您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文
Nuôi dạy trẻ mồ côi do Covid
Ngoại Hạng Anh69人已围观
简介LTS: Đại dịch Covid-19 đã gây ra tang thương cho hàng ngàn gia đình. Theôidạytrẻmồcôlịch thi đấu giả...
LTS: Đại dịch Covid-19 đã gây ra tang thương cho hàng ngàn gia đình. Theôidạytrẻmồcôlịch thi đấu giải bóng đá la ligao Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM, đã có hơn 1.500 học sinh của thành phố mồ côi vì Covid-19. Việc chăm sóc trẻ mồ côi đang được cộng đồng quan tâm với các dự án lớn.
Dưới góc nhìn của bà Nguyễn Thuý Uyên Phương (CEO chuỗi trường ngoại khóa Tomato Childrens Home), những mô hình về trường cho trẻ mồ côi cần được tính toán kỹ để tránh những hệ quả không tốt về cảm xúc, nhận thức, tâm lý cho các em.
Bài viết đã được đăng trên trang cá nhân và thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
![]() |
Em Nhật Hào (17 tuổi) và Đan Thanh (10 tuổi) trú tại Quận 12, TP.HCM mất bố trong đại dịch (ảnh: Trương Thanh Tùng) |
Sáng nay, tôi đọc được tin một tập đoàn lớn xây trường cho trẻ em mồ côi trong đại dịch. Tôi cũng biết vài dự án tương tự nữa đang trong quá trình hình thành.
Trước hết, tôi muốn nói rằng, tôi luôn dành sự trân trọng và ngưỡng mộ cho những người đã quyết định khởi xướng và dấn thân cho ý tưởng rất cao đẹp nhưng cũng đầy thách thức này.
Những băn khoăn dưới đây của tôi chỉ nhằm góp thêm một góc nhìn giúp những hoạt động hỗ trợ trẻ em này mang lại lợi ích bền vững nhất.
Cho đến nay, tôi vẫn chưa đọc được đề án cụ thể của những dự án xây trường cho trẻ mồ côi do Covid-19, mà chủ yếu biết tin qua báo chí và mạng xã hội.
Qua các thông tin này thì thấy, về bản chất, những dự án này gần với mô hình "mái ấm"/ "nhà cho trẻ mồ côi" (orphanage) hoặc "residential care" (làng cư trú cho trẻ mồ côi) hơn là trường học (school).
Sở dĩ, tôi nhận định như vậy là bởi vì các dự án này có chung hai đặc điểm lớn. Thứ nhất là quy tụ các em lại thành một cộng đồng riêng, có quy mô tương đối lớn; thứ hai là không chỉ dạy học, mà còn nuôi ăn ở, chăm sóc các em đến lúc trưởng thành.
Điều khiến tôi băn khoăn là, mô hình "mái ấm"/"nhà cho trẻ mồ côi" (orphanage) hay "residential care" (làng cư trú cho trẻ mồ côi) này trong thời gian gần đây đã được nhiều tổ chức bảo vệ trẻ em quốc tế chỉ ra rằng đó không phải là giải pháp tốt và đúng nhất cho trẻ em bị tổn thương.
Save The Children - tổ chức hàng đầu thế giới về các hoạt động nhân đạo cho trẻ em còn có cả một chiến dịch vận động các tình nguyện viên không tham gia tình nguyện cho các mái ấm/ trại mồ côi.
Vì sao vậy?
Nhiều nghiên cứu đáng tin cậy đã chỉ ra rằng, những trẻ em trưởng thành trong môi trường này thường gặp các vấn đề lâu dài về phát triển cảm xúc, nhận thức và rối loạn tâm lý.
Mô hình này không thực sự giải quyết được sự thiếu hụt lớn nhất của các em, đó là có một gia đình riêng quan tâm đến mình một cách riêng biệt. Nó còn có thể khiến các em bị tách khỏi "gia đình mở rộng" (extended family, tức họ hàng, người thân ngoài cha mẹ) và trở thành một cộng đồng "khác biệt".
Chi phí cho một trẻ em trong mô hình này cao gấp 10 lần chi phí của các mô hình hỗ trợ có tính chất gần với gia đình hơn (family setting), như là nhận con nuôi hoặc cha mẹ đỡ đầu.
Việc dùng tình nguyện viên ngắn hạn đến dạy học để giảm chi phí hoặc đến chơi với các em, như tôi nói ở trên, đã được các tổ chức quốc tế lên tiếng là "lợi bất cập hại". Vì nó gây ra cho các em một vấn đề gọi là “sự gắn bó giả tạo” (fake attachment").
Nhiều em rơi vào trạng thái hụt hẫng, có những vết thương tâm lý lớn sau khi một tình nguyện viên mà em yêu thương, gắn bó rời đi, sau đó phải mất nhiều thời gian để chữa lành.
Đáng lưu ý là, những vấn đề nêu trên không chỉ được nhận thấy ở những mô hình được quản lý kém, mà cả những mô hình được quản lý tốt, có cơ sở vật chất sạch đẹp.
Đến đây, chắc bạn sẽ thắc mắc: "Vậy chả lẽ không làm gì hết, cứ để mặc cho tụi nhỏ bơ vơ sao?"
Dưới đây là các kiến nghị của tôi:
Thứ nhất, nếu có tài chính và có lòng muốn giúp đỡ các em, xin hãy kết nối, hợp tác với các tổ chức uy tín về bảo vệ trẻ em. Đừng tự làm một mình vì đây là một vấn đề không chỉ cần đến "trái tim nóng" mà cần cả "cái đầu lạnh" để đi được xa. Các tổ chức này đều có giấy phép, có mạng lưới, có kinh nghiệm.
Trên thế giới, các thống kê đã ước tính có 1 triệu trẻ em mồ côi cha mẹ do Covid-19. Vì vậy, cộng đồng bảo vệ trẻ em thế giới cũng đã có những kế hoạch nhất định để giải quyết vấn đề này. Chúng ta có thể tham khảo, nhờ trợ giúp.
Thứ hai, xin hãy ưu tiên thực hiện những mô hình bảo trợ mà gần với mô hình một gia đình nhất. Chẳng hạn, nếu các em có người thân, họ hàng có thể nhận nuôi dưỡng các em, xin hãy hỗ trợ cho họ để họ là gia đình thứ hai của các em. (Tất nhiên là cần quy trình thẩm định và đồng hành dài hạn).
Nếu các em không còn họ hàng hoặc họ hàng không đủ tốt, thì có thể cân nhắc mô hình "gia đình đỡ đầu" (có quyền chăm sóc nhưng không có quyền giám hộ) hoặc những mái ấm có quy mô nhỏ như một gia đình ấm áp thôi.
Thứ ba, nếu không có lựa chọn khác tốt hơn mô hình "mái ấm"/ "nhà cho trẻ mồ côi" (orphanage) thì có thể tham khảo các lựa chọn như sau:
Thay vì tập hợp các em vào một ngôi trường riêng, hãy tài trợ để các em được đi học trong các ngôi trường bình thường, hòa nhập và kết nối với những trẻ em bình thường khác. Điều đó tốt hơn cho các em so với việc học chung với 100 bạn mà cả 100 bạn đều mồ côi giống mình.
Đầu tư ngân sách để tuyển dụng giáo viên, nhân viên làm việc dài hạn và cam kết gắn bó lâu dài. Không nên dùng tình nguyện viên tạm thời, ngắn hạn.
Đầu tư mạnh cho các chương trình tham vấn tâm lý, chăm sóc sức khỏe tinh thần cho các em. Nếu chỉ nuôi ăn ở, nuôi học, đối với các em sẽ là không đủ.
Năm ngoái, tôi đã có cơ hội được làm việc trong một dự án giáo dục cảm xúc và chăm sóc tinh thần cho các trẻ em ở một số mái ấm hiện có ở Việt Nam hiện nay, do một quỹ thiện nguyện Việt-Úc tài trợ.
Chính những người lãnh đạo của các mái ấm đó đã giúp tôi hiểu ra những khiếm khuyết của mô hình mà họ theo đuổi và giờ họ đang nỗ lực để cải tiến nó.
Có một mái ấm ở Sài Gòn khiến tôi thực sự ngưỡng mộ, khi người lãnh đạo mái ấm đó không chỉ đầu tư cho các em đi học ở trường bình thường, mà còn tuyển dụng giáo viên để kèm cặp và đi họp phụ huynh cho các em.
Bước vào đó, tôi sẽ không được chụp một tấm hình nào (để tôn trọng quyền riêng tư về danh tính của các em), và còn phải tuân thủ các nguyên tắc về ứng xử với các em (không được tự ý cho quà, cho kẹo, vuốt ve các em).
Chia sẻ như vậy, để mọi người hiểu rằng, tôi không hoàn toàn bài xích mô hình trường cho trẻ mồ côi do Covid-19, mà chỉ muốn chỉ ra những điểm để cải tiến hoặc những lựa chọn tốt hơn nếu có thể.
Tôi hy vọng rằng những hiến kế của mình đến được tay người cần đến. Và tôi xin chúc cho các anh chị, các mạnh thường quân đang ấp ủ các ý tưởng tương tự thật nhiều sức khỏe để sớm đưa ý tưởng thành hiện thực.
Điều các anh chị đã khởi đầu là vô cùng đẹp đẽ, rất mong các anh chị bước thêm một bước nữa để những đẹp đẽ này đi được xa hơn!
Nguyễn Thuý Uyên Phương(CEO chuỗi trường ngoại khóa Tomato Childrens Home)
Các bài viết trao đổi thêm về quan điểm của tác giả xin gửi về email: [email protected]. Xin cảm ơn!
![Mái ấm cho trẻ mồ côi](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/09/19/17/avar.jpg?w=145&h=101)
Mái ấm cho trẻ mồ côi
Nhìn thấy cuộc gọi video của mẹ, bốn chị em Yến Nhi túm lại. Màn hình bên kia mở lên, Nhi thấy mẹ thở rít từng hồi...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Al Minaa vs Newroz, 21h00 ngày 4/2: Tin vào chủ nhà
Ngoại Hạng AnhHư Vân - 04/02/2025 04:35 Nhận định bóng đá g ...
阅读更多Điện thoại thương hiệu Việt tạo đột phá với smartphone
Ngoại Hạng AnhTỷ lệ điện thoại thương hiệu Việt đang bị giảm sút. Ảnh: Thanh Hải Cách làm cũ đã không còn thu hút
Từ trước đến nay, khi làm điện thoại thương hiệu Việt, các công ty trong nước thường làm theo kiểu “ăn xổi”, đó là đưa ra các yêu cầu của mình cho các nhà máy ở Trung Quốc sản xuất, sau đó đem về tiêu thụ ở thị trường trong nước. Hướng đi của các công ty làm điện thoại kiểu này là tạo ra những chiếc điện thoại nhiều sim, sóng và chú trọng đến các tính năng như pin lâu, giải trí là chính. Một vài công ty như Q-Mobile hay FPT Mobile cũng tung ra những chiếc điện thoại smartphone giá rẻ chạy hệ điều hành Android, nhưng lại không tạo ra những giá trị phần mềm một cách rõ ràng trên đó.
Với cách làm này, rất nhiều người cho rằng những chiếc điện thoại thương hiệu Việt trên thị trường hiện nay có quá ít “chất Việt”, thay vào đó nó mang đậm chất của những nơi sản xuất ra chúng. Bên cạnh đó chất lượng của những chiếc điện thoại thương hiệu Việt kiểu này nhiều lúc cũng chưa cao, vì đa số đều thuộc các dòng giá rẻ và sản xuất tại các nhà máy ít được biết đến, khiến người dùng cũng chưa hài lòng.
Việc vẫn tiếp tục bám trụ vào những chiếc điện thoại thương hiệu Việt theo kiểu như trên và không tạo ra nhiều sự thay đổi, khiến cho tỉ lệ điện thoại thương hiệu Việt đang bị sút giảm trầm trọng. Số liệu từ IDC cho thấy, trong quý II/2011, tỉ lệ điện thoại thương hiệu Việt (trừ các điện thoại thương hiệu Trung Quốc) trên thị trường chỉ còn chiếm 13,5%, một sự sụt giảm rất lớn khi ở thời điểm cuối năm ngoái, tỉ lệ điện thoại thương hiệu Việt chiếm tới hơn 30% trên thị trường.
Zingphone mở ra cách mạng mới về thương hiệu Việt trên điện thoại. Ảnh: Lê Mỹ Mở ra cách làm mới
">...
阅读更多Màn 'body music' gây sốt Youtube
Ngoại Hạng Anh...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Istanbul Basaksehir vs Corum, 19h30 ngày 4/2: Tin vào cửa trên
- 5 điện thoại Nokia hai sim giá rẻ ở Việt Nam
- Truyện Có Thai Với Thằng Bạn Thân
- Truyện Bố Y Quan Đạo
- Nhận định, soi kèo Thitsar Arman vs Hantharwady United, 16h00 ngày 3/2: Tưng bừng bàn thắng
- Rộ dịch vụ bán “dế sang” trả góp
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Al Minaa vs Newroz, 21h00 ngày 4/2: Tin vào chủ nhà
-
Theo những báo cáo gần đây từ các hãng nghiên cứu thị trường Nielsen và ABI Research, thị trường smartphone Đông Nam Á vô cùng tiềm năng. Sự phát triển mạnh mẽ của số lượng người sở hữu và có nhu cầu mua smartphone được gói gọn trong biểu đồ của công ty Malaysia Entrepreneurs, cho thấy rõ khả năng phát triển của smartphone trong khu vực.
Các nhà quan sát Đông Nam Á có lẽ không ngạc nhiên khi Indonesia – vốn là thị trường đặc biệt quan trọng của hãng điện thoại RIM dẫn đầu khu vực. Về tổng thể, với gần 1/10 dân số thế giới, Đông Nam Á sở hữu nền tảng khách hàng béo bở cho các doanh nghiệp tiếp cận và khai phá. Lượng người có nhu cầu mua smartphone tại các nước có tỉ lệ tiếp cận Internet và điện thoại di động lớn như Indonesia, Philipin, Việt Nam, Thái Lan…đều đạt mức cao, từ 39% trở lên. Theo đó, doanh số bán hàng cũng tăng mạnh khi Malaysia Entrepreneurs ước tính năm 2015 sẽ có tới 163 triệu điện thoại thông minh được bán ra. Tỉ lệ tăng trưởng hàng năm trong 4 năm vừa qua cũng duy trì ở mức 39%.
" alt="Làn sóng smartphone Đông Nam Á">Làn sóng smartphone Đông Nam Á
-
Những pha nghịch dại ngu ngốc đến khó tin
-
Thót tim xem cú nhảy xuống biển từ nóc khách sạn
-
Nhận định, soi kèo Juventus vs Empoli, 18h30 ngày 2/2: Khó tin Bianconeri
-
>> Ấn Độ sắp bán tablet 700.000 đồng
Chỉ bằng một phần nhỏ giá iPad của Apple, máy tính bảng Aakash dành cho sinh viên hỗ trợ lướt web, hội nghị truyền hình, có pin sử dụng trong 4 giờ và hai cổng USB. Các quan chức Ấn Độ hi vọng thiết bị mới sẽ giúp sinh viên ở các thị trấn nhỏ cũng như bản làng của Ấn Độ có cơ hội truy cập thế giới số. Trong buổi ra mắt tại thủ đô New Delhi, Bộ trưởng Bộ phát triển Nguồn lực Ấn Độ, ông Kapil Sibal, đã trao 500 máy Aakash cho sinh viên dùng thử. Ông cho biết chính phủ dự định mua 100.000 máy tính bảng và hi vọng sẽ phân phát 10 triệu máy Aakash tới tay sinh viên trong vòng vài năm tới.
" alt="Ấn Độ đã bán tablet 700.000 đồng">Ấn Độ đã bán tablet 700.000 đồng