Soi kèo góc Las Palmas vs Osasuna, 3h00 ngày 25/1
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo PAOK vs Slavia Praha, 3h00 ngày 24/1: Vé sớm cho chủ nhà -
Bé gái lớp 1 bị đánh tím mắt: Nhà trường báo cáo gì?Đại diện Phòng GD-ĐT huyện Mù Cang Chải và nhà trường đến bệnh viện thăm hỏi học sinh và gia đình. Ảnh: XĐ Báo cáo cho biết, trong tiết ôn tập, cô giáo rèn học sinh ôn luyện cuối năm, học sinh Lù Thị L. quên nhiều kiến thức, cô phải hướng dẫn nhiều lần, cô giáo nóng nảy, mất bình tĩnh nên đã dùng thước kẻ tác động vào đầu em L.
Đến ngày 17/4, thấy hai mắt của học sinh Lù Thị L. xuất hiện quầng thâm không rõ nguyên nhân, cô Giàng Thị S. đã báo cáo tình hình với Lãnh đạo nhà trường.
Ngay khi nhận được thông tin, lãnh đạo nhà trường trực tiếp chỉ đạo kiểm tra và đưa học sinh Lù Thị L. đi kiểm tra sức khỏe tại Trạm Y tế xã La Pán Tẩn.
Sau đó, để phục vụ quá trình xác minh nguyên nhân cháu L. bị thương, cô S. bị đình chỉ công tác.
Ông Giàng A Thênh - Phó Chủ tịch UBND xã La Pán Tẩn, thông tin: Hiện tại, sức khoẻ của học sinh Lù Thị L. đã ổn định, quầng thâm mắt đã đỡ nhiều và đang được theo dõi sức khỏe tại bệnh viện.
Đình chỉ cô giáo bị tố đánh học sinh lớp 1 bầm tím mắt
Liên quan vụ bé gái lớp 1 (huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) bị đánh tím mắt, cơ quan chức năng đã đình chỉ cô giáo để phục vụ điều tra, xác minh."> -
Nữ sinh Hà Nội đỗ cả 3 trường chuyên thi lớp 10 năm 2024Nguyễn Mai Lan Nhi (lớp 9A2 Trường THCS Linh Đàm, Hà Nội) Chia sẻ với VietNamNet, Lan Nhi nói em rất vui vì nỗ lực học tập của mình đã được đền đáp xứng đáng. Lan Nhi cho hay, thực sự cũng không nghĩ bản thân có thể đỗ được hệ chuyên của cả 3 trường.
Nói về việc thi vào lớp chuyên nhiều môn, Lan Nhi cho hay, ngoài để tăng cơ hội vào lớp 10 các trường chất lượng, em cũng muốn được trải nghiệm và thử sức chính mình.
Chị Mai Thị Hòa, mẹ của Lan Nhi, kể: “Hôm nhận được kết quả trúng tuyển vào Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên - ngôi trường mà con mơ ước và kỳ vọng nhất, cả nhà như vỡ òa vì ít nhất con cũng đã đạt được mục tiêu đề ra cho chính minh. Lúc đó, con đã vui đến bật khóc".
Nói về cách học tập, Lan Nhi cho hay em không có bí quyết đặc biệt mà chủ yếu tập trung lắng nghe thầy cô giảng trên lớp, nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa và tự học. Theo Lan Nhi, tự giác học là yếu tố tiên quyết để giúp em có được kết quả ngày hôm nay.
Thời gian hè, Lan Nhi thường tự xem trước các kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa năm tới. Vì vậy, vào năm học chính thức, khi các thầy cô giáo dạy, em như được tiếp cận thêm một lần nữa, qua đó nắm bắt tốt hơn. Sau đó, em sẽ dành thời gian làm nhiều bài tập để củng cố thêm.
Chị Hòa cho hay, từ khi biết chữ, Lan Nhi đã rất thích đọc sách. Từ nhỏ, Lan Nhi đã rất tự giác và chủ động trong việc học.
“Con không phải là người quá xuất sắc nhưng ưu điểm lớn nhất của con là biết lắng nghe các thầy cô và tự giác học, đặc biệt say mê với môn Toán. Tôi nghĩ đó là yếu tố tiên quyết”, chị Hòa nói.
Bản thân cũng là giáo viên, song chị Hòa cho hay chuyên môn dạy môn Sinh học nên chị cũng không hỗ trợ được nhiều, kết quả đến từ nỗ lực cá nhân con. Chị Hòa tìm cách cố gắng theo sát, đồng hành bằng cách định hướng cho con.
Chị Hòa kể, từ đầu cấp THCS, gia đình mong muốn và định hướng con theo đuổi môn tiếng Anh với suy nghĩ phù hợp hơn với các bạn nữ. Thế nhưng, khi vào trường, cô giáo chủ nhiệm cũng là giáo viên dạy Toán đã phát hiện khả năng học Toán của Nhi và truyền cảm hứng môn học này cho em. Cũng từ đó, Lan Nhi say sưa, đam mê với môn Toán và tham gia nhiều kỳ thi học sinh giỏi. Tuy vậy, Lan Nhi vẫn dặn mình tập trung học đều các môn, đặc biệt môn tiếng Anh.
“Khi nhận được sự động viên, khích lệ từ các thầy cô, Lan Nhi sẽ rất quyết tâm. Khi vào học, Lan Nhi cũng rất say sưa. Con cũng thường đặt ra mục tiêu và tạo áp lực cho chính mình. Nhiều hôm, con thức rất khuya để học. Với Lan Nhi, chưa bao giờ tôi phải nhắc việc học mà phải nhắc con đi ngủ sớm để giữ sức khỏe”.
Với nỗ lực không mệt mỏi, 4 năm THCS, Lan Nhi đều đạt giải học sinh giỏi cấp quận môn Toán.
Riêng năm lớp 9, em đạt giải Nhì cấp quận rồi giải Ba cấp thành phố môn Toán; giải Ba thi Olympic tiếng Anh cấp quận; Huy chương Vàng cuộc thi Tìm kiếm tài năng Toán học ITMC cấp quốc gia.
Nói về cô con gái, chị Hòa cho hay Lan Nhi là người hướng nội, ít nói. Ngoài việc học, thời gian rảnh, Lan Nhi thích chơi cờ vua.
Năm lớp 9, nữ sinh xuất sắc giành giải Nhất Cờ vua nội dung Cờ tiêu chuẩn nữ lứa tuổi 14 - 15 ở Hội khỏe Phù Đổng cấp quận và được tham gia dự thi cấp thành phố.
Cô Phạm Đàm Tuyết Hoa, Hiệu trưởng Trường THCS Linh Đàm (quận Hoàng Mai), cho hay, nhà trường rất vui và tự hào với kết quả học trò đạt được. “Lan Nhi là học sinh rất giản dị, khiêm tốn, đam mê và học đều tất cả các môn. Kết quả học tập, rèn luyện tất cả các năm học THCS đều là học sinh giỏi, xếp hạng nhất của trường. Riêng năm học 2023-2024 vừa qua, Lan Nhi đạt điểm trung bình chung học tập là 9,8. Ngoài việc học, em còn gây ấn tượng với kết quả ở môn thể thao trí tuệ là môn Cờ vua”, cô Hoa nói.
Ở kỳ thi vào lớp 10 công lập chung của Hà Nội, Lan Nhi đăng ký nguyện vọng 1 vào Trường THPT Kim Liên và khối chuyên Toán của Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam. Đến thời điểm này, Lan Nhi vẫn đang chờ đợi thêm những kết quả tốt đẹp dù không quá lo lắng, áp lực với những cơ hội trường chuyên.
Tuy vậy, Lan Nhi cho hay, với những định hướng của bố mẹ về nghề nghiệp trong tương lai, nhiều khả năng em sẽ chọn theo học hệ chuyên Tin của Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên.
Thủ khoa thi lớp 10 Nam Định từ chối trường chuyên vì gia đình khó khăn
Bố mất sớm, không có tiền đi học thêm nhưng Đoàn Thị Diệp (Trường THCS Giao Yến) đã xuất sắc trở thành thủ khoa kỳ thi vào lớp 10 của tỉnh Nam Định, với 49/50 điểm. Thay vì trường chuyên, em chọn ngôi trường gần nhà để mẹ đỡ vất vả."> -
Bi kịch cuộc đời của giáo sư từng bị tước quyền giảng dạy suốt hơn 20 nămNhà Vật Lý Thúc Tinh Bắc. Ảnh: Baidu Tháng 2/1930, ông đến Đại học Cambridge nghiên cứu phương trình Dirac và Thuyết tương đối, dưới sự hướng dẫn của Arthur Eddington. 6 tháng sau, nhờ có sự giới thiệu của tiến sĩ Eddington, ông đến Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) với tư cách là trợ giảng và nghiên cứu sinh. Dưới sự hướng dẫn của nhà Toán học D. J. Struik tại đây, ông hoàn thành luận văn Sơ bộ nghiên cứu hệ thống siêu phức số và ứng dụng trong hình học, ở tuổi 24.
Hoàn thành việc lấy bằng thạc sĩ, năm 1931, ông về nước và kết hôn với bà Cát Sở Hoa theo sự sắp xếp của bố mẹ. Dù đã có gia đình nhưng ông vẫn đau đáu việc ra nước ngoài học hỏi Vật lý. Bởi ông cho rằng, chỉ khi sở hữu 'sức mạnh' kiến thức mới có thể xây dựng quê hương.
Tuy nhiên, vì tham gia vào phong trào yêu nước chống đế quốc Nhật, nên ông phải gác lại dự định. Về nước, tháng 1/1932, ông được bổ nhiệm làm giảng viên khoa Vật lý tại Học viện Quân sự Trung ương Nam Kinh (Trung Quốc).
Tháng 9/1932, ông trở thành phó giáo sư khoa Vật lý, Đại học Chiết Giang. Sau 3 năm làm việc tại đây, tháng 8/1935, ông được bổ nhiệm thành giáo sư kiêm trưởng khoa Toán, Đại học Tế Nam. Đồng thời, ông giữ cả chức vụ giáo sư khoa Vật lý tại Đại học Giao thông.
Trở thành giáo sư ở tuổi 28, ông được nhận xét là người có kinh nghiệm giảng dạy phong phú. "Tôi ngưỡng mộ phương pháp dạy của Thúc Tinh Bắc. Ông thường lý giải khái niệm và nguyên lý bằng ví dụ thực tế đời sống. Đây là cách dạy cả đời tôi cũng không học được", nhà Vật lý Vương Kim Xương cho hay.
Trong giai đoạn này, ông vừa giảng dạy vừa nghiên cứu thiết bị như máy bay, tàu chiến không người lái, laser và radar, để giảm thiểu thương vong cho bộ đội khi đối mặt với các cuộc không kích của quân Nhật. Năm 1944, ông cùng nhóm nghiên cứu chế tạo thành công radar. Thời điểm đó, ông cho rằng, đây là nhiệm vụ được giao nên phải hoàn thành.
Năm 1952, ông phải chuyển đến Đại học Sơn Đông làm việc. Tại đây, ông và hiệu trưởng lúc bấy giờ bất đồng quan điểm. Năm 1955, ông bị tước quyền giảng dạy. 3 năm sau, ông phải đến hồ Nguyệt Tử Khẩu ở Thanh Đảo (Trung Quốc) cải tạo lao động. Từ năm 1960-1978, sau khi công trình hoàn thành, ông sang Học viện Y Thanh Đảo dọn nhà vệ sinh, rửa dụng cụ thí nghiệm và làm tiêu bản xác.
Thời gian này, ông không từ bỏ việc trau dồi kiến thức. Lúc rảnh, ông thường lấy sách ra nghiên cứu. Bởi ông cho rằng, việc dừng nghiên cứu sẽ làm não chậm lại.
Năm 1978, ông được trả quyền giảng dạy và nghiên cứu sau 23 năm. Lúc này, ông được chuyển đến Viện Nghiên cứu Hải dương học 1 (Thanh Đảo, Trung Quốc) để làm việc. Năm 1979, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc giao cho ông công trình tính toán quỹ đạo tên lửa, với kinh phí 1 triệu NDT (3,4 tỷ đồng). Tuy nhiên, ông từ chối nhận số tiền này.
Ở tuổi 72, ông gây chấn động ngành hàng không vũ trụ Trung Quốc vì tốc độ tính toán. Bước vào căn phòng yên tĩnh cùng với bút và máy tính, ông nhanh chóng đưa ra kết quả chính xác. Điều này đã giải quyết được nhiều vấn đề cho Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc.
Ngày 30/10/1983, ông qua đời vì bạo bệnh. Trước đó, giáo sư có nguyện vọng hiến thi thể của mình cho nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mong muốn cuối cùng của ông không thể thực hiện.
Giáo sư nhận thưởng 124 tỷ ở Mỹ vẫn từ chối đãi ngộ để về nước cống hiếnTRUNG QUỐC - Sau 2 lần nhận giải thưởng Tiên phong của Viện Y tế Mỹ (NIH) trị giá 5 triệu USD (124 tỷ đồng), giáo sư Tạ Hiểu Lượng vẫn quyết định từ bỏ mọi đãi ngộ để về nước cống hiến ở tuổi 56.">