YouTube ghi nhận sự gia tăng đáng kể số lượng người ở Ukraine, Ba Lan và Nga tiêu thụ nội dung “có thẩm quyền” về cuộc xung đột. Ví dụ, ở Ukraine nội dung tin tức về cuộc chiến đã thu hút hơn 40 triệu lượt xem.
“Trách nhiệm đầu tiên và có lẽ là quan trọng nhất là đảm bảo rằng những người đang tìm kiếm thông tin về sự kiện này có thể nhận được thông tin chính xác, chất lượng cao, đáng tin cậy trên YouTube”, Neil Mohan - Giám đốc sản phẩm YouTube - trả lời The Guardian.
Động thái nhấn mạnh vai trò quan trọng của các dịch vụ như YouTube trong việc ngăn chặn thông tin sai lệch lan truyền trên mạng. Chỉ riêng tại Nga, YouTube có hơn 90 triệu người dùng, trở thành nền tảng chia sẻ video lớn nhất cả nước. YouTube đã chặn các kênh truyền thông nhà nước RT và Sputnik trên toàn thế giới.
Thái Hoàng(Theo Engadget)
" alt=""/>YouTube “tiêu hủy” hàng vạn video liên quan đến xung đột Nga“Biết tóc mình vốn mọc nhanh nên tôi không quá lo lắng khi cắt”, mặc dù vậy cô gái trẻ không khỏi tiếc nuối khi tạm biệt mái tóc dài. “Thích tóc dài nên từ bé tôi đã “nuôi” tóc, mỗi lần chỉ cắt một chút xíu thôi”, Linh nói thêm.
Linh đang thực tập tại một khoa của Bệnh viện K. Quá trình học, nữ sinh viên 22 tuổi thừa nhận, không ít lần xót xa khi nhìn vào mái đầu trọc của những nữ bệnh nhân ung thư. “Đặc biệt, cũng như nhiều bệnh nhân ung thư khác, họ che nỗi ngại ngùng của mình bằng chiếc mũ – giữa cái nắng gắt của mùa thu miền Bắc, khiến tôi rất thương”.
Đồng cảm với nỗi tủi thân của người bệnh, Linh có ý định hiến tóc từ lâu. Đến khi biết thông tin chương trình hiến tóc của Bệnh viện K, cô gái mạnh dạn đăng ký. Cho đi mái tóc đen dài – biểu tượng của sự nữ tính, Linh chưa thông báo cho người nhà. “Bố mẹ nhìn mái tóc ngắn của tôi chắc sẽ bất ngờ tuy việc đây là việc ý nghĩa, tôi tin bố mẹ sẽ ủng hộ”, Linh nói.
Nữ sinh viên hy vọng bệnh nhân nhận mái tóc của mình sẽ bớt đi phần nào sự tự ti về ngoại hình do quá trình điều trị bệnh mang lại. Linh mong họ có sức mạnh, có thêm sự tự tin để tiếp tục chặng đường điều trị bệnh vốn rất dài và gian nan này.
Chiều 15/9, Cao Nguyễn Phương An - Học sinh lớp 4 tại một trường tiểu học ở Hà Đông, Hà Nội, cũng có mặt tại Bệnh viện K sau khi nhờ mẹ xin phép cô giáo cho đến lớp muộn. Vẫn đang mặc áo đồng phục, đeo khăn quàng đỏ, cô bé gây ấn tượng với người đối diện bởi mái tóc dài.
An nói mẹ em đã đăng ký hiến tạng tình nguyện sau khi qua đời và chị cũng chia sẻ với con về điều quan trọng của việc giúp đỡ những người không may mắn. Từ thông tin trên mạng xã hội, cô bé tiểu học đã nhờ mẹ đăng ký để đến hiến tóc.
Phạm Gia Hân, học sinh lớp 6, con gái một cán bộ y tế Bệnh viện K, cũng cắt tóc và gửi đến chương trình để tặng bệnh nhân ung thư.
"Cháu không thích để tóc ngắn vì từ nhỏ đã quen với mái tóc dài, nhưng khi thấy mẹ chia sẻ chương trình này nên cháu mong muốn được cắt tóc và dành tặng các bà, các bác, cô không may bị bệnh”, Hân nói.
"Đây là lần đầu tiên cháu cắt tóc từ khi tôi sinh cháu ra, khi tôi trò chuyện với con về chương trình ý nghĩa này, Hân đồng ý ngay và bảo mẹ cứ đưa con đến hiến tóc. Tôi còn ngạc nhiên hơn khi Hân kể đến lớp đã vận động bạn thân cắt tóc để ủng hộ chương trình ý nghĩa này", BS Hằng, mẹ của Gia Hân, nói.
Những người nhận…
Cũng ngồi ở ghế để cắt tóc là bà Nguyễn Thị V. (74 tuổi, Hải Phòng). Trước khi bước vào đợt hóa trị, bà Viết được thông báo tóc của mình sẽ nhanh chóng rụng. Vì vậy bà đến đây cắt mái tóc vốn có và đăng ký nhận về mái tóc mới. Vốn có tiền sức sức khỏe tốt nên khi nhận kết quả ung thư vú giai đoạn cuối, nữ bệnh nhân khá bất ngờ.
“Nhiều người trẻ nhận kết quả ung thư đáng thương nhưng ở tuổi này, tôi không quá buồn, bình tĩnh đón nhận những đợt hóa trị. Có tóc mới, che đi dấu vết của bệnh, tôi sẽ tự tin hơn khi gặp bạn bè, họ hàng”, bà nói.
Khi được tặng mái tóc kết từ tóc thật, chị Nguyễn Thị N. (Yên Bái) bỏ chiếc mũ, để lộ đầu không tóc của mình. Đội mái tóc mới lên đầu, chị bẽn lẽn, len lén lấy điện thoại ra nhìn mình trong gương. Bất ngờ với hình ảnh hơi lạ lẫm, nước mắt chị rơm rớm...
Ở một góc hành lang của viện, chị Hoàng Thị T. (SN 1978, Ninh Bình) cũng đến để đăng ký nhận tóc. Người bệnh mang trong mình bệnh ung thư vú di căn khen những mái tóc giả được kết từ tóc thật. Chị nhận kết quả ung thư vào tháng 4/2022 một cách rất tình cờ. Lần đó, đưa người thân đến viện K thăm khám, trong khi chờ người thân, chị cũng tự nhủ: “Hay mình thử khám xem sao”.
Kết quả ung thư khiến chị vô cùng bất ngờ. Nỗi bàng hoàng qua đi, nữ bệnh nhân bình tĩnh hơn để đối mặt với căn bệnh. Từ ngày nhận kết quả ung thư, chị được biếu nhiều đồ ăn, thức uống để tẩm bổ và được tặng…3 mái tóc giả.
“Đội tóc giả làm bằng nilon rất nóng vì vậy chỉ những ngày đi lễ ở nhà thờ tôi mới dùng đến để tránh những ánh nhìn tò mò của người xung quanh”, chị kể. Quãng thời gian sau đó, chiếc mũ là người bạn đồng hành với chị.
Nhìn những người bệnh khác rạng rỡ hơn trong mái tóc mới chị cũng đăng ký để nhận. “Có tóc mới chắc chúng mình xinh hơn nhỉ?”, chị vui vẻ nói đùa với một nữ bệnh nhân ung thư khác.
Đơn vị tiếp nhận tóc đã cắt hoặc đăng ký cắt tóc tại bệnh viện, liên hệ: Phòng Công tác xã hội, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều, địa chỉ: Số 30 Cầu Bươu, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội; Điện thoại: 0869379711. |
Với phân khúc nhà phố và biệt thự, năm 2022 nguồn cung giảm mạnh. Thị trường đón nhận 7.000 sản phẩm đến từ 55 dự án, giảm 30% so với năm 2021.
Nguồn cung nhà phố và biệt thự mới chủ yếu tại TP.HCM và Đồng Nai. Lượng tiêu thụ đạt 4.100 sản phẩm, mặt bằng giá bán sơ cấp lẫn thứ cấp đều đảo chiều giảm vào nửa cuối năm.
Theo DKRA Group, phân khúc BĐS nghỉ dưỡng tại TP.HCM và vùng phụ cận năm qua có sự phục hồi về nguồn cung. Sức mua vẫn ở mức cao nhưng chỉ tập trung cục bộ tại một số dự án trong nửa đầu năm và giảm vào nửa cuối năm.
Năm 2022, nguồn cung dồi dào nhất thuộc về phân khúc căn hộ. Thị trường đón nhận 26.700 căn hộ từ 72 dự án mở bán, tăng 22% so với năm 2021.
Lượng tiêu thụ căn hộ đạt 20.700 căn, chiếm 78% nguồn cung mới. Nguồn cung căn hộ tập trung ở khu Đông TP.HCM và Bình Dương. Căn hộ cao cấp và trung cấp tiếp tục dẫn dắt thị trường.
Giá căn hộ tại TP.HCM và vùng phụ cận trong năm qua diễn biến trái chiều. Cụ thể, giá bán sơ cấp ghi nhận tăng nhẹ từ 2% - 4% do chi phí đầu vào tăng. Trong khi đó, giá bán thứ cấp giảm từ 3% - 8% và thanh khoản sụt giảm từ quý III/2022.
Không cần giải cứu thị trường BĐS
Dự báo thị trường BĐS TP.HCM và vùng phụ cận năm 2023, ông Phạm Lâm – TGĐ DKRA Group cho rằng, nguồn cung mới của tất cả phân khúc sẽ giảm so với năm ngoái. Mặt bằng giá bán sơ cấp khó có sự tăng giá đột biến.
Theo ông Phạm Lâm, nguồn cung đất nền vẫn chủ yếu tập trung ở Long An và Bình Dương. Đồng Nai sẽ tiếp tục dẫn đầu nguồn cung nhà phố và biệt thự, kế đến là Bình Dương và TP.HCM. Với BĐS nghỉ dưỡng, nguồn cung condotel vẫn tập trung phần lớn ở Bà Rịa – Vũng Tàu.
“Sức cầu căn hộ đã giảm từ giữa năm 2022. Dự báo lượng tiêu thụ của phân khúc này sẽ có khởi sắc nhất định vào quý IV/2023 khi những vướng mắc về pháp lý, tín dụng vào BĐS được tháo gỡ. Căn hộ có giá bán vừa túi tiền và nhà ở xã hội sẽ tăng đáng kể trong năm nay”,ông Phạm Lâm nhận định.
Về thực trạng thị trường, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM cho rằng, thị trường BĐS đang khó khăn khi sức mua và thanh khoản giảm, thiếu dòng tiền, cơ cấu sản phẩm không hợp lý, thiếu nhà ở vừa túi tiền, thừa nhà ở cao cấp…
Theo ông Châu, vướng mắc lớn nhất của thị trường BĐS hiện nay là vấn đề pháp lý, chiếm 70% khó khăn của các dự án nhà ở.
“Không cần giải cứu thị trường lẫn doanh nghiệp BĐS mà chỉ hỗ trợ thông qua cơ chế, chính sách, pháp luật để tạo điều kiện cho thị trường tự điều tiết. Khi đó, doanh nghiệp sẽ chủ động tái cơ cấu, giảm giá nhà. Ngoài ra, cần có chính sách hỗ trợ lãi suất cho người mua nhà lần đầu, người mua ở thực để kích cầu và hỗ trợ thị trường phục hồi”,ông Châu nói.