您现在的位置是:Thể thao >>正文
Siêu máy tính dự đoán Parma vs Juventus, 1h45 ngày 22/4
Thể thao49585人已围观
简介 Phạm Xuân Hải - 21/04/2025 05:25 Máy tính dự ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Panserraikos vs Panetolikos, 22h00 ngày 23/4: Cửa trên ‘tạch’
Thể thaoHư Vân - 23/04/2025 04:35 Nhận định bóng đá g ...
【Thể thao】
阅读更多Vụ 11 trẻ ngộ độc quả hồng châu đã có 1 trẻ tử vong, 3 trẻ chuyển lên Hà Nội
Thể thaoQuả hồng châu giống với quả vú sữa ở miền Nam nên nhiều trẻ ăn nhầm. Ảnh: Chi cục ATTP tỉnh Hà Giang. Hiện nay, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang, đang điều trị cho 3 cháu gồm: G.T.M. (12 tuổi, ở thôn Hồng Ngài, xã Lũng Táo); L.M.N (7 tuổi, ở thôn Hồng Ngài, xã Lũng Táo) và S.T.M. (7 tuổi, ở thôn Chua Só, xã Tả Lủng, huyện Đồng Văn).
Trao đổi với VietNamNettối 2/8, bác sĩ chuyên khoa II Sấn Văn Cương, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đồng Văn, Hà Giang, cho biết hiện cơ sở y tế này đang điều trị cho 4 bé trong số các trẻ bị ngộ độc quả hồng châu. Bé lớn nhất trong 4 trẻ năm nay 11 tuổi, bé nhất 4 tuổi. Hiện các bé ổn định sức khỏe, đã được làm lại xét nghiệm 2 lần, cho kết quả bình thường. Các bé tỉnh táo, tự ăn uống được. Bác sĩ Cương cho biết nếu mọi diễn biến thuận lợi, các bé sẽ được ra viện trong 3-4 ngày tới.
Trước đó, trong 2 ngày 31/7 và 1/8, Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đã tiếp nhận 11 trẻ, độ tuổi từ 3-12 tuổi bị ngộ độc do ăn quả hồng châu. Do hiện tại là dịp nghỉ hè, các cháu đi cắt cỏ cho gia súc, rồi rủ nhau hái quả hồng châu ăn.
Cây hồng châu là cây mọc hoang, quả hồng châu tròn, to gần bằng quả trứng gà, khi chín quả có màu tím giống nhưng nhỏ hơn quả vú sữa và thường chín rộ từ tháng 6-8. Hà Giang ghi nhận nhiều trẻ bị ngộ độc loại quả này. Theo bác sĩ Văn, quả hồng châu là loại quả rất độc. Khi ăn, trẻ có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, đau bụng, buồn nôn nếu ngộ độc nặng có thể suy hô hấp, trụy tim mạch dẫn đến tử vong.
Sau bữa cơm tối, 6 người trong một gia đình nhập viện khẩn
Một gia đình gồm 4 người lớn, 2 trẻ em ở Sơn La vào viện cấp cứu sau bữa cơm có món nấm nâu đỏ, thân trắng. Bác sĩ chẩn đoán họ bị ngộ độc tiên lượng nặng.">...
【Thể thao】
阅读更多Nâng tầm quản trị KD qua 2 chương trình thạc sĩ của FTU
Thể thao2 chương trình thạc sĩ của Đại học Ngoại thương được xây dựng dựa trên các chương trình đào tạo của các trường đại học nổi tiếng hàng đầu thế giới như: Đại học Havard, Đại học Stanford; nền tảng tư duy quản trị Đông - Tây; kết hợp giữa lý thuyết và thực hành với chủ nghĩa Tam hiện (hiện trường, hiện trạng, hiện vật) làm chủ điểm; giảng dạy bởi các chuyên gia, đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm thực tiễn, kiến thức về quản trị kinh doanh... Thạc sĩ Điều hành cao cấp EMBA - chương trình có tính ứng dụng cao
Bắt đầu từ năm 2016, chương trình Thạc sĩ Điều hành cao cấp (EMBA) là lớp học thực hành và sinh động, thực tế hóa các lý thuyết quản trị hiện đại trong thời kỳ 4.0 và hội nhập toàn cầu.
Hoạt động học tập của Lớp EMBA K5 Hà Nội Chia sẻ về điểm nổi bật của chương trình EMBA, chị Hoàng Linh Thủy - cựu cao học viên khóa 4 cho hay: "Điều thú vị nhất về chương trình EMBA đó là nội dung và phương pháp giảng dạy hiện đại, các kiến thức về quản trị kinh doanh được cập nhật và có tính ứng dụng cao. Đặc biệt, chúng tôi có thể vận dụng kiến thức được học vào thực tế ở các doanh nghiệp, thông qua các chuyên đề, chủ đề được đặt ra từ chính các học viên tham gia khóa học. Việc thiết kế chương trình với 50% lý thuyết và 50% thực hành rất hợp lý để có thể chuyển hóa tri thức vào thực tiễn, phù hợp với học viên là các nhà quản lý cấp trung và cấp cao trong doanh nghiệp".
ThS. Hoàng Linh Thủy - Cao học viên EMBA K4 - BTV Chương trình Thời sự VTV1 - Đài truyền hình Việt Nam Cao học viên Trịnh Tiến Hải (lớp EMBA K5) cho rằng: "Tư duy quản trị Đông - Tây kết hợp với các chuyên đề về nhân tướng học và phong thuỷ cho nhà điều hành là điểm nổi bật đầy thú vị của chương trình EMBA. Bên cạnh những kiến thức chuyên sâu về quản trị hiện đại, các học viên được tham gia Câu lạc bộ EMBA kết nối tại Hà Nội, TP.HCM và Quảng Ninh - nơi gia tăng và lan tỏa giá trị cho người học. Các buổi học được thiết kế vào cuối tuần, điều chỉnh linh hoạt, với thời gian học chỉ hơn 1 năm đã tạo điều kiện thuận lợi cho học viên trong việc sắp xếp thời gian. Mặc dù tôi đã có bằng tiến sĩ ở nước ngoài nhưng theo học chương trình EMBA thực sự là lựa chọn xác đáng".
TS. Trịnh Tiến Hải – Giám đốc Trung tâm R&D – Viettel - Cựu học viên EMBA Nâng cao năng lực với chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA)
Cùng với chương trình Thạc sĩ Điều hành cao cấp (EMBA), chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh được thiết kế theo triết lý: căn bản mở - linh hoạt, tiệm cận các chương trình hiện đại trên thế giới.
Đại diện Đại học Ngoại thương cho biết: “Với chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, giá trị truyền thống của ngành quản trị kinh doanh sẽ được tích hợp với giá trị hiện đại thông qua các học phần có nội dung mới, nhiều điểm tương đồng với chương trình đào tạo của các đại học hàng đầu trên thế giới. Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy là các giáo sư, phó giáo sư và tiến sĩ đã được đào tạo bài bản tại các trường nổi tiếng trong và ngoài nước, với nhiều năm kinh nghiệm trong nghiên cứu, giảng dạy và cố vấn cho các tập đoàn và công ty lớn”.
Lớp học MBA tại trường Đại học Ngoại thương Một học viên chia sẻ: “Chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh mang đến môi trường học tập đổi mới, sáng tạo với đầy ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh, mô hình kinh doanh mới. Bên cạnh đó, sự tương tác trực tiếp giữa giảng viên - học viên, học viên - học viên bằng các phương pháp giảng dạy hiện đại đã tạo ra không gian sáng tạo, hứng thú.
Tôi đã tiếp nhận được những kiến thức và kỹ năng quản trị hiện đại, tư duy lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp nhờ các buổi học, buổi trao đổi, thảo luận và chia sẻ thực tiễn về kinh doanh với các giảng viên, doanh nhân và học viên, qua các chủ đề gắn liền với thực tiễn. Không những vậy, với chương trình này, tôi trau dồi thêm khả năng ngoại ngữ, kỹ năng hội nhập quốc tế, tư duy toàn cầu”.
ThS. Hoàng Văn Lưu - học viên lớp CHV CH24B QTKD Chương trình Thạc sĩ Điều hành cao cấp (EMBA) và Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA) của Trường Đại học Ngoại thương phù hợp với những cán bộ quản lý cấp trung, cấp cao, các nhà quản lý, những ai có mong muốn tìm hiểu về quản trị doanh nghiệp trong thời đại mới.
Để tìm hiểu về chương trình thạc sĩ, liên hệ:
Địa chỉ: Khoa Sau đại học, phòng 906, tầng 9 nhà A (hoặc Khoa Quản trị kinh doanh, pầng 2, nhà B), Trường Đại học Ngoại thương, số 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội.
Hotline: 0353901533 hoặc 0904438485 (cô Hạnh).
Doãn Phong
">...
【Thể thao】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Torino vs Udinese, 17h30 ngày 21/4: Bất phân thắng bại
- Đề xuất xác thực sinh trắc học với giao dịch chuyển tiền vượt ngưỡng nhất định
- Công nghệ giúp khắc phục điểm yếu của nông sản Việt Nam
- Bill Gates cảnh báo việc trẻ em dùng smartphone quá mức
- Nhận định, soi kèo Tigre vs CA Belgrano, 05h00 ngày 22/4: Ngôi nhì vẫy gọi chủ nhà
- Lớp trưởng ngoan hiền uống thuốc diệt cỏ tự tử
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Karbalaa vs Al Qasim, 21h00 ngày 22/4: Khó tin cửa trên
-
Tại Hang Múa – Ninh Bình, CLB Áo dài Việt Nam đã tổ chức show diễn 'Hương sắc mùa thu'. NTK Hoàng Ly mang đến BST 'Giọt sương mai' được lấy cảm hứng từ chính những giọt sương mong manh ban sớm. 'Giọt sương mai' mỏng manh mà trong veo, tựa như vẻ đẹp của người con gái Việt đã được NTK nâng niu, níu giữ trên những tà áo dài. Những giọt sương của thiên nhiên được tái hiện trên các mẫu thiết kế bằng hàng nghìn viên đá pha lê nhập khẩu qua bàn tay đính kết thủ công tỉ mỉ của các nghệ nhân làng nghề. NTK Hoàng Ly chọn vải lụa in chuyển màu cao cấp. Tay áo được cắt cách điệu, tạo nên sự thướt tha, bay bổng khi trình diễn, phù hợp với không gian dạ hội nhưng không làm mất đi vẻ đẹp truyền thống của tà áo dài Việt Nam. Không chỉ lộng lẫy trên sân khấu trình diễn, BST 'Giọt sương mai' còn mang tính ứng dụng cao, phù hợp cho chị em phụ nữ khoe sắc trong những dịp trọng đại. Sân khấu mộc giữa đầm sen thu, trong cái nắng chiều dần buông và tiếng kèn saxophone dịu nhẹ đã mang đến một không gian biểu diễn vô cùng lãng mạn, ấn tượng và độc đáo. NTK Hoàng Ly cho biết, cô chọn Hang Múa để trình diễn BST vì Ninh Bình là quê hương yêu dấu của mình. NTK mong muốn tôn vinh những vẻ đẹp di sản riêng có của vùng đất cố đô. " alt="NTK Hoàng My mang áo dài trình diễn ở Hang Múa">NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam – Chủ tịch CLB Áo dài Việt Nam chia sẻ anh rất tự hào khi được chứng kiến từng BST của các học trò. Show diễn mang lại nhiều bất ngờ cho anh khi lần đầu được thưởng thức trong một không gian hết sức đặc biệt nằm trong lòng di sản.
NTK Hoàng My mang áo dài trình diễn ở Hang Múa
-
Annie Phương Anh sẽ sải bước bên Hoa hậu Ngọc Châu. Mẫu nhí Annie Phương Anh tên đầy đủ là Tạ Ngọc Phương Anh, sinh năm 2017. Dù còn nhỏ tuổi nhưng cô bé đã sớm bộc lộ tài năng với thần thái tự tin, cuốn hút, phong cách biến hóa đa dạng cùng nhiều thành tích đáng ngưỡng mộ.
Trong hoạt động nghệ thuật, Phương Anh từng tham gia “chinh chiến” tại các cuộc thi tìm kiếm tài năng trẻ, thường xuyên góp mặt trong nhiều chương trình truyền hình và sàn diễn thời trang lớn nhỏ. Đặc biệt, tháng 4 vừa qua, cô bé đã có cơ hội diễn vedette với Hoa hậu Hoàn vũ Nguyễn Trần Khánh Vân trong show Thiên đường giấc mơ 2. Ngoài sở trường biểu diễn trên sàn catwalk, Phương Anh còn được đánh giá cao bởi khả năng hội họa, múa giỏi và hùng biện thuyết phục.
Mẫu nhí Annie Phương Anh Annie Phương Anh luôn nỗ lực tự hoàn thiện bản thân. Ngoài giờ học trên lớp, mẫu nhí sẽ tối ưu thời gian trống cho việc luyện tập, trau chuốt từng bước đi, cử chỉ, điệu bộ, biểu cảm sân khấu. Đến nay, nhắc đến Annie Phương Anh, mọi người sẽ liên tưởng ngay đến ánh mắt trong trẻo, thần thái rạng ngời cùng cười tỏa nắng trên sân khấu.
Annie Phương Anh không gò ép mình trong một hình mẫu nhất định mà luôn làm mới hình ảnh khi thử sức với mọi concept, từ trong trẻo, hồn nhiên, nhí nhảnh đến cá tính, chất lừ.
" alt="Mẫu nhí Annie Phương Anh hội ngộ Hoa hậu Ngọc Châu">Mẫu nhí Annie Phương Anh hội ngộ Hoa hậu Ngọc Châu
-
- Tôi có một cậu con trai 5 tuổi. Giống như nhiều bạn nhỏ ở Việt Nam, cậu bé của tôi cũng kén ăn, biếng ăn, và hơi thiếu tính chủ động, tự lập. Việc nuôi dạy một cậu bé như thế với tôi cũng có nhiều mệt mỏi.
Và cũng như nhiều mẹ Việt khác, quan sát các cô cậu bé loắt choắt của những ông bố bà mẹ Tây, tôi cũng không khỏi nhiều lúc chạnh lòng thốt lên: Sao họ nuôi con nhàn thế? Sao họ giỏi huấn luyện con thế?
Chúng chủ động trong mọi nếp sinh hoạt ăn, ngủ, chơi. Chuyện trẻ con Tây tự giác, tự lập tốt thì có lẽ không có gì phải tranh cãi. Vấn đề là, mẹ Việt nào cũng ao ước dạy được con như thế, nhưng tại sao tình trạng than thở vì con thiếu tự lập vẫn là phổ biến, là số đông trong cộng đồng. Mẹ Việt sai ở chỗ nào?
Ảnh minh họa: Thanh Hùng. Tình cờ, trong vòng một tháng trời, tôi có hai trải nghiệm, hai chuyến thăm viếng tới hai nhà người bạn. Và chính ở đó, tôi đã phần nào rút ra được câu trả lời cho chính mình.
Nhà thứ nhất là nhà một bác gái tên H người Việt.
Hôm đó mẹ con tôi tới chơi, ăn trưa. Bác H là một phụ nữ tốt bụng, xởi lởi và nhiệt tình.
Tới lúc bày đồ ăn ra, bác giật mình lo lắng sợ món ăn bác chuẩn bị không phù hợp với con trai tôi.
Khi ăn, bác ra sức động viên nó, gọi là “nịnh” nó thì đúng hơn, để nó chịu ăn món ăn của bác. Rồi bác lại loay xoay tìm đồ nọ, kiếm đồ kia để kết hợp hòng cho nó ăn trôi chảy.
Thằng bé cứ lặng lẽ. Thật ra với đồ ăn Việt Nam, nó ăn uống cũng dễ hơn, nhưng cũng chỉ có một chút bún cho vào nước chấm, đối với tôi thế là đã quá đủ với cậu con khảnh ăn này.
Nhưng rồi, mừng quá, nó thầm thì lí nhí đề nghị được ăn thêm món thịt nướng. Bác H khoái chí nhất định đút từng miếng cho nó bất chấp can ngăn của tôi rằng để nó tự ăn.
Vừa đút vừa nựng nó, bác bảo: "Con ăn được thế thì quý quá, cứ để bác đút con ăn".
Cũng chỉ được đôi miếng, nhưng thế là nghiễm nhiên, thằng bé sắp qua 5 tuổi lại được đút ăn từng miếng một, như một em bé.
Khoảng hai tuần sau, mẹ con tôi lại có chuyến viếng thăm ăn tối tại nhà một người bạn người Canada, một phụ nữ lớn tuổi tên Sylvie.
Sylvie sống một mình, vì con cái lớn đã tách ra ở riêng hết.
Tiếp chúng tôi, Sylvie đã chuẩn bị xong xuôi đâu vào đấy đồ ăn cho bữa tối, nên dẫn cậu con trai tôi ra làm quen và chơi với con mèo bự của bà.
Trong khi đó, chúng tôi vẫn trò chuyện về công việc, về đồng nghiệp của cả hai ở trường. Tới lúc ăn, bà đề nghị con trai tôi cùng vào bếp giúp bà dọn đồ ra bàn ăn.
Tôi quan sát các món ăn, nhận ra đó toàn là những món sẽ không thuộc sở thích của cậu nhóc con.
Một chút xa-lát, với mấy cọng cần tây, cà chua, cà rốt, xà lách. Rồi món lườn gà cắt nhỏ xào khô khô với chút gia vị theo công thức đặc trưng của người Québec.
Kèm theo đó là cơm, một thứ cơm nấu bằng thứ gạo sấy phổ biến ở các nước phương Tây, nên thành phẩm thường là sẽ khá lạ lẫm, khó ăn đối với người tuyền ăn cơm gạo dẻo theo truyền thống 4000 năm cha ông để lại.
Chẳng một món ăn nào tôi nghĩ con tôi có thể ăn. Nhưng có lẽ cũng không phải điều gì to tát. Cậu con trai tôi đang rất nhiệt tình bưng đồ cho bà, và dường như nó cũng không có suy nghĩ gì về việc nó liệu có ăn được các món đang được đưa ra bàn kia không.
Trong bữa ăn, hai người lớn chúng tôi vẫn nói chuyện. Nhưng ở đây tôi không phải nhân vật chính duy nhất.
Bà nói chuyện với tôi hai câu, thì quay sang hỏi chuyện con tôi ba câu. Bà hỏi chuyện trường lớp của nó, nó thích chơi môn thể thao nào, nó thích con gì, thích đọc sách về côn trùng không.
Bà lại khoe cà rốt và cà chua trong món ăn là do bà lấy từ vườn nhà bà, còn có cả một cây cà rốt bà trồng trong nước trong lọ thuỷ tinh trên gác bếp, và bà đứng lên lấy cho nó xem.
Con tôi cũng mạnh dạn trò chuyện, trả lời bà, và rồi… trời ơi, nó ăn cà rốt. Chưa bao giờ tôi thuyết phục được nó ăn cà rốt. Nó luôn cự tuyệt, bất chấp tôi giải thích cà rốt tốt cho sức khoẻ như thế nào.
Cứ thế, cứ thế, nó ăn dần các món, dù không nhiều, nhưng món gì nó cũng thử một chút, về cơ bản thế cũng là tạm được, nhưng thật sự là quá sức tưởng tượng của tôi.
Cậu con tôi, luôn luôn cự tuyệt thử các món mới, từ chối cà rốt, cà chua, vậy mà hôm nay nó đã ăn, một cách rất tự nhiên, kể cả những thứ tôi biết chắc chắn nó không thích chút nào như món lườn gà xào khô và món cơm gạo sấy.
Kết thúc bữa tối, Sylvie lại hỏi nó: "Con có muốn giúp bà dọn bát đĩa vào bếp không?".
Tất nhiên là nó đồng ý. Sau đó nó quay ra, uống hết phần nước quả của nó, trước khi được bà dẫn ra chơi công viên gần nhà, nơi mà cả mấy mẹ con và bà đã chơi rất vui vẻ.
Tôi thật sự rất ngạc nhiên và ấn tượng về cái mà tôi gọi là “màn thể hiện xuất sắc” của con tôi trong buổi tối hôm đó ở nhà Sylvie, cả chuyện ăn uống, lẫn thái độ tích cực, cởi mở vui vẻ hoạt bát, khác hẳn bữa trưa ở nhà bác H mới chỉ cách đó 2 tuần.
Và tôi nhận ra, bữa trưa hôm ấy, con tôi lặng lẽ, thu mình, cô đơn, nó gần như một mình, dù thi thoảng có được bác H và mẹ quay ra hỏi han.
Mẹ và bác lâu ngày không gặp nhau, tíu tít trò chuyện, gần như bỏ quên nó.
Vào bữa ăn, nó cứ thế ngồi chờ được cho ăn. Kể cả lúc muốn ăn món này món khác, nó cũng chỉ dám lí nhí, thì thầm. Thật ra nó đã luôn cô đơn ở đó. Và cái cách mọi người lo lắng chăm bẵm cho nó, đút cho nó ăn, càng khiến nó trở nên tự ti, như một em bé chưa từng biết gì.
Tóm lại, nó không phải là một vị khách bình đẳng, ít nhất là so với mẹ, nó không được đối xử trọng thị ngang bằng mẹ.
Và tất nhiên, ở Việt Nam, không khó để nhìn thấy những người lớn cư xử tương tự với trẻ, do vậy không phải lỗi tại bác H, mà là tại tập quán của người Việt ta nói chung.
Trong khi đó, ở nhà Sylvie, ngay từ đầu, một cách rất tự nhiên như là vốn dĩ nó phải thế, bà đã luôn luôn coi nó là một vị khách quý, một người bạn bình đẳng.
Bà trò chuyện với nó không hề chểnh mảng. Bà hỏi nó, gợi chuyện để nó tự kể, sau đó bà hỏi lại, tỏ ra cực kỳ quan tâm và chăm chú. Bà cũng vui vẻ tạo điều kiện để nó được đóng góp công sức vào hoạt động chung.
Cứ thế, tự nó thấy nó có vai trò, có trách nhiệm, và nó thể hiện tự nhiên như những gì tôi đã thấy.
Cuối cùng, điều tôi nhận ra, đó là, muốn trẻ như thế nào, thì hãy coi nó là như thế để ứng xử.
Coi nó ngang hàng, bình đẳng, cư xử với nó như với người lớn, tự nhiên nó cũng sẽ cư xử ra dáng một người lớn.
Muốn trẻ tự giác, độc lập, nhưng vẫn ép nó ăn thứ này thứ kia, và vẫn đút cho nó, vẫn làm tất cả mọi việc cho nó (cho nhanh?!) thì bao giờ nó có thể tự giác, độc lập?
Muốn trẻ chững chạc, đàng hoàng như người lớn, nhưng lại không tôn trọng nó, không dành cho nó sự bình đẳng cơ bản nhất, thì bao giờ nó có thể lớn?
Lê Hân (Canada)
Khi nào nên dạy trẻ kỹ năng sống tự lập?
Bài viết này dành cho các cha mẹ muốn tham khảo nuôi dạy con kỹ năng sống theo quan điểm của người Nhật và của phương pháp Montessori.
" alt="Câu chuyện từ bàn ăn của hai người bà Việt Nam và Canada">Câu chuyện từ bàn ăn của hai người bà Việt Nam và Canada
-
Nhận định, soi kèo Nantes vs PSG, 1h45 ngày 23/4: Hoàn thành thủ tục
-
Sau ca phẫu thuật cấp cứu, Tuấn Dương vẫn nguy kịch, được tiên lượng khả năng sống khoảng 50%. Vài ngày nằm viện, anh được đưa khỏi phòng chăm sóc tích cực để theo dõi thêm.
Ngày 6/11, ca sĩ lần đầu mở mắt sau nhiều ngày mê man, có thể phản ứng với âm thanh nhưng chưa lấy lại nhận thức, nửa người phải vẫn bất động. Thức ăn được truyền qua ống thông dạ dày.
Ca sĩ Tuấn Dương. Chị Mai cho hay: "Hiện tại, anh tạm qua cơn nguy kịch nhưng chưa thể nói trước điều gì. Do hôn mê, anh có những hành động không kiểm soát nhưng tôi là em gái, không ngại điều đó".
Những ngày qua, nhiều đồng nghiệp tại Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch TP.HCM và trong nghề đến thăm Tuấn Dương. Họ thay nhau trông anh thời gian ngắn để chị Mai nghỉ ngơi.
Viện phí ước tính lên đến vài trăm triệu đồng, chưa bao gồm chi phí vá hộp sọ bằng vật liệu nhân tạo. Khi vào TP.HCM, chị Mai chỉ kịp vay người thân một ít tiền. Chị biết ơn các đồng nghiệp đã quyên góp giúp đỡ anh trai.
Hoàn cảnh gia đình Tuấn Dương khó khăn, ngoài em gái còn có mẹ già bị liệt nhiều năm do tai biến. Chị Mai nhờ người thân chăm sóc mẹ để vào TP.HCM lo cho anh trai, chưa dám cho bà biết về vụ tai nạn.
Ca sĩ Tuấn Dương sinh năm 1984, làm việc tại Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch TP.HCM khoảng 10 năm. Anh là giọng Tenor (nam cao) của đoàn nhạc kịch, tham gia hầu hết vở diễn lớn nhỏ, ngoài ra là thành viên nhóm tốp ca nam của nhà hát.
Trong mắt đồng nghiệp, Tuấn Dương hiền lành, hài hước, sống tình cảm và trách nhiệm. Sau khi tốt nghiệp, anh vào Nam lập nghiệp.
Ngoài giờ làm việc tại Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch TP.HCM, anh tranh thủ đi làm thêm kiếm thu nhập, không ngờ bị tai nạn giao thông trên đường về.
Nữ diễn viên lái Mercedes-Benz gây tai nạn giao thông khiến 10 người bị thươngNữ diễn viên Lee Soo Jin mất tay lái xe Mercedes-Benz nên đâm vào quán ăn và làm 10 người bị thương." alt="Ca sĩ Tuấn Dương bị tai nạn chấn thương sọ não">
Ca sĩ Tuấn Dương bị tai nạn chấn thương sọ não