-Trước nhiều vụ tranh chấp diễn biến phức tạp thời gian qua, ngày 13/7, UBND TP.HCM đã giao Sở Xây dựng thành lập Tổ công tác, phối hợp với các cơ quan chức năng, rà soát để chấn chỉnh lại thị trường, bảo vệ quyền lợi người mua nhà.Theo đó, UBND Thành phố giao Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Tư pháp, Văn phòng Đăng ký Đất đai, Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA), UBND các quận huyện nghiên cứu phương án đăng tải công khai, minh bạch thông tin về các dự án đang thế chấp tại các tổ chức tín dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng, các website của đơn vị, nơi công cộng… hạn chế tối đa thiệt hại do thiếu thông tin của người giao dịch.
|
Thị trường sẽ được thanh lọc sau đợt rà soát sắp tới |
Ngoài ra, Sở Xây dựng chủ trì cùng với các sở Tư pháp, Tài nguyên - Môi trường, Cục thuế, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM, Văn phòng đăng quyền sử dụng đất, UBND các quận huyện… tổng rà soát các dự án bất động sản trên địa bàn về cơ sở pháp lý, tiến độ thực hiện, có hay không thế chấp dự án trái phép, lưu ý phân loại các dự án đã thế chấp ở ngân hàng để xử lý trước, tiềm ẩn nguy cơ có thể dẫn đến tranh chấp giữa chủ đầu tư - người mua nhà - ngân hàng; có phương án giải quyết nợ vay, tài sản đảm bảo để vay... báo cáo UBND Thành phố phương án giải quyết hiệu quả.
UBND Thành phố cũng giao các quận huyện chủ động xử lý tranh chấp phát sinh giữa các bên: chủ đầu tư, người mua nhà, tổ chức tín dụng nhận thế chấp dự án tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của các bên; đảm bảo quyền lợi chính đáng của người mua nhà.
Bên cạnh đó, UBND Thành phố yêu cầu các sở, ban ngành trên căn cứ Công văn 1184 ngày 14-4-2016 của Bộ Tư pháp và Công văn 2317 ngày 17-5-2016 của UBND TP.HCM, tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền trên đất tại các dự án nhà ở trên địa bàn, không để xảy ra xung đột quyền lợi giữa các bên chủ đầu tư, người mua nhà và tổ chức tín dụng.
Chỉ đạo của UBND TP.HCM được xem là động thái kịp thời để “gạn đục khơi trong”, lấy lại niềm tin cho thị trường trong bối cảnh một số doanh nghiệp bất tín đã gây nhiễu loạn thời gian gần đây.
Quốc Tuấn
" alt="Tổng rà soát, xử lý các dự án “có vấn đề” tại TP.HCM"/>
Tổng rà soát, xử lý các dự án “có vấn đề” tại TP.HCM
Thị trường địa ốc đang chứng kiến nhiều thương vụ mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A) của các doanh nghiệp nội, có tiềm lực về tài chính.... |
Dự báo hoạt động M&A bất động sản sẽ tiếp tục sôi động trong thời gian tới nhờ vào những yếu tố đổi mới tích cực của chính sách về thị trường bất động sản. |
Cụ thể, các doanh nghiệp nội này không bị động ngồi chờ mà đã chủ động tìm kiếm dự án, quỹ đất để phát triển. Đặc biệt hơn, các doanh nghiệp này đã vươn dài cánh tay để thâu tóm những siêu dự án của doanh nghiệp ngoại. Xu hướng này bùng nổ trong 2 năm trở lại đây.
Những thương vụ M&A đình đám
Báo cáo của Diễn đàn mua bán, sáp nhập (M&A) 2016 mới đây cho thấy, bất động sản tiếp tục là một trong số những ngành chiếm tỷ trọng lớn trong các thương vụ M&A tại Việt Nam. Đây cũng là những lĩnh vực thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các nhà đầu tư có tiềm lực mạnh trong nước.
Nếu như trước đây, doanh nghiệp ngoại đang chiếm thế thượng phong trong cuộc đua M&A dự án, thì trong năm 2016, doanh nghiệp nội đã chính thức lật ngược thế cờ quay lại thâu tóm các siêu dự án của doanh nghiệp ngoại.
Một thương vụ mới đây là Novaland chính thức nhận chuyển nhượng dự án khu đô thị quốc tế Đa Phước rộng hơn 180 ha có tổng vốn đầu tư bán đầu là 250 triệu USD từ tay Deawoo. Trước đó, doanh nghiệp này cũng đã thâu tóm dự án Nam Rạch Chiếc rộng 30 ha của Vina Capital.
Thương vụ gây chú ý khác gần đây là Tập đoàn Rạng Đông thâu tóm tổ hợp nghỉ dưỡng 5 sao do tỷ phú Mỹ Larry Billbloom - ông chủ của Công ty chuyển phát nhanh DHL, xây dựng để làm dự án Ocean Dunes tại Phan Thiết, Bình Thuận.
Sau đó, tập đoàn này đã bắt tay với Công ty Cổ phần Green Real – một công ty đầu tư và môi giới địa ốc hàng đầu tại Tp.HCM để hợp tác đầu tư dự án.
Nhờ vậy dự án này đã chứng kiến bước chuyển mình khi ra mắt thị trường.
Công ty Green Real cho biết, chỉ sau một tháng mở bán thăm dò thị trường đã bán được hơn 300 nền biệt thự, góp phần làm sôi động thị trường bất động sản Phan Thiết. Trong tháng 10 này, Green Real sẽ chính thức đem dự án này bắc tiến.
Ocean Dunes là một tổ hợp biệt thự, nhà phố và khách sạn biển có quy mô lên tới 62 ha tại Trung tâm Phan Thiết, tổng mức đầu tư lên tới 2.600 tỷ đồng. Khi hoàn thiện dự án sẽ cung ứng ra thị trường 1.515 nhà phố, biệt thự hướng biển và khoảng 5.000 căn hộ cao cấp.
Dự án sở hữu vị trí đắc địa tại Trung tâm Phan Thiết - ngã tư 2 con đường đẹp nhất thành phố là đại lộ Nguyễn Tất Thành và Tôn Đức Thắng, sát bãi biển Đồi Dương, có 3 mặt được bao bọc bởi sân Golf 18 lỗ và đối diện khách sạn Novotel.
Trước đó, Tập đoàn BRG cũng đã thâu tóm sân golf Kings’ Island Golf Resort thuộc sở hữu của liên doanh giữa một nhà đầu tư Thái Lan với một doanh nghiệp trong nước.
Doanh nghiệp địa ốc chủ động tìm quỹ đất đẹp
Giới chuyên gia địa ốc cho hay, sự tăng trưởng nóng trong vài năm qua dẫn đến sự khan hiếm các vị trí đẹp tại các khu vực trung tâm, đặc biệt là Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng và một số khu du lịch như Phú Quốc, Nha Trang…
Do đó, các thương vụ chuyển nhượng sẽ tiếp tục diễn ra và người mua là những nhà đầu tư có tiềm lực và thực sự quyết tâm.
Ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc Công ty JLL Việt Nam, nhận định trong giai đoạn suy thoái của thị trường bất động sản giai đoạn 2009 - 2013, phần lớn bên bán là các chủ đầu tư trong nước gặp khó khăn về vốn và loay hoay tìm bài toán đầu ra.
Từ năm 2014, thị trường đã chứng kiến một xu hướng ngược lại. Chính các chủ đầu tư trong nước có tiềm lực mạnh về vốn đã chủ động tìm kiếm dự án, quỹ đất để phát triển...
Các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam có thể nói đã đủ sức cạnh tranh với các công ty đa quốc gia. Mặt khác, nhà đầu tư trong nước ngày càng được đánh giá cao bởi lợi thế là sự thông hiểu về thị trường, hệ thống hành lang pháp lý, danh mục các bất động sản đã được xác lập cùng tiềm lực về vốn và kinh nghiệm phát triển dự án được tích luỹ theo thời gian.
Đây cũng là một trong những thay đổi lớn nhất trong 10 năm qua của ngành bất động sản Việt Nam. Chưa khi nào M&A địa ốc diễn ra mạnh mẽ như hiện nay.
Tuy nhiên, thị trường đã bước qua giai đoạn mua lại dự án chủ yếu "găm đất” chờ thời thì nay việc săn quỹ đất, mua lại dự án nhằm mục tiêu phát triển dự án khá rõ ràng.
Dự báo hoạt động M&A bất động sản sẽ tiếp tục sôi động trong thời gian tới nhờ vào những yếu tố đổi mới tích cực của chính sách về thị trường bất động sản.
Bên cạnh đó, dòng vốn ngoại cũng đang đổ mạnh vào bất động sản, trong đó 9 tháng đầu năm, cả nước đã thu hút 34 dự án cấp mới với tổng vốn 1 tỷ USD vào lĩnh vực này.
Theo VnEconomy
" alt="M&A bất động sản: Xu hướng thâu tóm ngược"/>
M&A bất động sản: Xu hướng thâu tóm ngược
-Không còn cảnh tranh nhau mở bán dự án mới, quý 3/2016 vừa qua đã ghi nhận con số giảm kỷ lục số dự án mới tham gia thị trường. Phân khúc cao cấp sau thời gian dài ở đỉnh cao đã sang chu kỳ giảm, nhường chỗ cho những phân khúc thấp hơn. Những tín hiệu điều chỉnh này đang được đánh giá là dấu hiệu tích cực đối với thị trường bất động sản.Báo cáo mới đây của CBRE Việt Nam cho biết, quý 3/2016 thị trường TP.HCM có 8.016 căn hộ mới từ 23 dự án. Trong đó, có 13 dự án mới hoàn toàn và 10 dự án là chào bán giai đoạn sau. Con số này giảm 17% so với quý trước và giảm 27% so với cùng kỳ năm trước. Nguồn cung mới của phân khúc trung cấp chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm khoảng 68% tổng nguồn cung mới. Tiếp theo là phân khúc cao cấp với 29% tổng nguồn cung mới.
Điểm đặc biệt so với quý trước là dù có số lượng chào bán ít hơn nhưng số căn bán được trong quý này lại tăng 32%, đạt 7.811 căn. Phân khúc trung cấp vẫn giữ kết quả kinh doanh tốt từ đầu năm với hơn 4.000 căn hộ được tiêu thụ trong quý, chiếm hơn 50% tổng số lượng căn hộ bán được. Khi nguồn cung căn hộ cao cấp được cảnh báo có nguy cơ dư thừa từ nhiều quý trước, thì những sự điều chỉnh này, được đánh giá sẽ giúp thị trường phát triển bền vững hơn.
|
Phân khúc cao cấp sau thời gian dài ở đỉnh cao đã sang chu kỳ giảm
|
Giá bán căn hộ đang có sự phân hoá mạnh giữa đà tăng và xu hướng giảm giá. Theo báo cáo của CBRE Việt Nam, quý 3 ghi nhận mức giá chào bán trung bình là 2.046 USD/m2, tăng 2,1% so với quý trước và tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, phân khúc trung cấp có mức tăng cao nhất là 7% so với quý trước.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, đã xuất hiện những dự án giảm giá bán. Đơn cử, dự án Viva Riverside, 3 mặt tiền trên đại lộ Võ Văn Kiệt (Q.6) trước đây được chào bán với mức giá khoảng 28 triệu/m2, nhưng đợt mở bán 250 căn hộ mới đây, mức giá chỉ còn 21 triệu/m2. Dự án Hưng Phát Silver Star ngay mặt tiền đường Nguyễn Hữu Thọ, Nam Sài Gòn, cũng chuẩn bị mở bán đợt cuối, với mức giá từ 21 triệu/m2. Mức giá này thấp hơn khoảng 25%, so với các dự án trong khu vực, được mở bán trước đó. Dự án căn hộ cao cấp The Southern Dragon (Q.Tân Phú) cũng giảm giá khoảng 10% vì mức giá trước đây bị khách hàng đánh giá là quá “chát”…
Việc giảm giá sốc khiến không ít khách hàng đặt nghi vấn về chất lượng, tiện ích. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Phước, Tổng giám đốc Vietcomreal, việc giảm giá bán không đồng nghĩa với giảm chất lượng, cắt giảm tiện ích mà chỉ là cơ cấu lại sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Lấy ví dụ tại 1 dự án trước đây của Vietcomreal, mức giá công ty đưa ra giai đoạn 1 là căn hộ hoàn thiện, nhưng nay công ty điều chỉnh lại giá bán thành giao nhà thô để khách hàng có thể tự thiết kế nội thất theo ý thích và khả năng tài chính của mình.
Theo ông Nguyễn Dư Lực, Chủ tịch HĐQT Hưng Lộc Phát, thống kê hiện nay khoảng 70% nhu cầu trên thị trường bất động sản là loại căn hộ diện tích nhỏ, từ 1 - 2 phòng ngủ, giá bán từ 1 - 2 tỉ đồng. Mặt khác, TP.HCM hiện có trên 13 triệu dân, trong đó gần 50.000 cặp kết hôn mới mỗi năm có nhu cầu thuê nhà, tạo lập nhà ở. Do đó, thị trường có lúc chạy đua theo phân khúc giá cao nhưng đây là xu hướng không bền vững. Ngay từ đầu, công ty đã xác định phát triển các dự án giá trên dưới 1 tỉ đồng/căn, chấp nhận biên lợi nhuận thấp nhưng đáp ứng đúng nhu cầu thực. Thực tế, đa phần những dự án chết trước đây đều có nguyên nhân bắt nguồn từ việc doanh nghiệp đầu tư dàn trải và rời xa nhu cầu thực.
Ông Trần Văn Dũng, Giám đốc Công ty Địa ốc Trường Phát, cho rằng, sau nửa đầu năm 2016 với giao dịch chững lại, các chủ đầu tư đã có động thái cắt giảm nguồn cung mới và tập trung xử lý hàng tồn. Bên cạnh đó mức lợi nhuận kỳ vọng cũng được cân đối ở mức hợp lý để đưa ra mức giá phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng. Có những dự án thậm chí cắt giảm 50% lợi nhuận so với kỳ vọng ở giai đoạn thị trường phát triển nóng để đảm bảo thanh khoản. Thực tế, những dự án giao dịch tốt thời gian qua như: Căn hộ Võ Đình (Q.12), Moon Light Residence (Q.Thủ Đức), Richmond City (Q.Bình Thạnh), Hưng Phát Silver Star, Him Lam Phú Đông… đều có điểm chung là mức giá cạnh tranh, phù hợp với nhu cầu thực.
“Trong một thị trường mà người mua ngày càng am hiểu và có nhiều sản phẩm cạnh tranh thì để đạt được kết quả kinh doanh tốt, các chủ đầu tư chắc chắn sẽ phải tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình từ khâu thiết kế, chất lượng, phương thức thanh toán đến đội ngũ bán hàng và tiếp thị. Những doanh nghiệp không kịp thích nghi khi thị trường thay đổi sẽ còn gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới” - bà Dương Thùy Dung, Giám đốc bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn CBRE Việt Nam, nhận định.
Quốc Tuấn
" alt="Cuộc chơi đổi chiều, căn hộ cao cấp hết thời oanh liệt"/>
Cuộc chơi đổi chiều, căn hộ cao cấp hết thời oanh liệt