Đối với phương thức xét tuyển theo chứng chỉ quốc tế, mức điểm chuẩn từng ngành như sau:
Đối với phương thức xét tuyển theo hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn, mức điểm chuẩn như sau:
Điểm hồ sơ năng lực của thí sinh được đánh giá trên thang 100 điểm, trong đó Điểm học lực tối đa 40 điểm, chiếm 40%; Điểm thành tích tối đa 40 điểm, chiếm 40%; Điểm phỏng vấn tối đa 20 điểm, chiếm 20%; Điểm thưởng tối đa 10 điểm.
Năm 2022, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội dành khoảng 10 – 20% chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển tài năng. Ngoài ra, 50 – 60% chỉ tiêu của trường sẽ tuyển dựa trên phương thức xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá tư duy; 30 - 40% chỉ tiêu dành cho phương thức xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT.
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng đưa ra một số lưu ý, thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với mức quy đổi tương đương IELTS 5.0 trở lên có thể sử dụng để quy đổi điểm tiếng Anh để xét tuyển các tổ hợp A01, D01, D07 và các tổ hợp xét tuyển theo kỳ thi đánh giá tư duy (thông qua hệ thống quy đổi của nhà trường).
Cụ thể, Đại học Bách khoa Hà Nội quy đổi điểm IELTS như sau: IELTS 5.0 quy đổi thành 8.5 điểm; 5.5 quy đổi thành 9 điểm; 6.0 quy đổi thành 9.5 điểm; từ 6.5 trở lên quy đổi thành 10 điểm
Năm nay, mức học phí được Trường ĐH Bách khoa Hà Nội công bố đối với chương trình đào tạo chuẩn khoảng 22 – 28 triệu/ năm; chương trình ELiTECH và chương trình Tiếng Anh chuyên nghiệp khoảng 40 – 45 triệu/ năm; Chương trình đào tạo quốc tế khoảng 55- 65 triệu/ năm;…
Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội. |
Về công tác triển khai đổi mới chương trình dạy và học, địa phương có thể căn cứ vào thực tế để chọn chương trình, SGK để dạy cho học sinh.
Do đó ông Chung cho rằng cần phải đánh giá rất thực tiễn các vùng miền, vùng nào cần học và không cần học cái gì “để đạt được mục tiêu sản phầm đào tạo nên là gì?”
Ông Chung bày tỏ quan điểm: “Tôi thì nghĩ đơn giản thứ nhất là các em phải có sức khỏe, thứ hai coi trọng đạo đức, thứ ba là có kiến thức và tri thức. Để làm sao những sản phẩm của chúng ta không chỉ đáp ứng cho đất nước mà còn đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ hội nhập quốc tế”.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng đề nghị cần đặt nhiệm vụ này lên hàng đầu.
“Hiện nay, tôi nghĩ đại bộ phận chúng ta đều thấy con em chúng ta học chương trình nặng quá, quá tải về kiến thức. Nhưng những kỹ năng sống hay những môn để phát huy được trí tuệ hoặc học thêm những tri thức của thế giới, hay ngoại ngữ rồi tin học thì thời lượng quá ít”, ông Chung nói.
“Khi đủ 18 tuổi học xong lớp 12 trở thành 1 công dân thì các em phải các trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân. Như luật giao thông đường bộ, bằng lái xe là phải có hết. Thế nhưng thực tế là sau đó chúng ta mới đi học rời rạc, gây tốn kém. Cần phải làm sao để ngay từ trong trường phổ thông, có thể tích hợp những việc đó. Những điều này ở các nước ngoài đã làm thành công thì chúng ta nên nghiên cứu và vận dụng, học hỏi kinh nghiệm. Nếu tích hợp được vậy thì cũng giúp các cháu tiết kiệm được và dành công sức đó để học thêm những tri thức khác”.
Ông Chung cũng bày tỏ mong muốn thầy và trò ngành giáo dục cần nhìn thẳng vào những tồn tại, những vấn đề còn gây bức xúc như bạo hành học đường, an toàn thực phẩm,… và “học” cả những vấn đề đã xảy ra ở hệ thống giáo dục của các tỉnh, thành khác. “Cần phải học cả những sai sót của người khác để rồi không mắc phải”, ông Chung nói.
Thanh Hùng
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phản đối việc đặt nặng đánh giá học sinh ở những giờ học thể chất bằng “qua hay không qua” mà cần chú trọng sự tiến bộ, khơi dậy sự đam mê, hứng khởi.
" alt=""/>Chủ tịch Hà Nội: “Con em chúng ta học chương trình nặng quá”Nhưng tới khuya, chị Khuyên nhận được tin cô nhắn: “Em rất cám ơn tấm lòng của các chị nhưng những lớp em dạy ở trường hay trung tâm, em đều quán triệt ngày lễ, Tết không tặng quà cáp phong bì, không được đến nhà cô, ai không nghe thì sau em không dạy nữa. Bố mẹ đã rất vất vả nuôi các con rồi, bao nhiêu thứ phải lo, không cần bận lòng tốn kém mất thời gian đến nhà cô thêm nữa đâu ạ...”.
Cô chia sẻ thêm: “Em sẽ hết lòng vì các con, đó là lời hứa danh dự khi làm nghề giáo của em và mong phụ huynh đồng hành đốc thúc các con, sự tiến bộ của các con là món quà quý giá nhất với em”.
Đọc được những dòng này, chị Khuyên càng trân quý cô giáo trẻ. Sau này, khi con đã đỗ cấp 3 và không còn theo học cô nữa, có lần, vào ngày 20/11, chị nhắn tin chúc mừng, đồng thời gửi biếu cô một khoản tiền nhỏ, đơn thuần thể hiện tấm lòng tri ân nhưng cô lại từ chối thẳng thừng.
Có con từng học tại một trường THCS tại Đống Đa, Hà Nội, chị Bích Phượng chia sẻ, từ khi con lớp 6 tới lớp 9, cô giáo chủ nhiệm chưa lần nào nhận quà của gia đình gửi tới. “Cô chỉ vui vẻ nhận những bức tranh, tấm thiệp con tặng và nói lời cảm ơn", chị Phượng kể.
Biết nhà chị có 3 con, hoàn cảnh khó khăn, cô giáo vận động chị cho con lớn đi học thêm để bổ trợ kiến thức và không thu học phí. Lần lớp tổ chức đi dã ngoại, cô cũng gọi cho chị nói cứ để con tham gia cùng cả lớp cho vui, cô tặng suất đi đó, mẹ không cần đóng tiền.
“Chính ra, con và gia đình toàn được nhận ‘quà’ của cô giáo. Cô tặng con kiến thức, tấm lòng nhân ái, cảm giác được gắn bó, hòa đồng với tập thể và động lực vươn lên”, chị Phượng bày tỏ.
Cũng từng bị cô giáo từ chối quà vài lần hồi cấp 3, Nhật Mai, hiện là sinh viên năm nhất tại một trường đại học ở Hà Nội, chia sẻ, khi mới vào lớp 10, em cùng nhiều bạn trong lớp không thích cô vì thấy cô giáo rất khắt khe. Nhưng dần dần, cả lớp nhận ra, cô thực sự tận tâm trong nghề và hết lòng vì học trò.
Khi được nhiều phụ huynh đề nghị dạy thêm, cô trả lời rằng những kiến thức cần thiết cô đã truyền đạt hết trên lớp, nếu có bạn nào chưa hiểu có thể nhắn Zalo, cô hướng dẫn thêm chứ không mở lớp dạy bên ngoài.
Có lần, khi đang ôn thi học sinh giỏi, Mai không hiểu một bài toán, nhắn tin cho cô, cô đã hướng dẫn trả lời tỉ mỉ tới 1h đêm.
“Suốt 3 năm chúng em ở THPT, cô không nhận bất cứ món quà nào của phụ huynh học sinh. Nếu bạn nào trong lớp cùng phụ huynh mang quà đến nhà, cô đã từ chối mà không chịu mang về, hôm sau cô sẽ mang tới lớp trả, bảo bạn cầm về. Sau nhiều lần bị như vậy, tất cả phụ huynh không ai nghĩ tới việc tặng quà nữa”, Nhật Mai nhớ lại.
Cô giáo Đinh Thị Như, giáo viên một trường tiểu học ở Hoàng Mai, Hà Nội chia sẻ, cô không muốn nhận quà 20/11 và đã thẳng thắn chia sẻ với cha mẹ học sinh rằng, thay vì tặng quà, mong phụ huynh dành thời gian hỗ trợ con trong việc học, sẵn sàng lắng nghe khi cô trao đổi để giúp con tiến bộ.
“Việc dạy dỗ con trẻ là một quá trình cần liên tục và mỗi ngày từng chút một nên rất cần sự thấu hiểu, và đồng hành của cha mẹ - đó là món quà tuyệt vời với cô. Phụ huynh cứ mang quà tới rồi ‘trăm sự nhờ cô’ thì món quà ấy thực sự quá nặng”, cô giáo bày tỏ.
Thầy Đỗ An Phú, giáo viên Ngữ văn THCS tại quận 1, TPHCM cho biết, bản thân anh đôi khi không muốn nhận quà 20/11 nhưng từ chối lại ngại cha mẹ học sinh suy nghĩ.
Theo thầy, chuyện tặng, nhận quà nhân ngày 20/11 không xấu bởi đó là tấm lòng của phụ huynh, học sinh, đúng truyền thống văn hóa, nhưng “của cho không bằng cách cho” và mỗi giáo viên có thể có nguyên tắc riêng về việc này.
Bản thân thầy thường chỉ nhận quà của cá nhân, từ chối quà 20/11 từ tập thể chung của lớp vì không muốn phụ huynh dùng quỹ lớp vào việc quà cáp cho giáo viên. “Khi nhận quà, tôi thường cố quên ai tặng để có thể công bằng với tất cả học sinh. Nhiều lúc, sau khi nhận quà 20/11, tôi lại tìm cách mua đồ cho các con liên hoan tại lớp luôn”, thầy giáo sinh năm 1984 chia sẻ.