Nhận định, soi kèo Hà Tĩnh vs Hải Phòng, 17h00 ngày 24/1: Khó cho cửa trên
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Hà Nội vs HAGL, 19h15 ngày 24/1: Bám đuổi đội đầu bảng -
Anh là Huỳnh Vũ Hải, 35 tuổi (quê Kiên Lương, Kiên Giang). Từ bỏ công việc của một kỹ sư, anh bán đồ ăn ở Australia như một cơ duyên. Trên tay anh, ổ bánh mì đã xẻ sẵn. Anh khom người trước chiếc tủ kính, một tay vừa cầm vừa tách. Tay còn lại anh gắp từng miếng thịt đã nướng chín cho vào chiếc bánh. Thịt đã đủ, anh cho tiếp dưa leo và đồ chua rồi chan thêm muỗng nước sốt trước khi giao cho khách...
Bản sắc Việt ở xứ người
Khách mua bánh mì là một người Australia còn khá trẻ, ăn mặc giản dị. Đưa tay nhận chiếc bánh đã làm xong, ông cám ơn người bán, trả tiền rồi quay lại nói với chúng tôi: "Bánh mì này ngon lắm, tôi ăn nhiều lần rồi".
Gian hàng bánh mì của anh Hải. Chúng tôi là người khách kế tiếp. "Chú thích ăn gì con làm cho...", câu chào bằng tiếng Việt làm chúng tôi hết sức bất ngờ. Trên đất Australia muốn nghe được một câu tiếng Việt không khó nhưng ở đây, chợ phiên của Brisbane city, hầu hết các gian hàng đều của người bản xứ.
Sự có mặt của gian hàng bánh mì do người Việt làm chủ khiến chúng tôi vô cùng thích thú. "Cho chú một ổ bánh mì thịt đi". Anh nở nụ cười thật tươi: "Con giới thiệu với chú, ngoài bánh mì con còn có cơm tấm, xôi mặn và các loại thức ăn đường phố như ở Việt Nam".
Miệng nói, mắt nhìn và nụ cười luôn nở trên môi, anh trao cho chúng tôi ổ bánh và mời ngồi ăn tại chỗ. Bánh mì anh làm ngon thật. Sau nhiều lần len lỏi khắp thành phố, chúng tôi có thể ghi nhận nơi đây thức ăn mang đậm hương vị Việt. Miếng thịt anh nướng được ướp tẩm rất vừa miệng. Miếng thịt gà theo đĩa xôi khá hấp dẫn.
Khi vắng khách, anh ngồi cạnh chúng tôi. Anh là Huỳnh Vũ Hải, 35 tuổi (quê Kiên Lương, Kiên Giang). Anh đến Australia vào năm 2005 để theo học ở một trường đại học với chuyên ngành môi trường.
Những năm đầu tha hương trên đất khách, anh phải làm thêm tại nhà hàng của người thân mới có đủ khả năng trang trải các chi phí ăn ở và học hành. Anh từng đảm nhận nhiều vị trí như chạy bàn, rửa chén song song với việc học ở trường.
Sau 4 năm, anh tốt nghiệp, ra trường với mảnh bằng kỹ sư. Anh tìm được việc làm khá tốt ở một công ty chuyên về xử lý rác thải. Công việc văn phòng với những dự án, những kế hoạch không làm anh có được niềm vui. Anh xin nghỉ để trở lại với công việc mà trước đây chỉ là làm để cải thiện cuộc sống, làm nhà hàng.
Máy ép nước nước mía được anh Vũ Hải đặt mua từ Việt Nam. "Vui lòng cho một ly nước mía", tiếng của người khách vang lên cắt đứt câu chuyện. Anh Hải nhìn ra - khách là một người phụ nữ da trắng.
Anh đứng dậy đến bên đống mía, mở tấm đậy. Rút một cây mía, anh cho vào chiếc máy bên ngoài ghi dòng chữ Việt "Nước mía siêu sạch". Trên đất Australia mà lại có loại máy này sao?
Anh múc nước mía vào ly, đậy nắp trao cho khách rồi nói: "Loại máy ép nước mía này con đặt mua từ Việt Nam. Chú xem dòng chữ nhỏ nằm dưới cùng đó". Thì ra nơi sản xuất máy là một cơ sở ở quận 5, TP.HCM.
"Ở đây con bán toàn thức ăn và đồ uống Việt Nam. Sản phẩm bán ra con cố giữ cho được bản sắc Việt nên không chỉ người Việt mà cả người nước ngoài đều thích...", anh nói.
Chợ phiên dân dã
Chợ phiên ở Brisbane city khá lớn. Nằm dọc theo con đường bao bọc công viên Davies Park từ đường Montague đến bờ sông Brisbane dài gần 1km, những gian hàng hai bên đường bày bán đủ loại mặt hàng và dịch vụ thông thường.
Không riêng gì người bản xứ, người Pháp, Đức, Việt và nhiều quốc gia khác đều có gian hàng bán những sản phẩm đặc trưng... Chợ phiên này chỉ hoạt động 1 ngày/tuần, vào ngày thứ 7.
Những gian hàng ở chợ phiên. Dòng người đến với chợ đông dần. Hầu như gian hàng nào cũng tất bật. Anh Hải cũng không ngưng tay. Cứ hết bánh mì đến xôi, rồi cơm tấm đến những món ăn vặt, anh làm không ngưng nghỉ và dường như càng làm anh càng có hứng thú.
"Sau khi nghỉ làm ở công ty môi trường, con tiếp tục xin làm ở nhà hàng. Không việc gì con không làm và phải làm hết sức nhiệt tình. Từ khởi điểm là chạy bàn chẳng bao lâu con được làm phụ bếp.
Ở vai trò này con phát huy hết khả năng cũng như lòng đam mê của mình. Trời chẳng phụ lòng người. Con được bếp chính truyền lại tất cả những bí quyết nghề nghiệp nên sau đó, con trở thành đầu bếp thực thụ.
Vài năm sau, năm 2012, con mở nhà hàng. Công việc làm ăn suôn sẻ và con lập gia đình với một phụ nữ ở Hà Nội, sinh được 2 cháu nhỏ. Hàng ngày, vợ con ở nhà trông cháu, con trông coi nhà hàng.
"Con rất thích nấu ăn - Hải nói. Qua đây, xa quê hương con lại càng muốn nấu những món ăn Việt. Những món ăn đơn giản, dân dã nhưng rất đậm tình quê hương. Khách đến với nhà hàng con không riêng gì người Việt mà người quốc tịch khác khá đông".
Anh Hải chế biến bánh mì thịt. Hải cho biết thêm, đến 2017, anh bán nhà hàng để tiếp tục đi làm công cho các nhà hàng khác. Một tuần, vào ngày thứ 7 anh trở về đây mở gian hàng bán thức ăn Việt.
Đôi vợ chồng già người Australia ghé vào. Hải đứng lên đón khách. Họ mua một hộp xôi mặn mà một ổ bánh mì thịt. Hải mở nắp lấy xôi. Hơi nóng tỏa ra mang đầy hương vị Việt làm dịu không khí lạnh của buổi cuối đông.
Bánh mì và xôi trao cho khách, Hải chưa kịp bỏ tiền vào tủ thì người khác đến. Cứ thế cho đến trưa, đến chiều, thức ăn vơi dần và niềm vui dâng cao.
Người Việt xa quê ai cũng chí thú làm ăn. Họ nâng niu những đồng tiền kiếm được bởi đó là đồng tiền được tạo ra bằng những giọt mồ hôi có khi lẫn cả nước mắt.
Xe đông lạnh bán thủy hải sản. Có thể gọi chợ phiên Brisbane city là chợ bình dân. Chợ được hình thành bằng những gian hàng dã chiến. Hàng hóa đa phần được lấy từ những cơ sở sản xuất tại chỗ. Người bán không cầu kỳ và người mua không kén chọn.
Chúng tôi từ giã Hải đi sâu vào bên trong để tận mắt chứng kiến sinh hoạt rất đỗi bình thường nhưng không phải nơi nào cũng có được.
Du khách việt chứng kiến điều bất ngờ ở Australia
Lễ hội được diễn ra trên sân cỏ khá rộng. Ở những chỗ trống có bóng mát, nhiều người trải bạt cùng gia đình mua thức ăn quây quần bên nhau. Họ cùng vui chơi thoải mái sau những giờ làm việc mệt nhọc.
"> Kỹ sư người Việt bán xôi, nước mía mưu sinh ở Australia -
Vì muốn sắm lễ chu đáo nên năm ngoái người chủ spa nhờ bà Dính dẫn về tận làng Phúc Am để đặt đồ. Số đồ vàng mã phục vụ cho đám cưới người tình tiền kiếp của chị đầy ắp 1 ô tô tải. Bà chủ spa vung tiền tổ chức đám cưới cho ‘người tình tiền kiếp’Từ lâu, làng Phúc Am (xã Duyên Thái, Thường Tín, Hà Nội) được biết đến là ngôi làng có truyền thống làm vãng mã. Với tâm lý “trần sao âm vậy”, khi đến đây, khách thập phương có thể tìm thấy tất cả những món đồ nhằm phục vụ cuộc sống cho người thân ở cõi âm như: nhà cửa, xe cộ, voi, ngựa, thuyền bè, quần áo…
Tuy nhiên theo chia sẻ của những người dân làm nghề, kể từ khi Giáo hội Phật Giáo Việt Nam ra công văn cấm đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự, số vàng mã bán ra phần lớn chỉ phục vụ cho việc cúng lễ ở các đền, phủ, điện thờ… Trong đó, khách hàng là thầy cúng đóng vai trò chủ đạo.
Về làng Phúc Am (xã Duyên Thái, Thường Tín, Hà Nội) vào những ngày này,du khách sẽ thấy không khí tấp nập ngay từ cổng làng. “Ở mỗi xưởng sản xuất vàng mã đều có các khách ruột. Những vị khách này đặt hàng quanh năm. Vào các ngày lễ Tết khách sẽ đặt nhiều hơn. Ví dụ dịp trước và sau Tết, những người làm nghề sẽ làm không hết việc vì nhu cầu mua vàng mã quá lớn”, chị Phạm Thị Phương (30 tuổi), chủ một xưởng vàng mã ở Phúc Am, chia sẻ.
Theo lời chị Phương, ở làng Phúc Am có rất nhiều xưởng sản xuất vàng mã. Xưởng của gia đình chị Phương là một xưởng nhỏ. Thế nhưng số lượng khách đặt hàng liên tục luôn duy trì ở khoảng trên dưới 20 người.
“Tháng bình thường, mỗi khách chỉ mua khoảng vài triệu đến vài chục triệu đồng. Tháng cao điểm, khách đến mua một vài trăm triệu tiền vàng mã là chuyện bình thường”, chị Phương cho biết.
Vào mùa lễ hội, người nhiều xưởng phải thuê thêm nhân công để kịp tiến độ giao cho khách. Số vàng mã này phần lớn phục vụ cho việc cúng lễ ở đền, phủ, điện thờ. Tuy nhiên mỗi lễ cúng lại yêu cầu mặt hàng vàng mã riêng. Ví dụ khóa lễ cắt tiền duyên, khách sẽ yêu cầu xưởng cung cấp sản phẩm vàng mã đầy đủ như một đám cưới và một phòng tân hôn cho cặp đôi.
Sản phẩm đó bao gồm: cô dâu chú rể, xe hoa, tráp cưới, tráp ăn hỏi, đội ngũ phù dâu phù rể, quần áo, xe hoa, quần áo tủ bếp, chăn chiếu, giường tân hôn, nhà lầu xe hơi…
Theo chị Phương, những năm gần đây, số lượng khách đặt hàng làm lễ cắt tiền duyên khá nhiều. Cá biệt có người, không phải thầy cúng nhưng đi mua đồ làm lễ cắt tiền duyên đến 2, 3 lần.
Các cặp 'cô dâu, chú rể' chuẩn bị xuất xưởng Bà Nguyễn Thị Dính (SN 1969), tiểu thương bán vàng mã ở Hà Đông (Hà Nội), đến lấy hàng tại thôn Phúc Am cũng xác nhận việc này.
Bà Dính cho biết, trong thời gian bán hàng, bà từng quen một người phụ nữ ở nội thành Hà Nội. Người này giàu có giỏi giang, ở chung cư cao cấp và là chủ 1 chuỗi spa. Tuy nhiên, ngoài 40 tuổi, chị vẫn chưa lập gia đình. Những người đến với chị nếu không có mục đích thì cũng là người thích dạo chơi, đùa giỡn.
“Cô ấy phải đi xem thầy. Xem xong, mấy thầy đều phán cô ấy có người âm theo, phải làm lễ cắt duyên âm với chi phí 20 - 30 triệu đồng. Tuy nhiên cắt duyên tới 3 lần, cô ấy vẫn chưa gặp được người có thể kết duyên đôi lứa”, bà Dính cho biết.
'Cô dâu' được trang trí tỉ mỉ, cầu kỳ. Theo lời bà Dính, sau 3 lần cắt duyên không đem lại hiệu quả, người phụ nữ nọ lại tìm đến một thầy cao tay hơn. Người thầy này nói với cô phải chi tiền mua lễ tổ chức đám cưới cho người giữ duyên. Như vậy, cô mới được tự do tìm kiếm tình duyên cho riêng mình.
Người phụ nữ này nghe lời thầy. Muốn sắm lễ chu đáo nên năm ngoái cô nhờ bà Dính dẫn về tận làng Phúc Am để đặt đồ. Số vàng mã phục vụ cho đám cưới đầy ắp 1 ô tô tải.
“Năm nay, không biết cô ấy đã lấy được chồng hay chưa nhưng không thấy đến mua hàng nữa. Chỉ nhớ, khi mua đồ đám cưới năm ngoái, cô ấy cầu kỳ chọn từng sản phẩm từ chiếc lược chải đầu cho cô dâu đến thỏi son, nhẫn cưới , bàn phấn… để đảm bảo lễ cưới âm được tươm tất nhất”, bà Dính nói.
Chăn màn, nhà cửa phục vụ cho đám cưới Trao đổi với PV VietNamNet về việc cắt duyên âm, Thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội đồng trị sự, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, cho biết: “Trong giáo lý nhà Phật không có tục đốt vàng mã, cũng không có tục lệ cắt duyên âm cho những người muộn vợ, muộn chồng".
Nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh cũng khẳng định, cắt duyên âm, tiền duyên cho người sống là một hủ tục, được truyền miệng từ đời này qua đời khác, chưa có bất cứ cơ sở khoa học nào xác thực. Nghi lễ này hay được thực hiện tại các đền, phủ, điện thờ...
'Đại gia cô hồn': Trong nhà cả trăm sổ đỏ, sẵn chục cô chân dài
Gần đến tháng 7 âm lịch, làng sản xuất vàng mã Phúc Am (Thường Tín, Hà Nội) bắt đầu nhộn nhịp kẻ mua, người bán.
"> -
Trước yêu cầu nếu lấy nhau, phải về làm dâu ở Đồng Nai, cô chủ spa đã quyết định từ chối chàng trai một cách phũ phàng. Bạn muốn hẹn hò tập 425: Yêu cầu bạn gái làm dâu, chàng trai bị cô chủ spa từ chốiHi hữu: MC Quyền Linh và Cát Tường bấm nút hẹn hò
Cuộc sống sang chảnh của hot girl 'ngủ gật' tuổi 19
Món quà của cặp đôi tặng nhau ngay lần đầu gặp mặt khiến MC thích thú
Xem Video:
Trong tập 425 "Bạn muốn hẹn hò", cặp đôi tham gia là Hoàng Yến (28 tuổi - Ninh Thuận) và Văn Lộc (31 tuổi - Đồng Nai).
Hoàng Yến làm điều dưỡng đồng thời sở hữu một cơ sở spa nhỏ. Cô được xem là người có bản lĩnh, năng động.
Cô tự nhận mình là người kém may mắn trong tình cảm, từng trải qua hai mối tình nhưng đều yêu nhầm đàn ông có vợ.
Hoàng Yến chia sẻ, cô là người cả tin nên yêu người ta một năm trời vẫn không hay biết. Đây cũng là điều Hoàng Yến băn khoăn, lo lắng khi quyết định tham gia "Bạn muốn hẹn hò", tìm chồng tương lai.
Trước vấn đề này, bà mối Cát Tường đã trấn an cô bằng lời khẳng định: Bất cứ ai tham gia game show hẹn hò này đều phải trình giấy chứng nhận độc thân.
Về phần Văn Lộc, chàng trai đang sống ở Đồng Nai cùng mẹ. Hiện anh làm quản lý cho cửa hàng điện máy.
Văn Lộc từng trải qua một mối tình chính thức và chia tay bởi người yêu tìm được người giàu có hơn.
Chàng trai cũng bộc bạch, do bố mất sớm, nhà chỉ còn mẹ già nên anh hi vọng sau này kết hôn, bạn gái sẽ về nhà mình làm dâu, tiện chăm sóc mẹ.
Tuy nhiên Hoàng Yến cho biết, cô không phù hợp với việc làm dâu. Cô chia sẻ, mình là người độc lập trong tính cách, sợ về làm dâu sẽ nảy sinh nhiều chuyện phức tạp.
Khi được Văn Lộc và bà mối Cát Tường phân tích, động viên, Hoàng Yến đồng ý sẽ làm dâu nhưng không muốn về Đồng Nai sống. Theo đó, cô yêu cầu, nếu lấy nhau, chàng trai phải lên TP.HCM.
Ngoài ra, cô cũng bày tỏ mong muốn tìm được bạn trai ở gần, để có thể gần gũi hơn và có mặt khi cô cần. Dẫu Văn Lộc khẳng định sẽ đến với cô ngay khi có thể nhưng điều đó không làm lay động được trái tim cứng rắn của cô gái 9x.
Từ những bất đồng trong suy nghĩ và lối sống, Hoàng Yến quyết định bấm nút từ chối trong sự hụt hẫng của chàng trai. Trước khi tạm biệt nhau, Hoàng Yến còn khuyên Văn Lộc nên tự tin và bản lĩnh hơn để phụ nữ cảm thấy an toàn khi ở cạnh.
Bị Quyền Linh nghi ngờ giới tính, chàng trai tuyên bố sốc
Khi bị "ông mai" Quyền Linh nghi ngờ giới tính, chàng trai Bến Tre đưa ra lời tuyên bố khiến khán giả trường quay choáng váng.
">