Lùi đại hội cổ đông, đã đến điểm giới hạnGiám đốc truyền thông một doanh nghiệp đại chúng lo lắng, kế hoạch đại hội cổ đông của công ty vào tháng 4 cứ vỡ dần, vỡ dần, vỡ dần… Ban lãnh đạo ban đầu vẫn quyết định tổ chức đại hội cổ đông theo kế hoạch với các phương án phòng chống dịch như đo thân nhiệt cổ đông tham dự sự kiện; chuẩn bị sẵn sàng khẩu trang đề nghị cổ đông sử dụng trong suốt thời gian họp; nước rửa tay khô sẵn sàng mọi nơi; bộ phận y tế với xe cấp cứu túc trực suốt thời gian họp… Nhưng vẫn lo.
“Ít nhất trong 2 tuần cuối tháng 3 và đầu tháng 4, Chính phủ yêu cầu tạm dừng tất cả các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người (cùng một chỗ) và đợi cho đến khi có thông báo mới nên việc họp đại hội cổ đông tập trung tại khách sạn như mọi khi chắc chắn không thực hiện được”, vị Giám đốc truyền thông than thở.
 |
Mùa ĐHCĐ trầm lắng hơn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 |
Thực tế cho thấy, đại hội cổ đông không thể lùi lại quá lâu, bên cạnh việc các cổ đông trông đợi việc chia cổ tức của năm vừa qua thế nào, một phần việc rất quan trọng các cổ đông quan tâm đó là việc thảo luận bản báo cáo hoạt động kinh doanh của năm qua và kế hoạch cho năm nay.
“Bây giờ đã hết quý I, thời gian hoạt động chỉ còn 3 quý trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 chưa biết đến khi nào sẽ kết thúc nên không thể cứ lùi đại hội cổ đông đợi hết dịch mới tổ chức. Doanh nghiệp cũng rất cần ý kiến đóng góp, đồng thuận của cổ đông về phương thức hoạt động kinh doanh cũng như chỉ tiêu kinh doanh trong năm nay. Chưa bao giờ việc tổ chức đại hội cổ đông lại đau đầu như năm nay”, Tổng Giám đốc một doanh nghiệp sản xuất bao bì chia sẻ.
Những lo lắng của lãnh đạo các doanh nghiệp không phải không có cơ sở trước tình hình dịch bệnh căng thẳng nếu phải dời đại hội cổ đông sang thời gian khác trong năm sẽ gây ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp.
Gỡ khó bằng giải pháp công nghệ
Thực tế trong cuộc trao đổi, lãnh đạo các doanh nghiệp đều cho biết đã nghiên cứu về phương án ĐHCĐ trực tuyến. Tổng Giám đốc một Ngân hàng thương mại cổ phần chia sẻ, Ban Lãnh đạo đang nghiên cứu phương án họp và bỏ phiếu qua hình thức trực tuyến nhưng hình thức này còn rất mới tại Việt Nam. Ngân hàng cũng đang đợi Ngân hàng Nhà nước có hướng dẫn cụ thể thêm về vấn đề này.
Và giải pháp Bvote - phần mềm hỗ trợ các doanh nghiệp đại chúng tổ chức ĐHCĐ trực tuyến trọn gói đang được các lãnh đạo doanh nghiệp quan tâm bởi triển khai các nghiệp vụ như hỗ trợ các cổ đông biểu quyết online, họp online; đặc biệt, hỗ trợ các doanh nghiệp công bố thông tin với Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước (UBCKNN).
Vị Giám đốc truyền thông cho biết, Ban lãnh đạo đang cân nhắc đến phương án Bvote bởi hệ thống tổ chức ĐHCĐ trực tuyến bao gồm nhiều công việc như đăng ký đại biểu trực tuyến, ủy quyền dự đại hội trực tuyến, luôn kiểm soát được số lượng đại biểu đăng ký dự đại hội, số cổ đông đang thực hiện biểu quyết. Bỏ phiếu trực tuyến sẽ giúp hệ thống tự tính toán những phiếu bầu không hợp lệ hạn chế những sai sót của kiểm phiếu thủ công và báo cáo ngay được kết quả minh bạch, rõ ràng...
Ông Đoàn Đức Mạnh, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bytesoft Việt Nam - Công ty cung cấp giải pháp Bvote chia sẻ thêm: “Bvote được xây dựng trên nền tảng Blockchain sẽ giúp đảm bảo dữ liệu khi được ghi nhận vào hệ thống sẽ không thể thay đổi, không thể sửa chữa, dữ liệu được minh bạch công khai cho cổ đông và quý nhà đầu tư”.
 |
Ứng dụng công nghệ Bvote xây dựng trên nền tảng Blockchain |
Vị Giám đốc Truyền thông nói: “Vì dịch bệnh, cổ đông không tới tham dự trực tiếp ĐHCĐ nhưng doanh nghiệp sẽ đảm bảo quyền lợi của các cổ đông, đặc biệt cổ đông nhỏ lẻ. Tôi tin việc ĐHCĐ trực tuyến sẽ giúp tăng tỷ lệ cổ đông tham dự ĐHCĐ và đại hội thành công hơn nhiều so với phương thức tổ chức thông thường trước đây”.
Được biết, Bvote hỗ trợ truyền hình trực tiếp diễn biến ĐHCĐ do chủ tịch HĐQT và các thành viên trong HĐQT chủ trì để các cổ đông có thể dễ dàng theo dõi nội dung, diễn biến đại hội thông qua hệ thống phát truyền hình trực tuyến của Bvote.
Hệ thống hỗ trợ tạo mã đại biểu cho từng cổ đông để đăng nhập, thực hiện việc biểu quyết, ủy quyền, bầu cử trong đại hội. Hỗ trợ gửi email, sms tới tất cả các cổ đông về việc tham dự đại hội.Hầu như tất cả các công việc dành cho ĐHCĐ đã được tự động hóa và tối ưu dành cho doanh nghiệp.
Sau khi tổ chức ĐHCĐ trực tuyến Bvote còn hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện các nghiệp vụ công tác khai báo thông tin, công bố thông tin đại hội với Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước một cách nhanh chóng, bài bản, chuyên nghiệp và hiệu quả giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức.
Ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cũng đã cho biết: “Để hỗ trợ các doanh nghiệp đại chúng tổ chức đại hội an toàn, UBCKNN sẽ yêu cầu thông tin mạnh mẽ về giải pháp họp ĐHCĐ và bỏ phiếu qua hình thức trực tuyến. Đây là cách làm mà nhiều TTCK phát triển đã áp dụng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các công ty đại chúng, kể cả doanh nghiệp niêm yết vẫn chưa quen thực hiện theo cách này”.
Thực tế, ở Việt Nam, bỏ phiếu điện tử là hình thức bỏ phiếu đã được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 (có hiệu lực từ 1/7/2015) và các cổ đông thực hiện việc bỏ phiếu điện tử được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp ĐHCĐ như các cổ đông tham dự và biểu quyết trực tiếp.
Cho đến hiện tại Bvote là một thương hiệu hiếm hoi phát triển thành công ứng dụng công nghệ trên nền tảng Blockchain vào biểu quyết ĐHCĐ trực tuyến. Công ty cổ phần Bytesoft Việt Nam nhận được nhiều đánh giá cao từ khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ bởi sản phẩm hoặc dịch vụ công nghệ của công ty luôn được đầu tư kỹ càng, đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình và giàu kinh nghiệm….
Để được tư vấn cụ cụ thể, vui lòng gọi hotline miễn phí: 19002863 hoặc truy cập vào website https://hopcodong.bvote.vn/
Doãn Phong
" alt="Không cần phải lùi họp cổ đông vì dịch Covid"/>
Không cần phải lùi họp cổ đông vì dịch Covid
Ông Thường không nhớ chính xác mình bắt đầu bị bệnh từ khi nào mà chỉ nhớ lúc đầu có một chấm đen sau vành tai, thấy ngứa ông gãi thì chấm này bắt đầu lở loét, chảy nước..."Bệnh thì kệ vậy, chứ lấy đâu tiền mà chữa..."Ngày 28/10, chúng tôi đã tìm gặp ông Nguyễn Văn Thường (75 tuổi, ngụ tại ấp Hậu Vinh, xã Hậu Thành, huyện Cái Bè, Tiền Giang) - người đang bị căn bệnh lạ “ăn” mất tai phải vào gần nửa đầu, gây đau nhức, ngày đêm.
Ông Thường đội khăn trên đầu, miệng hơi méo đang ngồi ngoài thềm. Hai tay ông nắm chặt đặt trên bàn, mặt nhăn nhó vì cơn đau đang hành hạ.
Bàn tay gầy, run run chìa ra ý nói mọi người ngồi xuống. Rất khó khăn ông mới nói được vài lời. Căn bệnh này theo ông 10 năm rồi, nhưng bệnh chuyển nặng từ 6 năm nay.
Ông Thường cũng không nhớ chính xác mình bắt đầu bị bệnh từ khi nào mà chỉ nhớ lúc đầu có một chấm đen sau vành tai, thấy ngứa ông gãi thì chấm này bắt đầu lở loét, chảy nước ra.
Chỗ lở loét lan ra và bắt đầu “ăn” mất vành tai ông. Gia đình đưa ông lên khám ở Bệnh viện Cái Bè thì bác sĩ nói bị bệnh phong ngứa, rồi cho thuốc về nhà uống.
 |
Căn bệnh lạ đã "ăn" hết tai phải và gần nửa đầu ông Thường |
Uống thuốc vào thì hết ngứa, hết đau, nhưng bệnh không chững lại mà ngày càng “ăn” sâu hơn vào tai và đầu, chảy nước.
Bệnh ngày càng nặng, năm 2011 anh Nguyễn Văn Tuấn (con trai ông Thường) chạy ngược xuôi vay tiền đưa cha lên Bệnh viện Tiền Giang khám. Bác sĩ ở đây nói ông bị ung thư rồi chuyển lên Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM.
Hai cha con khăn gói lên đường mang theo 4 triệu đồng tiền vay mượn, với hi vọng sẽ chữa được bệnh. Tuy nhiên, khi lên đến viện làm thủ tục thăm khám, xét nghiệm thì cũng gần hết tiền.
Cha và con nằm lại ở viện một tuần nhưng bệnh vẫn như trước, tiền trong túi ngày càng ít đi, con trai ông ăn mỗi ngày 1 bữa gắng trụ lại chăm cha.
Khi điều kiện không đủ để cho phép ở viện, ông đến hỏi bác sĩ thì được thông báo phải có khoảng 60 triệu đồng mới chữa được, rồi họ nói hai cha con về đi nửa tháng sau lên lấy kết quả xét nghiệm.
Bệnh trong người, tiền không còn, nghe bác sĩ nói vậy hai cha con chỉ còn biết nhìn nhau tuyệt vọng.
“Nghe nói 60 triệu đồng chắc mình bán hết tài sản cũng chưa được nên tôi thuyết phục con đi về nhà. Bệnh thì kệ vậy, chứ lấy đâu tiền mà chữa.
Ra khỏi phòng bác sĩ, tôi bước nhanh, thằng Tuấn đứng phía sau gọi với theo oà khóc. Nghe con khóc tôi quay mặt lại nó chạy đến, hai cha con ôm nhau khóc ở hành lang bệnh viện”, ông nghẹn ngào.
Nhìn hai cha con ôm nhau khóc, những người xung quanh đến hỏi thì biết ông đang bị bệnh mà không còn tiền nên họ quyên góp mỗi người vài đồng để hai cha con về quê.
 |
Hàng ngày ông đội chiếc khăn lên đầu để ruồi không bu vào chỗ lở loét. |
Về đến nhà, mặc dù bệnh gây đau nhức nhiều, nhưng ông Thường không còn tiền đi viện, thậm chí ông cũng không lên Bệnh viện Ung Bướu lấy kết quả xét nghiệm theo lời hẹn của bác sĩ được.
Ở nhà, cắn răng chịu đau 5 năm nay
Từ lần ở Bệnh viện Ung Bướu về, gia đình ông Thường phải bán 2 công đất lấy 50 triệu đồng trả nợ vay mượn và tiếp tục tìm cách chữa bệnh.
Nghe ai nói ở đâu có thầy thuốc hay, con ông đều tìm đến. Có lần ông đi khám, bác sĩ nhìn thấy bệnh lắc đầu không biết bệnh gì nên gọi là bệnh lạ.
Ông uống đủ thứ thuốc, từ thuốc Nam đến thuốc Tây miễn là trong khả năng chi trả, nhưng bệnh không thuyên giảm mà ngày càng nặng, càng “ăn” sâu vào trong.
Nhìn cha cắn răng chịu đau, nhiều lần anh Tuấn ngỏ ý tiếp tục đưa đi viện, nhưng ông từ chối vì không còn khả năng. “Nếu mình đi thì chúng nó phải vay mượn, bán đất… Bán hết rồi nó lấy gì nuôi con. Tôi già rồi, sống được ngày nào thì được”, ông nói.
 |
Bệnh ngày càng nặng, miệng ông cũng méo dần sang một bên |
Anh Tuấn - con trai ông cho biết, hiện gia đình còn 2 công đất, ngoài mùa vụ, vợ chồng anh đi làm thuê kiếm thêm thu nhập nuôi con và chăm cha.
Trước đây, đi viện trên thành phố, cha anh không có bảo hiểm nên chi phí nhiều. Khi bán hai công đất, anh đã mua bảo hiểm cho cha, nhưng mỗi lần thuyết phục đi viện thì đều bị cha từ chối.
“Mỗi ngày, cha em phải uống thuốc giảm đau 3 lần, lên cơn đau là phải uống. Khi hết thuốc em lại chạy ra Bệnh viện huyện Cái Bè lấy, họ cấp thuốc miễn phí cho. Cha nói cố giữ 2 công đất còn lại mà nuôi con”, anh Tuấn buồn rầu.
 |
Nghe cha nói gắng giữ hai công đất mà nuôi con chứ nhất định không bán để đi viện, anh Tuấn đứng phía sau lấy tay che miệng kìm nén cảm xúc. |
Hiện căn bệnh của ông Thường đã “ăn” mất tai phải, sâu vào gần đến não. Gần 5 năm nay không có điều kiện chạy chữa nên ông ở nhà cắn răng chịu đau. Hàng ngày, ông trùm chiếc khăn lên đầu bịt kín vết đau lại để ruồi không bu vào.
Khi được hỏi, ông Thương chỉ dám mơ ước có một số tiền đi viện làm xét nghiệm để biết mình bị mắc phải bệnh gì.
Ông Nguyễn Văn Nghiệp, trưởng ấp Hậu Vinh, xã Hậu Thành, huyện Cái Bè cho biết, gia đình ông Thường không nằm trong diện hộ nghèo của địa phương.
Vì theo tiêu chí thì kinh tế gia đình ông Thường vẫn thuộc diện trung bình, có đất, có vườn. Cũng theo ông Nghiệp thì khoảng vài năm về trước, ông Thường cũng đã bán hai công đất lấy tiền đi chữa bệnh.
Ông cũng bày tỏ mong muốn, những nhà hảo tâm trên khắp cả nước sẽ chung tay giúp đỡ, để ông Thường có chi phí đi chữa bệnh, không bị những cơn đau hành hạ như hiện nay...
(Theo Trí thức trẻ)
" alt="Căn bệnh khủng khiếp 'ăn' mất tai người đàn ông ở Tiền Giang"/>
Căn bệnh khủng khiếp 'ăn' mất tai người đàn ông ở Tiền Giang