Thúy Ngọc
=> Xem thêm những hình ảnh làng sao mới nhất trên VietNamNet.
Một số biện pháp đảm bảo an toàn khi cho trẻ uống thuốc:
1. Đối với trẻ dưới 6 tuổi (đặc biệt trẻ nhỏ dưới 4 tuổi) nên chọn các dạng thuốc dễ uống (thuốc dạng lỏng, thuốc bột) và mùi vị dễ chịu. Trường hợp phải sử dụng thuốc dạng viên nên nghiền viên và hòa với nước khi uống. Không nên pha thuốc với sữa vì có thể xảy ra tương tác thuốc-sữa hoặc trẻ có thể không chịu uống sữa vì sữa đắng.
2. Trừ trường hợp thuốc yêu cầu phải uống lúc no hoặc ngay sau/trước khi ăn nên cho trẻ uống thuốc cách xa bữa ăn/cữ sữa để hạn chế nôn.
3. Nếu trẻ phải uống nhiều loại thuốc nên phân chia thời gian uống hợp lý. Có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ về phân chia thời gian uống để vừa đảm bảo hiệu quả của thuốc vừa hạn chế nôn do uống quá nhiều thuốc cùng một lúc.
4. Với thuốc loại sirô, không nên cho trẻ uống khi trẻ đang quấy khóc, nếu không trẻ sẽ bị ngạt hoặc sặc thuốc. Cố gắng tạo không khí vui tươi, dễ chịu, đối với trẻ lớn có thể giải thích cho trẻ hiểu uống thuốc để hết bệnh để trẻ “hợp tác” cùng ba mẹ.
5. Nếu trẻ không đứng hoặc ngồi uống thuốc được nên cho trẻ nằm hơi dốc, đầu cao hơn một chút và hơi nghiêng để tránh việc trẻ bị sặc thuốc.
6. Trong trường hợp trẻ hít sặc, nếu trẻ dưới 1 tuổi, ba mẹ thực hiện thủ thuật vỗ lưng ấn ngực, trẻ từ 1 tuổi trở lên ba mẹ thực hiện thủ thuật Heimlich (thủ thuật dùng tay người cứu hộ gây một áp lực mạnh trong đường dẫn khí để đẩy một dị vật, gây tắc khí quản ra khỏi đường hô hấp trên). Sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.
DS Võ Đức Trí (Đơn vị Dược lâm sàng - Thông tin thuốc, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM)