设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Bóng đá > Vạch trần 'tất tần tật' 8 chiêu trò lừa tiền qua mạng mọi người cần chú ý và các cách để phòng tránh 正文

Vạch trần 'tất tần tật' 8 chiêu trò lừa tiền qua mạng mọi người cần chú ý và các cách để phòng tránh

来源:NEWS 编辑:Bóng đá 时间:2025-01-18 13:48:14

{ keywords}

1. Nhận quà từ bạn nước ngoài làm quen qua mạng

Các đối tượng lừa đảo tự giới thiệu là người nước ngoài,ạchtrầntấttầntậtchiêutròlừatiềnquamạngmọingườicầnchúývàcáccáchđểphòngtrálich tuong thuat bong da kết bạn, liên lạc để tạo mối quan hệ với nạn nhân thông qua mạng xã hội.

Một thời gian nói chuyện, cảm thấy đã tạo được lòng tin ở đối phương, đối tượng lừa đảo sẽ thông báo muốn gửi tiền, quà từ nước ngoài về Việt Nam. Sau đó, yêu cầu người bị hại phải nộp tiền để nhận quà với các lý do khác nhau như cước vận chuyển, thuế, phí… vào các tài khoản ngân hàng do các đối tượng cung cấp rồi chiếm đoạt.

2. Tự xưng là cơ quan chức năng gọi điện thông báo điều tra

Các đối tượng lừa đảo thường giả danh cán bộ Công an, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc giả mạo Cổng thông tin điện tử của Công an để thông báo chủ thuê bao có liên quan đến các vụ án đang bị điều tra.

Sau đó, khai thác các thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng và yêu cầu chuyển toàn bộ tiền trong tài khoản của bị hại vào các tài khoản ngân hàng do đối tượng cung cấp với lý do để phục vụ công tác điều tra rồi chiếm đoạt.

3. Hack Facebook nhắn tin mượn tiền

Đây là chiêu lừa đảo đã quá quen thuộc trong những năm gần đây, các đối tượng lừa đảo thường lập hoặc chiếm đoạt quyền quản trị tài khoản của người nào đó rồi nhắn tin lừa người thân, bạn bè của chủ tài khoản chuyển tiền.

4. Thông báo trúng thưởng tiền, tài sản có giá trị

Kẻ lừa đảo sẽ gửi tin nhắn thông báo trúng thưởng xe máy, điện thoại, đồng hồ hoặc tiền mặt… có giá trị lớn. Sau đó, yêu cầu người bị hại nạp tiền qua thẻ điện thoại hoặc chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng để làm thủ tục nhận thưởng.

5. Gửi link giả để đánh cắp thông tin ngân hàng

Thủ đoạn thường thấy là gửi tin nhắn SMS giả mạo của ngân hàng để lừa khách hàng truy cập vào đường link giả, sau đó yêu cầu cung cấp các thông tin bảo mật như tên, mật khẩu đăng nhập, mã OTP, thông tin thẻ... khi có được các thông tin này, đối tượng sẽ rút tiền trong tài khoản của nạn nhân.

6. Chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng

Các đối tượng lừa đảo cố ý "chuyển nhầm" một khoản tiền đến tài khoản ngân hàng. Tiếp đó, yêu cầu người dùng trả lại số tiền kia như một khoản vay cùng với khoản lãi cắt cổ.

7. Kêu gọi đầu tư tài chính, tiền ảo

Đây là chiêu trò lừa đảo phát triển rầm rộ trong vài năm gần đây. Các đối tượng lập ra các website đầu tư tài chính, các ứng dụng có giao diện tương tự đầu tư tài chính quốc tế, rồi sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau để thu hút, lôi kéo nhiều người tham gia.

Các sàn tiền ảo, đầu tư tài chính này cam kết người chơi sẽ được hưởng mức lãi suất cao nhưng lại an toàn, có thể rút vốn bất kỳ lúc nào, không cần đầu tư trí tuệ, thời gian.

Sau một thời gian, sàn giao dịch thông báo dừng hoạt động để bảo trì hoặc lỗi không truy cập được, khách hàng không đăng nhập để rút tiền trong tài khoản mới biết mình đã bị lừa.

8. Lợi dụng dịch bệnh để gửi link độc hoặc lừa bán thuốc giả

Lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, các đối tượng lừa đảo gửi thư điện tử và tệp đính kèm hoặc liên kết dẫn đến các nội dung về cập nhật tình hình dịch bệnh.

Khi mở tệp đính kèm hay nhấp vào liên kết, máy tính của nạn nhân sẽ bị tấn công bởi các mã độc, từ đó để lộ thông tin cá nhân, thông tin thẻ tín dụng.

Ngoài ra, các đối tượng lừa đảo còn dùng thủ đoạn khác là tung tin giả về các sản phẩm không rõ nguồn gốc nhưng lại có khả năng phòng ngừa vi rút Covid-19 khiến nhiều người cả tin mua hàng.

Cách phòng tránh lừa đảo để không bị mất tiền

Để không mắc bẫy lừa đảo từ các đối tượng xấu, mọi người cần cảnh giác với các cuộc điện thoại từ số máy lạ, đặc biệt là các số máy có đầu số nước ngoài. Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khi chưa biết họ là ai và sử dụng vào mục đích gì.

Ngoài ra, mọi người không nên truy cập vào các đường link gắn kèm trong nội dung tin nhắn lạ, không thực hiện thao tác trên điện thoại theo các cú pháp được hướng dẫn bởi người lạ.

Đặc biệt, các giấy tờ như Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân, tài khoản cá nhân, tài khoản ngân hàng, các loại thẻ tín dụng do ngân hàng cấp, phát tuyệt đối không được cho mượn hay mua bán. Khi có người lạ gọi đến, bạn cần giữ bí mật, không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, thông tin về tài khoản ngân hàng...

Cần gọi điện xác nhận nếu người nhận không nghe máy hoặc viện lý do không tiện nói chuyện thì kiên quyết không chuyển khoản để tránh trường hợp người thân, bạn bè bị hack tài khoản mạng xã hội. Mọi người cần cẩn thận, không thực hiện các yêu cầu chuyển tiền thông qua tin nhắn của các trang mạng xã hội, kể là của người thân, bạn bè.

Không chuyển, nộp tiền cho bất kỳ tài khoản cá nhân, tổ chức nào khi bạn chưa biết rõ họ là ai. Tuyệt đối không cung cấp mã OTP cho người khác; hạn chế công khai ngày sinh, số Căn cước công dân, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng trên không gian mạng.

Khi tài khoản bỗng dưng nhận được một khoản tiền "chuyển nhầm" thì không được sử dụng số tiền ấy vào việc chi tiêu cá nhân. Đồng thời, chỉ làm việc và liên lạc với ngân hàng để giải quyết vấn đề.

Không để các đối tượng lôi kéo, dụ dỗ tham gia đầu tư vào các sàn giao dịch tiền ảo, sàn giao dịch ngoại hối, tránh bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

(Theo Nhịp Sống Kinh tế)

 

Giả mạo Cục Cảnh sát giao thông nhắn tin phạt nguội để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Giả mạo Cục Cảnh sát giao thông nhắn tin phạt nguội để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Qua theo dõi trên hệ thống tiếp nhận, phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác qua đầu số 5656, Trung tâm VNCERT/CC ghi nhận nhiều phản ánh của người dân về việc nhận được tin nhắn giả mạo Cục Cảnh sát giao thông thông báo phạt nguội.

热门文章

3.4372s , 7063.2734375 kb

Copyright © 2025 Powered by Vạch trần 'tất tần tật' 8 chiêu trò lừa tiền qua mạng mọi người cần chú ý và các cách để phòng tránh,NEWS  

sitemap

Top