Dấu ấn tổ công nghệ số cộng đồng ở Yên Định, Thanh Hóa

[Thời sự] 时间:2025-01-16 09:55:33 来源:NEWS 作者:Thể thao 点击:81次
Thanh hóa 1.jpg
Thành viên tổ CNSCĐ thôn Phú Thọ, xã Định Tăng hướng dẫn người dân quét mã QR truy cập các ứng dụng trên điện thoại thông minh.

Ở thôn Phú Thọ (xã Định Tăng, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa), tổ CNSCĐ được thành lập với 8 thành viên. Sau khi được tập huấn, các thành viên trong tổ được phân công nhiệm vụ hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ bưu chính công ích khi cần làm thủ tục hành chính; cài đặt một số ứng dụng cơ bản, thiết yếu như các phần mềm thanh toán không dùng tiền mặt, tra cứu thủ tục hành chính, dịch vụ công, cài đặt, kích hoạt và sử dụng tài khoản định danh điện tử VneID... thông qua các nền tảng số.

Thôn còn tạo các nhóm mạng xã hội để hỗ trợ, tương tác, hướng dẫn người dân. Đến nay, toàn thôn đã có hơn 70% người dân cập nhật mã định danh điện tử mức độ 2 và 50% người dân trong độ tuổi lao động sử dụng tài khoản giao dịch ngân hàng; các hộ kinh doanh đều sử dụng mã QR thanh toán điện tử...

Trưởng thôn, tổ trưởng tổ CNSCĐ thôn Phú Thọ Trịnh Huy Dương, cho biết: “Từ kiến thức được học, các thành viên trong tổ đến các gia đình để hướng dẫn người dân cài đặt, sử dụng dịch vụ số. Với mục tiêu mỗi một gia đình phải có ít nhất một người biết sử dụng thành thạo các ứng dụng công nghệ trên thiết bị điện thoại thông minh, từ đó họ sẽ là những tuyên truyền viên tích cực để hướng dẫn các thành viên khác trong gia đình thực hiện chuyển đổi số”.

Hiện xã Định Tăng có 6 tổ CNSCĐ thành lập ở 6 thôn, các tổ hỗ trợ và hướng dẫn người dân thực hiện dịch vụ công ngay tại thôn, hướng dẫn người dân trở thành công dân số, đồng thời tuyên truyền, chia sẻ các thông tin gắn với quyền lợi, chế độ, chính sách của Nhân dân. Những hoạt động của cấp ủy đảng, đoàn thể, MTTQ, các phong trào trên địa bàn xã... giúp người dân tiếp cận nguồn thông tin chính thống.

Theo Phó Chủ tịch UBND xã Định Tăng Lê Hữu Thước, tổ CNSCĐ ở địa phương gồm nhiều thành phần. Các thành viên thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn người dân tiếp cận các thủ tục hành chính trực tuyến, chuyển đổi số một cách thuận tiện, dễ hiểu nhất. Mỗi thôn đều tạo nhóm Zalo, Facebook... trao đổi các hoạt động. Các thành viên của tổ cũng được tập huấn thường xuyên về chuyển đổi số.

Nhờ đó, người dân đã sử dụng các ứng dụng số để thực hiện các thủ tục hành chính. Đến nay, 100% thủ tục hành chính của xã được giải quyết trực tuyến, 63% người dân trong độ tuổi đã cập nhật mã định danh điện tử mức độ 2 và 82,58% người dân trong độ tuổi lao động sử dụng điện thoại thông minh...

Theo thống kê từ Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Yên Định, toàn huyện có 149/149 thôn đã thành lập tổ CNSCĐ, với 607 thành viên. Với phương châm “vừa làm, vừa rút kinh nghiệm”, các thành viên trong tổ đã tích cực tham gia các lớp tập huấn do UBND huyện phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Viễn thông Yên Định, các tổ chức ngân hàng trên địa bàn huyện triển khai. Qua đó, nâng cao nhận thức, kỹ năng về chuyển đổi số, kỹ năng giao tiếp với người dân trên cổng hoặc trang thông tin điện tử, Zalo, Facebook...

Các tổ CNSCĐ trong huyện đã phát huy vai trò là những tuyên truyền viên tích cực trong phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác chuyển đổi số đến với Nhân dân, góp phần hình thành nên các công dân số, xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số trên địa bàn. Đến nay toàn huyện Yên Định có gần 92.000 người kích hoạt mã định danh điện tử mức độ 2, gần 87.000 người sử dụng tài khoản ngân hàng thanh toán các dịch vụ thiết yếu...

Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Yên Định Lê Thị Thúy, cho biết: Tổ CNSCĐ đã trở thành lực lượng chính trong việc phổ cập công nghệ số, kỹ năng số tới từng người dân, từ đó làm thay đổi nhận thức của mỗi người dân về chuyển đổi số quốc gia.

Đây là cánh tay nối dài của ban chỉ đạo chuyển đổi số của địa phương tới người dân và doanh nghiệp trong nhiệm vụ chuyển đổi số. Với sự góp sức của tổ CNSCĐ, nhận thức và kỹ năng số của người dân đã được cải thiện.

Chuyển đổi số đang dần thay đổi các hoạt động hàng ngày của người dân, từ việc mua hàng trên các trang thương mại điện tử, đặt xe taxi qua ứng dụng trên điện thoại, hoặc sử dụng các ứng dụng ngân hàng số, học trực tuyến, tư vấn khám, chữa bệnh từ xa.

TheoMinh Khanh(Báo Thanh Hóa)

(责任编辑:Bóng đá)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接