Theo thông tư này, giáo viên được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:Cơ sở giáo dục có nhu cầu và được người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý cử đi dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức;
Đã được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông phù hợp với vị trí việc làm đang đảm nhận;
Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của hạng đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng theo quy định hiện hành về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Trường hợp giáo viên đủ điều kiện miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức thì được xác định là đáp ứng tiêu chuẩn về ngoại ngữ, tin học của hạng chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng,...
 |
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ giáo viên hạng II lên giáo viên hạng I được thực hiện thông qua việc xét, chấm điểm hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng và kiểm tra, sát hạch theo quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng I của mỗi cấp học.
Giáo viên hạng II dự xét thăng hạng lên giáo viên hạng I được tham dự kiểm tra, sát hạch khi điểm hồ sơ đạt 100 điểm theo thang điểm quy định.
Việc kiểm tra, sát hạch được thực hiện bằng hình thức làm bài trắc nghiệm hoặc phỏng vấn:
Đối với hình thức làm bài trắc nghiệm: Thời gian thực hiện bài thi trắc nghiệm là 60 phút, nội dung gồm các câu hỏi liên quan đến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về giáo dục và nhiệm vụ của nhà giáo quy định tại tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp (theo từng hạng chức danh nghề nghiệp của mỗi cấp học), tối đa không quá 60 câu hỏi. Bài trắc nghiệm được chấm theo thang điểm 30 và được thực hiện trên giấy hoặc trên máy tính.
Đối với hình thức phỏng vấn: Thời gian thực hiện bài phỏng vấn không quá 15 phút/1 người dự xét, nội dung phỏng vấn liên quan đến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về giáo dục và nhiệm vụ của nhà giáo quy định tại tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp (theo từng hạng chức danh nghề nghiệp của mỗi cấp học). Bài phỏng vấn được chấm theo thang điểm 30 và được thực hiện trực tiếp đối với từng người.
 |
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Còn việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ giáo viên hạng III lên giáo viên hạng II được thực hiện thông qua việc xét và chấm điểm hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng theo quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng II của mỗi cấp học.
Điều kiện trúng tuyển
Người được xác định trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải có đủ hồ sơ kèm các minh chứng theo quy định.
Đối với trường hợp dự xét thăng hạng từ hạng II lên hạng I, điểm chấm hồ sơ phải đạt 100 điểm và điểm kiểm tra, sát hạch phải đạt từ 15 điểm trở lên.
Đối với trường hợp dự xét thăng hạng từ hạng III lên hạng II, điểm chấm hồ sơ phải đạt 100 điểm.
Trường hợp số lượng hồ sơ xét thăng hạng nhiều hơn số chỉ tiêu thăng hạng được cấp có thẩm quyền giao, đối với trường hợp dự xét thăng hạng từ hạng II lên hạng I, lấy điểm kiểm tra, sát hạch theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu.
Còn đối với trường hợp dự xét thăng hạng từ hạng III lên hạng II, sẽ sử dụng quy định về nhiệm vụ của hạng II để làm căn cứ xét thăng hạng. Lấy điểm chấm minh chứng về các nhiệm vụ của hạng II mà giáo viên hạng III đã thực hiện trong 6 năm liền kề trước thời điểm hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/1/2022.
Cùng thông tư này, Bộ GD-ĐT cũng bãi bỏ Quy chế xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập ban hành kèm theo Thông tư số 29/2017/TT-BGDĐT ngày 30/11/2017.
Thanh Hùng

Phó Thủ tướng chỉ đạo sửa quy định bổ nhiệm, xếp lương giáo viên như thế nào?
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp rà soát, sửa đổi các quy định về bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục.
" alt=""/>Bộ Giáo dục hướng dẫn xét thăng hạng giáo viên từ tháng 1/2022 ra sao?
Luật sư tư vấn:Căn cứ theo Điều 1, Nghị quyết số 02/2018 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao quy định về án treo là “Biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được toà án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù”. Theo đó, các điều kiện được hưởng án treo được quy định tại Điều 65 Bộ luật hình sự 2015:
- Khi xử phạt tù không quá 03 năm
- Có nhân thân tốt
 |
Ảnh minh họa |
- Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại Khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự
- Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.
- Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Không thuộc các trường hợp không được hưởng án treo.
Điều 3 Nghị quyết số 02/2018 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao quy định về ác trường hợp không được hưởng án treo:
“1. Người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
2. Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị truy nã.
3. Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo.
4. Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.
5. Người phạm tội nhiều lần, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.
6. Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm”.
Như vậy, căn cứ vào quy định này thì người thực hiện hành vi phạm tội mà bỏ trốn, đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị truy nã sẽ không được hưởng án treo. Do đó, trường hợp bạn bị cơ quan công an ra quyết đinh truy nã về tội gây rối trật tự công cộng mặc dù đã ra đầu thú sẽ không được hưởng án treo.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc

Quy định pháp luật cụ thể về án treo
Xin hỏi được hưởng án treo nghĩa là thế nào? Người hưởng án treo có phải chịu sự quản thúc gì không?
" alt=""/>Bị truy nã ra đầu thú có được hưởng án treo?
1. Bạn đọc Vũ Thị Minh Thủy thường trú số 9 Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội nhiều lần gửi đơn, mới nhất đề ngày 05/06/2020. Nội dung: BĐ Minh Thủy tiếp tục khiếu nại Văn bản số 848/TB-UBND ngày 24/7/2017 của UBND TP Hà Nội thông báo cho BĐ Minh Thủy về việc không thụ lý giải quyết tố cáo do “nội dung tố cáo trên không đủ điều kiện để thụ lý giải quyết”. BĐ Minh Thủy cũng khiếu nại một số văn bản của Thanh tra, Sở Xây dựng, Xí nghiệp QL và PT nhà quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội về việc quản lý, sử dụng nhà số 9 Hàng Trống. Đề nghị các cơ quan chức năng Thanh tra TP và CT TNHH Một thành viên Quản lý và phát triển nhà Hà Nội khẩn trương xem xét giải quyết vấn đề này như UBND TP đã giao tại Văn bản số 9643/VP-ĐT ngày 10/12/2018.2. Bạn đọc Lê Bảo Hoàng (sn 1981) ở Quận 11, TP.HCM gửi đơn khiếu nại đề ngày 4/6/2020. Nội dung: BĐ khiếu nại công ty Bảo hiểm nhân thọ Manulife Việt Nam xử ép khách hàng mùa dịch Covid-19. Cụ thể ngày 17/3 BĐ ký hợp đồng bảo hiểm Manulife trị giá 50 triệu đồng. Sau khi xem xét hợp đồng được chấp thuận vào ngày 30/3. Do tình hình dịch bệnh lúc đó phức tạp, BĐ không thể đi nhận hợp đồng, cũng không xem được nội dung hợp đồng qua zalo vì internet kém. Ngày 20/4, BĐ xin được hủy hợp đồng lấy lại tiền vì gia đình có việc, cần tiền gấp. Do không được tư vấn hủy hợp đồng cũng như nghiên cứu nội dung nên yêu cầu này không được chấp thuận. Vậy nay BĐ gửi đơn khiếu nại đề nghị thẩm tra, xác minh lại sự việc và giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
 |
Ảnh minh họa |
3. Bạn đọc Ngô Như Quỳnh trú tại thôn Tân Bình, xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang nhiều lần gửi đơn, mới nhất đề ngày 8/6/2020. Nội dung: BĐ Như Quỳnh “khiếu nại, kêu cứu khẩn cấp” về việc bị Nguyễn Văn Tuyến trú thôn Tân Thịnh, xã Phúc Ứng, huyện Sơn Dương “dùng đá đánh gây thương tích, đe dọa giết cả nhà tôi” nhưng CA huyện Sơn Dương không khởi tố vụ án hình sự; TAND huyện Sơn Dương kéo dài thời gian, chậm đưa ra xét xử vụ tranh chấp đất đai “Tuyến xây tường trên đất nhà tôi”. Xin chuyển nội dung đơn của BĐ Ngô Như Quỳnh đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền tỉnh Tuyên Quang đề nghị khẩn trương xem xét.
4. Bạn đọc Đặng Hữu Hợp trú tại thôn Thạch Căn, xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên- Huế gửi “đơn kêu cứu” đề ngày 9/6/2020. Nội dung: BĐ khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất với bà Đặng Thị Hoài Minh (cùng ở địa chỉ trên) từ ngày 14/5/2018; đến ngày 18/12/2018 TAND huyện Phú Vang mới “chấp nhận thụ lý đơn của tôi”. Thế nhưng, từ đó đến nay “Tòa mới làm việc với tôi 1 lần để cung cấp bản khai và hòa giải, nhưng phía bị đơn không đến”. Đến ngày 19/6/2019. Tòa ban hành Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự! Theo đơn trình bày, “khi tôi canh tác trên mảnh vườn” theo “cân đối ruộng đất” của HTX năm 1993, thì phía “bị đơn dùng vũ lực cưỡng đoạt quyền sử dụng đất, nhổ hết cây tôi trồng để trồng cây của họ”! Xin chuyển nội dung đơn của BĐ Đặng Hữu Hợp đến TAND huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên- Huế đề nghị xem xét.
5. BĐ Mai Thị Trúc Bạch ở Thành phố Vinh, Nghệ An gửi đơn ngày 9/6/2020, trình bày sự việc BĐ bị quấy rối tình dục bởi một giáo viên người nước ngoài hiện đang dạy học tại một trung tâm tiếng Anh trên địa bàn thành phố. Trong quá trình giảng dạy tại trung tâm, BĐ phát hiện ra người giáo viên nước ngoài này thường xuyên có quan hệ không lành mạnh với nhiều phụ nữ khác nhau. Thậm chí BĐ bị “gửi ảnh nóng của các cô gái từng qua đêm với thầy cho tôi xem”. Theo BĐ việc giáo viên nước ngoài này có những quan hệ như vậy đã gây ảnh hưởng xấu, không phù hợp về mặt đạo đức, tác phong của giáo viên, mong trường xem xét xử lý.
6. BĐ Lê Mạnh Tuấn ở Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội tiếp tục gửi đơn kêu cứu khẩn cấp đề ngày 14/6. Nội dung: Bố của BĐ là ông Lê Văn Tề ở xã An Viên, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên đã ủy quyền cho BĐ tiếp tục khiếu nại đến Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên về việc không nhất trí với quyết định giải quyết tranh chấp đất đai số 824/QĐ-CT ngày 13/8/2008. Cụ thể, gia đình ông Tề đã nhiều đời nay cư trú hợp pháp, thừa kế trực hệ nhiều đời trên thửa đất thổ cư có diện tích 6 miếng ở giữa thôn Nội Thượng, xã An Viên, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, gọi tắt là phần đất số 1. Ngoài ra trong thời kỳ cải cách ruộng đất gia đình ông đã mua thêm đất liền kề, gọi tắt là phần đất số 2. Từ năm 2006 đến nay, gia đình ông xảy ra tranh chấp đất với họ Lê thôn Nội Thượng, dù đã được chỉ đạo giải quyết nhiều lần song vẫn chưa thỏa đáng. Cuộc sống gia đình ông chịu nhiều áp lực, rất mong các cơ quan chức năng có thẩm quyền sớm giải quyết dứt điểm.
7. BĐ Nguyễn Đắc Tâm ở phường Thịnh Đán, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên gửi đơn phản ánh khẩn cấp đề ngày 12/6. Nội dung: BĐ là nhân viên phòng CN-TT thuộc Đại học Y-Dược Thái Nguyên muốn phản ánh những sai phạm trong việc ban hành các quyết định kỷ luật, điều chuyển, chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, xâm phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của viên chức, người lao động. Theo BĐ, bà Hoàng Cẩm Vân (nguyên là kế toán viên trường ĐH Y-Dược) đã bị kỷ luật và điều chuyển công tác trái pháp luật, được Sở LĐ-TB&XH công nhận đơn khiếu nại. Bà Vân có chuyên môn kế toán nhưng lại bị kỷ luật không đúng dẫn đến hệ lụy bà bị xóa tên khỏi danh sách Đảng viên dự bị, hiện tại vẫn đang phải tiếp tục làm việc tại Phòng Quản trị - Phục vụ làm công việc trưng nước cất, chăn nuôi không đúng với chuyên môn. Ngoài bà Vân, bà Bùi Phương Nga – thủ quỹ, cán bộ Phòng KHTC và ông Nguyễn Xuân thắng – lái xe, nhân viên Phòng Quản trị - Phục vụ cũng bị chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật. BĐ đề nghị Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét những sự việc nêu trên.
8. Bạn đọc Lê Ngọc Quý, thường trú tại 91 Nguyễn Văn Lượng, phường 10, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh tiếp tục gửi đơn đề ngày 13/6/2020. Nội dung: BĐ Ngọc Quý “khiếu tố” về việc “Viện Y dược học dân tộc không chi trả phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật theo QĐ số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 50/2014/TT-BYT ngày 26/12/2014 của Bộ Y tế…”. Tuy nhiên, Văn bản số 5618/TB-SYT ngày 14/10/2019 của Sở Y tế TP Hồ Chí Minh “Thông báo kết quả giải quyết tố cáo” mà BĐ gửi kèm cho biết: GĐ Sở Y tế TP HCM đã có kết luận nội dung tố cáo, nêu rõ “lý do Viên Y dược học dân tộc chưa thực hiện chi trả vì không đảm bảo yếu tố chi do thời gian thực hiện dưới 01 giờ theo Thông tư số 50/2014/TT-BYT ngày 26/12/2014 của Bộ Y tế”. Như vậy nội dung tố cáo là “không có cơ sở”.
9. BĐ Lê Thị Thu Hà ở phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội gửi đơn kêu cứu khẩn cấp đề ngày 15/6. Nội dung: BĐ là đại diện cho gia đình cụ Phạm Thị Dần-Phạm Văn Chiên là những cán bộ lão thành của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) “kêu cứu… các hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của Công ty CP Dược Trung ương Mediplantex liên quan đến nhà đất của gia đình chúng tôi tại khu đất địa chỉ số 190, tổ 14, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội”. Cụ thể gia đình cụ Dần-cụ Chiên được cấp nhà đất có diện tích 99,6m2 nằm trong dãy nhà tập thể tại khu vực chăn nuôi thỏ của Viện, sinh sống ổn định cho đến nay để lại cho con cháu. Sau khi Công ty Mediplantex được Viện chuyển nhượng toàn bộ cơ sở vật chất, cán bộ và dãy nhà tập thể thì đã không bố trí lại nhà đất cho gia đình cụ Dần, mặc dù nhiều lần có đơn đề nghị. Không những thế “họ còn tự ý phá dỡ căn nhà mà các cụ tôi được phân cấp trước đây… Mới đây ngày 7/6/2020,… toàn bộ căn nhà của gia đình đã bị quây tôn hàn khung sắt bịt kín không thể vào nhà”. BĐ gửi kèm một số công văn trả lời và giấy xác nhận của các bên, nhờ báo chí vào cuộc phản ánh.
10. BĐ phamvanchung0001@gmail.com gửi ý kiến đóng góp. Cụ thể: Kiểm tra, xử lý các công trình, dự án đội vốn, Nâng chuẩn hộ nghèo, cận nghèo là cần thiết!; Vứt chuột chết ra đường, hành động vô ý thức
BĐ ducgiangnhan@gmail.com gửi ý kiến đóng góp. Cụ thể: Bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị xâm hại tình dục, Nan giải tình trạng bỏ xe do vi phạm nồng độ cồn; Kiên quyết dẹp bỏ những điểm họp chợ ven đường!
11. BĐ là tập thể cán bộ viên chức hiện đang công tác tại Trung tâm y tế huyện Kế Sách (email leluxubu1985@gmail.com) gửi email kiến nghị đề ngày 3/6. Nội dung: Xăn cứ vào bảng báo cáo công khai tài chính qua các lần hội nghị sơ kết hàng quý, “số liệu kinh phí ngân sách, nguồn thu chưa được rõ ràng, minh bạch, vấn đề thu chi còn khuất tất, nhiều nội dung thu chi không đúng theo Luật kế toán. Chẳng hạn nguồn thu 35% bù lương đem điều chỉnh đi sửa chữa nhà cửa; Mua sắm tài sản, sửa chữa nhà cửa, máy móc, trang thiết bị quá cao)… BĐ đề nghị các cơ quan cấp trên thanh tra tài chính năm 2019 trở về trước của Bệnh viện Đa khoa huyện Kế Sách (tỉnh Sóc Trăng), nay còn gọi là Trung tâm y tế huyện Kế Sách (khi sáp nhập).
12. BĐ Lê Thị Ánh Nguyệt, tiến sĩ, giảng viên của Khoa Luật quốc tế Trường Đại học Luật TPHCM, email nguyet.le.lld@gmail.com gửi đơn kêu cứu. Nội dung: “tôi phản ánh, tố cáo ông Trần Việt Dũng (trưởng khoa Luật quốc tế và chủ biên giáo trình Luật TMQT phần 2) gạt bỏ tên tôi khỏi thành phần viết giáo trình Luật TMQT phần 2 vi phạm Thông tư 04/2011 ngày 28/1/2011 về việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình giáo dục đại học bởi vì tôi đã được chủ biên email phân công công việc, đã gửi bản thảo để hội đồng nghiệm thu phản biện và, tính đến nay, tôi vẫn chưa nhận bất kỳ biên bản nào thay đổi thành phần viết giáo trình (xem thêm biên bản họp khoa và bản ghi âm của cuộc họp do ông Trần Hoàng Hải chủ trì ngày 30/10/2015). Đồng thời, tôi cũng phản ánh ông Dũng đã sử dụng một phần bản thảo bị gạt bỏ của tôi mà không xin phép tôi và không được sự đồng ý của tôi (đạo văn) đối với Chương 1 giáo trình Luật TMQT phần 2 vi phạm Luật sở hữu trí tuệ 2005 (xem biên bản họp khoa nêu trên)”.
Ban Bạn đọc
" alt=""/>Hồi âm đơn thư bạn đọc đầu tháng 6/2020