当前位置:首页 > Bóng đá

Mỹ đề xuất đầu tư 1 tỷ USD cho công nghệ chống lại Huawei

Ảnh minh họa: Internet

Dẫn đầu bởi Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Mark Warner,ỹđềxuấtđầutưtỷUSDchocôngnghệchốnglạputin người sáng lập công ty mạng vô tuyến Nextel, nhóm này đề xuất đưa ra các quy định mới yêu cầu Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) đầu tư ít nhất 750 triệu USD vào các công nghệ O-RAN. Số tiền lấy từ tiền bán đấu giá phổ tần số và được quản lý bởi Cục Viễn thông và Thông tin quốc gia (NTIA).

Theo đề xuất, Mỹ cũng sẽ thành lập Quỹ bảo mật viễn thông đa phương trị giá 500 triệu USD để tăng tốc "việc áp dụng các thiết bị an toàn và đáng tin cậy trên toàn cầu". Điều này sẽ được mở cho các đối tác nước ngoài.

Các biện pháp khác bao gồm xây dựng "kế hoạch chuyển đổi" cho các nhà mạng chuyển sang công nghệ O-RAN. Các nhà hoạch định chính sách cũng muốn thấy Mỹ đóng vai trò nổi bật hơn trong các cơ quan tiêu chuẩn quốc tế và thúc đẩy sự hài hòa trong phân bổ phổ tần số với các đối tác quốc tế nhằm giảm chi phí khi thay thế các thiết bị của Huawei.

Kế hoạch triệt để này sẽ mở ra một mặt trận mới trong cuộc chiến chống lại Huawei và ZTE, hai công ty mà chính quyền Mỹ coi là gian lận thương mại và là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.

Mỹ đang áp đặt các biện pháp trừng phạt thương mại đối với Huawei và buộc tội bà Mạnh Vãn Chu, Giám đốc Tài chính của công ty lừa dối tổ chức tài chính về hoạt động của Huawei ở Iran. Kể từ cuối năm 2018, bà bị quản thúc tại Canada, chờ đợi khả năng dẫn độ về Mỹ.

Các nhà cung cấp dịch vụ lớn của Mỹ được cảnh báo không sử dụng Huawei hoặc ZTE từ năm 2012 khi báo cáo của chính phủ lần đầu tiên xác định họ là mối nguy hại đối với an ninh. Chính quyền Tổng thống Donald Trump thực hiện cuộc chiến trên khắp thế giới, kêu gọi chính phủ các nước khác loại trừ các nhà cung cấp Trung Quốc khỏi thị trường 5G của họ.

Chiến dịch kêu gọi tẩy chay Huawei của Mỹ không đạt được kết quả như kỳ vọng, vì một phần do có ít lựa chọn khả thi để thay thế cho Huawei. Ở một số quốc gia, sự biến mất của Huawei sẽ có nguy cơ biến thị trường cơ sở hạ tầng di động thành một sự phân chia độc quyền giữa Ericsson và Nokia, hai đối thủ chính của Huawei.

分享到: