Trên cơ sở loại máy bay trinh sát chiến lược U-2 được phát triển vào những năm 1950, NASA đã chế tạo và sử dụng 2 máy bay ER-2 (Earth Resources 2) tầm cao để nghiên cứu bầu khí quyển và các hiện tượng liên quan.
Những chiếc máy bay này có khả năng bay trên độ cao 18.000 m và đã hoàn thành hơn 4.500 nhiệm vụ, bao gồm nghiên cứu tầng ozone và thử nghiệm các cảm biến vệ tinh mới.
Kể từ tháng 9/2023, 1 máy bay ER-2 đã được huy động tham gia vào sứ mệnh GEMx (Thí nghiệm lập bản đồ địa chất trái đất), được thực hiện cùng với Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ (USGS).
Mục tiêu của sứ mệnh là sử dụng công nghệ cao nhằm tìm kiếm trữ lượng khoáng sản còn ẩn giấu trên sa mạc, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động sản xuất thiết bị điện tử, nền kinh tế Mỹ và có liên quan trực tiếp đến an ninh quốc gia.
Nhà địa vật lý USGS Raymond Kokali cho biết: “Mỹ phụ thuộc vào nguồn cung cấp nguyên liệu đất hiếm đáng tin cậy để phát triển nền kinh tế và bảo đảm an ninh quốc gia. Những mỏ khoáng sản chiến lược chưa được khai phá ở Mỹ cần có dữ liệu địa vật lý tiên tiến để phát hiện”.
Là một phần của sứ mệnh GEMx, máy bay ER-2 được trang bị cảm biến đặc biệt sẽ bay ở độ cao 19.800 m để thu thập các hình ảnh siêu phổ. Những hình ảnh này không chỉ bao gồm ánh sáng có thể quan sát được, mà còn bao gồm các dải bức xạ hồng ngoại và bức xạ nhiệt, cho phép các nhà nghiên cứu quan sát được “sự phức tạp về địa vật lý đằng sau các bề mặt tưởng chừng đơn giản hoặc đơn sắc”.
Mục tiêu cuối cùng của sứ mệnh là bảo đảm an ninh quốc gia, nhằm giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào nguồn cung cấp khoáng sản nước ngoài cho hoạt động sản xuất thiết bị điện tử được sử dụng trong cả ứng dụng dân sự, lưỡng dụng và quân sự.
Chính quyền Mỹ đang ưu tiên mở rộng nguồn cung cấp trong nước bằng một sắc lệnh hành pháp vào năm 2021 nhằm làm giảm "sự phụ thuộc quá mức vào các nguồn cung nước ngoài và quốc gia đối thủ đối với các khoáng sản và vật liệu quan trọng, có thể gây ra các mối đe dọa an ninh kinh tế và quốc gia".
Hiện nay, Trung Quốc đã dồn lực đầu tư để chiếm lĩnh thị trường các loại khoáng sản này. Theo một báo cáo xuất bản năm 2022 của Mỹ, “trên phạm vi toàn cầu, Trung Quốc đã kiểm soát được phần lớn thị trường khai thác và chế biến coban, lithium, đất hiếm cũng như các khoáng sản chiến lược khác”.
Dự án GEMx dự kiến sẽ tiêu tốn ít nhất 16 triệu USD và kéo dài đến giữa năm 2026.
(theo Securitylab)
Từ năm học 2019-2020, thí sinh thi tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội sẽ phải thi 3 bài thi gồm 2 bài thi độc lập Toán, Ngữ văn và 1 trong 2 bài thi tổ hợp. Ảnh minh họa: Thanh Hùng. |
Theo thông tin mà Sở GD-ĐT Hà Nội vừa công bố, từ năm học 2019-2020, thí sinh thi tuyển sinh vào lớp 10 sẽ phải thi 3 bài thi gồm 2 bài thi độc lập Toán, Ngữ văn và lựa chọn 1 trong 2 bài thi tổ hợp:Tổ hợp 1 (Ngoại ngữ, Vật lí, Lịch sử và Giáo dục công dân) hoặc Tổ hợp 2 (Ngoại ngữ, Địa lí, Hóa học và Sinh học). Tổ hợp thi sẽ do Sở GD-ĐT Hà Nội chọn và công bố vào cuối tháng 3 hàng năm.
Trong đó, các bài thi Toán, Ngữ văn sẽ thi theo hình thức tự luận. Bài thi tổ hợp thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan; có nhiều mã đề thi trong một phòng thi. Thí sinh làm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN) và kết quả bài thi trên phiếu TLTN được chấm bằng phần mềm máy tính.
Thông tin này ngay lập tức gặp phải những ý kiến trái chiều từ phía các phụ huynh, đặc biệt các gia đình có con sắp sửa thi vào 10 những năm tới.
Chị Phạm Minh (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) không giấu nổi lo lắng khi cậu con trai năm nay lớp 7 khá còi cọc và có thể phải chịu thêm áp lực ở những năm tới.
“Việc thi thêm nhiều môn chắc chắn sẽ tăng áp lực cho các con. Thi ít môn như năm nay mà thấy các con bạn bè tôi đã bạc mặt ra rồi. Học thêm, học chính, học phụ, ngày nào cũng 3 ca mới đủ Văn - Toán – Anh. Giờ lại thêm mấy môn tổ hợp kia nữa, chả biết các con rồi sẽ học vào lúc nào nữa.
Dĩ nhiên, nếu chỉ cần học trên lớp là thi được thì tốt. Nhưng giờ ai đảm bảo cho không học thêm liệu có yên tâm đạt điểm cao.
Sở GD-ĐT cứ nói là tránh học lệch, nhưng cá nhân tôi thì nghĩ không cần thiết phải giỏi toàn diện. Trong thời buổi số hoá công nghệ thế này, nên hướng đến chuyên nghiệp, chuyên sâu thôi. Các con cần thông tin gì thì có thể tra Google và tìm hiểu, còn nếu thích các môn khác thì cho chọn môn để thi.
Chúng ta toàn yêu cầu toàn diện nhưng thực tế chẳng có gì toàn diện hết, kể cả có thi thêm bài thi tổ hợp. Bởi thường thì các con phải lao vào ôn thi nhưng rồi thi xong cũng quên hết”.
Một phụ huynh đội nắng hàng tiếng đồng hồ thấp thỏm đợi con hoàn thành bài thi vào 10 ở Hà Nội năm 2017. Ảnh: Thanh Hùng. |
Chị Minh cho rằng không cần thiết phải tạo thêm áp lực không đáng có cho các con.
“Nếu mục đích đặt ra là học để lấy kiến thức và áp dụng được vào cuộc sống thì căn bản là các bài giảng hàng ngày. Chứ không phải quan niệm học chỉ để đi thi. Kiểu học chỉ để thi không thực sự cần thiết và hiệu quả. Học lệch hay không căn bản do cách dạy hàng ngày của các thầy cô trên lớp, chứ không chỉ phụ thuộc vào mấy bài thi. Các con không thích học một phần do thầy cô không truyền được cảm hứng cho mà thôi”.
Chị Minh cho rằng, nếu với phương thức này, việc Sở GD-ĐT Hà Nội công bố chọn bài thi tổ hợp vào cuối tháng 3 hàng năm càng khiến học sinh chỉ còn cách ép mình để chạy theo vì gần như không có sự lựa chọn.
Hệ luỵ sẽ là sự căng thẳng tâm lý luôn như dây đàn đối với cả các con và cả những phụ huynh như chúng tôi. Nếu đã phải thi thì càng cần thông báo sớm để các con có thời gian chuẩn bị sớm, tốt hơn, đỡ phải ôn luyện nhiều môn cùng nhau, gây áp lực lớn.
“Chỉ thương các con thôi, nghe thì có vẻ như được lựa chọn và tôn trọng quyền lựa chọn nhưng thực chất không phải vậy. Con tôi đang rất còi, cố gắng lắm ít vẫn phải 1 tuần 2 buổi học 3 ca. Không khéo sẽ nở ra có cả lớp dạy thêm Giáo dục công dân, Lịch sử, Địa lý. Giờ lại phải bắt đầu tìm lớp học mấy môn tổ hợp, nghĩ đến đã hết hồn”.
Nghe thông tin này, chị Nguyễn Thu Hương (quận Đống Đa, Hà Nội) tỏ ra khá buồn khi áp dụng từ năm học 2019-2020 thì chắc chắn cô con gái lớp 7 của chị sẽ phải trải qua.
“Nếu thi vào 10 Hà Nội không quá căng thì việc thi tổ hợp cũng chẳng phải quá lo vì nhiều tỉnh đã thi như thế từ lâu. Song từ hôm qua đến giờ biết tin xong tôi có khá nhiều suy nghĩ. Vì các cháu thi vào 10 ở Hà Nội năm nay chỉ mỗi Toán với Văn thôi, chưa có thi tổ hợp, mà đã thấy quá căng thẳng, vất vả rồi. Giờ học thêm mấy môn nữa thì thực sự các con không có thời gian mà nghỉ. Con gái về cũng kể cả lớp nghe tin này mà lo lắm bởi chưa biết đề ra kiểu dạng gì”.
Thấy khổ thân con đã đành, chị Hương càng thêm lo về vấn đề tài chính khi nghĩ tới cảnh đầu tư cho con học ôn nhiều môn.
“Bạn bè tôi có con học lớp 9 năm nay toàn thấy kể chỉ 2 môn Toán và Văn thôi nhưng đã mất 4-5 triệu/tháng. Không biết nhiều môn học như thế thì sẽ phải từng nào mới đủ đây”, chị Hương thở dài.
Chị Trần Thị Huệ (quận Cầu Giấy, Hà Nội) thời gian này cũng đang như ngồi trên lửa khi con sắp sửa bước vào kỳ thi vào 10 năm nay chia sẻ: “Đầu tư cho con học ôn 2 môn Toán và Văn thôi mà ngoài chi phí gia đình tôi còn mất bao nhiêu thời gian, công sức. Có trải qua mới biết các cha mẹ có con thi vào lớp 10 các lứa sau hẳn sẽ nhiều áp lực hơn. Vì bảo môn nào cũng có thể thi, mà không học thêm mấy ai có thể yên tâm trước một kỳ thi quan trọng”.
Nhiều phụ huynh cho rằng việc có thêm bài thi tổ hợp không giúp nhiều trong việc hạn chế học lệch mà có thể gia tăng áp lực thi cử cho con em họ. Ảnh minh họa: Thanh Hùng. |
Tuy nhiên phía Sở GD-ĐT Hà Nội cho rằng, phương thức tuyển sinh vào lớp 10 THPT từ năm học 2019-2020 nhằm mục đích khắc phục các hạn chế của phương thức cũ, triển khai mạnh công cuộc đổi mới giáo dục, chủ động đón nhận chương trình giáo dục phổ thông mới, phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng các yêu cầu về đổi mới dạy học.
“Phương thức “kết hợp thi tuyển với xét tuyển” để tuyển sinh vào lớp 10 THPT đã được áp dụng từ năm học 2005-2006 bộc lộ nhiều hạn chế như tạo nên hiện tượng học lệch, học sinh chỉ tập trung vào học môn Ngữ văn và Toán mà chưa tập trung các môn còn lại, như vậy chưa đảm bảo được mục tiêu giáo dục toàn diện ở bậc THCS. Ngoài ra, khâu xét tuyển dựa vào việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh ở bậc THCS chưa thật sự khách quan do việc đánh giá phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của mỗi giáo viên; việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh giữa các trường khác nhau”.
Theo Sở GD-ĐT Hà Nội phương án này cũng được đưa ra dựa trên ý kiến đề xuất của hầu hết các hiệu trưởng trường THPT, THCS, trưởng phòng GD-ĐT quận, huyện, thị xã trong các hội nghị, hội thảo về xây dựng phương án tuyển sinh vào lớp 10 THPT từ năm học 2019-2020.
“Việc thi thêm bài thi thứ 3 là bài thi tổ hợp nhằm mục đích tránh sự học lệch của học sinh, đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện ở các cấp học dưới; bài thi tổ hợp với mục tiêu dần tiếp cận chương trình SGK mới là “theo hướng tích hợp ở các lớp học, cấp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học, cấp học trên”. Bài thi tổ hợp có môn Ngoại ngữ nhằm nâng cao năng lực Ngoại ngữ của học sinh, đáp ứng đề án nâng cáo chất lượng dạy học Ngoại ngữ ở trường phổ thông.
Bài thi tổ hợp thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Trong bài thi tổ hợp, ngoài môn Ngoại ngữ, 3 môn còn lại vừa có môn tự nhiên, vừa có môn xã hội, điều này đảm bảo tính công bằng, khách quan đối với học sinh”, đại diện Sở GD-ĐT cho hay.
Thanh Hùng
Sở GD-ĐT Hà Nội vừa công bố từ năm học 2019-2020 sẽ tuyển sinh lớp 10 bằng bài thi tổ hợp nhiều môn học.
" alt=""/>Thi vào lớp 10 Hà Nội có thêm bài thi tổ hợp: Phụ huynh lo áp lực đè con![]() |
Sách Chiến đạo-Làm chủ tương lai & Kiến tạo sựnghiệp. Ảnh: NXB Kim Đồng. |
Tác giả Đỗ Thùy Dương làm việc trong ngành phát triển tài năng và xây dựng năng lực lãnh đạo. Bà đã gặp gỡ và trò chuyện với nhiều bạn trẻ ở lứa tuổi 16-30, lắng nghe suy nghĩ và trăn trở của họ.
Đúc rút kinh nghiệm bản thân, tác giả cho rằng bài học quan trọng nhất cuộc đời là mỗi người phải tự đi con đường riêng của mình, bằng phương tiện và khả năng riêng. Trên con đường đó, thay vì tìm kiếm những "ngôi sao sáng", khuôn mẫu đi trước để o ép mình vào, hãy nắm các quy luật để kiến tạo con đường riêng.
Cuốn sách Chiến đạo - Làm chủ tương lai & Kiến tạo sự nghiệpgồm ba nội dung: "Gỡ bỏ ngộ nhận"; "Tự vấn bằng tư duy chiến đạo"; "Thiết kế tương lai".
Thông qua cuốn sách, tác giả lật lại cách mỗi người đang tư duy về cuộc đời, thực hành những phương pháp tư duy mới; cùng đối thoại, tự vấn để tìm ra một tầm nhìn bao quát. Sách khuyến khích người trẻ bắt tay vào xây dựng những mục tiêu cụ thể, lịch trình hành động mỗi ngày để hiện thực hóa tương lai đã mường tượng.
Trong sách, bạn đọc cùng tác giả thảo luận về một chủ đề mở: Bạn đang băn khoăn gì về tương lai? Làm thế nào để phát triển hết tiềm năng và bứt phá? Bạn là ai sau 10 năm nữa… Sách khuyến khích người trẻ trở thành chiến binh trên hành trình kiến tạo tương lai của chính mình.
“Chiến đạo” theo định nghĩa của tác giả, là chiến đấu với chính mình trên con đường đời bằng tinh thần của một chiến binh để vượt thoát khỏi những hạn chế bản thân hay ràng buộc của hoàn cảnh.
Tại buổi giao lưu trực tuyến với bạn đọc tối 10/1, tác giả Đỗ Thùy Dương cho biết quá trình viết sách, bà được nói chuyện với nhiều người trẻ thành công trong độ tuổi của họ. Tuy vậy, bà cũng có những chuyến đi xa và nhận ra không phải ở đâu cũng nhiều người trẻ tinh hoa như ở đô thị. Còn rất nhiều bạn trẻ băn khoăn trước ngưỡng cửa cuộc đời.
![]() |
Tác giả Đỗ Thùy Dương. Nguồn ảnh: NXB Kim Đồng cung cấp. |
Theo bà Dương, một trong những điều cản trở người trẻ là họ thường vướng vào định kiến, ngộ nhận, tư duy theo hướng mình là nạn nhân của hoàn cảnh.
Bà Dương tôn trọng quyền được sai lầm và quyền đứng lên sau sai lầm của người trẻ. Nhưng điều bà quan tâm là làm sao để người trẻ không rơi vào tình trạng tư duy một chiều.
Bởi vậy, khi viết sách, bà cố lật lại những gì truyền thông đang nói, để bạn trẻ thấy nhiều chiều của tư duy. Ví dụ, người ta thường nói “Thất bại là mẹ của thành công”, nhưng cuốn sách lật lại quan điểm ấy, cho rằng thất bại chưa chắc đã là mẹ của thành công. Tác giả đưa ra mệnh đề “thất bại thì nên lắng lại”. Lắng lại để suy nghĩ, rút kinh nghiệm mới có kinh nghiệm để thành công.
Tác giả bày tỏ hy vọng cuốn sách mở ra những đối thoại giữa người đọc và người viết, người trẻ với người trưởng thành, người trẻ với chính bản thân họ.
Ông Hoàng Nam Tiến - Chủ tịch FPT Telecom - cho rằng điểm ấn tượng của cuốn sách Chiến đạo - Làm chủ tương lai & Kiến tạo sự nghiệplà cách tác giả đối thoại với bạn đọc trên điểm nhìn từ tương lai.
Tác giả dùng viễn cảnh của chính bạn trẻ trong tương lai làm động lực thay đổi thực tế, hiện tại, xác định mục tiêu cần phấn đấu và những hành động cụ thể.
"Tôi hy vọng rằng sau khi đọc cuốn sách này, bạn - những người trẻ - sẽ tự trả lời được câu hỏi lớn: Cần làm gì cho tương lai của mình?”, ông Hoàng Nam Tiến chia sẻ.
Tác giả Đỗ Thùy Dương là người làm việc trong lĩnh vực phát triển nhân sự, một diễn giả. Bà là tác giả cuốn Tám chiều kích trưởng thành(Nhã Nam và Nhà xuất bản Dân Trí), đồng tác giả của cuốn Con gái Bà Triệu thế kỷ 21(Nhà xuất bản Phụ nữ).
" alt=""/>Những câu hỏi trên hành trình trưởng thành của người trẻ