng trở thành đô thị vệ tinh đáng sống phía Tây Bắc TP Đà Nẵng, nơi cư dân được tiếp cận đầy đủ dịch vụ, tiện ích, mang lại những giá trị sống vượt trội.
Bắc tiến với loạt dự án M&A quy mô lớn, điển hình như KITA Capital (Hà Nội) với dòng sản phẩm biệt thự "triệu đô" được vận hành theo mô hình khép kín (semi - compound) mang đậm lối kiến trúc châu Âu cổ kính được quy hoạch chỉn chu, bài bản, được KITA Group cam kết tính pháp lý minh bạch và bàn giao sổ đỏ tới tận tay khách hàng.
Bên cạnh dòng sản phẩm nhà ở chủ lực, thông qua hoạt động M&A, KITA Group còn tạo lập quỹ đất để phát triển dự án nghỉ dưỡng trong dài hạn như dự án TAX Resort và phân khu đô thị Hòa Lạc (Hà Nội), dự án Sakura Golf cao cấp (Hải Phòng), dự án Stella Ocean Park tại Phan Thiết…
Tại thị trường TPHCM đầy sôi động, KITA Group cũng vừa cho ra mắt dự án căn hộ cao cấp ngay trung tâm thành phố, đó là dự án kiều by KITA với lợi thế pháp lý, ưu thế vượt trội với số lượng căn hộ giới hạn hứa hẹn sẽ trở thành tâm điểm thu hút giới thượng lưu đang tìm kiếm không gian sống sang trọng giữa lòng thành phố.
Sẵn sàng nội lực cho những khát vọng lớn
KITA Group tiếp tục kiên định với sứ mệnh phát triển các dự án dựa trên 3 giá trị cốt lõi: "Pháp lý tường minh - giải pháp thông minh - cộng đồng văn minh", đây cũng chính là kim chỉ nam cho sự phát triển của KITA Group trong giai đoạn mới.
Bên cạnh lĩnh vực trụ cột là bất động sản, KITA Group công bố trở thành tập đoàn đa ngành, mở rộng lĩnh vực hoạt động, hướng tới phát triển hệ sinh thái toàn diện trong các lĩnh vực bất động sản, y tế, thương mại điện tử, xuất nhập khẩu, khai thác khoáng sản, sản xuất và lắp ráp ô tô.
Với lợi thế về M&A bất động sản, cùng quỹ đất tư nhân sạch và vị trí đắc địa tại các thành phố lớn trên cả nước như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Phan Thiết, TPHCM, Cần Thơ… nơi thị trường bất động sản luôn có sức hút và khả năng tăng giá trị cao sẽ là tiền đề để KITA Group vươn đến khát vọng xa hơn.
Dấu ấn doanh nghiệp với loạt giải thưởng và trách nhiệm với cộng đồng
Những nỗ lực và cống hiến bền bỉ của KITA Group trong những năm qua đã gặt hái được nhiều giải thưởng lớn từ các giải thưởng uy tín trong và ngoài nước.
Trong đó có thể kể đến loạt giải thưởng danh giá mà KITA Group gặt hái được từ DOT Property Vietnam Awards, VietNam Property Awards, BCI ASIA Awards, VCCI như: Nhà phát triển BĐS nhà ở tốt nhất Việt Nam 2024, Nhà phát triển dự án phức hợp tốt nhất 2023, Dự án nhà ở cao cấp tốt nhất 2022...
Những giải thưởng mang giá trị niềm tin đối với hành trình 10 năm của KITA Group trong lĩnh vực bất động sản.
Với tâm niệm "Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn", bên cạnh hoạt động kinh doanh hiệu quả, mỗi năm, KITA Group cho hay vẫn luôn duy trì và xây dựng cùng các chương trình, hoạt động hướng đến chăm sóc đời sống người dân các tỉnh thành còn nhiều khó khăn.
" alt="Kita Group: hành trình 10 năm kiến tạo và khát vọng vươn xa"/>